YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Dạy chuyên sâu môn Lịch sử lớp 12
272
lượt xem 60
download
lượt xem 60
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi cấp quốc gia, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài Lịch sử, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề Lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên Sử. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Dạy chuyên sâu môn Lịch sử lớp 12”.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Dạy chuyên sâu môn Lịch sử lớp 12
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY CHUYÊN SÂU MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
- PHẦN MỞ ĐẦU **** I. Bối cảnh của đề tài: Tháng 12/2009 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn lịch sử, với mục tiêu bên cạnh việc thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học, thì giáo viên cần đạt kiến thức kỹ năng để nhằm định hướng bổ sung nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT. II. Lý do chọn đề tài: Thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua còn nhiều bất cập, chất lượng giải không cao. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền, hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng chưa tiếp cận với cách ra đề của cục khảo thí kiểm định chất lượng của Bộ GD - ĐT. Dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp quốc gia, vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đây làm đề tài nghiên cứu cho mình. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ nghiên cứu áp dụng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia về việc DẠY CHUYÊN SÂU MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 thuộc giới hạn một số chuyên đề phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000, trong năm học 2009 - 2010. IV. Mục đích nghiên cứu: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi cấp quốc gia, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu
- chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên sử. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nâng cao chất lượng học tập các chuyên để đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thi đại học của học sinh yêu thích bộ môn lịch sử. **** PHẦN NỘI DUNG **** I. Cơ sở lý luận - Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia. - Mục tiêu bộ môn: + Về kiến thức: * Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trinh nâng cao lớp 12 THPT, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc… * Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
- * Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng. + Về kĩ năng: * Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử. * Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành. * Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v. * Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. * Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. II. Thực trạng của vấn đề: Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường trung học phổ thông chuyên Bến Tre là giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự rèn tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu chuyên sâu để hiểu và vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê nghiên cứu tìm tòi của các em. III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 1. Điều tra cơ bản: - Năm học 2009-2010 tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử cho lớp chuyên sử 12 theo chương trình nâng cao + chuyên sâu và tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển dự thi cấp quốc gia phần lịch sử thế giới (từ 1945 đến 2000).
- - Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm phương pháp học tập của từng em. 2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập lớp chuyên sử trong năm học 2009 - 2010 - Thống kê các yêu cầu đã điều tra cơ bản. - Lập kế hoạch giảng dạy - căn cứ vào kế hoạch chung của trường và tình hình thực tế của lớp qua quá trình điều tra cơ bản để lập kế hoạch cho phù hợp. - Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu. 3. Các biện pháp được tiến hành: 3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng giải học sinh giỏi lịch sử lớp 12 năm học 2008 - 2009 chưa cao (Chỉ đạt 3 giải khuyến khích) là do: - Phía giáo viên: + Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu. + Có rèn luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian. - Phía học sinh: + Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi…. + Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế…. + Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 3.2. Đề ra kế hoạch: - Đối với giáo viên: + Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu. + Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. + Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh. - Đối với học sinh:
- + Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành, … + Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.. + Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 3.3. Áp dụng cụ thể vào đề tài: 3.3.1. Chuyên đề I: Phong trào giải phóng dân tộc thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX: A. Thời lượng phân phối: Được bố trí dạy trong 7 tiết B. Mức độ cần đạt đối với chuyên đề I: B.1. Kiến thức: - Những nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển. - Từng nấc thang phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. - Những biểu hiện của sự phát triển và thành tựu cuộc đấu tranh giaỉ phóng dân tộc. - Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ, chủ nghĩa thực dân mới lần lượt bị đánh bại. - Giải thích vì sao các dân tộc thuộc địa giành được độc lập về chính trị làm cho bộ mặt thế giới có sự thay đổi căn bản. - Những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; những biểu hiện của các đặc điểm chung này. - Nêu sự khác nhau và biểu hiện của sự khác nhau của nhân dân châu Phi và Mĩ la tinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. -Vai trò, ý nghĩa của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới, trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc qua các sự kiện: + Đánh giá ý nghĩa cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.
- + Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. + Kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975. B.2. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ, các loại đồ dùng trực quan qui ước, tài liệu tham khảo. - Biết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và khai thác ý nghĩa của sự kiện đó. - Biết lập bảng thống kê về các sự kiện tiêu biểu, lập bảng so sánh. C. Nội dung và biện pháp tiến hành: Nội dung Biện pháp tiến hành C.1. Những tiền đề lịch sử - Cho HS hoạt động cá nhân: Phân tích những dẫn tới sự bùng nổ và phát chuyển biến của tình hình thế giới sau chiến triển phong trào giải phóng tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng đến phong dân tộc thế giới từ sau trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, chiến tranh thế giới thứ châu Phi và khu vực Mĩ la tinh. hai: - Cho HS hoạt động nhóm đôi: - Thuộc địa là nơi tập trung Phân tích vấn đề chuyên sâu: Thuộc địa là mọi mâu thuẫn cơ bản nhất , nơi tập trung mọi Mâu thuẫn cơ bản nhất của chủ yếu nhất của thời đại. thời đại. Qua đó, tạo sự thích thú, tìm tòi khám phá ở học sinh mà ở chương trình bình thường trong giáo khoa nâng cao, thời gian không cho phép thực hiện. Từ đó, chúng ta có thể giúp nâng cao được khả năng phân tích và hiểu thấu đáo vấn đề cho học sinh hơn. - Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu Tại - Sự thất bại của chủ nghĩa sao chủ nghĩa tư bản thắng lợi trong chiến tranh phát xít, sự suy yếu của chủ thế giới thứ II mà sau chiến tranh lại suy yếu? nghĩa tư bản. à Hs thấy được hệ quả tất yếu của quá trình phát
- triển của lịch sử. - Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu Vì sao - Chủ nghĩa xã hội trở thành Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới lại hệ thống thế giới- chỗ dựa là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới? cho phong trào cách mạng à Hs biết liên hệ phần học chương II để thấy thế giới. được vai trò của hệ thống XHCN, là chỗ dựa - Sự lớn mạnh của các lực vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới , lượng dân chủ hòa bình thế phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. giới. -Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu- bài tập về nhà: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và phát triển đã làm biến đối bản đồ chính trị thế giới như thế nào? Tại sao có sự biến đổi đó? C.2. Quá trình phát triển - Cho HS bài tập về nhà và khi vào lớp cho HS của phong trào đấu tranh hoạt động nhóm đôi: giải phóng dân tộc: Lập bảng tóm tắt quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc theo mẫu : Thời Nội dung Phong trào tiêu biểu gian - Từ 1945 - 1949: sự bùng 1945 - Sự bùng nổ -Năm 1945: nổ và phát triển của phong à 1949 và phát triển +17/8/1945 In-đô- trào giải phóng dân tộc ở các của phong nê-xi-a tuyên bố độc thuộc địa , chủ yếu ở Đông trào giải lập, Nam Á. phóng dân -8/1945 cách mạng tộc ở các VNà 2/9/1945 Nước thuộc địa, VN dân chủ cộng hòa chủ yếu ở ra đời,
- Đông Nam -10/1945 nước Lào Á. tuyên bố độc lập, -4/7/1946 Phi-lip-pin độc lập, -1947 Cách mạng Ấn Độ, -4/1/1948 Miến Điện, - 1/10/1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đờià Hệ thống XHCN nối liền Âu- Á. 1949 à - Phong - 26/1/1950 Ấn độ - Từ 1949à 1954: Phong 1954 trào giải tuyên bố độc lập và trào giải phóng dân tộc tiêp phóng dân thành lập nước cộng tục phát triển và giành thắng tộc tiếp tục hòa . lợi ở châu Á. phát triển - 1954 chiến thắng và giành Điện Biên Phủ ở Việt thắng lợi ở Nam àLàm sụp đổ châu Á. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Từ 1954à1960: Phong Trào phát triển ở châu Phi và khu vực Mĩ la tinh.
- 1954 - Phong - 11/1954 cách mạng à 1960 Trào phát An-giê-ri triển ở - 1956 Tuy-ni-di, - Từ 1960à 1975: tiếp tục Phong Trào Ma-rốc, Xu đăng, đánh bại chủ nghĩa thực dân phát triển ở - 1957 Ga-na, cũ và tiến hành đấu tranh châu Phi - 1958 Ghi-nê chống chủ nghĩa thực dân và khu vực - 1/1959 cách mạng mới. Mĩ la tinh. Cu-ba. 1960 - Tiếp tục - 1960 “Năm châu à 1975 đánh bại Phi” có 17 nước chủ nghĩa châu Phi giành được thực dân cũ độc lập, và tiến - 1962 Ha-mai-ca, hành đấu Tri-ni-đat và tranh chống Tô-ba-gô, - Từ 1975 à1999: Hoàn chủ nghĩa - 1966 Guy-a-na, thành cơ bản sự nghiệp đấu thực dân Bác-ba-đôt, tranh giải phóng dân tộc. mới. - 1975 Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la. 1975 Hoàn thành - 1983 Vùng biển Ca- à cơ bản sự ri-bê có 13 quốc gia 1999 nghiệp đấu độc lập tranh giải - 1994 Cộng hòa phóng dân Nam Phi ra đời à tộc. xóa bỏ chế độ A-pac-thai. - 1999 Mĩ từ bỏ quyền chiếm đóng
- kênh đào Pa-na-ma. C.3. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc sau - Cho HS hoạt động cá nhân: chuyên sâu Phân chiến tranh thế giới thứ tích đặc điểm chung của phong trào giải phóng hai: dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. C.3.1.Đặc điểm chung: - Sự thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa - Sự thức tỉnh mạnh mẽ của và phụ thuộc. các dân tộc thuộc địa và phụ +Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam thuộc. 1954, đặc biệt đối với châu Phi. +Từ 1960, phong trào bùng lên mạnh mẽ ở Mĩ la tinh. - Tính chất quần chúng ngày càng sâu rộng. +Lãnh đạo cách mạng bao gồm nhiều giai cấp - Tính chất quần chúng ngày tầng lớp khác nhau. càng sâu rộng. +Lực lượng là quần chúng nhân dân. - Các hình thức đấu tranh đòi độc lập phong phú, quyết liệt. - Các hình thức đấu tranh đòi +Đấu tranh vũ trang. độc lập phong phú, quyết liệt. +Đấu tranh chính trị, ngoại giao… - Cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân và các lực lượng - Cuộc đấu tranh giành độc tiến bộ. lập gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân và các - Cuộc đấu tranh đòi độc lập về kinh tế phát lực lượng tiến bộ. triển mạnh mẽ. - Cuộc đấu tranh đòi độc lập -Cho HS hoạt động nhóm đôi: chuyên sâu về kinh tế phát triển mạnh Phân tích đặc điểm của phong trào giải phóng mẽ. dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Đông
- C.3.2 Đặc điểm của phong Nam Á. trào giải phóng dân tộc ở - Diễn ra cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng Đông Nam Á. lớn: đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân; chống giai cấp phong kiến , tư sản là tay sai - Diễn ra cuộc đấu tranh dân của đế quốc thực dân, tộc và giai cấp rộng lớn. - Cuộc đấu tranh do giai cấp vô sản, hoặc giai cấp tư sản lãnh đạo; hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng quyết liệt. - Cuộc đấu tranh do giai cấp vô sản, hoặc giai cấp tư sản - Đông Nam Á hình thành 2 nhóm nước khác lãnh đạo; hình thức đấu tranh nhau. phong phú, đa dạng quyết liệt. -Cho HS hoạt động nhóm đôi: chuyên sâu - Đông Nam Á hình thành 2 Lập bảng so sánh đặc điểm riêng của phong nhóm nước khác nhau trong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới quá trình giành độc lập. thứ hai. C.3.3. Sự khác nhau giữa Nội dung Châu phi Mĩ la tinh cuộc đấu tranh chống thực Thời gian 1952à1994 1959 à1999 dân của nhân dân châu Phi Đối tượng -Chủ nghĩa -Chủ nghĩa và Mĩ la tinh: đấu tranh thực dân thực dân kiểu kiểu cũ. mới. -Chế độ - Thời gian giành độc lập phân biệt - Đối tượng đấu tranh. chủng tộc. Mục tiêu đấu Giành độc Giành độc lập tranh lập dân tộc. dân tộc và kinh tế. Hình thức -Chủ yếu là Chủ yếu là đấu
- đấu tranh đấu tranh tranh vũ trang - Mục tiêu đấu tranh. chính trị, kết hợp đấu hợp pháp. tranh chính trị. - Hình thức và phương pháp đấu tranh. C.3.4. Vai trò và vị trí của - Cho HS hoạt động nhóm đôi - chuyên sâu phong trào giải phóng dân Học sinh lập bảng thống kê theo các tiêu tộc của Việt Nam trong chí sau: cuộc đấu tranh giải phóng CM VN Vai trò Vị trí dân tộc trên thế giới. Cuộc -Góp phần mở -Là cuộc đấu -Cuộc cách mạng tháng Tám cách ra thời kì tan tranh đầu tiên Năm1945. mạng rã của chủ dưới sự lãnh tháng nghĩa thực dân đạo của một Tám trên thế giới. chính đảng của Năm1945 giai cấp vô sản. Chiến -Xác định khả -Là “mốc vàng thắng năng của các lịch sử” mở -Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện dân tộc thuộc đầu cho sự cáo năm 1954. Biên địa trong việc chung của chủ Phủ đánh bại chủ nghĩa thực dân năm1954 nghĩa. cũ trên thế giới. Thắng -Là nguồn cổ -Đập tan cuộc lợi vũ mạnh mẽ phản kích lớn -Thắng lợi của cuộc kháng của đối với cuộc nhất của đế chiến chống Mỹ, cứu nước cuộc đấu tranh quốc Mĩ vào năm 1975. kháng chống chủ các lực lượng
- chiến nghĩa thực dân cách mạng thế chống mới của các giới, phá vỡ Mỹ, dân. phòng tuyến cứu ngăn chặn chủ nước nghĩa cộng sản năm của Mĩ xuống 1975 Đông Nam Á. 3.3.2. Chuyên đề II. Sự hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta và xu thế thiết lập trật tự thế giới mới: A. Thời lượng phân phối: Được bố trí dạy trong 7 tiết B. Những nội dung cần đạt và các biện phát thực hiện để đạt kết quả cao: B.1. Kiến thức: - Sự suy yếu và sự thay đổi tương quan trong thế giới tư bản và âm mưu của Mĩ trong thực hiện “chiến lược toàn cầu”. - Sự lớn mạnh của Liên xô và các lực lượng cách mạng. - Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Những thỏa thuận của Liên Xô - Mĩ - Anh ở châu Âu, châu Á, thành lập Liên hợp quốc, phân chia phạm vi ảnh hưởng. - Những thỏa thuận này là cơ sở và khuôn khổ cho việc thiết lập trật tự thế giới mới. - Sự thành lập Liên Hợp Quốc, hiến chương, các cơ quan chủ yếu, vai trò, nguyên tắc hoạt động. - Việc giải quyết vấn đề Đức, Nhật Bản và các nước trong phe phát xít bại trận. - Những biểu hiện đối đầu giữa hai phe. - Những đặc điểm chủ yếu của trật tự thế giới hai cực Ianta .
- - Bối cảnh quốc tế sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta: Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới bước vào hòa dịu, sự khủng hoảng ở Liên Xô và Đông Âu. - Quá trình sụp đổ của trật tự hai cực Ianta: Sự xoáy mòn những qui định của trật tự hai cực, sự thay đổi của thế giới, những biểu hiện về sự sụp đổ. - Vì sao trật tự này sụp đổ. - Xu thế thiết lập trật tự thế giới mới. B.2. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ, các loại đồ dùng trực quan , tài liệu tham khảo. - Biết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và khai thác ý nghĩa của sự kiện đó. - Biết lập bảng thống kê về các sự kiện tiêu biểu, lập bảng so sánh. C. Nội dung và biện pháp tiến hành: Nội dung Biện pháp tiến hành C.1.Những thỏa thuận giữa ba - Cho HS hoạt động cá nhân - chuyên sâu cường quốc ở Hội nghị Ianta và tình Phân tích khái quát tình hình thế giới hình quốc tế sau chiến tranh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai: thứ hai: - Khái quát tình hình quốc tế khi - Sử dụng bản đồ thế giới, xác định các chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt. khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ - Những thỏa thuận Xô- Mĩ- Anh ở à Rèn kĩ năng cho HS, giúp các em hình Ianta, ý nghĩa của những thỏa thuận thành khái niệm hai phe, hai cực, sự đối Ianta đối với sự phát triển của tình đầu Đông- Tây. hình quốc tế. C.2.Sự thiết lập trật tự thế giới mới - Cho HS hoạt động nhóm: - chuyên sâu sau chiến tranh thế giới thứ hai: Tìm hiểu về Liên hợp quốc với các nội - Thành lập Liên hợp quốc. dung: +Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập.
- +Nội dung hiến chương: *Mục đích. *Nguyên tắc hoạt động. *Bộ máy tổ chức. - Vẽ sơ đồ về tổ chức Liên hợp quốcàRèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. +Vai trò của Liên hợp quốc. +Quan hệ Việt Nam- Liên hợp quốc. - Giải quyết các vấn đề đối với các - Cho HS hoạt động cá nhân - chuyên sâu nước chiến bại sau chiến tranh Sử dụng bản đồ thế giới à Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức trên bản đồ , để thấy sự phân chia 2 cực, 2 phe sau chiến tranh - Đặc điểm của trật tự thế giới hai cực - Cho HS hoạt động nhóm: - chuyên sâu Ianta. Phân tích đặc điểm của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai theo trật tự hai cực. +Sự đối lập giữa hai cường quốc Liên xô và Mĩ dẫn đến sự đối đầu đông – Tây. +Cuộc “ chiến tranh lạnh” kéo dài từ 1947 đến 1989. +Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra nhiều nơi thể hiện sự đối đầu giữa 2 phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe làm tình hình thế giới luôn căng thẳng. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Qua vận dụng các biện pháp như trên tôi đã giúp chất lượng học tập lớp chuyên sử được nâng lên rõ rệt trong học kì I năm học 2009- 2010: - Kết quả cụ thể:
- Nội dung Kế hoạch Kết quả năm học 2009-2010 Học kì I Học kì II Cả năm Học lực Giỏi 60% 100% Khá 40% 0% T.Bình - Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi: Nội dung Kế Kết quả hoạch Nhất Nhì Ba KK Cấp Tỉnh 5 0 1 1 3 HSG Cấp quốc gia 3 0 01 2 ĐBSCL 2 3 - HS đã vận dụng kiến thức và kĩ năng vào bài làm trong các kì thi đạt hiệu quả cao nhất là kì thi học sinh giỏi quốc gia có một câu thuộc chuyên đề I. - Vận dụng tốt kiến thức vào cuộc sống và tạo cho các em kĩ năng sống cần thiết trong thời đại hội nhập. PHẦN KẾT LUẬN **** I. Những bài học kinh nghiệm: - Làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải có tâm huyết, yêu người, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn. - Có kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh để đề ra biện pháp phù hợp, từng lúc phải bổ sung điều chỉnh kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
- - Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. - Tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các em học sinh trong lớp. - Có kế hoạch kiểm tra sơ kết, tổng kết khen thưởng động viên kịp thời. - Kịp thời phát hiện học sinh năng khiếu. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm - Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập lớp chuyên sử và đội tuyển học sinh giỏi là rất cần thiết, nó góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em – thế hệ tương lai- taọ cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau. - Bản thân tôi đã học được từ bài học làm việc nghiêm túc, nổ lực hết mình để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: - Có khả năng ứng dụng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học phổ thông. - Không tốn kém tiền của. - Dễ ứng dụng. IV. Những kiến nghị, đề xuất: - Các nhà lãnh đạo quan tâm sâu sát công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát hiện học sinh năng khiếu.
- - Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm về công tác này cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm học tập, trao đổi nhau để bổ sung phát triển đề tài. **** TÀI LIỆU THAM KHẢO **** 1. Luật giáo dục 2. Kế hoạch năm học 2009-2010 của trường THPT chuyên Bến Tre. 3. Kế hoạch năm học 2009-2010 của tổ Sử- Địa- Thể dục. 4. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2009-2010 của trường THPT chuyên Bến Tre. 5. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2009-2010 của môn Sử trường THPT chuyên Bến Tre. 6. Chương trình chuyên sâu lớp 12 dành cho trường chuyên của Bộ giáo dục và đào tạo. 7. Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia từ năm 2000à 2010. 8. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương trình nâng cao). 9. Sách giáo viên lịch sử lớp 12 (chương trình nâng cao). 10. Bài tập lịch sử lớp 12 –Trần Bá Đệ (chủ biên)- NXB Giáo dục- 2008.
- 11. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử- NXB Giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo- vụ giáo dục phổ thông. 12. Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ thông- NXB Đại học sư phạm- Nguyễn Thị Côi. **** MỤC LỤC **** Phần mở đầu ………………………………………….. trang 1 I. Bối cảnh của đề tài. II. Lý do chọn đề tài. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. IV Mục đích nghiên cứu. V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Phần nội dung ………………………………………… trang 2 I. Cơ sở lý luận. II. Thực trạng của vấn đề. III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Phần kết luận ………………………………………… trang 17 I. Những bài học kinh nghiệm. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. III. Khả năng ứng dụng, triển khai.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn