SKKN: Một số suy nghĩ về phương pháp luận sáng tác thơ tuổi học trò: Tập làm thơ bốn chữ
lượt xem 9
download
“Tập làm thơ bốn chữ” đã giúp cho các em nắm được đặc điểm về thơ bốn chữ, từ đó các em bước đầu biết cách về phương pháp tự sáng tác bài thơ thể loại bốn chữ, nếu học sinh làm được bài thơ hay thì cần khuyến khích, động viên học sinh. Ngược lại, có những bài chưa hay, người giáo viên cũng không nên trì chích học sinh một cách nặng nề. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số suy nghĩ về phương pháp luận sáng tác thơ tuổi học trò: Tập làm thơ bốn chữ”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số suy nghĩ về phương pháp luận sáng tác thơ tuổi học trò: Tập làm thơ bốn chữ
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT HUYỆN ÂN THI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐA LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TÁC THƠ TUỔI HỌC TRÒ: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ Người viết: Nguyễn Minh Đức Chức vụ : Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Trung Học Cơ Sở Đa lộc Tháng 3 năm 2009
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ ca tuy không phải là hoạt dộng chính trị của người. Nhưng Bác đã đến với thơ ca trong những hoàn cảnh đặc biệt,và Bác đã làm thơ không ngoài mục đích đó: Tuyên truyền trực tiếp cho công tác cách mạng hoặc bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm cao đẹp của mình với quần chúng nhân dân, với non sông đất nước. Thơ của Bác là đỉnh cao của thơ ca cách mạng thời kì hiện đại. Đó là những vần thơ cực kì tinh khiết, giàu chất “ Thép” và chan chứa tình người. Thơ của Bác kết hợp một cách sâu sắc tinh tế nhiều vẻ đẹp trong thơ. Thơ Bác Hồ là tiếng nói bình dị, gần gũi và điêu luyện, sáng tạo, giàu cảm xúc và luôn bừng sáng trí tuệ, gắn với thực tiễn cách mạng và bay lên với bao khát vọng, ước mơ. Thơ của Bác có giá trị tinh thần lớn lao của dân tộc và là hoa thơm, lộc quý của mọi nhà: Đó là những bài thơ mừng xuân của Bác: Xuân 1947 ( trang 71 ) Xuân 1948 ( trang 78 ) Xuân 1967 ( trang 82 ) Xuân 1968 ( trang 106 ) Xuân: Bác tròn 63 tuổi ( trang 99 ) Trong nhiều năm qua. Thơ Bác Hồ đã được nhiều các nhân văn, nhà thơ nghiên cứu như: 1. Đặng Thái Mai 2. Hoài Thanh 3. Hoàng Xuân Nhi 4. Hoàng Trung Thông 5. Chế Lan Viên 6. Xuân Diệu 7. Lưu Trọng Lư 8. Hà Minh Đức Yêu quý và thiết tha học tập tìm hiểu thơ Bác, chúng ta ước mong tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện hơn vẻ đẹp nội dung. Nghệ thuật trong thơ Bác. Một hiện tượng thơ ca kỳ diệu của thời kỳ hiện đại, một đỉnh cao nối tiếp những đỉnh cao một hiện
- tượng thơ ca quen thuộc, hồn thơ vĩ đại này thuộc về người anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta từ trước tới nay. Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh văn thơ là một bộ phận gắn liền với những hoạt động Cách mạng phong phú của người. Đọc thơ của Bác, đồng chí Trường Chinh nhận xét: “ Trong thơ của Hồ Chủ Tịch, mỗi câu, mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng và tình cảm của một chiến sĩ vĩ đại”. ( Trường Chinh: Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1975 trang 70 ). “ Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. ( Hoàng Trung Thông ) Chất thép: Là tính chiến đấu, đấu tranh rắn rỏi, mạnh mẽ... Chất tình: Tính nhân văn, tình người, tình cảm, nhân hậu, tình yêu thương con người, thiên nhiên, đất nước... Mở đầu tập thơ “Nhật ký trong tù” Bác viết: “ Ngâm thơ ta vẫn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây? Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do”. Bác không làm theo cách nói ý tứ khiêm nhường của người xưa: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi”. ( Câu thơ của nghiên phu đời Thanh). Mục đích của người cầm bút nói chung và người làm thơ nói riêng nhà thơ Sóng Hồng có viết: “ Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Vần thơ cũng phải đấu tranh cho lí tưởng của Đảng cho nhân loại. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới, có kiến thức và trình độ văn hoá. Bởi vậy nhà trường có nhiệm vụ to lớn trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức nói chung và vốn từ ngữ văn học nói riêng.
- Chính trong nhà trường là nơi đầu tiên trang bị và bồi dưỡng cho học sinh phát triển năng lực nhận thức cũng như phát hiện những tài năng của các em học sinh nhất là năng khiếu về văn học. Hoạt động ngữ văn là hình thức mới được đưa vào trong chương trình dạy học từ đầu cấp học THCS (lớp 6) xuất phát từ quan niệm cần đa dạng hoá các hình thức học tập, tăng cường cho học sinh có điều kiện luyện nói, luyện tập cách trình bày miệng, đưa học sinh vào các hoạt động tập thể, hoạt động văn hoá, vui mà bổ ích. Thông qua hoạt động này giúp cho học sinh có điều kiện làm quen và nắm được đặc điểm và nhận diện được thể thơ bốn chữ. Đây cũng là hình thức khuyến khích những sáng tạo cá nhân, động viên, phát hiện những học sinh có năng khiếu thơ văn. Mặc dù mục đích chính của môn Ngữ văn nhà trường nói chung và tiết học này nói riêng không phải hoàn toàn dạy cho học sinh làm thơ, sáng tác thơ, tuy vậy giữa học Văn và tập làm thơ,Văn có mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau. Vì thế có những bài làm dở của học sinh thì cũng tìm ra chỗ chưa đúng, chưa hay, những bài hay, có tố chất văn thơ thì chúng ta động viên khuyến khích học sinh. Ví dụ: Bài thơ “ Mưa” ( Trang 78 – Ngữ văn 6 – Tập 2) được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 – tiết 100 tự học có hướng dẫn. Đó là bài thơ của tác giả nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1967, khi đó mới 9 tuổi là học sinh tiểu học, tại trường làng của làng quê, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương. PHẦN B. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với đặc trưng của môn Ngữ văn, ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức về Ngữ văn nói chung, bên cạnh đó còn phát hiện sớm những tài năng còn ngay khi còn ở lứa tuổi học trò. Tập làm thơ bốn chữ mới được đưa vào chương trình ngữ văn THCS nhằm bổ trợ cho các nội dung học tập về các thể trong phần văn và tạo ra hình thức học tập mới trong giảng dạy ngữ văn. Mục tiêu của các giờ tập làm thơ là thông qua thực hành, mà nắm được đặc điểm của từng thể thơ, từ đó biết nhận diện và tìm hiểu thơ trên những đặc điểm đó.
- Với nội dung tập làm thơ là phần cốt yếu, tuy nhiên không yêu cầu học sinh phải biết làm thơ hay nói cách khác sáng tác thơ một cách thành thạo. Tập làm thơ bốn chữ là bài học đầu tiên của nội dung chương trình ngữ văn lớp 6, do vậy cách tiến hành gìơ học cần tạo ra không khí nhẹ nhàng, linh hoạt như một hoạt động Ngữ văn vui và hứng thú, dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết đã có của học sinh về thể thơ bốn chữ để tập hệ thống hoá hiểu biết về đặc điểm thể thơ đó là: Số câu / dòng; Cách gieo vần; Ngắt nhịp. Từ đó học sinh mới có thể làm được thơ trước hết là thể thơ bốn chữ, bởi vì với đặc điểm chung của thể loại này rất gần gũi với cách nói thông thường phù hợp với văn kể, miêu tả. Thông qua thực tế giảng dạy, nguời giáo viên muốn cung cấp cho học sinh vừa nắm vững kiến thức Ngữ văn nói chung vừa nhận diện đặc điểm và bước đầu biết làm thơ bốn chữ. Bản thân tôi cũng đôi khi có sáng tác một số bài thơ thể bốn chữ vào mỗi dịp như ngày hội và những ngày kỉ niệm truyền thống, tuy số lượng chưa nhiều, chất lượng bài chưa cao, nhưng trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm của bản thân đã có một số bài thơ về thể thơ bốn chữ. Cho nên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ nghiên cứu áp dụng một số phương pháp có tính sáng tạo trong quá trình giảng dạy tiết hướng dẫn học sinh trong hoạt động ngữ văn: “Tập sáng tác thơ bốn chữ” ở lớp 6 bậc THCS. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy và rút ra nhận xét rằng : Trong quá trình giảng dạy cần khắc sâu vốn hiểu biét từ ngữ cho học sinh, để thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. PHẦN C : TÀI LIỆU THAM KHẢO Để cho nội dung đề tài SKKN được đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm trước hết tài liệu tham khảo là điều kiện rất cần thiết có tác dụng không nhỏ trong việc nghiên cứu, đó là các tài liệu. 1. Căn cứ vào tài liệu SGK- SGV môn Ngữ văn 6. 2. Để học tốt Ngữ văn 6.
- 3. Cuốn sách khái quát về lịch sử tiếng việt và ngữ âm tiếng việt hiện đại - Tác giả Hữu Huỳnh – Vương Lộc. 4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn – Nhà xuất bản Giáo dục – Tác giả Nguyễn Thuý Hồng – Nguyễn Quang Ninh 5. Tập thơ bốn chữ - Tham khảo minh hoạ. 6. Từ điển chính tả. 7. Tạp chí giáo dục. Tạp chí lí luận khoa học giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo. 8. Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6- NXB Giáo dục. PHẦN D – NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I - CƠ SỞ KHOA HỌC: Với đặc trưng bộ môn ngữ văn nói chung, thông qua các tiết: Hoạt động ngữ văn, tập làm thơ bốn chữ. Nhằm giúp cho học sinh vốn hiểu biết từ ngữ cho học sinh, mở rộng vốn từ học sinh nắm được đặc điểm của thể thơ bốn chữ. Qua đó học sinh bước đầu biết vận dụng những hiểu biết về thể thơ bốn chữ và những yếu tố kể, tả khi tập làm thể thơ này. Đặc điểm thơ bốn chữ là bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ, gieo vần lưng, phần chân xen kẽ, gieo Vần liền hoặc cách, hoặc hỗn hợp, nhịp thơ phổ biến 2/2, dễ làm, dài ngắn tự do, phù hợp với văn kể , miêu tả. Với đặc điểm vần trong bài thơ gồm có: - Vần lưng: Gieo vào giữa dòng thơ ( còn gọi là yêu vận ) - Vần chân: Gieo vào cuối dòng thơ ( còn gọi là ước vận ) - Vần liền: Gieo liên tiếp vần với nhau vào cuối dòng thơ - Vần cách: Gieo vần tách nhau cách dòng thơ ( còn gọi là gián cách ) - Vần hỗn hợp: Gieo không theo thứ tự nào (gồm tất cả các cách gieo vần nói trên ). Ví dụ như bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nội dung kể và miêu tả: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu
- Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... II- CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thông qua tiết dạy theo phân phối chương trình ngữ văn 6 tiết 102: Tập làm thơ bốn chữ. Bước đầu giúp cho học sinh nắm được đặc điểm thơ bốn chữ, từ đó học sinh nhận được thể thơ này khi học và đọc thơ ca. Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng và phần chân xen kẽ, cách gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Đó là thể loại được xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vẽ... Ví dụ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca nô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng... (Lượm – Tố Hữu ) Thông qua tiết dạy, giáo viên cung cấp cho học sinh về lí luận phương pháp, sau đó đưa ra một số bài mẫu về thơ bốn chữ có tính chọn lọc để học sinh có điều kiện tham khảo, từ đó học sinh vận dụng để tập làm thơ bốn chữ ở trên lớp, và bài tập làm ở nhà. Qua đó giáo viên định hướng chủ đề chính cho học sinh như : Chủ đề : Tình thày trò và mái trường. Chủ đề : Tình yêu quê hương đất nước. Chủ đề : Làng quê nơi các em được học tập và sinh sống. III. NỘI DUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 1. Cơ sở lí luận:
- Theo quan điểm của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, một nhà lãnh đạo uyên bác của Đảng có lần đã nói: “ Rồi sẽ đến cái lúc con người ta cần thơ hơn cần cơm” ( Trích văn hoá nghệ thuật Hải Hưng 6/1996- Trang 3) Thơ ở đây hiểu là nghệ thuật, là món ăn tinh thần nói chung, trong đời sống của chúng ta bao gồm: đời sống vật chất, đời sống tinh thần đòi hỏi ngày một cần thiết với nhu cầu của con người, của thời đại. Mẹ của Nhà thơ Trần Đăng Khoa ( Quê ở làng Trực Trì, huyện Nam Thanh,Tỉnh Hải Dương) đã có lần trả lời với khách khi đến nhà thăm gia đình: “ Tôi không biết các con tôi nó giỏi giang như thế nào nhưng nó mê đọc truyện Kiều- Nguyễn Du, Truỵên Lục Vân Tiên –Nguyễn Đình Chiểu, thì tôi tin nó không bao giờ làm điều ác.” Đúng vậy từ trong truyền thống, các bà mẹ Việt Nam cũng như nhân dân ta nói chung đã coi trọng nhất là tính Thiện của con người, mà văn học phản ánh cái Thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Văn học nghệ thuật thể hiện khát vọng của nhân dân ta hướng tới. Chân: Chân thật, giản dị, trung thực . Thiện: Lương thiện , đạo đức hiền lành. Mĩ: Cái đẹp thẩm mĩ. Để có được bài thơ hay người làm thơ cần phải huy động tất cả sức lực và tài năng của mình, phải lao tâm khở tứ , họ cần có sự am hiểu, gọt giũa ngôn ngữ mới có kết quả đó là bài thơ hay. 2. Các phương pháp tập làm thơ bốn chữ: Phương pháp1: Cần nắn chắc đặc điểm thể loại thơ bốn chữ : Đó là bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ; cách gieo vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền hoặc cách, hoặc hỗn hợp. Nhịp thơ phổ biến là 2/2, dễ làm, dài ngắn tự do phù hợp với văn kể, văn miêu tả. Phương pháp 2: Cần cho học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn từ. Từ ngữ là một nhân tố có những khả năng to lớn tạo nên giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học nói chung và mõi bài thơ nói riêng. Nhiều khi chỉ có một từ nhất định cũng có thể cô đúc lại cái “Thần” của một bài thơ. Và cũng chỉ một từ, nhà văn khéo lựa chọn cũng sẽ làm cho hình tượng văn học khắc sâu vào tâm hồn người đọc .
- Phương pháp 3 : Phảỉ nắm chắc các vần trong đoạn thơ. Ví dụ 1: Bài Đồng dao: Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ, Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt. ( Những chữ cùng vần trong bài Đồng dao trên là: hẹ- mẹ- nghé; đàn- càn- gian. Ví dụ 2: Tre - Nguyễn Bao: Tre nghiêng soi bóng Mặt hồ gợn sóng Tre thả thuyền trôi Trưa hè nắng nôi Tre trùm bóng mát Buổi chiều gió hát Tre làm nôi êm... Những chữ cùng vần trong bài thơ trên là: bóng- sóng; trôi- nôi; mát- hát Phương pháp 4: Giúp cho học sinh nắm vững và chỉ ra được vần chân trong bài thơ Ví dụ: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi Vần chân: Núi – bụi; Hàng – Trang; Vần lưng: Ngang- Màng Phương pháp 5: Giúp cho học sinh hiểu và nắm rõ vần cách Cháu đi đường cháu Cháu lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà Vần cách: Cháu- sáu; ra- nhà
- Phương pháp 6: Giúp cho học sinh nắm chắc vần hỗn hợp. Ví dụ: Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên Để em ngồi cạnh Nay chị lấy chồng Ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con sông (Chị em- Lưu Trọng Lư) Bài thơ của giáo viên sáng tác để học sinh vận dụng: CÂY ĐA TRƯỜNG TÔI Cây đa trường tôi Ngày nào còn bé Thân gầy thưa lá Nhiều cành vươn ra. Những ngày trôi qua Tháng ngày vất vả Thầy già trò nhỏ Vượt nền nấm đa. Những tháng ngày qua Trôi sao nhanh quá Giờ đa lớn quá Bao trùm chúng ta. Ôi những cành đa Xoè ra rộng quá
- Sum suê xếp lá Như là nón che. Ôi! Những mùa hè Nắng xuyên khe lá Ai ngồi dưới lá Thầm yêu bóng đa. Ôi! Bóng đa ơi Ta yêu đa quá Mầu xanh của lá Vẫy chào bóng đa. (Ngày 20 tháng 11 năm 1999- Minh Đức) PHẦN E - KẾT QUẢ Quá trình giảng dạy tiết: Tập làm thơ bốn chữ cho học sinh lớp 6. Sau khi được kết hợp hài hoà giữa các phương pháp trên, đã giúp cho học sinh ngoài việc nâng cao kiến thức ngữ văn cho học sinh nói chung, các em được mở rộng về sự nhận biết, bộc lộ tài năng cũng như năng khiếu làm thơ và sáng tác thơ bốn chữ có tiến bộ hơn trước. Qua đó các em học sinh càng thấy rõ nét hơn sự ý nghĩa và vai trò giá trị việc tập làm thơ bốn chữ. Lớp khi chưa được học Lớp đã được học Thời gian Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Lớp Tổng số Tổng số thực hiện đạt yêu còn yếu đạt yêu còn yếu học sinh học sinh cầu kém cầu kém Năm học 6A 39 25 14 39 35 4 2008-2009 (64,1%) (35,9%) (89,7%) (10,3%) KẾT LUẬN Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân về phương pháp đã được thực hiện trong quá trình thực tế giảng dạy ở lớp 6 tại trường trung học cơ sở Đa Lộc. Với nội dung được thực nghiệm nhìn chung bước đầu các em học sinh được cung cấp vốn kiến thức ngữ văn nói chung và tiết học: “Tập làm thơ bốn chữ” nói riêng nhằm hỗ trợ cho các nội dung học
- tập về các thể thơ trong phần văn học và tạo ra hình thức học tập mới trong quá trình học môn Ngữ văn. Thông qua tiết thực hành: “Tập làm thơ bốn chữ” đã giúp cho các em nắm được đặc điểm về thơ bốn chữ, từ đó các em bước đầu biết cách về phương pháp tự sáng tác bài thơ thể loại bốn chữ, nếu học sinh làm được bài thơ hay thì cần khuyến khích, động viên học sinh. Ngược lại, có những bài chưa hay, người giáo viên cũng không nên trì chích học sinh một cách nặng nề. Tập làm thơ bốn chữ là tiết học đầu tiên của nội dung học tập ở bậc trung học cơ sở. Cách tiến hành giờ học cần tổ chức một cách học nhẹ nhàng, linh hoạt như một hoạt động ngữ văn vui và hứng thú, dựa trên sự nhận biết của học sinh và kinh nghiệm của giáo viên, giúp cho học sinh nắm chắc về thể thơ bốn chữ. Tuy nhiên trong quá trình vừa giảng dạy, vừa thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm thực tiễn, bước đầu áp dụng còn có những hạn chế. Bản thân tôi rất mong được nhận sự tham gia, góp ý, nhận xét và đánh giá của các cấp quản lí và đồng nghiệp để cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đa Lộc, ngày 23 tháng 3 năm 2009
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN : Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương Toán lớp 7
12 p | 1519 | 204
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 9 phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai
23 p | 1209 | 157
-
SKKN: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
25 p | 643 | 51
-
SKKN: Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy thể loại kịch
33 p | 243 | 41
-
SKKN: Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở một số bài học
14 p | 143 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn