SKKN: Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản
lượt xem 34
download
Việc chuyển hóa grap toán học vào dạy sinh học có nhiều thuận lợi trong việc mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức, giúp cho học sinh có một điểm tựa tâm lý rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức, học sinh tự thiết lập các grap trong não, học sinh dễ dàng hiểu sâu cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của nội dung học tập, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh khái quát. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GRAP TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHƯƠNG II – SINH HỌC 10 BỘ CƠ BẢN
- I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp bách của nghành giáo dục nước ta hiện nay và trong tương lai. Hiện nay việc chuyển hóa những thành tựu của rất nhiều nghành khoa học kĩ thuật khác nhau vào giảng dạy là một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển hóa những thành tựu toán học và công nghệ thông tin(ví dụ phần mềm: Power point, Flash, Violet….)vào dạy học. Trong đó tiếp cận – chuyển hóa lí thuyết grap toán học thành phương pháp dạy học sinh học là một trong những hướng có nhiều triển vọng. Việc chuyển hóa grap toán học vào dạy sinh học có nhiều thuận lợi trong việc mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức, giúp cho học sinh có một điểm tựa tâm lý rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức, học sinh tự thiết lập các grap trong não, học sinh dễ dàng hiểu sâu cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của nội dung học tập, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh khái quát. Đây là hoạt động có hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Mặt khác tế bào học là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào, các cơ chế và mối quan hệ của chúng nên việc sử dụng grap trong hệ thống hóa kiến thức là hoàn toàn hợp lí. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn“ Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản”. Là một giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên lần đầu làm sáng kiến sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong quý thầy cô đồng nghiệp giúp đỡ. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận + Trên thế giới Lí thuyết grap là một chuyên ngành toán học. Trong những năm cuối thể kỉ XX, những nghiên cứu vận dụng lí thuyết grap đã có những bước tiến nhảy vọt. Lí thuyết grap hiện đã được công bố trong cuốn sách: “Lí thuyết định hướng và vô hướng” của Conig, xuất bản ở LepZic vào năm 1936. Năm 1958, tại pháp Claude Berge đã viết cuốn “Lí thuyết grap và ứng dụng của nó”. Trong cuốn này các tác giả trình bày khái niệm cơ bản của lí thuyết grap, đặc biệt là ứng dụng của lí thuyết grap. Những năm gần đây lí thuyết grap đã được nghiên cứu nhiều nước trên thế giới. Trên mạng Internet có hàng ngàn bài nghiên cứu lí thuyết grap và ứng dụng của nó. + Trong nước
- Ở Việt Nam, 1971 giáo sư nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hóa grap toán học thành grap dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông, giúp cho việc dạy học có kết quả hơn. 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên nghiên cứu“ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lí người ở THCS bằng áp dụng phương pháp grap”. Tác giả đã thiết kế được các grap nội dung và các grap hoạt động, từ đó thiết kế được hệ thống grap nội dung dạy học giải phẫu sinh lí người. Ông cũng đã đưa ra một số hình thức sử dụng grap trong dạy học giải phẫu sinh lí người nâng cao chất lượng dạy môn học. 2007, Võ Thị Bích Thủy với“ Các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK sinh học – 11”. Tác giả đã diễn đạt nội dung ở SGK sinh học 11 thành một số dạng ngôn ngữ khác nhau, trong đó có sơ đồ logic dạng bản đồ khái niệm(thực chất chính là grap), trên cơ sở đó vận dụng vào quy trình tổ chức hoạt động tự lực ngiên cứu SGK để rèn luyên kĩ năng diễn đạt nội dung. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.1 Khái niệm grap Theo định nghĩa toán học về grap thì: “Một grap(G) của một tập hợp điểm gọi là đỉnh(Vertiex) của grap cùng với tập hợp một đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh(Edge) của grap, mỗi cạnh nối với hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là một cạnh…Mỗi đỉnh của grap được kí hiệu bằng một chữ cái (A,B,C…) hay chữ số(1,2,3…). Mỗi grap có thể biểu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng”. Grap là loại hình “mã hóa” về các đối tượng nghiên cứu. Loại mô hình này có ý nghĩa trong việc hình thành các biểu tượng(giai đoạn thứ nhất của tư duy), nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong các thao tác tư duy trừu tượng hóa – khái quát hóa. Đặc biệt mô hình grap có ý nghĩa trong việc tái hiện và cụ thể hóa khái niệm. 2.1.2 Đặc điểm của grap 2.1.2.1. Tính khái quát và tính hệ thống Grap là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một phần. Khi nhìn vào grap thấy rõ tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất của bài lên lớp thể hiên rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Do đó grap là cơ sở để HS tái hiện lại kiến thức cụ thể trong từng bài giảng của giáo viên(hay trong SGK). Sơ đồ grap chủ yếu là sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể
- hiện những kiến thức trọng tâm mà sinh học cần nắm được, cần ghi nhớ, củng cố và khác sâu. Sự sắp xếp kiến thức là điều kiện quan trọng nhằm giúp HS nắm bắt nhớ kiến thức tốt hơn. 2.1.2.2. Tính lôgic Grap mang tính lôgic cao, lôgic của grap thể hiện rõ ràng rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhánh…giữa các cấp độ kiến thức. Qua grap người đọc có thể thấy lôgic của sự phát triển các nội dung. Tính logic của grap giúp cho tư duy của HS rõ ràng và khúc chiết hơn trong tiếp thu vấn đề. 2.1.2.3 Tính trực quan Trực quan là tính có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan khi nhìn vào grap có thể thấy được các kiến thức một cách chọn lọc cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của bài, thể hiện trong từng phần của toàn bộ bài học. Khi hướng dẫn HS vào grap giáo viên nên chú ý về mặt hình thức của grap, những nội dung kiến thức chốt được mã hóa, được sắp xếp thành các hình đẹp và rõ ràng, các đường liên kết giữa các nội dung kiến thức giúp vấn đề được trình bày rõ ràng, mạch lạc. 2.1.3 Tác dụng của Grap - Grap có tác dụng mô hình hóa các đối tượng nghiên cứu và mã hóa các đối tượng đó bằng một loại ngôn ngữ vừa trực quan vừa cụ thể và cô đọng. Vì vậy, dạy học bằng grap có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác. - Sử dụng grap để liên kết các khái niệm với cái đã biết, liên hệ các khái niệm với nhau, để liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, liên hệ với thực tiễn. - Việc học trên lớp bằng grap sẽ đem lại cho HS một phương pháp hoạt động mới mẻ, khác lạ bổ ích với cách học truyền thống trước đây. Thông qua grap dưới sự chỉ đạo của giáo viên HS có thể nắm vững kiến thức trong SGK một cách chung nhất, sau đó đi sâu vào phần kiến thức cụ thể để minh họa, giải thích cụ thể các kiến thức chung đó. Không chỉ vậy, grap còn giúp HS dễ dàng định hướng tập trung vào kiến thức cơ bản, theo dõi được sự phát triển lôgic của nội dung bài học, ghi chép dễ dàng hơn ở trên lớp. - Về mặt tâm lý, không HS nào có thể giữ trong trí nhớ một nội dung chi tiết trong SGK, nhưng lại có thể lưu trong bộ óc một sơ đồ hình ảnh, một “mạng”, những hiểu biết, những khái niệm. - SGK là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết, giúp HS rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn. Vấn đề dặt ra là phải sử dụng SGK một cách tối ưu trong quá trình dạy học. Sử dụng grap bài giảng của giáo viên trọng tâm không sa vào các chi tiết thứ yếu, không lặp lại toàn văn SGK. Bài giảng như vậy dẫn dắt HS theo quá trình phát triển của kiến thức, gợi cho HS cách giải quyết vấn đề. Trong một chừng mực nào đó, bài giảng đó lại đặt cho HS những vấn đề đi sâu thêm, cần mở rộng so với SGK. Ngược lại những chi tiết
- nào grap chưa thâu tóm hết được thì HS có thể sử dụng thêm SGK để bổ sung hoàn chỉnh. Grap là một biện pháp giúp HS ghi chép ngắn gọn, đầy đủ những ý chính làm cơ sở đối chiếu với SGK khi học tập. Song, grap phải là bản tóm tắt SGK, grap không nêu đầy đủ, toàn bộ chi tiết của SGK, không nêu toàn văn khái niệm, định nghĩa nên nó không thể thay thế SGK được. - Sử dụng grap để hướng dẫn HS tự học. Thường xuyên hướng dẫn HS tự học bằng grap sẽ giúp HS có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học. Như vậy, việc tổ chức chỉ đạo học tập bằng sử dụng grap để phát huy tác dụng SGK và tài liệu tham khảo, là một biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nó giúp việc chỉ đạo HS trong việc tự học theo SGK cũng như tài liệu tham khảo khác. 2.2. Phân tích cấu trúc nội dung phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản. Gồm có 6 bài(bài 7, bài 8, bài 9, bài 10, bài 11, bài 12) Bài 7: Tế bào nhân sơ Bài 8: Tế bào nhân thực Bài 9: Tế bào nhân thực tiếp Bài 10: Tế bào nhân thực(tiếp) Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Nội dung của chương đề cập đến cấu trúc của tế bào nhân sơ, nhân thực. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng đều có cấu trúc chung gồm 3 phần: Màng sinh chất – tế bào chất – nhân(vùng nhân). Tế bào nhân sơ có cấu trúc rất đơn giản, có kích thước rất nhỏ không có màng nhân, có ribôxom và các hạt dự trữ. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ có một phân tử AND vòng. Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp, có màng nhân bao bọc, có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau. Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozơ. Còn ở tế bào nấm là kitin có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào. Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng là nơi trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào(nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào“lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
- 2.3 Thiết kế một số grap nội dung phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản Thành tếbào:( ở vi khuẩn) Gồm các peptiđoglican liên kết với nhau, quy định hình dạng và bảo vệ tế bào Prôtêin Tế bào nhân sơ Màng sinh chất Phôtpholipit 2 lớp Tế bào chất: Nơi Nguyên sinh chất thực hiện các phản ứng chuyển Ribôxom hóa của tế bào. Vùng nhân(chưa có màng bao bọc): Chứa một phân tử Chứa thông tin di AND vòng. truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Grap 1: Tế bào nhân sơ Prôtêin xuyên màng Prôtêin Prôtêin bám Màng sinh màng chất Photpholipit kép Nguyên sinh chất Lưới nội chất Ribôxom Tế bào Bộ máy Gôngi nhân Tế bào chất thực Ti thể Lục lạp Khung xương…. ADN Chất nhiễm Nhân: Được sắc
- Grap 2: Cấu tạo tế bào nhân thực Tham gia tổng hợp lipit Lưới nội chất trơn:( không đính các hạt Tham gia chuyển ribôxom, nhưng hóa đường đính nhiều loại enzim) Lưới nội Phân hủy chất độc chất(Hệ thống các ống và xoang dẹp thông nhau) Lưới nội chất hạt(có đính các hạt ribôxom, một đầu liên kết với màng Tổng hợp prôtêin nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn.
- Grap 3: Lưới nội chất Hạt bé (rARN + prôtêin) Ribôxom Nơi tổng hợp (không có prôtêin màng bao bọc) Hạt lớn (rARN + prôtêin) Grap 4: Ribôxom Bộ máy Loại prôtêin Túi liên kết Lưới Prôtêin Gôngi tiết ra ngoài với màng nội (Gồm dạng tế bào sinh chất chất một túi tiết chồng hạt Loại prôtêin túi màng sử dụng dẹp) trong tế bào Prôtêin được tiết ra ngoài Dòng di chuyển vật chất Grap 5: Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi
- Màng ngoài: Tham gia Trơn vào quá trình chuyển hóa Bên ngoài: đường và các Màng kép Màng chất hữu cơ trong: Gấp khúc, chứa khác → ATP nhiều loại → Cung cấp enzim hô năng lượng Cấu trúc ti hấp cho các hoạt thể động sống của tế bào. ADN Bên trong: Chất nền Ribôxom Grap 6: Cấu trúc và chức năng của ti thể. Bên ngoài: Là lớp màng kép ADN bao bọc Lục lạp(ở tế Chất nền Ribôxom bào thực vật) …… Bên
- Grap 7: Lục lạp Đầu ưa nước Ngăn cách với Lớp kép photpholipit môi trường bên Đuôi kị ngoài. nước Prôtein xuyên Là kênh vận màng chuyển các chất Màng sinh Prôtein chất Prôtein bám Tiếp nhận và màng truyền thông tin Cholesterol(ở Tăng cường sự ổn động vật) định qua màng. Grap 8: Màng sinh chất
- Khuếch tán qua kênh Vận chuyển thụ prôtein xuyên màng động(vận chuyển từ nơi có nồng độ cao Gồm các chất không phân đến nơi có cực, có kích thước nhỏ như nồng độ thấp, CO2, O2….. không tiêu tốn năng lượng) Khuếch tán qua một kênh prôtein đặc biệt(vận chuyển các phân tử nước) Các kiểu vận Vận chuyển chủ động(từ nơi có nồng độ chuyển qua thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận màng sinh chuyển(chất mang) và tiêu tốn năng lượng) chất Nhập bào(phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng Vận chuyển sinh chất nhờ sự biến dạng màng Xuất bào(là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc các phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào) Grap 9: Các kiểu vận chuyển qua màng sinh chất
- Nhiệt độ môi trường Ưu trương Các yếu tố [chất tan]ngoài tế bào > [chất tan]trong tế bào ảnh hưởng →Chất tan khuếch tán vào trong tế tới tốc độ Sự chênh bào được. khuếch tán lệch nồng qua màng độ các chất Nhược trương: giữa môi [chất tan]ngoài tế bào < [chất tan]trong tế bào trường bên →Chất tan không .khuếch tán vào trong và trong tế bào được bên ngoài tế bào Đẳng trương: [chất tan]ngoài tế bào = [chất tan]trong tế bào Grap10: Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán qua màng. 2.4. Ví dụ về giáo án soạn theo hướng nghiên cứu Giáo án : TẾ BÀO NHÂN THỰC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc chức năng của nhân. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của ribôxom. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của hệ thống lưới nội chất. - Mô tả được cấu trúc chức năng của bộ máy Gôngi. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức 3. Trọng tâm Cấu trúc tế bào: Nhân tế bào, lưới nội chất, riboxom và bộ máy Gôngi.
- 4. Thái độ - Thấy được tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào và ribôxom. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Các sơ đồ hình vẽ SGK phóng to - Gráp 3: Cấu tạo tế bào nhân thực, grap 11: Lưới nội chất, grap 12: Cấu tạo ribôxom. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập, vở ghi, bút…… III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Dạy học nhóm nhỏ - Trình bày 1 phút - Hỏi đáp IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV yêu cầu HS: quan sát H8.1 và I. Đặc điểm chung của tế bào nhân đọc nội dung SGK trang 36 . Cho biết thực đặc điểm chung tế bào nhân thực gồm Màng sinh chất những thành phần nào Tế - HS quan sát hình và nghiên cứu bào Tế bào chất SGK, tư duy để trả lời câu hỏi nhân - GV củng cố và bổ sung lại: thực Nhân - GV giải thích cấu tạo của nhân tế II. Cấu tạo tế bào bào qua H8.1 và yêu cầu HS trình bày 1. Nhân tế bào cấu tạo của nhân tế bào - Kích thước lớn - HS quan sát hình và nghiên cứu - Cấu tạọ: Phía ngoài là màng kép, bên SGK trang 37 trình bày trong là dịch nhân, trong đó có một - GV nhận xét bổ sung: nhân con(giàu chất ARN) và các sợi nhiễm sắc. - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK 2. Lưới nội chất và ribôxom trình bày cấu trúc và chức năng của a. Hệ thống lưới nội chất lưới nội chất và ribôxom? - Hệ thống màng bên trong tế bàotạo
- - Các nhóm nghiên cứu cử đại diện nên các ống và xoang dẹt thông với lên trình bày nhau - GV nhận xét và đưa ra grap 4 và 5: - Grap 4: Lưới nội chất Lưới nội chất, cấu tạo ribôxom để b. Ribôxom hoàn thiện kiến thức cho HS. - Không có màng giới hạn, được cấu - GV trình bày cấu trúc và chức năng tạo từ một số ARN và protein khác của bộ máy Gôngi? nhau → Là nơi tổng hợp protêin cho tế - HS nghiên cứu trả lời bào - GV nhận xét bổ sung: - Grap 5: Ribôxom 3. Bộ máy Gôngi - Gồm hệ thống túi màng dẹt xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung. - Chức năng của Gôngi là gắn nhóm tiền tố cacbonhiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt, tổng hợp một số hoocmon, từ đó tạo ra các túi có màng bao bọc như túi tiết, lizôxom. - Grap 6: Bộ máy Gôngi. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK - GV đưa ra grap tế bào nhân thực để hệ thống hóa kiến thức cho HS - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS. 5. Dặn dò - HS trả lời câu hỏi cuối bài, học bài cũ, chuẩn bị bài 9, bài 10. 2.5. Kiểm chứng – So sánh Mới năm đầu về trường chưa có kinh nghiệm nên được phân công dạy hầu như là các lớp 10 cơ bản của toàn khối nên tôi củng đã mạnh dạn áp dụng. Tôi đã thực hiện trên 5 lớp dạy, hầu hết các lớp thuộc nhóm trung bình và trung bình - khá Số liệu thu được qua thống kê và phân tích kết quả phiếu học tập dùng củng cố cuối các tiết dạy. Mẫu phiếu học tập dùng đánh giá mức độ hiệu quả của các lớp như sau: Bài tập trắc nghiệm: Bài tế bào nhân thực Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân thực là? a. Các phân tử axitnucleic b. nuclêôprotein c. Hệ gen d. các phân tử axit đêôxiribonucleic
- Câu 2: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa a. Các bào quan không có màng bao bọc b. Chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào c. Chứa bào tương và nhân tế bào d. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào. Câu 3: Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ a. Chuyển hóa đường, tổng hợp lipít và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể. b. Tổng hợp protein c. Cung cấp năng lượng d. Cả a, b và c đều đúng. Câu 4: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ? a. Lưới nội chất hạt hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống b. Lưới nội chất hạt có đính các hạt riboxom, còn lưới nội chất trơn không có c. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không. d. Lưới nội chất hạt có ribôxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ribôxom bám ở ngoài màng. Câu 5: Ribôxom định khu ở? a. Trên bộ máy Gôngi b. Trong lục lạp c. Trên mạng lưới nội chất hạt d. Trên mạng lưới nội chất trơn. Câu 6: Bộ máy Gôngi không có chức năng? a. Gắn thêm đường vào prôtêin b. Bao gói các sản phẩm tiết c. Tổng hợp một số hoocmon d. Tổng hợp lipit. Câu 7: Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là? a. Lizôxom b. Peroxixom c. Ti thể d. Ribôxom. Câu 8: Thành phần của nhân tế bào gồm? a. Chất nhiễm sắc và nhân con b. Chất nhiễm sắc c. ADN d. Protêin. Câu 9: Chức năng của nhân tế bào là? a. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào b. Tổng hợp lipit c. Tổng hợp prôtêin d. Tổng hợp ATP. Câu 10: Chức năng của ribôxom là? a. Nơi tổng hợp ATP b. Tổng hợp prôtêin c. Tổng hợp lipit d. Tổng hợp NST Đáp án đúng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D A B C A D A A B III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- 1. Số liệu thống kê Sử dụng phiếu trắc nghiệm trong bài dạy học ở các lớp thực nghiệm(10b4, 10b5) và lớp đối chứng(10b6, 10b7) Kết quả trắc nghiệm, thông qua sử lí trên Excel được thống kê như sau: Bảng 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X ĐC(10b6) 0 0 0 13,3 37 23 17 10 0 0 48 5,7 TN(10b4) 0 0 0 0 3,3 30 47 17 3,3 0 48 6,9 Thông qua số liệu bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng Bảng 2: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X ĐC(10b7) 3,3 3,3 3,3 10 17 23 13 3,33 0 0 46 5,8 TN(10b5) 0 3,3 3,3 0 0 30 20 27 16,7 0 46 7 Thông qua số liệu bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng 2. Kết quả - Từ việc kiểm chứng và so sánh tôi nhận thấy dạy học bằng grap có hiệu quả rõ rệt được biểu hiện thông qua số lượng HS khá tốt tăng lên đáng kể, số lượng HS yếu kém giảm rõ rệt. - Mặt khác khi dạy học bằng grap tạo cho HS lối tư duy lôgic nhanh nhạy và hệ thống hóa kiến thức thật hiệu quả. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Trên đây là “Sử dụng grap trong giảng dạy phần chương II – Sinh học 10 bộ cơ bản” mà tôi áp dụng trong công tác giảng dạy sinh học 10 đem lại hiệu quả khá tốt(trong điều kiện cho phép). Nhưng sử dụng như thế nào còn phụ thuộc từng bài, từng đối tượng HS cụ thể. Đối với HS trường Sông Ray đa phần là HS trung bình thì hướng sử dụng trong quá trình giảng dạy thì chưa thực sự có hiệu quả nhiều, chỉ có hiệu quả với những lớp trung bình khá trở lên. Để sử dụng thật sự có hiệu quả đối với toàn thể HS trung bình và trung bình khá thì đề tài này nên sử dụng cho phần cũng cố kiến thức sẽ có hiệu quả rõ rệt. 2. Kiến nghị a) Đối với ngành - Cần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hướng sinh viên vào việc dạy học bằng grap ngay từ khi còn ở giảng đường đại học để cho sinh viên nắm
- vững phương pháp dạy học bằng grap, từ đó áp dụng vào giảng dạy sau khi ra trường. - Người làm công tác quản lý nên khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học bằng grap. - Nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các trường THPT, để giáo viên có thể trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy với nhau, từ đó có thể học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp mà giáo viên chưa biết. b) Đối với trường trung học phổ thông - Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tạo điều kiện về phương tiện dạy học có liên quan đến giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực. - Để việc hình thành kĩ năng, tư duy học tập bằng grap giải cho học sinh được tiến hành một cách thuận lợi, nhà trường cần xem xét giảm sĩ số học sinh trong một lớp (khoảng 30 - 35 học sinh). Bởi lớp học mà có quá đông học sinh thì hiệu suất học tập và giảng dạy sẽ giảm. c) Đối với giáo viên - Cần tiến hành thực nghiệm nhiều lần hơn việc sử dụng grap đã được thiết kế vào trường THPT để khẳng định tính khả thi của grap. - Để vận dụng tốt hơn grap vào giảng dạy phần tế bào GV cần linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng grap cho phù hợp với mục đích, nội dung phương pháp, hình thức dạy học đồng thời phù hợp với nhận thức của HS. - Tiếp tục thiết kế các bài giảng theo phương pháp dạy học bằng grap để có thể triển khai áp dụng cho việc giảng dạy trong môn sinh học. d) Hướng sử dụng Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy với mong muốn quý thầy cô có thể sử dụng phương pháp dạy học bằng grap một cách dễ dàng, hiệu quả, chất lượng hơn và học sinh có thể tiếp thu bài học tốt hơn, có khả năng tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân qua các kiến thức đã học được. Để hoàn thành tốt một đề tài và mang tính hiệu quả cao không phải là một việc dễ dàng. Chính vì vậy, có thể sẽ còn những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý thầy cô để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu và hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lí luận dạy học sinh học(phần đại cương), Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Nxb Hà Nội, năm 1996. 2. Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu, năm 2007. 3. Phương pháp grap trong dạy học sinh học, Nguyễn Phúc Chỉnh, Nxb Giáo Dục, năm 2005. 4. Sinh học 10, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD, năm 2006. 5. Sinh học 10 sách giáo viên, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD năm 2006. 6. Tế bào học, Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu, , Nxb Quốc Gia Hà Nội năm 2006. 7. Kĩ thuật dạy học sinh học, Trần Bá Hoành, Nxb GD năm 1996. 8. Sinh học 10 nâng cao, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006. 9. Sinh học 10 nâng cao sách giáo viên, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006. 10. Http://www.vnu.edu 11. Http://sinh.hhue.edu.vn 12.Http://www.Graphery.com NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Thị Hồng
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn