HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
Hi vọng bài viết này bổ trợ tốt việc dạy và học phần quang hình vật lí 9.<br />
<br />
Nội dung cơ bản của sáng kiến:<br />
Khó khăn của học sinh lớp 9 khi học phần quang hình học: Lí thuyết dài, <br />
hướng dẫn bài toán định lượng trong sách giáo viên không thống nhất…<br />
Giải pháp khắc phục khó khăn: Lập bảng kiến thức khi ôn tập lí thuyết, <br />
rèn luyện nhiều việc vẽ ảnh bằng 2 tia sáng đặc biệt, dùng kĩ thuật 2 vuông <br />
khi giải bài toán định lượng.<br />
Các ví dụ mẫu và bài tập vận dụng.<br />
Mục đích của sáng kiến:<br />
Bồi dưỡng cho học sinh lớp 9 về khả năng nghi nhớ lí thuyết quang hình, <br />
kĩ năng vẽ hình, kĩ năng làm bài tập định lượng.<br />
Hình thành phương pháp dạy học hiệu quả cho giáo viên.<br />
Ý nghĩa cơ bản của sáng kiến:<br />
Giúp học sinh lớp 9 có phương pháp học tập tốt đối với phần quang <br />
hình.<br />
Phát triển kĩ năng giải bài tập định lượng.<br />
Các thầy cô giáo có thể sử dụng sáng kiến này, đối chiếu với hướng dẫn <br />
trong sách giáo viên để tìm ra các phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp <br />
với đối tượng học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Gv. Vũ Đình Hà – Trường THCS Long Xuyên<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1 MỞ ĐẦU.<br />
1.1 Đặt vấn đề.<br />
Chương trình vật lí THCS hiện nay có nhiều sự đổi mới cả về nội dung <br />
lẫn hình thức so với chương trình vật lí cũ. Đặc biệt phần quang học ở lớp <br />
9 có hai nội dung hoàn toàn mới đó là khúc xạ ánh sáng (quang hình học) và <br />
tán sắc ánh sáng (quang lí). Hai nội dung này trước đây chỉ được đề cập đến <br />
ở chương trình vật lí THPT, nay đưa vào cấp THCS để học sinh mở rộng, <br />
tiếp cận dần với các vấn đề của vật lí. Từ rất nhiều năm trước đó, nội <br />
dung quang hình học cấp THCS (không chuyên) chỉ dừng lại ở hiện tượng <br />
phản xạ ánh sáng. Học sinh cần phải biết thêm về ánh sáng để hiểu hơn <br />
các hiện tượng thực tế. Tuy nhiên, đưa thêm nội dung gì? Thể hiện các nội <br />
dung như thế nào cho phù hợp với học sinh THCS? Việc đưa vào chương <br />
trình phần quang học lớp 9 có thể nói là một quyết định mang tính đột phá <br />
và rất khó khăn của các tác giả viết sách giáo khoa. <br />
Trong phần quang học lớp 9, nội dung quang lí chiếm tỉ lệ nhỏ và các vấn <br />
đề đưa ra khá đơn giản, chỉ dừng ở mức độ " nhận thức cảm tính" thông qua <br />
các hiện tượng gần gũi với học sinh. Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là nội <br />
dung phần quang hình học. Phần này có lượng kiến thức khá lớn, hầu hết các <br />
bài học đều hàm chứa kiến thức khó đối với học sinh cấp 2. Bản thân nội <br />
dung quang hình học đã là vấn đề khó đối với học sinh phổ thông, với học <br />
sinh THCS lại càng trở nên khó khăn hơn. Quang hình học lớp 9 đã có mức độ <br />
yêu cầu định lượng, trong khi các em không được sử dụng các công thức <br />
quang hình học mà chỉ sử dụng những hiểu biết thô sơ về hình học phẳng. <br />
Với hầu hết học sinh cấp 2 thì việc sử dụng kiến thức về tam giác đồng <br />
dạng thường có nhiều khó khăn hơn sử dụng kiến thức khác như tam giác <br />
bằng nhau, hay đường tròn...Sử dụng tam giác đồng dạng để giải quyết bài <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Gv. Vũ Đình Hà – Trường THCS Long Xuyên<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
toán vật lí thì mối liên hệ giữa " giả thiết" và "kết luận" hình học càng mờ <br />
mịt hơn so với bài toán hình học thuần túy!<br />
Để giúp các em học sinh lớp 9 khắc phục những khó khăn trong việc học <br />
tập nội dung quang hình học, tôi xin viết một số kinh nghiệm cũng như sáng <br />
kiến của mình đã tích lũy trong quá trình dạy học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Gv. Vũ Đình Hà – Trường THCS Long Xuyên<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
1. 2 Th<br />
ực trạng trước khi áp dụng kinh nghiệm <br />
1.2.1 Thuận lợi: <br />
Học sinh lớp 9 đã được trang bị tốt về kiến thức tự nhiên, về phương <br />
pháp học tập nên đa số phát hiện được vấn đề cần xử lí.<br />
Bộ thí nghiệm quang hình học tương đối đầy đủ cho các bài học.<br />
Nội dung phần quang hình học đảm bảo tính phù hợp với tư duy của học <br />
sinh, đảm bảo học sinh chỉ cần sử dụng kiến thức THCS là giải quyết <br />
được vấn đề. <br />
1.2.2 Khó khăn: <br />
<br />
Ánh sáng là đối tượng khó quan sát nên các thí nghiệm quang hình học <br />
thường mất nhiều thời gian, trong khi kiến thức một bài học khá nhiều và <br />
quỹ thời gian của tiết học có hạn.<br />
<br />
Kiến thức quang hình học khá dài và khó ghi nhớ đối với đa số các em học <br />
sinh. Học sinh thường nhớ lẫn lộn các kiến thức giữa hai loại thấu kính nên <br />
giải quyết sai các yêu cầu. <br />
_ Các bài toán về thấu kính khá đa dạng, học sinh sử dụng kiến thức tam <br />
giác đồng dạng cũng chưa thật linh hoạt. Mặt khác, sách giáo viên hướng <br />
dẫn cũng không thống nhất về phương pháp: khi xét tam giác vuông, khi xét <br />
tam giác thường, điều này gây khó khăn cho hoạt động dạy học của giáo <br />
viên và học sinh.<br />
1.2.3 Biện pháp giải quyết:<br />
Vì kiến thức quang hình học dài và và dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại thấu <br />
kính nên học sinh cần có một cái nhìn tổng quát các đối tượng kiến thức, <br />
biết đối chiếu so sánh và phân tích các đối tượng. Cách ghi nhớ tốt nhất là <br />
lập các bảng đơn vị kiến thức để dễ nhớ, dễ phân biệt, so sánh.<br />
Để giúp học sinh làm tốt bài toán định lượng, tôi đưa ra " kỹ thuật 2 <br />
vuông" nhằm giúp học sinh xử lí tốt về các tam giác đồng dạng, biến đổi <br />
các tỉ lệ để đi đến kết quả. Cả 2 biện pháp này được trình bày cụ thể trong <br />
phần nội dung của bài viết.<br />
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN<br />
2.1 Hướng dẫn học sinh học tốt phần lí thuyết.<br />
2.1.1Nhận xét, hướng dẫnchung.<br />
<br />
<br />
4<br />
Gv. Vũ Đình Hà – Trường THCS Long Xuyên<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
Để học tốt phần quang hình học thì yêu cầu đầu tiên là học sinh phải ghi <br />
nhớ được lí thuyết quang hình. Lí thuyết phần này khá nhiều, đòi hỏi học <br />
sinh phải có sự đầu tư thời gian và ý chí cao để ghi nhớ, tránh bị chồng chéo <br />
lẫn lộn các đối tượng với nhau; nhất là phải phân biệt rõ ràng về sự truyền <br />
ánh sáng, về đặc điểm của ảnh ở thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.<br />
Kinh nghiệm cho thấy, học sinh nên ôn tập lại phần lí thuyết bằng cách <br />
lập bảng để đối chiếu, so sánh và tổng hợp kiến thức một cách hoàn chỉnh. <br />
Tôi thường cho học sinh hoàn thành một nhóm kiến thức theo bảng, cách làm <br />
này sẽ giúp học sinh nắm bắt được rõ hơn, ghi nhớ nhanh hơn các nội dung.<br />
2.1.2 Ví dụ mẫu.<br />
Bài 1.1: <br />
Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính <br />
phân kì.<br />
Giải<br />
Đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua 2 loại thấu kính:<br />
Tia tới Tia ló<br />
Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì<br />
1. Qua quang tâm Truyền thẳng theo Truyền thẳng theo <br />
phương của tia tới phương của tia tới<br />
2. Song song với trục Qua tiêu điểm Phương kéo dài qua tiêu <br />
chính điểm<br />
3. Qua tiêu điểm Song song với trục <br />
chính<br />
Chú ý: <br />
TKHT có 3 tia đặc biệt, TKPK có 2 tia đặc biệt. <br />
Các bài toán về dựng ảnh thường chỉ dùng 2 tia sáng là tia số 1 và số 2.<br />
Bài 1. 2: Nêu các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính <br />
phân kì? Giải<br />
Các đặc điểm của ảnh:<br />
Vị trí của vật Đặc điểm của ảnh<br />
Tạo bởi TKHT Tạo bởi TKPK<br />
1. d > 2f Ảnh thật, ngược chiều <br />
và nhỏ hơn vật Ảnh ảo, cùng chiều và <br />
2. d = 2f Ảnh thật, ngược chiều nỏ hơn vật.<br />
và lớn bằng vật.<br />
<br />
5<br />
Gv. Vũ Đình Hà – Trường THCS Long Xuyên<br />
HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC – VẬT LÍ 9<br />
<br />
3. f