YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Dạy học phần II-lớp 10 môn GDCD theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng hoạt động trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án
126
lượt xem 32
download
lượt xem 32
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Dạy học phần II-lớp 10 môn GDCD theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng hoạt động trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án" nhằm góp phần nâng cao hứng thú môn học, hướng các em đến phương pháp học tích cực và tự chủ, nâng cao kỹ năng trí tuệ, nhất là khả năng vận dụng kiến thức bài học trên lớp vào thực tế cuộc sống trở thành kỹ năng sống tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Dạy học phần II-lớp 10 môn GDCD theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng hoạt động trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án
SỞ GIAO DUC VA ĐAO T<br />
́ ̣ ̀ ̀ ẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯƠNG THPT XUÂN TR<br />
̀ ƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
DẠY HỌC PHẦN IILỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ <br />
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM <br />
KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả : VŨ THỊ NỘI<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT<br />
Chức vụ : Giáo viên GDCD<br />
Nơi công tác : Trường THPT Xuân Trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, tháng 5 năm 2016<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN <br />
<br />
1. Tên sáng kiến: DẠY HỌC PHẦN IILỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ <br />
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN <br />
THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN <br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn GDCD trong trường THPT <br />
3.Thời gian áp dụng sáng kiến:<br />
<br />
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5 năm 2016<br />
<br />
4. Tác giả<br />
<br />
Họ và tên: Vũ Thị Nội<br />
<br />
Năm sinh: 1983<br />
<br />
Nơi thường trú: Xóm 19 Xuân Thượng – Xuân Trường – Nam Định<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT<br />
<br />
Chức vụ công tác : Giao viên GDCD<br />
<br />
Nơi công tác : Trường THPT Xuân Trường<br />
<br />
Điện thoại: 0945422830<br />
<br />
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :<br />
<br />
Trường THPT Xuân Trường<br />
<br />
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng – Xuân Trường Nam Định<br />
<br />
Điện thoại: 03503886717<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
STT Từ viết tắt Diễn giải Ghi chú<br />
<br />
<br />
1 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm.<br />
<br />
<br />
2 GDCD Giáo dục công dân<br />
<br />
GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo<br />
3<br />
<br />
GTS&KNS Giá trị sống và kỹ năng sống<br />
<br />
<br />
1 HS Học sinh<br />
<br />
<br />
2 GV Giáo viên<br />
<br />
<br />
3 CNTT Công nghệ thông tin<br />
<br />
<br />
4 BTDA Bài tập dự án<br />
<br />
<br />
<br />
9 PP Phương pháp<br />
<br />
10 KTLM Kiến thức liên môn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 3<br />
MỤC LỤC<br />
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN………………….............5<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: DẠY HỌC PHẦN IILỚP 10 MÔN GDCD THEO <br />
CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI <br />
NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN……….6<br />
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực trạng dạy học và kiểm tra <br />
đánh giá môn GDCD <br />
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
1. Giới thiệu chung về dạy học phần II môn GDCD lớp 10 theo chủ đề <br />
“nghĩa vụ công dân” dưới dạng các hoạt động trải nghiệm KTLM thông <br />
qua BTDA ..9<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn <br />
…………………………………………………….9<br />
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua <br />
BTDA………….10<br />
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm <br />
KTLM…………………………………………….13<br />
1.2.2. Bài tập dự án là <br />
gì…………………………….............................................13<br />
1.2.3. Ví dụ minh họa về BTDA được trò thực hiện bởi <br />
KTLM……………….14<br />
1.3. Ưu điểm của mô hình dạy học phần II môn GDCD lớp 10 dưới dạng <br />
hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA <br />
…………………………………….17<br />
2. Cách thức tiến hành<br />
2.1. Tổ chức hướng dẫn trò đọc – nghiên cứu chủ đề lớn “ nghĩa vụ công <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 4<br />
dân” qua bốn chủ đề “vệ tinh” <br />
………………………………………………………...17<br />
2.2. Trải nghiệm KTLM thông qua BTDA theo bốn chủ đề “vệ <br />
tinh”………..20<br />
3. Một số lưu <br />
ý…………………………………………………………………….26<br />
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN<br />
1. Hiệu quả kinh tế………………………………………………….<br />
…………….28<br />
2. Hiệu quả về mặt xã <br />
hội…………………………………………………...........29<br />
D. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN <br />
QUYỀN…….....30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN:<br />
DẠY HỌC PHẦN IILỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ <br />
CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC <br />
LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN <br />
Đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy giúp cho <br />
học trò hiểu và thực hành cuộc sống. <br />
<br />
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. <br />
Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài mạnh <br />
mà là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con người ngày <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 5<br />
nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới không ngừng nảy <br />
sinh bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của họ trong quá trình <br />
phất triển…. Tuy nhiên nguồn lực con người của chúng ta nói chung hầu như <br />
chưa được hình thành, bồi đắp năng lực này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. <br />
Một phần là do phương pháp còn nhẹ về trải nghiệm, thực hành. Vậy nên đổi <br />
mới phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết đối với việc đổi mới nền giáo <br />
dục nước ta hiện nay nói chung cũng như môn GDCD nói riêng. Dạy học theo <br />
chủ đề tích hợp và liên môn là một trong những phương pháp đổi mới rất <br />
tích cực, hiệu quả trong việc hiện thực hóa năng lực này; để góp phần thực <br />
hiện các mục tiêu của giáo dục cũng như của tình hình phát triển đất nước ta <br />
hiện nay. Như luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ <br />
thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam <br />
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 Luật <br />
Giáo dục năm 2005).<br />
Trước bối cảnh quốc tế đầy sôi động và phức tạp của toàn cầu hóa “thế <br />
giới không hề phẳng” đặt ra cho đất nước nhiều nguy cơ với vấn đề hòa bình, <br />
chủ quyền lãnh thổ, phát triển bền vững, càng đòi hỏi phải toàn dụng nhân lực <br />
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, hội đủ các giá trị. Vậy mà một bộ phận <br />
giới trẻ đang chạy theo những lối sống hưởng thụ, sẵn sàng hoặc đôi khi vô tình <br />
đánh đổi cả tâm hồn, lòng tin , nhân cách….để thỏa mãn những lợi ích cá nhân <br />
mà quên đi sự quan tâm đồng cảm và chia sẻ cho người khác…Trong không ít nhà <br />
trường phải quan ngại trước một số hành vi ra tay đầy bạo lực và vô cảm của <br />
chính học sinh với nhau… <br />
Chúng ta đang sống trong một thế giới biến đổi không ngừng đòi hỏi giáo <br />
dục cũng phải thích ứng phải đổi mới phương pháp không ngừng. Môn GDCD <br />
cũng vậy. Học sinh không phải là mảnh đất mà thầy cô gieo vãi lên đó những <br />
kiến thức và rồi suy nghĩ theo tư duy rập khuôn. Người thầy nhất là môn GDCD <br />
phải có những phương pháp giáo dục biện chứng như chính cuộc sống vậy. <br />
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức phần II GDCD lớp 10 đặc <br />
biệt có ý nghĩa trong việc chuẩn hóa hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của <br />
cộng đồng, góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực bằng con đường <br />
tự trải nghiệm cho người học từ đó nâng cao GTS và KNS, cũng như năng lực <br />
hoạt động thực tiễn cho công dân. LVEP (Living Values Activities for Young <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 6<br />
Adults) một chương trình giáo dục GTS, KNS của UNICEP đã chỉ ra 12 giá trị <br />
sống của một công dân toàn cầu: yêu thương, khoan dung, tôn trọng, trung <br />
thực, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, hòa bình, tự do, <br />
hạnh phúc. Về kỹ năng: có 24 kỹ năng sống cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức, <br />
kỹ năng xác lập mục tiêu, kỹ năng biết lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch, <br />
kỹ năng kiên định, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng <br />
phân tích phán đoán, kỹ năng ra quyết định…Những kiến thức, giá trị sống và <br />
nhóm kỹ năng ấy cũng là trọng tâm của phần 2 GDCD lớp 10, một trong những <br />
phần học quan trọng trong môn GDCD cấp THPT dễ dạy nhưng khó đạt đúng <br />
mục đích. Vận dụng những kiến thức trong đợt tập huấn hè năm 2010 về giáo <br />
dục GTS và KNS cho học sinh THCS,THPT của Bộ GDĐT, tôi đã thực hiện một <br />
đề tài SKKN thứ tư: “Dạy học phần II môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa <br />
vụ công dân dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA” nhằm góp <br />
phần nâng cao hứng thú môn học, hướng các em đến phương pháp học tích cực <br />
và tự chủ, nâng cao kỹ năng trí tuệ, nhất là khả năng vận dụng kiến thức bài học <br />
trên lớp vào thực tế cuộc sống trở thành kỹ năng sống tích cực. Tôi xin trình bày <br />
và chia sẻ điều đó từ thực tế gảng dạy của mình tại trường THPT Xuân Trường <br />
– Nam Định.<br />
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:<br />
DẠY HỌC PHẦN IILỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ <br />
CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC <br />
LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN <br />
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:Thực trạng dạy học và kiểm tra <br />
đánh giá phần II lớp 10 môn GDCD<br />
Theo tôi bên cạnh những giáo viên dạy giỏi, cách dạy mớí cuốn hút trò <br />
xung quanh việc dạy học bộ môn còn không ít hiện tượng dạy và học hoàn toàn <br />
theo phương pháp cũ:<br />
1. Giáo viên coi nhẹ thực hành trải nghiệm, dạy nặng về thuyết giảng lí <br />
thuyết, lí luận trừu tượng<br />
Thực tế có nhiều giờ học GDCD nói chung và phần II lớp 10 nói riêng, <br />
giáo viên dạy nặng nề về lý thuyết khái niệm, lý luận coi nhẹ thực hành và hầu <br />
như không có hẳn một phần rất quan trọng là sự trải nghiệm. Nhiều giờ học trở <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 7<br />
nên mệt mỏi như “tra tấn” : cô đọc trò chép “nhoài mình” ra để ghi nhớ những <br />
kến thức hàn lâm không hiểu gì mà vẫn phải cố nhớ cố thuộc. Thậm chí có <br />
những kiến thức như: Tình yêu, hạnh phúc, lương tâm danh dự, nhân phẩm …<br />
tưởng như đơn giản nhưng cũng không dễ gì học sinh có thể áp dụng ngay hoặc <br />
còn áp dụng sai nếu như giáo viên chỉ cho ghi chép kiểu như sao chép, có lược bỏ <br />
hoặc thêm chút ít. Điều đó khiến cho giờ học không hơn gì “món canh không gia <br />
vị”. Có khi, người dạy lại không theo kiểu đọc chép giúp học sinh bê nguyên lí <br />
luận lí thuyết sách giáo khoa vào vở ghi và về nhà học thuộc mà lại theo kiểu đào <br />
sâu kiến thức đến mức phức tạp hoá, trầm trọng hoá vấn đề đến mức tranh luận <br />
hàng giờ với học trò theo nguyên tắc nọ, lí luận kia rôì lại quay trở về xuất phất <br />
điểm ban đầu…Rõ ràng trong trường hợp này giáo viên nhầm tưởng trò như <br />
mình nên cứ việc tranh luận y hệt như trao đổi với những nhà hiền triết. Cách <br />
dạy như vậy, lí luận càng trở thành lí luận suông thậm chí còn gây những hậu <br />
quả không tốt cho học sinh.<br />
2.Thực trạng học trò “học vẹt”, trả bài “kiểu vẹt” dẫn đến khó hoặc <br />
không chuẩn hóa hành vi sống.<br />
Khi không hiểu về bản chất của các nội dung lí thuyết mà lại chịu quá nhiều <br />
sức ép từ bố mẹ thầy cô, học trò không có cách chọn lựa nào tốt hơn là ngồi <br />
“học vẹt” hàng giờ đồng hồ để mà nhồi nhét vào đầu để khi cô giáo kiểm tra <br />
không bị điểm xấu. Phải chăng đó là một sự thực dụng không nên có trong giáo <br />
dục ? <br />
Và cuối cùng, kết quả các em trả bài theo kiểu: “chữ nghĩa y sách” thì làm sao <br />
kiến thức có thể đi vào trong hành động thực tiễn hành ngày của các em?<br />
3. Hậu quả: <br />
Nhìn thẳng vào thực tế cho thấy, tất cả các thực trạng trên đưa đến hiện <br />
tượng thiếu khuyết và thậm chí “thiểu năng” GTS & KNS ở một bộ phận không <br />
nhỏ học trò. Ngoài ra, đây còn là hậu quả của việc học kiểu trọng tâm trọng <br />
điểm – môn nào thi thì học. Một thiên hướng khá phổ dụng hiện nay: học để thi <br />
để đỗ đạt có địa vị, báo cáo thành tích với phụ huynh mà quên hẳn hoặc ít chú ý <br />
đến “ tiên học lễ hậu học văn”. Học trò không thể tìm thấy cái hay, cái hữu dụng <br />
do kiến thức bộ môn GDCD đem lại, các em sẽ không thiết tha gì với môn học và <br />
nhiều hậu quả khác nữa như:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 8<br />
+ Học sinh không hiểu được hết các khái niệm, nội dung kiến thức vừa học, ít <br />
biết liên hệ thực tế vậy thì sau này khả năng vận dụng thành thạo để trở thành <br />
kỹ năng sống sẽ kém hơn.<br />
+ Học sinh không nắm rõ các khái niệm, không biết cách xử lý tình huống <br />
thực tế…. <br />
+ Không thể liên hệ, áp dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xã hội <br />
Dễ thấy thực trạng trên đưa đến hậu quả không phải là đơn giản gói gọn <br />
trong nhà trường. Bức tranh xã hội với bạo lực trong giới trẻ, cướp giật, giết <br />
người, nghiện hút cờ bạc mại dâm…đến tham nhũng và những bất ổn về chính <br />
trị…hay một xã hội không cần đến nhà tù và toà án hay không phải đầu tư quá <br />
nhiều cho quân đội là có phần quan trọng của chính chúng ta những nhà giáo dục. <br />
Ví dụ học xong phần hoà nhập và hợp tác của bài 13: công dân với cộng đồng <br />
nhưng học trò lại nghĩ quay bài cùng bạn là một việc làm hợp tác thì thật không <br />
còn tai hại nào hơn thế? Do các em không hiểu bản chất của hợp tác là tôn trọng <br />
lợi ích của người khác và xã hội. Giáo viên cần có trách nhiệm tìm tòi phương <br />
pháp mới, mô hình dạy học mới để định hướng dẫn dắt các em trải <br />
nghiệm và qua đó chia sẻ cảm xúc và tự đúc rút kinh nghiệm và tự chuẩn <br />
hóa hành vi sống của bản thân cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng . Với <br />
hướng đi đó, tôi đã dẫn dắt trò tiếp cận kiến thức môn GDCD phần II lớp 10 <br />
bằng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA. Tôi nhận thấy mô hình này <br />
không những góp phần thắp sáng nên trong tâm hồn trò những đam mê bộ <br />
môn một cách tiết kiệm hiệu quả mà còn thúc đẩy sự tiếp thu của các em <br />
đối với bộ môn khác. <br />
Trong kỉ nguyên mới hiện nay công dân cần thông minh năng động đủ bản <br />
lĩnh sẵn sàng cho hội nhập nhưng phải sống đầy trách nhiệm với cộng đồng và <br />
biết quí trọng các giá trị dân tộc. Nhưng họ chỉ có thể quí những gì khi đã hiểu và <br />
trải nghiệm. Vì một lẽ rằng chúng ta có thể dễ dàng quên đi những điều người <br />
khác nói nhưng sẽ không thể quên những xúc cảm mà người khác gieo vào lòng <br />
họ.Vì vậy tôi thường nêu cao nguyên tắc làm việc: đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy <br />
giúp cho học trò hiểu và thực hành cuộc sống. Có như vậy mỗi giờ học môn <br />
GDCD mới thực sự giống như những khoảnh khắc trò được thực tập cuộc sống <br />
để khi bước ra khỏi cổng trường các em không bị “ chênh lệch áp suất” giũa <br />
trang sách và cuộc sống…<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 9<br />
*Nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng trên.<br />
Về nguyên nhân:<br />
Một là: Do vấn đề nhận thức của nhiều phía chưa đúng về bộ môn đẫn <br />
đến quan tâm chưa đầy đủ<br />
Trong thời đại xã hội trọng bằng cấp và thích môi trường làm việc ổn định, <br />
lương hấp dẫn như hiện nay thì rất dễ hình thành trong các cấp quản lý giáo dục, <br />
học sinh và phụ huynh nhận thức : học thi thành tích trong khi thực tế xã hội cho <br />
thấy chưa chắc việc những trò có điểm số cao, đõ đạt đã có năng lực sinh tồn cao <br />
và thích ứng nhanh được với xã hội đầy biến động như hiện nay. Những nhóm <br />
năng lực, KNS & GTS rất phong phú rất cần thiết cho nguồn nhân lực chất <br />
lượng cao đang còn trầm tích trong môn GDCD.<br />
Vậy nên, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục là yếu tố chi phối đầu tiên <br />
quan trọng. Phụ huynh là đại diện quan trọng của xã hội vào việc tham gia vào <br />
đào tạo con em họ cùng với nhà trường và họ không nên chi phối quá nhiều mục <br />
đích học của con em như hiện nay. Khi các em học sinh vốn đã phải học thi nặng <br />
nề, lại thêm được bố mẹ định hướng chủ quan nên chủ yếu học những môn thi <br />
và tất yếu phát triển không toàn diện. Hơn nữa: môn GDCD là “môn phụ”, tâm <br />
lí ấy còn tồn tại trong dư luận, hậu quả sẽ không đơn giản gói gọn trong <br />
lớp học.<br />
Hai là: Do phương pháp dạy học của giáo viên bộ môn. <br />
Cách dạy sẽ khác đi tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do vậy cách dạy <br />
truyền thống đọc chép gói gọn trong cuốn sách giáo khoa GDCD không còn phù <br />
hợp và phải đào thải từ lâu. Rất nhiều giáo viên bộ môn chưa thấu suốt bản chất <br />
của mọi phương pháp, hay cách làm mới chính là sự vận động của chính bản <br />
thân kiến thức vốn sống họ có được. Chính mô hình dạy học theo chủ đề <br />
dưới dạng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA giúp làm tăng sự <br />
ghi nhớ hiểu biết, vận dụng dựa trên sự trải nghiệm hành vi sâu sắc của <br />
chính người học.<br />
Chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề: bản chất của việc chán học của học trò <br />
đối với bộ môn GDCD là do giờ học quá nghèo nàn về phương pháp và mô hình <br />
dạy học đẫ cũ. Các em phải gượng ép ngồi vào chăm chú hoặc vờ chăm chú như <br />
những học trò chăm chỉ một cách chân chính giống như ngồi vào ẩm thực bữa <br />
tiệc nhiều món mà không biết cách ăn. <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 10<br />
Về giải pháp :Trọng tâm điểm nhìn của tôi tập trung về vai trò chủ động <br />
hướng dẫn phía người dạy và sự tích cực hoạt động của trò. Giáo viên GDCD <br />
sẽ phải thực sự là những người nghệ sỹ có tài nghệ chế biến cho những kiến <br />
thức lí luận trở nên giản đơn và đi vào lòng trò theo cơ chế hấp thụ tự nhiên <br />
nhất. Với phương châm: chủ động phát huy vai trò của chính mình trong giảng <br />
dạy, trau dồi cho mình một khả năng sư phạm, tôi nhận thấy cái quan trọng nhất <br />
của giáo viên GDCD chỉ dạy hay khi và chỉ khi học tập, cập nhật không ngừng <br />
kiến thức và vốn sống. Sự giàu có, am hiểu thực tế sẽ giúp cho chúng ta phát huy <br />
tối đa sự thông minh năng động trong việc sáng kiến phương pháp dạy tối ưu <br />
nhất. Áp dụng mô hình dạy học phần II môn GDCD lớp 10 theo “chủ đề nghĩa <br />
vụ công dân” dưới dạng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA, tôi xin <br />
mạo muội chia sẻ cách làm thực tế đã đem lại hiệu quả đối với học sinh trường <br />
THPT Xuân Trường nơi tôi đã đang làm việc. <br />
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
1. Giới thiệu chung về dạy học phần II –GDCD lớp 10 theo chủ đề “ nghĩa <br />
vụ công dân” dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA.<br />
<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
Trước hết chúng ta cần khẳng định dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn <br />
thực sự rất hiệu quả nhưng không hoàn toàn mới. Chúng ta đã thực hiện giảng <br />
dạy từ xưa đến nay trong hầu hết các môn học nhưng chưa được bài bản hay <br />
khái quát thành mô hình chính thống mà thôi. Vận dụng cách làm này vào đơn vị <br />
kiến thức phần II môn GDCD lớp 10 là rất tốt.<br />
Kiến thức lớp10 phần 2 dễ hơn nhưng lại khó định vị trong học sinh những <br />
bài học đạo đức, nếu thiếu những trải nghiệm sinh động từ thực trạng đạo đức <br />
nhân cách và từng biểu hiện cụ thể của nó trong cuộc sống chúng ta thường <br />
ngày. Phần này gồm 7 bài: <br />
Bài 10: Quan niệm về đạo đức<br />
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học<br />
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.<br />
Bài 13: Công dân với cộng đồng.<br />
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.<br />
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 11<br />
Theo tôi phần này nên lấy tư liệu – những vấn đề nóng về đạo đức và nhất <br />
là biểu hiện cụ thể của nó trong giới trẻ hiện nay trong tương quan với cộng <br />
đồng xã hội làm chủ đề chính yêu cầu các em trải nghiệm và tự có những đánh <br />
giá, thẩm bình chủ động đưa ra chuẩn mực hành vi sống ngay sau khi giải quyết <br />
các vấn đề đó. Chúng ta nên dạy học theo chủ đề “ nghĩa vụ công dân” dưới <br />
dạng các hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA vào 7 bài này. Đây thực <br />
chất là con đường tích hợp những nội dung từ 7 bài học này đang có liên hệ với <br />
nhau làm thành một nội dung học lớn có ý nghìa bám sát thực tiễn hơn mang tên <br />
chủ đề “nghĩa vụ công dân”. Nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để <br />
tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn .Việc chọn chủ đề lớn cho phần kiến <br />
thức này là “nghĩa vụ công dân” hoàn toàn có cơ sở rất khách quan. Vì 7 bài này <br />
kiến thức rộng nhưng đều tựu chung một nội dung khoa học : Trách nhiệm công <br />
dân với 4 trụ cột trách nhiệm chính: Trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm <br />
đối với gia đình, trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm đối với đất nước. Từng <br />
trụ cột trách nhiệm tương thích với nhóm bài như sau:<br />
* Trụ cột trách nhiệm thứ nhất :Trách nhiệm đối với bản thân: rèn luyện <br />
trau dồi, phát triển bản thân cả về Đức, Thể , Mỹ , Trí theo tiêu chí “3 T”( có <br />
Tầm, có Tâm, có Tài) thể hiện ở các nội dung cần tích hợp: <br />
Bài 10: quan niệm về đạo đức<br />
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học<br />
Bài 12 phần 1: Tình yêu<br />
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân<br />
Bài 13: phần trách nhiệm: nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác<br />
*Trụ cột trách nhiệm thứ hai: Trách nhiệm đối với gia đình<br />
Bài 12 phần 2,3: hôn nhân; gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan <br />
hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên<br />
* Trụ cột trách nhiệm thứ ba: Trách nhiệm đối với xã hội:<br />
Bài 13: công dân với cộng đồng<br />
Bài 15: công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại<br />
* Trụ cột trách nhiệm thứ tư: trách nhiệm đối với đất nước<br />
Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc<br />
Khi một công dân biết hoàn thành bốn trụ cột trách nhiệm trên nghĩa là họ đã <br />
hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Chính bởi vậy giáo viên chúng ta dùng <br />
phương pháp nào để giảng dạy sao cho kiến thức đó được hiện thực hóa trong <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 12<br />
hành vi sống của các em một cách hiệu quả nhất thì phương pháp đó là tốt nhất, <br />
nên làm nhất. Trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Xuân Trường, Nam <br />
Định, tôi đã sử dụng dạy học phần kiến thức này theo chủ đề nghĩa vụ công dân <br />
dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA, tôi thấy đây là con đường ngắn <br />
hơn cả để chuẩn hóa hành vi sống của học trò.<br />
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA <br />
* Vậy trải nghiệm KTLM thực chất là gì ? Khi áp dụng vào phần II môn <br />
GDCD lớp 10 sẽ có biểu hiện như thế nào?<br />
Sự trải nghiệm: hiểu đơn giản là người học trực tiếp trải qua các hoạt động <br />
để rút ra kiến thức cũng như kinh nghiệm. Giá trị của sự trải nghiệm giúp kiến <br />
thức chuyển hóa luôn thành hành vi thực tiễn qua đó trực tiếp đúc rút được kinh <br />
nghiệm quý báu làm bài học theo ta suốt cả cuộc đời. Sự “thấm lâu” này chỉ có <br />
được ở hình thức học tập trải nghiệm. Có một câu chuyện nói lên tất cả ý nghĩa <br />
của học trải nghiệm rằng : ở một ngôi chùa tọa lạc trong cánh rừng nọ, có một vị <br />
thiền sư cao đạo ngày đêm miệt mài cần mẫn luyện công thuyết pháp với nhiều <br />
đệ tử của mình. Một trong số đồ đệ đó, có một chú tiểu tuổi nhỏ lại rất hiếu <br />
động. Chú thường hay trốn ra rừng chơi dọc các con suối và nghịch ngộ bắt bất <br />
kể một sinh vật nào: cua, cá, nhái, rắn rồi buộc vào đuôi hay chân chúng hòn đá <br />
nặng hơn cả cơ thể khiến cho chúng không di chuyển được, rồi dần kiệt sức mà <br />
chết. Chuyện này lặp lại quá nhiều lần khiến cho vị Thiền sư ấy rất buồn. Một <br />
hôm, trong khi chú tiểu ngủ say, vị Thiền sư đó đã buộc vào mình chú tiểu một <br />
hòn đá rất to, khi tỉnh dậy chú tiểu xoay người kiểu gì cũng không thể nào bò dậy <br />
được. Đợi khi chú khóc lóc van xin hết nước mắt nhà sư mới răn dạy thêm bài <br />
học cần thiết. Kể từ đó chú tiểu không bao giờ tái phạm nữa, chú đã trải nghiệm <br />
qua sự đề nặng của hòn đá…từ đó chú biết yêu thương nâng niu tất cả các sinh <br />
vật quanh mình.<br />
Qua đây chúng ta hiểu rằng trong cuộc sống chúng ta có thể quên đi những <br />
điều người khác nói nhưng sẽ không thể quên những xúc cảm được gieo vào <br />
lòng mình. Xúc cảm đó chỉ có thể có được khi chúng ta là chủ thể hoặc nhập vai <br />
chủ thể ở trong, trải qua từng hoạt động, từng tình huống thực tiễn chứ không <br />
phải đơn thuần là nghe nói, diễn giảng hay chứng kiến tình huống trong tư cách <br />
một khách thể. Có thể nói học trải nghiệm nếu được tiến hành “trọn gói” sẽ <br />
luôn là những bài học có giá trị nhất.<br />
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm KTLM <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 13<br />
Kiến thức phần này có nhiều nội dung tương đồng với nhiều môn khoa học xã <br />
hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý, GDQPAN, Tiếng Anh. Khi vận dụng kiến thức <br />
của những môn học này vào dạy học phần II GDCD lớp 10 sẽ tạo nên sự phong <br />
phú đa dạng thêm nội dung, bản thân kiến thức sẽ được xem xét, soi chiếu, so <br />
sánh, liên hệ đa chiều từ cụ thể đến khái quát. Chính khi được nhìn từ nhiều góc <br />
độ bộ môn như vậy kiến thức sẽ được làm sáng rõ một cách sinh động nhất. <br />
Ví dụ : Khi xác định để giúp cho trò thực hiện trách nhiệm đối với bản thân: tự <br />
hoàn thiện nhân cách : như lòng nhân ái chẳng hạn<br />
Sử dụng kiến thức văn học : Bài thơ: Tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ <br />
Chí Minh hoặc “Truyện Kiều” Nguyễn Du<br />
Hoặc: Sử dụng kiến thức lịch sử: Cho học trò xem phim “Hồ Chí Minh chân <br />
dung một con người”, hoặc hướng dẫn cho các em trải nghiệm những câu <br />
chuyện lịch sử cảm động về lòng nhân ái Bác Hồ<br />
Hoặc: Sử dụng kiến thức môn QPAN lớp 10: nội dung: truyền thống yêu <br />
nước nhân ái chính nghĩa của dân tộc Việt Nam<br />
Hoặc: Sử dụng kiến thức môn Tiếng Anh: Ví dụ tổ chức cho các em kể <br />
chuyện hay hùng biện, hoặc đóng kịch theo tình huống bằng Tiếng Anh về chủ <br />
đề: lòng nhân ái<br />
Trong trường hợp trên chúng ta nói “ hoặc “ bởi vì ở đây là liên môn chứ <br />
không phải là đa môn. Tùy vào tình huống thực tiễn của học trò( về hứng thú học <br />
tập ,vốn sống, sở thích, đam mê hoạt động nào…) mà giáo viên chọn liên môn <br />
với môn nào cho phù hợp nhất. Chúng ta cần xác định cho học trò đây là một mô <br />
hình học tập mang tính mở dựa trên sân kiến thức rộng gồm kiến thức bộ môn, <br />
liên môn và một cuốn sách tham khảo lớn nhất là cuộc sống. <br />
Tuy nhiên dạy học phần II môn GDCD lớp 10 bằng hoạt động trải nghiệm <br />
KTLM cần được thiết kế thành những hoạt động cụ thể: tôi thiết kế thành <br />
những BTDA để tổ chức dạy học phần này cho có hiệu quả hơn.<br />
1.2.2. BTDA là gì ?<br />
Giáo viên cần cung cấp đầy đủ thông tin về BTDA từ khái niệm đến cách <br />
tiến hành cụ thể. Có thể phô tô cho học sinh tài liệu( nếu thời gian trên lớp không <br />
cho phép). Giống như tất cả các dạng bài tập thông thường giáo viên giao bài cho <br />
học trò, nhưng sự khác biệt rõ rệt thể hiện ở điểm: BTDA đòi hỏi về mặt nội <br />
dung gắn với một chủ đề thực hiện yêu cầu trong một thời gian nhất định <br />
thường là 1 tuần đến một học kỳ hoặc một năm học, với hình thức làm <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 14<br />
việc hợp tác kiểu nhóm. Để thực hiện yêu cầu của chủ đề đòi hỏi người học <br />
phải có sự trải nghiệm thực tế thêm trong một thời gian giới hạn nhất định để tự <br />
mình cảm nhận, suy ngẫm, tìm tòi phương pháp, thu thập, xử lý hoàn thành mọi <br />
yêu cầu liên quan đến chủ đề của nhóm. Khi thực hiện xong việc đó, họ còn <br />
phải chia sẻ cảm xúc, đúc rút kinh nghiệm và tự đưa ra bài học cũng như phương <br />
hướng cho tương lai của chính mình và cộng đồng ( nếu có). <br />
*Bốn bước thực hiện: Để hoàn thành xong một BTDA học trò cần thực hiện <br />
các bước: xây dựng kế hoạch cụ thể; bắt tay vào thực hiện dự án theo kế hoạch <br />
đã xây dựng; tổng hợp kết quả thực hiện dự án; báo cáo và đánh giá kết quả thực <br />
hiện dự án( thường tổ chức báo cáo trong một tiết dạng hội thảo).<br />
Một là: lập kế hoạch chung, phân công công việc <br />
Hai là: thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng: <br />
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được nhóm phân công theo các phương <br />
pháp và định hướng đã đưa vào bản kế hoạch chung của nhóm. Trong quá trình <br />
thực hiện học sinh nên tham vấn ý kiến của giáo viên để đảm bảo thực hiện <br />
được mục tiêu dự án.<br />
Công việc chủ yếu của học sinh khi thực hiện bước này là:<br />
+ Tìm kiếm và thu thập thông tin bằng cách đọc sách, báo tài liệu, tìm thông <br />
tin trên mạng Internet theo nguồn giáo viên đã chỉ dẫn<br />
+ Tìm hiểu, điều tra những vấn đề thuộc nhiệm vụ được giao. Ghi chép lại <br />
những điều đã quan sát và điều tra<br />
+ Phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án<br />
+ Tổng hợp thông tin để đưa vào báo cáo hoặc sản phẩm của dự án. Thông <br />
tin có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như báo chí, kênh chữ, <br />
kênh hình, sơ đồ, bảng biểu… tùy theo các dữ liệu thu thập được.<br />
Các thành viên trong nhóm cần thường xuyên hợp tác, trao đổi, chia sẻ và hỗ <br />
trợ nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao<br />
Ba là: tổng hợp kết quả thực hiện dự án: <br />
+ Nhóm trưởng tập hợp các sản phẩm của các thành viên trong nhóm, sau đó <br />
phân công 12 người trong nhóm viết bản trình bày chung của nhóm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 15<br />
+ Các học sinh trong nhóm cùng nhau hoàn thiện sản phẩm dự án của nhóm. <br />
Sản phẩm là sơ đô bô nguôn va san phâm đa lăp rap…<br />
̀ ̣ ̀ ̀ ̉ ̉ ̃ ́ ́<br />
+Toàn nhóm hoàn tất các sản phẩm của dự án và chuẩn bị trình bày kết quả <br />
thực hiện.<br />
Trong quá trình Hs thực hiện các công việc trên, giáo viên thường xuyên theo <br />
dõi để hướng dẫn, hỗ trợ cho các nhóm kịp thời khi các em gặp vướng mắc, <br />
đồng thời thu thập được các thông tin cần thiết để có chứng cứ đánh giá kết quả <br />
học tập của học sinh.<br />
Bốn là: báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện dự án ( dạng hội thảo)<br />
Về báo cáo giới thiệu sản phẩm của dự án: <br />
Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo (máy chiếu, máy tính, <br />
màn hình hiển thị, các vị trí để treo tranh ảnh poster, bàn để trưng bày mô hình <br />
(nếu cần..) và xem xét lại các báo cáo, sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm<br />
Các nhóm học sinh lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án và các sản <br />
phẩm của nhóm mình. Giáo viên và các nhóm khác nghe, quan sát, ghi chép và đưa <br />
ra nhận xét.<br />
Về đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án:<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết theo phương pháp trắc <br />
nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. Dựa vào mục tiêu, các nội dung chính <br />
của chủ đề, giáo viên xây dựng đề kiểm tra để đánh giá kiến thức học sinh thu <br />
được sau khi thực hiện dự án.<br />
Về đánh giá kết quả thực hiện dự án<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng dựa vào các tiêu <br />
chí đánh giá. Đồng thời chia sẻ cảm xúc, bài học thực tiễn, kinh nghiệm…<br />
1.2.3 Ví dụ minh họa về BTDA được trò thực hiện bởi KTLM : <br />
BTDA cho chủ đề vệ tinh: “bảo vệ môi trường nông thôn” liên quan đến trụ <br />
cột trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội có thể đưa ra dạng BTDA <br />
như sau:<br />
Bạn hãy tự chọn nhóm cho mình, mỗi nhóm sẽ có một tuần để trải nghiệm <br />
thêm những câu chuyện môi trường hàng ngày đang diễn ra quanh bạn, sau đó <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 16<br />
hãy nghiên cứu tìm tòi thông tin minh chứng, hình ảnh, …tự tạo lập một bài báo <br />
về chủ đề “ bảo vệ môi trường nông thôn”,<br />
Hãy chia sẻ cảm xúc cá nhân, đề xuất những giải pháp cần thiết (nếu có), <br />
( khuyến khích viết bằng Tiếng Anh để thuyết trình trong buổi hội thảo.<br />
Để tiến hành thực hiện một bài tập kiểu dự án đòi hỏi cả cô và trò phải <br />
chuẩn bị công phu hơn nhưng các học sinh sẽ háo hức chủ động tích cực với <br />
kiến thức hơn. Giáo viên dày công hơn trong viêc kết hợp vốn sống, kiến thức <br />
bài từ nhiều góc nhìn từ nhiều bộ môn trong tương quan các vấn đề nóng mang <br />
tính thời sự để chọn chủ đề và thiết kế BTDA. Thay vì từng nội dung riêng rẽ <br />
của phần II này giáo viên cần tiếp cận học phần này theo mục tiêu giáo dục hiện <br />
nay hướng sự hoc tập của trò sang tự hoc theo phương châm: học để biết , học <br />
để hiểu, học để chung sống, học để làm người”. Từ đó xác định nội dung cần <br />
thiết : giáo dục dân số, giáo dục bình đẳng giới,giáo dục môi trường,giáo dục <br />
pháp luật,giáo dục an toàn giao thông,giáo dục hướng nghiệp, giáo dục tiết kiệm. <br />
Tiếp đó giáo viên đặt nội dung cần giáo dục này trong tương quan với các vấn <br />
đề hôm nay như: bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh; bảo vệ chủ quyền biển <br />
đảo, chống bành trướng; bảo vệ bình đẳng giới, chống phân biệt giới tính; bảo <br />
vệ môi trường chống gây ô nhiễm; bảo vệ pháp luật; chống tệ nạ xã hội; bảo vệ <br />
an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ; phòng chống AIDS<br />
Từ đó, giáo viên có thể cùng với kiến thức của phần II này mà kiến thiết <br />
lên chủ đề lớn: “nghĩa vụ công dân”. Như vậy bản thân hoạt động trải nghiệm <br />
KTLM thông qua BTDA nhiều khi không tách rời mà gắn bó mật thiết giống như <br />
2 trong 1. Hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA và để thực hiện <br />
BTDA học sinh đòi hỏi phải trải nghiệm KTLM.<br />
Tóm lại: dạy học phần II môn GDCD lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công <br />
dân” dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA là một cách dạy hay và đòi <br />
hởi công phu. Thay vì giờ học GDCD truyền thống với đặc trưng những bài học <br />
ngắn, cô lập mà giáo viên giữ vai trò trung tâm bằng mô hình học tập mới chú <br />
trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực với <br />
trọng tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp những vấn đề, những thực <br />
hành gắn với thực tiễn. Chỉ có như vậy các em mới dễ áp dụng vào việc ra <br />
quyết định hay không quyết định làm việc gì đó liên quan đến các phạm trù đạo <br />
đức để sống Đẹp trong cộng đồng của mình. Năng lực làm chủ, năng lực ứng <br />
biến, thích nghi của các em có được chủ yếu là do hoạt động. Trong các hành <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 17<br />
động thì hành động đạo đức luôn là khó khăn và phức tạp nhất vì nó còn mang <br />
nhiều tính chủ quan trong quá trình ra quyết định của người trong cuộc nhất là <br />
các em học sinh ở lứa tuổi đang dần hoàn thiện và nhân cách chưa hoàn toàn định <br />
vị. Giáo viên cần nhận thấy thực chất của hành động của các em vẫn chủ yếu là <br />
học tập hoặc bắt chước ở người khác là nhiều. Do vậy lấy thực tiễn cuộc sống <br />
để nêu gương đạo đức theo phương pháp “gạn đục khơi trong” đồng thời áp <br />
dụng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA là việc rất tiện ích và khoa <br />
học trong việc giúp các em tự chuẩn hóa hành vi sống sao cho phù hợp với chuẩn <br />
mực của cộng đồng.<br />
1.3. Ưu điểm của mô hình dạy học phần II lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ <br />
công dân” dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA <br />
Cần khẳng định đây là một mô hình dạy học tích cực. Nếu đặt ra vấn đề <br />
của giáo dục hôm nay nói chung và của môn GDCD phần II lớp 10 nói riêng : làm <br />
thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? <br />
Làm thế nào để học tập phải nhắm đến mục đích phát huy năng lực (ví dụ năng <br />
lực ứng biến và thích nghi), rèn kỹ năng giải quyết vấn đề đặc biệt những vấn <br />
đề thực tiễn đang đặt ra? Có phải cứ dạy “nhoài mình” theo kiến thức từng bài <br />
SGK đã viết thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để <br />
nội dung chương trình phần II lớp 10 môn GDCD luôn cập nhật được những <br />
kiến thức mới trước sự bùng nổ như vũ bão của thông tin để kiến thức của việc <br />
học và dạy học phần này thực sự là thế giới mới cho người hoc? Câu trả lời có <br />
khá đủ trong dạy học theo mô hình tôi đang đề cập. Có thể nhận rõ một số ưu <br />
điểm khi thực hiện sáng kiến này như sau:<br />
Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với <br />
những hướng dẫn hỗ trợ, hợp tác của giáo viên( học sinh là trung tâm)<br />
Hướng tới những mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết <br />
tiến trình khoa hoc , bồi dưỡng GTS, rèn luyện các KNS xã hội cần<br />
Kiến thức thu được là các nội dung có liên hệ mạng lưới với nhau<br />
Trình độ nhận thức của học trò có thể đạt được ở mức độ cao: phân tích, tổng <br />
hợp, đánh giá…<br />
Từ việc học kiến thức theo chủ đề, học sinh sẽ có tổng thể kiến thức mới, tinh <br />
giản, chặt chẽ khác với nội dung trong SGK, gần hơn với cuộc sống.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 18<br />
Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập <br />
nhật thông tin theo chủ đề.<br />
Hiểu biết của trò sau khi thực hiện chủ đề thường vượt ra khỏi nội dung cần <br />
học, do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thống mà <br />
học sinh có.<br />
Có thể hướng tới phát triển đa năng lực ở nhiều mức độ; bồi dưỡng những kỹ <br />
năng sống, kỹ năng làm việc với sự tự tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác….<br />
Tóm lại: cách làm trên giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho cả thầy và <br />
trò, dạy học trở nên thoải mái như cuộc sống thường ngày…không phải nặng nề <br />
về ghi chép, diễn giảng lý thuyết dài dòng, hướng kết quả sản phẩm đầu ra của <br />
giáo dục đào tạo phù hợp với cầu của thị trường về nhân lực phát triển đất <br />
nước.<br />
2. Cách thức tiến hành<br />
2.1. Tổ chức, hướng dẫn trò đọc tự nghiên cứu chủ đề “nghĩa vụ công <br />
dân” theo bốn chủ đề “vệ tinh”: <br />
Trước khi bắt đầu phần học này giáo viên hướng dẫn trò đọc trước cả phần <br />
học ở nhà, đọc tự do tùy theo khả năng của các em có đặt trong liên hệ với các <br />
môn học khác có nội dung tương đồng. Sau đó dành tiết học đầu tiên của phần <br />
học trao đổi phương pháp đọc cho trò và thực hiện luôn:<br />
Bước 1: đọc tổng quát kết hợp vấn đáp và có ghi chép các câu hỏi:<br />
Giáo viên mời các em mở trang mục lục cuối cùng của SGK GDCD lớp 10 đọc <br />
phần II: và trả lời nhanh: phần này gồm có những bài nào, tên bài là gì? Em ấn <br />
tượng bài nào nhất ? Tại sao? Em nghĩ bài đó nói về nội dung gì? Nội dung đó <br />
em đã hoặc đang tìm hiểu trong môn học nào? Em có thể chia sẻ cách học bài đó <br />
theo ý tưởng của riêng em?<br />
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chuẩn lại để trò ghi nhớ:<br />
Kiến thức của phần II lớp 10: gồm 6 bài có chung một nội dung lớn theo chủ đề: <br />
Nghĩa vụ công dân, nội dung này có mối liên hệ mạng lưới với một số môn học <br />
khác: QPAN, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Tiếng Anh. Ví dụ như Bài 14: công dân <br />
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nội dung “ lòng yêu nước” liên <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 19<br />
môn với môn Lịch Sử: Chuyên đề: Nguyễn Ái Quốc, hoặc môn Văn học: Tập thơ <br />
“Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, có bài:<br />
Rằm xuân lồng lộng trăng soi<br />
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân<br />
Giữa dòng bàn bạc việc quân <br />
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền<br />
(R ằm tháng riêng)<br />
Hoặc trong tình yêu quê hương đất nước luôn gắn với tình yêu đôi lứa: <br />
Anh yêu em như yêu đất nước<br />
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần<br />
Anh nhớ em mỗi chặng đường anh bước<br />
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn…<br />
Hoặc những bài luận trong môn Tiếng Anh có nội dung nói về tình yêu quê <br />
hương đất nước…..<br />
Bước 2: tự đọc nghiên cứu chủ đề lớn thông qua bốn chủ đề vệ tinh kết <br />
hợp liên môn và cuốn sách cuộc sống ( nếu cần thiết có thể hỗ trợ thêm bằng <br />
xem phim, video, âm nhạc…có trong đĩa kèm theo) <br />
Để làm sáng lên chủ đề lớn bao trùm kiến thức của toàn bộ 7 bài học của <br />
phần này là “nghĩa vụ công dân”, giáo viên có thể triển khai chủ đề lớn này thành <br />
các chủ đề “vệ tinh”, và sẽ có 4 chủ đề vệ tinh tương ứng với 4 trụ cột trách <br />
nhiệm của một công dân Việt Nam ( trách nhiệm đối với chính mình; với gia <br />
đình; với xã hội; với đất nước). Sau đó giáo viên hướng dẫn học trò tìm hiểu <br />
đọc theo các chủ đề vệ tinh này chứ không đọc theo kiến thức bài học theo trình <br />
tự SGK viết. Ở bài nào có những nội dung thuộc về chủ đề vệ tinh nào thì đều <br />
phải đọc hết để hiểu sâu sắc có tính sâu chuỗi về chủ đề.<br />
* Về chủ đề vệ tinh thứ nhất: trách nhiệm với bản thân: học sinh sẽ đọc <br />
nghiên cứu những nội dung: <br />
Bài 10: Quan niệm về đạo đức<br />
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 20<br />
Bài 12: Phần 1 Tình yêu<br />
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân<br />
Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, ghi lại những trách nhiệm chính của <br />
một công dân với chính họ là gì?<br />
Giáo viên chuẩn hóa: Công dân Việt Nam hiện đại đáp ứng sự phát triển bền <br />
vững của Đất nước phải tự hoàn thiện mình theo tiêu chí 3T(có TẦM, có TÂM, <br />
có TÀI)<br />
* Về chủ đề vệ tinh thứ hai trách nhiệm của công dân với gia đình: học sinh <br />
sẽ đọc – nghiên cứu các nội dung:<br />
Bài 12: Phần 2 hôn nhân, phần 3 gia đình và các mối quan hệ trong gia đình và <br />
trách nhiệm giữa các thành viên<br />
Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, liệt kê các trách nhiệm của chính <br />
các em đối với gia đình mình và yêu cầu làm rõ tại sao lại như vậy? Có thể chốt <br />
lại thêm sau khi học sinh đã thảo luận xong bằng một slide trên máy chiếu về ý <br />
nghĩa của gia đình như:<br />
“ Gia đình là tế bào của xã hội và đặc biệt đó còn là nơi chốn riêng bình yên <br />
nhất trong tâm hồn mỗi con người…<br />
Gia đình là nơi ta trở về mỗi khi vấp ngã hay thất bại trong cuộc sống….<br />
Gia đình là nơi cho ta tất cả mà không đòi hỏi bất cứ điều gì….<br />
Hãy yêu thương gia đình mình nhiều nhất bởi đó chính là món quà tuyệt vời nhất <br />
mà thượng đế ban tặng cho mỗi chúng ta.”<br />
Giáo viên chuẩn hóa: gia đình là nơi sớm tối ta đi về gắn với dậu mùng tơi, <br />
con đường làng, với ngõ nhỏ, với triền đê quanh co, uốn mình ôm ấp lấy quê <br />
hương…Bởi thế cho nên, yêu gia đình là tiền đề của tình yêu Đất nước bền <br />
vững trong trái tim mỗi người con đất Việt. Có thể hát, cho học sinh hát để cùng <br />
tĩnh tâm cảm nhận bài hát Quê hương của Đỗ Trung Quân:“quê hương là chùm <br />
khế ngọt…mỗi người chỉ một mẹ thôi…quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không <br />
lớn nổi thành người”<br />
* Về chủ đề vệ tinh thứ ba Trách nhiệm của công dân với xã hội: học sinh <br />
đọc tìm hiểu nghiên cứu những nội dung sau:<br />
<br />
Giáo viên: Vũ Thị Nội Trường THPT Xuân Trường Nam Định 21<br />
Bài 13: Công dân với cộng đồng<br />
Bài 14: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại<br />
Giáo viên đề nghị các em làm việc nhóm, liệt kê các trách nhiệm chính của <br />
bản thân chúng ta với cộng đồng xã hội? Đồng thời làm rõ tại sao cần thực hiện <br />
các trách nhiệm đó?<br />
Giáo viên chuẩn hóa: sống nhân nghĩa hòa nhập hợp tác, kiềm chế bùng nổ dân <br />
số, bảo vệ môi trường, kiềm chế bệnh dịch…<br />
* Về chủ đề vệ tinh thứ tư trách nhiệm của công dân với đất nước<br />
Giáo viên hướng dẫn các em đọc hiểu tìm tòi nghiên cứu theo nhóm nội dung:<br />
Bài 14: công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc<br />
Giáo viên đề nghị các em liệt kê những trách nhiệm của mỗi công dân Việt <br />
Nam với Đất nước hiện nay là gì? Tại sao phải thực
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn