intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội tại Liên đội trường THCS Hiền Lương

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

477
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn có được những hiệu quả trong hoạt động Đội, thu hút và hấp dẫn các em thiếu nhi, tôi nghĩ một trong những năng lực quan trọng nhất đó là: tổ chức hoạt động thực tiễn cho các em, phải thành thạo kỹ năng thiết kế và thực thi các hoạt động Đội.Chính vì vậy, mỗi giáo viên phải biết thiết kế, thi công thành thạo, hiệu quả các hoạt động Đội. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội tại Liên đội trường THCS Hiền Lương”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội tại Liên đội trường THCS Hiền Lương

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KỸ NĂNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS HIỀN LƯƠNG
  2. A. MỞ ĐẦU: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung. Từ nhận thức về chủ đề năm học như vậy mà bản thân là GV – TPT luôn nắm được vị trí vai trò của công tác Đội trong nhà trường với phong trào thi đua trên. Hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh chính là những hoạt động giáo dục nhằm tạo ra môi trường cho Đội viên rèn luyện, phấn đấu hướng tới mục tiêu con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào rất bổ ích và thiết thực, góp phần tạo nên môi trường thân thiện ở trường lớp. Thông qua đó mà các em được trang bị kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Để tổ chức tốt một hoạt động giáo dục có ý nghĩa cao, giáo viên TPT Đội phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc hoạt động Đội, đối tượng Đội viên, điều kiện của Liên Đội và đặc biệt là tự nội dung hoạt động để lựa chọn các hình thức hoạt động Đội phù hợp nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho đội viên trên cơ sở mục tiêu giáo dục đã đề ra. Muốn có được những hiệu quả trong hoạt động Đội, thu hút và hấp dẫn các em thiếu nhi, tôi nghĩ một trong những năng lực quan trọng nhất đối với người TPT đó là: tổ chức hoạt động thực tiễn cho các em, phải thành thạo kỹ năng thiết kế và thực thi các hoạt động Đội.Chính vì vậy, mỗi giáo viên TPT phải biết thiết kế, thi công thành thạo, hiệu quả các hoạt động Đội. Qua nghiên cứu các tài liệu và thực tế công tác Đội trong năm học 2008- 2009 tôi mạnh dạn đưa ra Sáng kiền kinh nghiệm “ Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội tại Liên đội trường THCS Hiền Lương” nhằm góp phần vào việc thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp để Sáng kiền kinh nghiệm tiếp tục hoàn thiện. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận xuất phát từ vị trí vai trò được nghiên cứu. Từ sau Đại Hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đến nay, công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, hơn nữa Bộ GD&ĐT cũng không ngừng đề ra những phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả: Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi được tổ chức sâu rộng, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia; Vai trò tự quản của tổ chức Đội được phát huy: đội ngũ cán bộ các
  3. cấp được tăng cường; tổ chức Đội chủ động hơn trong việc phối kết hợp với các ban nghành, đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Những kết quả này góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, xây dựng đội TNTP vững mạnh. Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Mục tiêu hoạt động Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông. Điều 27 khoản 1 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đoàn TNCS Hồ CHí Minh, khoá VIII thông qua ngày 25/7/2003 đã xác định l mục tiêu như sau: “ Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho Đội TNTP Hồ CHí Minh, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. 2. Cơ sở thực tiễn. Hoạt động Đội là một hoạt động không thể thiếu được trong trường học, Nhiều năm qua Liên Đội trường THCS Hiền Lương luôn đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các hoạt động Đội theo chủ đề, chủ điểm năm học, các ngày lễ lớn của địa phương... và đã được ghi nhận là một đơn vị có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng nội dung các hoạt động Đội. Không chỉ đầu tư vào những hoạt động Đội mang tính chất truyền thống như: Đại Hội Liên Đội, Cháu ngoan Bác Hồ, Hội trại 26- 3, ngoại khoá An toàn giao thông, Ngoại khoá: Bảo vệ môi trường, Quyền trẻ em... Bên cạnh đó nhà trường cũng như Liên Đội luôn chú ý tới việc tổ chức các hoạt động Đội mang tính chất thời sự, mới mẻ để thu hút sự tham gia của các em học sinh, đồng thời có sự phối kết hợp với các cơ quan, ban nghành, các tổ chức xã hội để tổ chức các họat động ngoại khoá phong phú có ý nghĩa giáo dục, chính trị to lớn. VD: Lễ Mít tinh Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11. Lễ Mít tinh Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử chiến khu Vần – Hiền Lương, tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa “Đền mẫu Âu Cơ”. Ngoại khoá : Gia đình – nhà trường – xã hội với công tác giáo dục đạo đức học sinh, Hội trại 26-3 chào mừng 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...v.vv... đã thu hút đông đảo các em đội viên tham gia và có ý nghĩa giáo dục to lớn, tạo ra được một môi trường học tập vui chơi lành mạnh, bổ ích và thân thiện.
  4. Chính vì thế các hoạt động Đội đã trở thành một sân chơi bổ ích thu hút đông đảo các em Đội viên tham gia, thông qua các hoạt động Đội các em tiếp thu được những kiến thức bổ ích và vận dụng nó vaò trong ứng xử, giao tiếp xã hội, trở thành những học sinh mạnh dạn, tự tin, có ý thức rèn luyện đạo đức. Bên cạnh hiệu quả của các hoạt động Đội đem lại. trong những năm qua một số hoạt động Đội của Liên Đội vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả,còn một số tồn tại và hạn chế nhất định. Đó là một số hoạt động Đội còn mang tính chất hình thức,chưa thu hút được các em tham gia, còn mang tính chất bắt buộc, chưa gây được hứng thú với các em. Đặc biệt có những thời kỳ do sự luân chuyển liên tục về đội ngũ phụ trách đội nên các hoạt động đội chưa được đều tay. Hoặc có những hoạt động đội do việc xây dựng và triển khai kế hoạch chưa được chi tiết, sát với tình hình thực tế khiến cho các hoạt động Đội phần nào bị hạn chế . Như vậy một hoạt động muốn thành công đòi hỏi người giáo viên TPT Đội phải có được kỹ năng thiết kế các hoạt động đội một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và học sinh. Vì vậy Sáng kiền kinh nghiệm “Kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội ở trường THCS Hiền Lương” là một Sáng kiền kinh nghiệm bổ ích và có giá trị thực nghiệm lâu dài. 3. Mục đích nghiên cứu. - Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu một số Kỹ năng thiết kế và triển khai hoạt động Đội ở Liên Đội trường THCS Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ, để giúp TPT Đội nắm vững và hiểu rõ các bước lập kế hoạch cho 1 hoạt động Đội. Từ đó thiết kế hoạt động đội trở thành một kỹ năng không thể thiếu được giúp TPT hoàn thành tốt công việc của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động Đội. - Từ việc nâng cao kỹ năng thiết kế hoạt động đội của TPT sẽ giúp các em đội viên thêm yêu thích các hoạt động Đội, tham gia hào hứng và hiệu quả hơn trong các hoạt động dành cho lứa tuổi đội viên. - Nhiều em đội viên cũng được rèn những kỹ năng hoạt động Đội, chỉ đạo các hoạt động tại chi đội mình tốt hơn. 4. Thời gian, địa điểm - Thời gian: Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện trong 1 năm học 2008- 2009 trên cơ sở các hoạt động đội của TPT triển khai trong năm học. - Địa điểm: Tại trường THCS Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ 5. Đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. Thiết kế hoạt động Đội giúp cho giáo viên – TPT Đội tổ chức các hoạt động giáo dục của Đội ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn, đồng thời góp phần nâng cao năng lực về mọi mặt của người giáo viên TPT đội.
  5. Thiết kế hoạt động Đội góp phần bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách Đội, các cán bộ Đội trong nhà trường, đồng thời đưa vị thế của tổ chức Đội được nâng cao trong và ngoài nhà trường. Thiết kế hoạt động Đội góp phần tạo ra một môi trường học tập rèn luyện thân thiện, học sinh tích cực. Bên cạnh đó, việc thành thạo về thiết kế hoạt động Đội còn góp phần rèn luyện và bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý, năng lực tổ chức hoạt động cho chính đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường và cho chính người giáo viên Tổng phụ trách Đội. II. GIẢ THUYẾT: Nhiệm vụ công tác Đội trong nhà trường phổ thông luôn đòi hỏi người giáo viên –TPT Đội phải sáng tạo, năng động để có thể đáp ứng được với những đòi hỏi của người thầy, người cán bộ chính trị, người anh, người chị, người bạn của các em trong từng giai đoạn cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chính vì vậy, N.Crupxkaia, nhà sư phạm nổi tiếng đã nói. “ Để trở thành một cán bộ phụ trách thiếu nhi tốt có nhiều điều “cần phải”, mà trước hết là cần biết tự học hỏi”( N.Crupxkaia -Bàn về cán bộ phụ trách thiếu nhi_NXB Thanh niên ). Để khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức Đội mà mình là người đại diện trong nhà trường càng đồi hỏi người giáo viên TPT Đội không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để nâng cao trình dộ, kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội. Với người giáo viên – TPT Đội trong nhà trường sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và sự am hiểu sâu sắc về lỹ luận, kỹ năng, nghiệp vụ.. phương pháp công tác Đội là 2 điều kiệncơ quản có quan hệ chặt chẽ và bổ xung cho nhau giúp cho người cán bộ TPT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là một vấn đề cần giải quyết, vì hoạt động Đội trong mỗi nhà trường rất cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu của địa phương; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả, trong đó việc tổ chức các hoạt động vui tươi, lành mạnh đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động đó, học sinh rèn kỹ năng ứng sử văn hóa, chung sống hòa nhã, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Sau đây là những công việc cụ thể, tôi đã tiến hành thông qua các hoạt động Đội trong tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh đã đạt được những kết quả sau.
  6. III. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM: 1. Tìm hiểu đối tượng và phương pháp giáo dục: Để nâng cao chất lượng giáo dục, hướng cho các em phấn đấu, rèn luyện và phát triển toàn diện. Chính vì vậy mà mỗi học sinh trong nhà trường không chỉ học giỏi mà còn phải tham gia các hoạt động Đội đã đề ra. Thông qua các chương trình thiết kế hoạt động Đội mà tôi đưa ra để các em thực hiện. Nội dung các hoạt động có giá trị giáo dục phù hợp nhằm hướng các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, chấu ngoan Bác Hồ, giáo dục các em kính yêu Bác Hồ, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị em và bà con họ hàng, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Giáo dục cho các em về lòng tự hào dân tộc, về tình yêu Tổ Quốc Việt Nam. Bản thân luôn thay đổi những hình thức hoạt động Đội nhằm giáo dục tư tưởng, hoạt động của học sinh, thu hút các em vào hoạt động tập thể tạo ra một môI trương học tập, rèn luyện thân thiện, học sinh tích cực. 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài: a. Một số yêu cầu khi thiết kế các hoạt động Đội. Một hoạt động Đội muốn đáp ứng được yêu cầu giáo dục, nhu cầu của thiếu nhi phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính logic hợp lí, có mở đầu, có kết thúc và xác định rõ đâu là khâu chủ yếu, quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động. - Xác định rõ thời điểm nào sẽ diễn ra hoạt động đó trong năm. Thời gian dành cho hoạt động, cho từng mảng công việc là bao nhiêu. Tất cả phải được cụ thể hoá trong quá trình thiết kế. - Phải phù hợp với đối tượng giáo dục(thiếu nhi, đội viên theo từng độ tuổi .. về khả năng, trình độ và sức khoẻ của các em, đồng thời phải thể hiện màu sắc của Đội: có biểu trưng, sự vui tươi, lãng mạn, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn các em. - Sát với yêu cầu chỉ đạo của Đoàn, Hội Đồng Đội cấp trên, đặc biệt phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường. b. Các bước tiến hành thiết kế hoạt động Đội. Bước 1. Công tác chuẩn bị. Những căn cứ để lựa chọn chủ đề thiết kế hoạt động Đội. - Chỉ thị và chủ chương của Hội Đồng Đội cấp trên. VD: Căn cứ trên kế hoạch công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi của Hội Đồng Đội huyện năm học 2008-2009. - Nhiệm vụ năm học của nghành giáo dục, địa phương. VD: Chú trọng nội dung cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung của nghành giáo dục, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Nhu cầu, nguyện vọng của các em thiếu nhi.
  7. VD: Nhu cầu của các em thiếu nhi: Yêu thích cái mới, mong muốn được giao lưu, học hỏi, tự khẳng định mình..... - Những kinh nghiệm về thiết kế và thi công trước đây. VD: Các hoạt động đội đã thu được hiệu quả và chưa thu được hiệu quả cao trong năm học trước, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm học, các ngày truyền thống của địa phương. VD: Ngày Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam,22/12 ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Đoàn 26/3, ..... - Cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường, trình độ văn hoá- xã hội của địa phương. VD: Điều kiện thực tế của nhà trường: Hội trường nhỏ và chật, tăng âm loa máy có đảm bảo không? thiết kế hoạt động ngoài sân trường hay trong hội trường?.... Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. - Thiết kế nội dung, chương tình hoạt động Đội là một công việc rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung của từng hoạt động cụ thể phải bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra phải có tính khả thi cao. VD: TPT khi xây dựng một kế hoạch cần xác định rõ: - Nội dung hoạt động Đội hướng vào chủ đề gì? nhằm mục đích gì? hình thức tổ chức như thế nào? các nội dung chi tiết trong từng phần là gì? - Nội dung các hoạt động phải được chia thành các công việc cụ thể, gắn với thời gian dự kiến và người chịu trách nhhệm. Phải xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu, trọng tâm và gắn với địa điểm cụ thể. Trong nội dung phải khẳng định được cái chung, cái riêng biệt. Ví dụ: Ngoại khoá An toàn giao thông Khi xây dựng kế hoạch trong từng nội dung nhỏ TPT cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong công việc đó. STT Nội dung công việc Phân công 1 Trang trí khánh tiết, tăng âm loa mic Đ/c: Hà, Quân, Chung -Tên ngoại khóa: Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ. - 2 băng rôn : học sinh nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. - “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.” - “An toàn là bạn, tai nạn là thù”. 2 Kê bàn ghế trước + căng phông GVCN 9B + HS9B
  8. Kê bàn ghế và dọn dẹp sau GVCN9A+HS 3 - Lọ hoa, khăn trải bàn, tiếp nước đại biểu Đ/c: Anh, Thế + GVCN - Giấy mời: Đ/c Bắc,Huế. 8+HS 4 - Thư kí bấm thời gian: Đ/c Vân Đ/c Vân 5 - Các phần thi, Nội dung biển báo, câu hỏi kiến Đ/c Hưng, Quân, Đ/c thức. Hà hỗ trợ 6 - Kịch bản, tập luyện, đạo cụ, mũ cổ động, băng GVCN + HS (Đ/c Hậu rôn cổ vũ cho đội tuuyển. hỗ trợ, góp ý) 7 - Nội dung, chương trình, đáp án, biểu điểm Đ/c Hưng 8 - Cơ cấu giải thưởng: 01 nhất 40.000đ Đ/c Anh chuẩn bị( Kinh 01 nhì 30.000đ phí trích từ quỹ đội) 01 ba 20.000đ - Giải dành cho màn chào hỏi xuất sắc nhất.(10.000đ) Giải dành cho diễn viên xuất sắc nhất(10.000đ) - Chương trình, kế hoạch hoạt động cần được thiết kế một cách khoa học, chi tiết, đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt cần cương quyết chỉ đạo thực hịên tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột” sẽ làm các em nản, thiếu tác dụng giáo dục.  Cấu trúc một bản thiết kế được thể hiện như sau: - Tên bản thiết kế. - Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác cuả người thiết kế. - Mục đích, yêu cầu của bản thiết kế. - Nội dung và chương trình hoạt động( Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian, người chịu trách nhiệm) - Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp. - Phương án dự phòng. - Những điểm cần chú ý. VD: KẾ HOẠCH: Tổ chức Ngoại khóa An toàn giao thông I/ Mục đích – yêu cầu Căn cứ Chương trình công tác Đoàn Đội & phong trào thiếu nhi năm học 2008- 2009 của Hội đồng đội tỉnh Phú Thọ và Huyện Đoàn Hạ Hòa. Với mục đích giúp các em đội viên hiểu rõ về luật giao thông và có ý thức chấp hành nghiêm túc đồng thời công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông cho các em đội viên Liên đội trường THCS Hiền Lương xây dựng kế hoạch Ngoại Khóa An toàn giao thông như sau:
  9. II/ Thời gian: - Dự kiến ngày 16 tháng 1 năm 2009( chiều) - Tổng duyệt: Ngày 12/1- chiều 14h00 - Thành phần tham gia: Gồm ba đội Đội 1: Lớp 6A, 7A, 8A, 9A. Đội quả bông xanh Đội 2: Lớp 6B, 7B, 8B, 9B Đội quả bông vàng II/ Nội dung: 1. Màn chào hỏi: (5 phút)- 15 điểm. 2. Kiến thức. a. Luật giao thông đường bộ (Kiến thức trả lời bắt thăm câu hỏi: mỗi đội 01 câu).10đ b. Biển báo.(10 giây) giơ đáp án 1,2,3,4.( cùng giơ đáp án: 05 câu) 3đx5=15điểm * Phần thi dành cho khán giả.( Cộng điểm cho đội thi của mình) 10đ/câu trả lời kiến thức. c. Sa hình giao thông ( Thi trên sân nếu có thể): Mỗi đội 01 sa hình.(10điểm) 3. Tiểu phẩm: ( Thời gian tối đa 10 phút/ 1 tiểu phẩm ): Chủ đề về Giao thông đường bộ)-30 điểm 4. Tài năng:( nếu có)_10 điểm. - Hát về chủ đề ATGT III/ Văn nghệ. - Tốp ca giáo viên và học sinh: Từ một ngã tư đường phố. - Học sinh: 03 bài hát về giao thông - Múa: 01 tiết mục.(Múa: Mùa xuân đến rồi) (Đội Văn nghệ nhà trường) - E rô bích: 01 màn khai mạc.- HS lớp 7,8 Duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch ------------------------------------------------ Bước 3: Chỉ đạo thực hiện. */Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban chỉ đạo là người có trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tuyên dương những thành tích cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. VD: KẾ HOẠCH: Hoạt động Hội trại chào mừng 26-3 Chủ đề: Lễ hội văn hoá thiếu nhi các dân tộc tôi đã lập danh sách BCH trại như sau:
  10. VD: HOẠT ĐỘNG HỘI TRẠI CHÀO MỪNG 26-3. Với chủ đề là Tiến lên Đoàn viên -------***------- 1. Thành phần tham gia: - 8 chi đội = 8 trại. 2. Địa điểm: Sân vận động (Thể dục) trường THCS Hiền Lương 3. Thời gian : 1 ngày Từ 7h00 phút ngày 24/3 đến 17h00 cùng ngày. 4. Ban chỉ huy trại: Đ/c Dương Tiến Thanh - Hiệu trưởng nhà trường - Trại trưởng (chịu trách nhiệm chung, quản lý công tác đối ngoại, điều hành chung, điều phối thực hiện theo chương trình đã định) Đ/c Lê Quang Hưng - TPT Đội - Trại phó (Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các mặt hoạt động) Đ/c Nguyễn Thị Lệ Thu - Chủ tịch công đoàn.( Phụ trách đời sống chung ) Đ/c Dương Hồng Quân - Bí thư chi đoàn. .(Phụ trách văn nghệ, các trò chơi thể thao, trò chơi vui,) Đ/c Phan Thị Hải Thư, Vũ Lệ Hà - ủy viên (Phụ trách hoạt động văn nghệ, hóa trang, trang trí khánh tiết..) Đ/c Nguyễn Thị Hiền.- ủy viên (phụ trách về y tế) */ Cần phải chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện nội dung, chương trình hoạt động đã thiết kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để xử lý và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp tình hình. VD: Hội trại 26 -3 của Liên đội vào ngày 24/3 diễn ra trong thời tiết mưa nhỏ. BCH trại đã linh động trong các hoạt động như sau. 5. Lịch hoạt động hội trại (1)Kế hoạch ban đầu: Lịch hoạt động Hội trại. Ngày 24/3 Buổi sáng + 07h 30 Khai mạc, mít tinh kỉ niệm 26-3. Đ/c Hưng, Thanh phụ trách- - Chào cờ, màn truyền thống. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Diễn văn khai mạc của hiệu trưởng. - Phổ biến chương trình, hoạt động, nội quy trại, nội dung thi đua. - Ôn truyền thống 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (6/3/1931 – 26/3/2009) - Đại biểu phát biểu. +7h 30 đến 9h thi văn nghệ giữa các chi đội (Mỗi chi đội 2 tiết mục).Đ/c Vân, Quân, Hà, Thư, Thảo làm giám khảo.
  11. + 09h đến 11h, cắm trại và trang trí trại. Đ/c Hưng , Quân, Hà, Thư + GVCN các lớp phụ trách. Sơ đồ cắm trại Trại 6A Trại 9A Trại 6b Trại 9B Trại 7A Trại 8A Trại 7B Trại 0B Quy định về trại. + Kích thước: - 6 cọc trại 2cọc 1m2, 2 cọc 1m4,2cọc 1m6. - Khu vực trại(từ cổng tới cuối trại): 4x6m - Cổng trại :2,2m. + Kiểu dáng: Trại mùa hè. + Trang trí trại: Bắt buộc mỗi trại phải có: + Trong trại: - Bàn thờ Bác Hồ, Lọ hoa. - Góc học tập.(bàn học, ghế, sách vở) - Góc trưng bày đồ khéo tay(1 bàn sắp xếp hợp lý: hoa khô, tranh vẽ.....) - Cờ tổ quốc: 3,5m. ở sân trại. + Sân trại: Khu vực sân chơi, mô hình hoặc vườn cây, ao cá.... ( Tuỳ thuộc ý tưởng và cách trang trí của các đội cho phù hợp , khuyến khích sáng tạo, có ý nghĩa). +Nội dung thi đua ở trại. - Chấp hành nội quy, kỷ luật của hội trại - Tham gia tốt các hoạt động của trại. - Đạt kết quả cao trong các nội dung thi đua. + Phân công chuẩn bị: */Yêu cầu các Đ/c GVCN phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng thành viên: + Chuẩn bị vải trại, cọc trại, kỹ thuật cắm trại, đồ dùng phục vụ hội trại, các mô hình, góc trưng bày, lời thuyết minh. + Lập danh sách các đội viên tham gia : Thi thể thao, các trò chơi vui. + Học sinh tự lo vật dụng cần thiết phục vụ hội trại và tự mang đồ ăn từ nhà đến, ăn tập thể dưới sự tổ chức của các thầy cô giáo chủ nhiệm.. + Giáo viên phụ trách hỗ trợ các lớp. - 6A: Kha . - 6B: Huệ - 7A: Thư. - 7B: Tiến - 8A: Thế. - 8B: Tuyên - 9a: Thảo - 9B: Quỳnh * Phân công chung.
  12. + Trang trí khánh tiết: 9A + Các đ/c GV Tiến. Linh, Kha Phông chữ: Huy hiệu đoàn, Chi đoàn trường THCS Hiền Lương Hội Trại 26/3 Tiến lên Đoàn. viên Hình ảnh trên phông( Đ/c Hà) + Kê bàn ghế : 9A,9B. + Nước đại biểu khai mạc: Đ/c Linh + HS nữ 8. + Dọn dẹp sau Hội Trại: Toàn trường. Yêu cầu GVCN các lớp triển khai kế hoạch tới các em đội viên. Mọi thắc mặc liên hệ với BCH trại (cụ thể là TPT) +11h nghỉ trưa, ăn cơm, thông báo lịch buổi chiều và phát tin, ca nhạc. Buổi chiều 24/3 a- 14h00 đến15h00 : các trò chơi vui tập thể: + Nhảy bao bố ( đ/c Linh, Quân Tiến làm giám khảo) + Thi kéo co ( đ/c Quân, Tiến, Linh làm giám khảo) - Nhảy bao bố: + Mỗi chi đội 1 nam, 1 nữ. (4 đôi) + Chuẩn bị sẵn 2 bao tải. - Kéo co: + Mỗi chi đội 5 em nam và 5 em nữ: b. 15h00 đến 16h130 chấm trại các chi đội (đ/c Hưng, Quân, Vân, Bình, Thảo, Huế, Hà làm giám khảo) b- Từ 16h30 đến 17h Bế mạc, trao giải, kết thúc hội trại. Duyệt kế hoạch Người lập KH ----------------------------------------------------- (2)Kế hoạch thay đổi: Lịch hoạt động Hội trại. Tuy nhiên do có thể điều kiện buổi chiều trời sẽ mưa to nên BTC đã quyết định tổ chức các hoạt động đồng thời vào buổi sáng, tổng kết, bế mạc, trao giải hội trại vào cuối giời buổi sáng ngày 24(khi trời còn tạnh ráo). */Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên hội ý ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện có hiệu quả nội dung và chương trình đã đề ra. Bước 4. Tổng kết, đánh giá kết quả. Sau hoạt động, việc xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, yếu, những ưu nhược điểm của các cá nhân và các tập thể rất cần được tổng kết, rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra, tổng kết, đánh giá kết quả kịp thời, động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê bình cá nhân, tập thể nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu của bản thiết kế, nguyên tắc chỉ đạo thực hiện các hoạt động.
  13. Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng và vô tư, từ tổ chức, yêu cầu nội dung giáo dục đến hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ của các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội. * Kết luận Thiết kế hoạt động của Đội TNTP Hồ CHí Minh là một trong những yêu cầu quan trọng của người giáo viên TPT Đôi, Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục Đội viên, tập thể đội chủ yếu thông qua các hoạt động của Đội. Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả giáo dục của Đội sẽ được nâng lên rất nhiều nếu người giáo viên - TPT Đội nắm vững thành thạo thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục của Đội. Để trở thành người giáo viên _TPT Đội giỏi về thiết kế và tổ chức hoạt động Đội đòi hỏi người giáo viên TPT Đội phải dày công học hỏi, đầu tư, luôn sáng tạo trong tổ chức các hoạt động Đội, đồng thời không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ Công tác Đội, đưa các hoạt động của Đội ngày một nâng cao về chất lượng, hiệu quả giáo dục và hấp dẫn thu hút được đông đảo Đội viên tham gia. Hơn nữa nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh, thân thiện, có như vậy thì học sinh sẽ tích cực học tập, rèn luyện và hăng hái tham gia nhiệt tình các phong trào hoạt động Đội của Liên đội IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1 Phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng phương pháp đọc tài liệu để nghiên cứu về kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội. - Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động Đội. - Phương pháp điều tra qua phiếu, lập bảng, biểu thống kê. - Quan sát để tìm hiểu thực tế học sinh. - Thực nghiệm các bản thiết kế qua các hoạt động đội triển khai trong năm học. 2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn. 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu. - Hiền Lương là một xã miền núi của tỉnh Phú Thọ, điều kiện kinh tế chưa có gì là đầy đủ, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Một mặt thì măt trái của cơ chế thị trường đang đần len lỏi vào đời sống của người dân nơi đây nên không tránh khỏi những tác động xấu tới sự hình thành nhân cách của em. Chính vì vậy công tác giáo dục và chăm sóc thiếu niên nhi đồng luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện, đìa phương quan tâm. - Để giúp các em phát triển và hình thành nhân cách một cách đầy đủ về: Đức – Trí – Thể – Mỹ thì ngoài những hoạt động như giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền, phát động sự giúp đỡ, hướng dẫn của các anh chị lớp lớn dành cho các em nhỏ, giáo viên chủ nhiệm quan tâm, nhiệt tình… thì các hoạt động đội là môi trường thuận lợi nhất để các em học sinh nhanh chóng hoà nhập,
  14. thích nghi, yêu mến trường lớp hơn, yêu mến học tập hơn, cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường học thân thiện hơn”. Trong nhiều năm học qua Liên đội trường THCS Hiền Lương luôn có bề dày về truyền thống cac hoạt động Đội, nên đã thực sự cuốn hút được các em và được các em đội viên đặc biệt yêu thích. 2.2 Thực trạng Hoạt động Đội ở Liên Đội trường THCS Hiền Lương thường xuyên được duy trì và có nhiều đổi mới theo từng năm học vì vậy luôn thu hút được đông đảo các em đội viên tham gia một cách nhiệt tình, hào hứng. Tuy nhiên bên cạnh những hoạt động thành công và đem lại hiệu quả cao, nhiều hoạt động Đội của Liên đội còn chưa thật sự đảm bảo về nội dung cũng như cách thức tổ chức. Đặc biệt các hoạt động nhỏ và chưa theo các chủ điểm lớn còn thiếu sự đầu tư về thời gian và chỉ đạo. Muốn một hoạt động thành công trước hết người giáo viên TPT phải có kỹ năng thiết kế chi tiết các hoạt động đó. PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ THÍCH/ KHÔNG THÍCH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG NĂM HỌC 2007-2008 S Đánh giá bản Số ĐV Không Thích Bình Ghi T Tên hoạt động thiết kế hoạt tham thích tham gia thường chú T động(TPT) gia tham gia Ngoại khoá: 1 Khá 376 340 16 20 Phòng chống TNXH Ngoại khoá: Em tập làm 2 Tốt 376 358 8 10 Bác sĩ. 3 Múa hát tập thể Khá 376 321 25 30 4 Phát thanh Măng Non TBình 376 313 37 26 Như vậy nhìn vào phiếu điều tra cho thấy kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội của giáo viên TPT tỷ lệ thuận với mức độ yêu thích tham gia các hoạt động của đội viên. 2.3 Đánh giá thực trạng Từ thực tế trên tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết kế các hoạt động Đội phù hợp với đặc điểm riêng biệt của Liên Đội mình, đồng thời dựa trên mặt bằng kiến thức chung của các em đội viên trong toàn huyện lấy đó làm mục tiêu xây dựng các hoạt động phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi và nhiệm vụ năm học của trường, địa phương. Việc yêu thích hay không yêu thích tham gia một số hoạt động của các em đội viên cũng có nhiều nguyên nhân: + Thứ nhất: Do kế hoạch đưa ra qúa gấp rút, thời gian để các em chuẩn bị cho hoạt động không nhiều dẫn đến kết quả không cao.
  15. + Thứ hai: Nhiều kế hoạch chồng chéo, giáo viên chủ nhiệm thiếu sự quan tâm, đôn đốc và hướng dẫn các em trong các hoạt động. + Thứ ba: Hoạt động bị trùng lặp, nội dung chưa được đổi mới và chưa bám sát với nhu cầu của các em. + Thứ tư: Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho hoạt động, tăng âm, loa đài trục trặc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. + Thứ năm: Nhiều em đội viên ý thức tập thể chưa cao, còn chưa đoàn kết với các bạn trong các hoạt động. + Thứ sáu: Hoạt động đưa ra còn chung chung, thiếu định hướng cụ thể, TPT thiếu đôn đốc và kiểm tra ... 2.4 Đề xuất biện pháp. - Muốn các hoạt động Đội thành công và thu hút các em đội viên tham gia người giáo viên TPT phải có kỹ năng thiết kế cách hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm riêng của Liên Đội mình. Đối với liên đội Trường THCS Hiền Lương cần có những biện pháp sau: Một là: TPT cần nắm vững kế hoạch công tác Đội của năm học, nhiệm vụ năm học của nhà trường, các hoạt động lớn trong năm. Hai là: TPT phải không ngừng học hỏi và trau dồi chuyên môn, kiến thức đội nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em đội viên. Ba là: Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, khoa học... cần tham khảo ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm để xây dựng hoạt động phù hợp. Bốn là: Xác định hoạt động nào là trọng tâm trong năm học, hoạt động nào cần được đổi mới và đầu tư về thời gian, kinh phí. Năm là: TPT cần huy động được sức mạnh tổng lực của các thành viên trong nhà trường tham gia hỗ trợ các hoạt động như chi đoàn, BGH, giáo viên TD,Mĩ thuật, các anh chị phụ trách chi đội Sáu là: các hoạt động đội phải mang màu sắc đội, bám sát vào chương trình rèn luyện đội viên và các yêu cầu giáo dục đội viên. Mỗi hoạt động đều phải có tính giáo dục cao, hình thành ở các em những nhận thức và hành động đúng đắn. 2.5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra Sau khi thực hiện SKKN từ đầu năm học 2008 – 2009 đến nay đựơc sự quan tâm của Hội đồng đội huyện Hạ Hòa, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, thì kỹ năng thiết kế cách hoạt động của tôi đã được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động Đội của Liên Đội đã khắc phục được một số những tồn tại và hạn chế, thật sự phát huy được hiệu quả giáo dục đối với các em đội viên. Đó là: - Các em học sinh rất hứng thú với các hoạt động Đội, các hoạt động ngoại khoá và yêu thích các hoạt động này.
  16. - Từ những rụt rè, e ngại khi tham gia các hoạt động tập thể nhiều em đã trở nên tự tin, mạnh dan và trở thành những hạt nhân văn nghệ, kịch, thể dục thể thao, các họat động phong trào của nhà trường.Tham gia vào nhiều hoạt động lớn của địa phương, của huyện đều đạt được những bước tiến bộ rõ rệt. - Việc tham gia các hoạt động Đội không còn là sự bắt buộc mà các em đã chủ động, tự giác và sáng tạo đưa ra nhiều ý tưởng hay trong quá trình tham gia thực hiện. VD: Hội trại 26 -3 với chủ đề: “Tiến lên Đoàn viên” Các em đã rất sáng tạo trong việc thiết kế trại. - Nhiều em học sinh qua các hoạt động Đội đã có tác phong vững vàng, có ý thức rèn luyện đạo đức bản thân.Vững vàng trong cách xử lý các tình huống có liên quan tới đạo đức, pháp luật. Tới 95% các em học sinh yêu thích và tham gia tích cực các hoạt động Đội là những em học sinh học tập tốt ,có ý thức rèn luyện đạo đức và là những cán bộ lớp gương mẫu. Như vậy có thể xác nhận Kỹ năng thiết kế các hoạt động đội là một năng lực không thể thiếu được đối với người giáo viên TPT đội và SKKN này áp dụng ở Liên Đội trường THCS Hiền Lương là phù hợp, hiệu quả và có thể áp dụng trong các năm học tiếp theo cho chính các hoạt động Đội dành cho đội viên của Liên Đội và các Liên Đội trường THCS khác. Kết luận Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội là một yêu cầu tất yếu đối với người TPT Đội. Một hoạt động Đội nếu được thiết kế chi tiết chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Từ thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao kỹ năng thiết kế các hoạt động. Nhiều hoạt động đội trong năm học vừa qua đã bám sát với đặc thù riêng của nhà trường như tổ chức hội trại với các nội dung thi thể thao dân tộc, làm bánh dân tộc và đồ khéo tay dân tộc được các em đội viên hào hứng tham gia, đồng thời giáo dục được cho các em ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Nhiều em đội viên đã hoà đồng hơn trong tập thể và phát huy được vai trò của mình. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 - Kết luận - Trải qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu lý luận chung về kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội tại Liên Đội, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp tiến hành SKKN, hoàn thành từng nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và tôi đã thành công trong việc áp dụng SKKN này cho đối tượng học sinh THCS tại trường tôi. - Ngoài việc thành công với các hoạt động ngoại khóa thì một mặt tích cực không kém đó là các hoc sinh rất yêu thích các hoạt động Đội, từ đó các
  17. em chăm học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức hơn, nên kết quả về học lực và hạnh kiểm được nâng lên rõ rệt. Các em cảm thấy yêu mến trường lớp, gần gũi với trường lớp, thân thiện với trường lớp, thầy cô và bạn bè hơn. - Với các bài học kinh nghiệm đã nêu ở phần trên tôi cho rằng để nâng cao chất lượng các hoạt động Đội còn gặp không ít khó khăn. Vì muốn có một hoạt động Đội thành công và hiệu quả cần phải cộng gộp đủ rất nhiều yếu tố, từ việc xây dựng nội dung kế hoạch, tới nhân lực và kinh phí cho một hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt mỗi Liên Đội lại có một thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên điều cần thiết đầu tiên theo tôi đó là sự tâm huyết, sáng tạo của người tổng phụ trách, thái độ ham học hỏi và biết linh hoạt vận dụng phù hợp với điều kiện trường mình. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư và chỉ đạo sát sao của Sở GD - ĐT, Hội đồng đội tỉnh, huyện, Phòng Giáo dục , Ban giám hiệu nhà trường sẽ tạo những thuận lợi để cho các hoạt động ngoại khoá ngày càng được đầu tư và đổi mới, nâng cao chất lượng. 2 - Kiến nghị - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động đội nói chung và hoạt động ngoại khóa nói riêng như: Sân chơi, bãi tập, hội trường, tăng âm, loa, đài, míc, máy chiếu, máy tính. - Trang bị những tài liệu về công tác Đội, những hoạt động phong trào, tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các Liên Đội. - Có cán bộ tổng phụ trách chuyên trách cho các trường học. Trên đây là một số ý kiến của tôi rút ra sau khi thực hiện đề tài, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các đồng chí, đồng nghiệp, của Hội đồng đội huyện, Phòng giáo dục để đề tài được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hiền Lương, ngày 08 tháng 4 năm 2009. Người viết TPT Lê Quang Hưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2