YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
SKKN: Giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách
43
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thư viện bằng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giới thiệu sách; tổ chức luân chuyển sách giữa các điểm trường; tổ chức ngày Hội đọc sách. Nhằm mở rộng không gian, diện tích đọc sách; lan truyền, phủ sóng sự yêu thích đọc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách
PHẦN I : MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền <br />
chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống <br />
văn minh...góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của <br />
giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. <br />
Trong hoàn cảnh đất nước đang sôi động với cuộc Cách mạng công nghệ <br />
4.0; ngành Giáo dục đang tích cực thúc đẩy đổi mới các yếu tố căn bản tiến tới <br />
đổi mới toàn diện nền giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết số 29/NQTW của <br />
Trung ương Đảng. Thư viện trường học nói chung cũng như thư viện trường <br />
Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng cũng phải vươn mình phát triển để nhằm đáp <br />
ứng vai trò chức năng của mình. <br />
Trong thực tiễn, thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong là thư viện có <br />
chất lượng hoạt động tốt, trường đã hợp tác với Tổ chức Room to Read ( tổ <br />
chức phi chính phủ ) để xây dựng thư viện trường học thân thiện.<br />
Là nhân viên thư viện, trong quá trình công tác tôi luôn đề cao ý thức trách <br />
nhiệm, nâng cao năng lực, học hỏi kinh nghiệm, tham khảo một số đề tài nghiên <br />
cứu khoa học của đồng nghiệp; và tôi đã tìm ra những biện pháp công tác thực <br />
sự có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong <br />
nên tôi tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm và quyết định xây dựng thành đề tài <br />
“Giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách” này. <br />
II. Mục đích nghiên cứu :<br />
Đề tài nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thư <br />
viện bằng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giới thiệu sách; tổ chức luân <br />
chuyển sách giữa các điểm trường; tổ chức ngày Hội đọc sách. Nhằm mở rộng <br />
không gian, diện tích đọc sách; lan truyền, phủ sóng sự yêu thích đọc đến toàn <br />
thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường.<br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề <br />
Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan <br />
trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ <br />
thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là <br />
sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích <br />
cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động <br />
thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một <br />
yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn <br />
liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn <br />
<br />
<br />
1<br />
liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu <br />
của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông <br />
qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng <br />
dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây <br />
dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.<br />
Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ <br />
thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết <br />
định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 6/11/1998 V/v ban <br />
hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông, quyết định <br />
01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ Trưởng BGD&ĐT ngày 02/01/2003 V/v ban hành <br />
quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông, thông tư 30 TTLB, thông tư <br />
05//VP. Pháp lệnh thư viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, <br />
chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường <br />
học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện <br />
đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. <br />
Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; đáp <br />
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thư viện trường học đòi hỏi phải tiếp cận với <br />
những chuẩn mực mới như xây dựng thư viện cộng đồng; thư viện điện tử; thư <br />
viện trường học thân thiện, …<br />
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của thư viện là việc mở <br />
rộng không gian, diện tích đọc, lan truyền tình yêu đọc đến đông đảo độc giả. <br />
Tuy nhiên trên thực tế không ít thư viện chưa làm được điều này. Để giải quyết <br />
vấn đề trên, đã có một số đề tài nghiên cứu, tuy nhiên họ đưa ra những biện <br />
pháp chung chung, thiếu tính khả thi, đặc biệt không phù với đơn vị. <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
1. Phân tích tình hình thực trạng<br />
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có 03 điểm trường phân bố trên địa bàn<br />
khá rộng của xã Eana. Có 48 cán bộ viên chức và 565 học sinh, phân thành 24 <br />
lớp, học 9 buổi/ tuần. <br />
Thư viện trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị gồm: <br />
Một phòng đọc có kích thước 5 x 6 mét, 1 kho sách với hơn 9000 bản <br />
sách các loai gồm: có sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách pháp luật, sách <br />
nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo dùng chung cho giáo viên và học sinh; <br />
truyện thiếu nhi. Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo <br />
dục, băng đĩa giáo khoa: báo của ngành, báo giáo dục thời đại, báo phụ nữ.... <br />
Phương tiện thiết bị có: máy vi tính đã được kết nối internet, phục vụ <br />
riêng cho thư viện. Đủ các loại hồ sơ, sổ sách ( bản cứng) để quản lí thư viện.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Từ năm học 20162017 trường Tiểu học Lê Hồng Phong hợp tác với tổ <br />
chức Room to Read xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện nhằm <br />
hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.<br />
Với sự thỏa thuận hợp tác, nhà trường được giúp đỡ bồi dưỡng nghiệp <br />
vụ công tác thư viện cho cán bộ giáo viên, nhân viên thư viện. tổ chức dạy tiết <br />
đọc thư viện trong chương trình dạy học của trường. Được hộ trợ phát triển <br />
kho sách.<br />
Qua 2 năm thực hiện mô hình thư viện thân thiện, thư viện đã nâng cao <br />
hiệu quả và chất lượng vượt bậc. Cụ thể, vào thời điểm tháng 1 năm 2018 (kết <br />
thúc học kì I) đề tài đã khảo sát một số tiêu chí với kết quả cụ thể như sau:<br />
2. Kết quả khảo sát các thông số của thực trạng vấn đề (khảo sát học kì <br />
I, năm học 2017 2018)<br />
Về diện tích đọc: 30 mét vuông<br />
Về không gian đọc: đọc tại phòng đọc (Room to Read); đọc ở nhà (học<br />
sinh mượn sách về nhà đọc)<br />
Về số lượt mượn sách: Giáo viên là 152 lượt, trung bình hơn 3 lượt/ 1<br />
giáo viên; học sinh là 1312 lượt/571 học sinh (trong đó tại điểm chính là 1215 <br />
lượt/486 học sinh), học sinh ở 2 điểm lẻ chủ yếu là mượn sách giáo khoa vào <br />
đầu năm; Cha mẹ học sinh là 32 lượt/571 cha mẹ học sinh.<br />
Về tần số lượt mượn sách (lượt mượn/1 độc giả/1 học kì): với giáo <br />
viên<br />
là hơn 3 lượt; với học sinh 2,3 lượt (trong đó ở điểm chính là 2,5 lượt, học sinh <br />
có tần số mượn nhiều nhất là 22 lượt/ kì); với cha mẹ học sinh là 0,05 lượt.<br />
3. Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân vấn đề cần giải quyết <br />
Thông số khảo sát trên cho ta thấy các tiêu chí về diện tích đọc không <br />
tăng;<br />
không gian đọc có phát triển nhưng vẫn hạn chế và chưa phong phú; thói quen <br />
đọc và sự yêu thích việc đọc chưa phát triển. Điều đó nghĩa là chất lượng hoạt <br />
động của thư viện chưa xứng tầm với vai trò phát triển thư viện trong thời đại <br />
mới.<br />
Nguyên nhân của vấn đề là: <br />
Thứ nhất: Cơ sở thư viện chưa đảm bảo, mới chỉ xây dựng được 1 phòng <br />
đọc ở điểm trường chính. Học sinh ở các điểm lẻ khó tiếp cận được nguồn <br />
sách.<br />
Thứ hai là: Độc giả chưa có cơ hội nắm bắt thông tin về nguồn sách <br />
trong thư viện.<br />
Xác định được nguyên nhân của vấn đề nêu trên tôi đã đề ra giải pháp <br />
nâng cao vai trò chất lượng thư viện cụ thể như sau:<br />
<br />
3<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Giải pháp : Mở rộng không gian, diện tích đọc sách<br />
Để thực hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:<br />
Biện pháp thứ nhất: Lập thêm phòng đọc ở các điểm trường lẻ<br />
Cách thực hiện:<br />
Lập kế hoạch, tham mưu với quản trị nhà trường<br />
Khảo sát cơ sở vật chất ở các điểm trường lẻ, chọn những phòng học <br />
dư<br />
không sử dụng, nếu không có thì có thể chọn cả những nơi có không gian mát, <br />
sạch, đủ ánh sáng để cải tạo thành nơi đọc sách<br />
Lắp đặt trang thiết bị, sắp xếp nguồn sách; phối hợp với cộng tác viên <br />
thư<br />
viện để tiến hành tổ chức hoạt động học như phòng đọc ở điểm trường chính.<br />
Biện pháp thứ hai : Lập các thư viện góc lớp học<br />
Cách thực hiện:<br />
chủ nhiệm lớp; các học sinh trong Hội đồng tự quản của lớp, các cha mẹ học <br />
sinh trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để trao đổi kế hoạch, hướng <br />
dẫn cách xây dựng và tổ chức hoạt động cho thư viện góc lớp.<br />
Nhân viên thư viện cung cấp sách cho thư viện góc lớp hoạt động, <br />
đồng<br />
thời huy động nguồn sách góp từ chính học sinh trong lớp để xây dựng thư viện <br />
lớp mình. Định kì, hàng tuần nhân viên thư viện thực hiện luân chuyển đầu sách <br />
giữa các lớp, giữa các điểm trường.<br />
Hiệu quả của biện pháp này là không chỉ mở rộng được không gian và <br />
diện tích đọc sách mà còn giúp cho học sinh tăng thói quen đọc, nâng cao thói <br />
quen đọc sách.<br />
Biện pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả bài giới thiệu sách<br />
Cách làm:<br />
Xem xét các chủ điểm trong chương trình dạy học của nhà trường, kế<br />
hoạch sinh hoạt chủ điểm của Đội thiếu niên để ta xây dựng kế hoạch về chủ <br />
đề cuốn sách sẽ chon để giới thiệu; thời điểm kết hợp lồng ghép các hoạt động <br />
của nhà trường, của Đội thiếu niên để tổ chức giới thiệu.<br />
Xây dựng bài giới thiệu sách đảm bảo các yêu cầu quy định.<br />
Ví dụ:<br />
Bài giới thiệu sách tháng 3/2019<br />
Thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển thư viện thân thiện, mở rộng <br />
không gian và diện tích đọc sách, quan trọng hơn nữa là thực hiện mục tiêu lan <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
truyền sự yêu thích việc đọc được phủ sóng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học <br />
sinh và cả cha mẹ học sinh của trường ta.<br />
Hôm nay, nhân buổi tổ chức tọa đàm mở rộng giữa cán bộ, viên chức nhà <br />
trường với các mẹ học sinh nhằm Kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thư viện <br />
trường TH Lê Hồng Phong đặc biệt ưu ái giành lời giới thiệu sách đến Quý các <br />
mẹ học sinh của trường ta như món quà chân thành nhất!<br />
Quý các mẹ học sinh kính mến. Vẫn biết chúng ta đều rất bận với bao <br />
việc mưu sinh. Tuy nhiên, dẫu sao chúng ta vẫn có những khoảng lặng trong <br />
ngày. Những khoảnh khắc đó khơi dậy trong chị, trong em bao điều tốt đẹp, <br />
những kỉ niệm thời tuổi trẻ, những ước mơ thần tiên thời thơ ấu mà bà <br />
nội(ngoại) truyền cho qua câu chuyện cổ tích. <br />
Vâng, những câu chuyện ấy đã giúp cho trẻ hình thành và phát triển những <br />
phẩm chất tốt đẹp. Đồng hành cùng trẻ tạo nên nhân cách làm người. Không chỉ <br />
thế, những câu chuyện cũng giúp cho trẻ học tập, rèn luyện tốt hơn để thực <br />
hiện ước mơ của mình. Như vậy nghĩa là vừa ươm cho trẻ một hạt giống hạnh <br />
phúc lại có cả một hạt giống trí tuệ. <br />
Quý vị thân mến! Những khoảng lặng ít ỏi trong ngày các chị, các em sẽ <br />
làm gì cho có ý nghĩa nào ?<br />
Theo tôi, tốt nhất chúng ta hãy đọc cho bé nghe một câu chuyện. Vì như <br />
giới thiệu ở trên, khi đọc cho bé nghe một câu chuyện giúp chúng ta vừa được <br />
sống lại thời tươi đẹp của mình, nâng cao tinh thần, quên đi một ngày mệt mỏi <br />
đồng thời đã ươm cho đứa con yêu dấu của chúng ta một hạt giống. Hơn thế <br />
nữa, khoảnh khắc đó nó sẽ làm tăng thêm sự gắn bó của tình mẫu tử thiêng <br />
liêng không gì thay thế được. <br />
Vậy, các mẹ của những học sinh tài đức trong tương lai sẽ chọn gì để <br />
đọc cho bé nghe ? <br />
Thư viện xin giới thiệu đến quý vị đón đọc cuốn “ 1001 chuyện kể cho <br />
bé trước giờ đi ngủ”. Đây là cuốn sách được chắt lọc từ rất nhiều câu chuyện <br />
kinh điển và thú vị mới mẻ, ví dụ như: Ba chú lợn con, Chú Thỏ ngoan ngoãn, <br />
Ngựa con qua sông,…Mỗi một câu chuyện ngoài việc gợi cho trẻ sự thích thú <br />
bởi các nhân vật trong truyện dí dỏm, những tình tiết hài hước mà còn làm cho <br />
trẻ tự nguyện hóa thân vào nhân vật một cách chủ động để xử lí các tình huống <br />
xẩy ra trong chuyện. Như vậy, vô hình dung, ta đã cho trẻ cơ hội được hình <br />
thành và phát triển các năng lực, các phẩm chất, cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kĩ <br />
năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống. Thêm một <br />
lần nữa, tôi muốn khẳng định với các chị, các em rằng: đọc mỗi một câu chuyện <br />
trong “ 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ” là ta ươm cho bé một mần <br />
xanh tươi đẹp.<br />
<br />
5<br />
Quý vị thân mến! Cuốn “ 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ” do <br />
Kỷ Giang Hồng làm chủ biên; Hà Giang dịch, được Nhà xuất bản Thanh niên tái <br />
bản lần thứ nhất. Cuốn sách có khổ giấy nhỏ gọn, bản in rõ ràng, tranh minh <br />
họa đẹp. Cuốn sách là quà tặng của tổ chức Room to Read giành tặng cho <br />
trường ta.<br />
Hiện nay, sách đã lên kệ với kí hiệu là RTR 2824; mã màu xanh dương. <br />
Quý mẹ học sinh hãy đón đọc và giới thiệu cho nhiều người khác cùng <br />
đọc nhé !<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
IV. Tính mới của các biện pháp <br />
Tính mới của giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách nhằm <br />
nâng cao chất lượng công tác thư viện mà đề tài đưa ra là mới trong cách thực <br />
hiện, cái mới đó đã chuyển đổi mạnh mẽ cái chuẩn thư viện sang hướng thư <br />
viện thân thiện, thư viện cộng đồng thư viện làm được tốt nhất vai trò của <br />
công việc phục vụ học tập, nghiên cứu và đời sống xã hội <br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Đề tài đã đưa ra giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách và đã <br />
áp dụng hiệu quả tại thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong, đối với đối <br />
tượng độc giả là cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh.<br />
Kết quả khảo nghiệm vào cuối học kì I năm học 2018 2019 với các tiêu <br />
chí đạt các thông số cụ thể như sau: <br />
Về diện tích đọc: 190 mét vuông (tăng 160 mét vuông do đã áp dụng<br />
biện pháp lập phòng đọc ở điểm trường lẻ, lập thư viện góc lớp học )<br />
Về không gian đọc: đã mở rộng: đọc tại 3 phòng đọc (Room to Read ); <br />
đọc ở nhà (học sinh mượn sách về nhà đọc, cha mẹ học sinh mượn đọc); đọc <br />
tại thư viện góc lớp học, đọc ở ghế đá dưới bóng cây sân trường.<br />
Về số lượt mượn sách: Giáo viên là 381 lượt, trung bình đạt hơn 7,9 <br />
lượt/1 giáo viên, tăng hơn 4 lượt; học sinh là 4520 lượt/565 học sinh, trung bình <br />
đạt 8 lượt/ 1 học sinh, tăng 5,7 lượt; với cha mẹ học sinh là 215 lượt, tăng 183 <br />
lượt so với cùng kì năm học trước.<br />
Ngoài những hiệu quả trên, do tính lô gic, mối quan hệ biện chứng của <br />
các vấn đề nên giải pháp của đề tài cũng thúc đẩy, mang lại các hiệu quả như: <br />
góp phần lan truyền, phủ sóng sự yêu thích đọc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, <br />
học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường. Thông qua việc áp dụng giải pháp, <br />
việc phát triển kho sách cũng hiệu quả hơn.<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN, NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT<br />
<br />
<br />
6<br />
I. Kết luận:<br />
Trên đây là giải pháp mà đề tài đưa ra và áp dụng có hiệu quả, góp phần <br />
nâng cao hiệu quả công tác thư viện trường học; đặc biệt là những biện pháp <br />
của đề tài mang tính mới, giải quyết được mâu thuẩn vấn đề cho thời đại mới <br />
nên nó có ý nghĩa cao cả về mặt chuyên ngành thư viện lẫn vai trò thúc đẩy chất <br />
lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
Qua nghiên cứu đề tài, quá trình áp dụng và khảo nghiệm; đặc biệt là hiệu <br />
quả đạt được, bản thân tôi cũng đã rút ra được những bài học quý, xin chia sẻ <br />
với đồng nghiệp:<br />
Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, <br />
sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, xác định lập trường tư tưởng vững <br />
vàng là tiền đề tư tưởng đem lại sự thành công.<br />
Hai là: Tích cực Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức và <br />
phong cách Hồ Chí Minh; tích cực Tự học và sáng tạo là điều kiện quan trọng <br />
giúp giáo viên vận động thích ứng, tồn tại và phát triển.<br />
Ba là: Chủ động tiếp cận cái mới, kết hợp năng lực với lương tâm và <br />
trách nhiệm sẽ giúp chúng ta năng động và thành công.<br />
II. Những ý kiến đề xuất:<br />
* Với Nhà trường: Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả <br />
cao hơn nữa. Tôi nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học <br />
sinh cần phải phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền về giới thiệu sách <br />
cùng với cán bộ thư viện.<br />
* Với Phòng Giáo dục nên tổ chức cho cán bộ làm công tác thư viện được <br />
tham gia các lớp tập huấn về công tác thư viện, thăm quan, học hỏi các thư viện <br />
chuẩn, có chất lượng để có nhiều kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ <br />
thư viện.<br />
Eana, ngày 10 tháng 01 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thanh Hường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Một số văn bản về công tác thư viện<br />
2. Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PLUBTVQH10<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
3. Quyết định 01/2003/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo về ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.<br />
4. Sổ tay công tác thư viện trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG <br />
KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
11<br />
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)