YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán
220
lượt xem 33
download
lượt xem 33
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Việc nghiên cứu thực hiện tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi của thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện nhằm tìm giải đáp, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc là có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong sự nghiệp giáo dục. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán”.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú- Định Quán Maõ soá:. . . . . . . . . . . . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC THIẾU NHI TẠI TRƯỜNG PTDTNT LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ- ĐỊNH QUÁN Ngöôøi thöïc hieän: Nguyeãn Anh Dũng Lónh vöïc nghieân cöùu: Quaûn lí giaùo duïc:
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/- THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Anh Dũng 2. Ngày tháng năm sinh: 15/ 08/ 1983 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Thanh thọ 2- xã Phú Lâm- huyện Tân Phú- tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613856483(CQ)/ ĐTDĐ: 01254540358 6. Fax: 0613856483 E-mail: dung150883@gmail.com 7. Chức vụ: Chuyên trách thư viện 8. Đơn vị công tác: trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán II/- TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Khoa học thư viện III/- KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác thư viện Số năm có kinh nghiệm: 06 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định quán”
- MỤC LỤC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC……………………………………………1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………...3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI……………………………………..............5 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………...5 1.1. Một số khái niệm…………………………………………………….7 1.2. Vị trí………………………………………………………………….7 1.3. Tầm Quan trọng……………………………………………………...7 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài………………..8 2.1. Công tác phục vụ ban đọc……………………………………………8 2.2. Hướng dẫn đọc……………………………………………………….9 2.3. Tổ chức phục vụ bạn đọc và các hình thức tuyên truyền giới thiệu...13 HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………….21 ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG……………………..22 1. Đề xuất, khuyến nghị..………………………………………………..22 2. Khả năng áp dụng……………………………………………………..22 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….23
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI N hà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của đảng, có nhiệm vụ: “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở vật chất ban đầu, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của các em…” Đây cũng là nền tảng quan trọng để con người Việt Nam phát triển toàn diện. Vì vậy sách báo là một trong những cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong nhà trường. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...,ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. V.Na Xốp đã nói: “Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ”. M.Gorki cũng nói rằng: “Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Macxim. Gorki đã nói: "Mây đen có thể che được ánh sáng mặt trời nhưng không gì có thể che được ánh sáng của sách mang lại". Mỗi một cuốn sách đều mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, không chỉ với người lớn, với trẻ thơ, mỗi cuốn sách là một thế giới bí ẩn, khám phá nó, trẻ sẽ thấy vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là games, chat, ... với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, đọc báo của các em ngày càng hạn chế.
- Do đó việc nghiên cứu thực hiện tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi của thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện nhằm tìm giải đáp, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc là có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong sự nghiệp. “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác tổ chức phục vụ bạn đọc ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện nên tôi đã chọn đề tài: “ Tổ chức phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán ”. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- 1. Cơ sở lý luận Đôi nét về thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán: Thư viện trường được xây dựng ở một nơi yên tĩnh, núp dưới hàng cây xanh toả bóng mát rượi trong khuôn viên trường với phòng đọc và kho sách đúng chuẩn. Đó là một căn phòng sáng, rộng trến 100m2, được trang bị đầy đủ kệ, tủ để sách; bàn, ghế phục vụ bạn đọc tại chỗ. Cờ, ảnh Bác được treo trang trọng trên cao chính giữa tường như Bác đang âu yếm nhìn các cháu đọc sách vậy. Phòng đọc như sáng hơn nhờ các chậu hoa cây cảnh tươi thắm bao quanh. Đặc biệt, thư viện còn được trang bị đầy đủ khẩu hiệu, bảng nội quy hướng dẫn sử dụng sách, máy vi tính, lịch làm việc cụ thể ... theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học. Đặc biệt đối tượng bạn đọc gần gũi cơ bản nhất là 278 học sinh của con em 12 dân tộc như Châu - ro, Mạ, Stiêng, K’ho, Tày, Nùng, v.v… Vốn tài liệu: Số lượng và chất lượng sách của thư viện. Năm học này, thư viện trường PTDT nội trú có tổng số sách là: 21.747 quyển; Trong đó sách giáo khoa: 12.832; Sách tham khảo: 5.434 quyển; Sách nghiệp vụ: 1.131quyển; Sách thiếu nhi: 2.350 quyển. Đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học, 100% giáo viên đứng lớp có sách nghiệp vụ hỗ trợ giảng dạy. Ngoài ra, thư viện có rất nhiều loại sách tham khảo nhằm đáp ứng với việc nâng cao, mở rộng kiến thức cho cả thầy và trò cũng như đa dạng sách giải trí phù hợp với độc giả trường học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên và học sinh trong việc sử dụng sách. Mỗi loại đều có vị trí và tầm quan trọng riêng biệt, song cả 3 loại sách trên đều không thể thiếu trong việc phục vụ giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Sách giáo khoa xác định khối lượng và mức độ kiến thức cần truyền thụ cho học sinh. Để nâng cao kiến thức của mình, học sinh không thể không cần đến sách giáo khoa - Sách nghiệp vụ của giáo viên là loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên. Đối với học sinh giỏi
- của trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán sách nghiệp vụ cũng giúp các em tự học, tự tìm hiểu nâng cao trình độ của mình. - Sách tham khảo đọc thêm là loại sách góp phần củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, có tác dụng kích thích các em lòng say mê học tập, yêu khoa học, có ý thức vươn lên tìm tòi sáng tạo trong học tập và trong lao động. Theo số liệu trên thì lượng sách giáo khoa tỷ lệ cao nhất trong tổng số vốn tài liệu và lượng sách tham khảo cũng khá cao. Số lượng truyện đọc thiếu nhi, báo tạp chí còn thấp so với nhu cầu đọc của các em. Cơ sở vật chất của nhà trường: Thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán có cơ sở vật chất đẹp mắt nhưng nhỏ hẹp, thư viện có một phòng duy nhất và được tập trung làm kho sách, phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu. Tất cả được trưng bày gọn gàng hợp lý. Bao gồm: - Năm giá kệ sách đặt sát tường, 5 giá kệ sách cho phép độc giả có thể tự lựa chọn theo nhu cầu. - Ba tủ trưng bày: Tủ sách Bác Hồ, tủ sách Pháp luật và tủ sách phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số theo các môn loại, với mục đích giới thiệu sách có hiệu quả cao. - Bên cạnh đó là kho sách giáo khoa gồm 11 giá sách đã được phân theo khối lớp và môn loại gọn gàng sạch sẽ ngăn nắp hợp lí. - Một dãy bàn được đặt giữa phòng làm bàn đọc và tra cứu. Hiện nay thư viện đã thực hiện được: - Một tủ mục lục gồm 16 ô phích đặt ở góc phòng, được sắp xếp theo trật tự chữ cái A, B, C, … - Bảng hướng dẫn sử dụng tủ mục lục giúp các em cách truy tìm thông tin, tìm sách báo, tài liệu theo nhu cầu của mình. - Bảng nội quy thư viện, kế hoạch hoạt động, bảng giới thiệu sách thư viện được treo ở vị trí thích hợp ngoài ra thư viện còn được trang bị đầy đủ khẩu hiệu,… theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học.Các bảng này có tác dụng nhắc nhở trách nhiệm giữ gìn sách báo tài liệu của các em khi đến thư viện.
- Cán bộ thư viện: Đối với nhà trường cán bộ thư viện thực chất là người làm công tác giáo dục trực tiếp học sinh bằng phương tiện sách báo. Vai trò của cán bộ thư viện được đánh giá ngang với vai trò của giáo viên, cùng chung mục đích cao cả là đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ thành người có ích cho xã hội, thành những đứa con yêu của đất nước. Cán bộ thư viện đã qua lớp đào tạo đại học thư viện nhưng về bề dày kinh nghiệm thì chưa có nên cán bộ thư viện vẫn học hỏi tìm tòi thực tế của các thư viện bạn và không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 1.1. Một số khái niệm: Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu. 1.2. Vị trí: - Thư viện là chiếc cầu nối. - Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc. Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc. - Vì vậy tổ chức pục vụ bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường. 1.3. Tầm quan trọng: - Là công tác trung tâm của thư viện nhằm dùng mọi hình thức, nhanh chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh.
- - Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại… đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc. - Là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc sách ra sao. Để tổ chức phục vụ bạn đọc đến với thư viện cần đảm bảo các nội dung: - Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc; - Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện; - Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện; - Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu; - Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu; - Hướng dẫn phương pháp đọc sách; - Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc; 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1. Công tác phục vụ bạn đọc: - Dựa trên việc sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau để tác động lên sự cảm thụ bằng mắt của bạn đọc. Nó giúp cho việc tuyên truyền sách, báo có hiệu quả nhất nhưng cũng cần phải kết hợp điều này với phương pháp tuyên truyền bằng lời nói có sinh động. Ví dụ: Tổ chức những buổi nói chuyện về sách hay triển lãm sách. - Từ công tác phục vụ bạn đọc, hình thành ở bạn đọc ý thức tự nguyện đọc sách giúp cho độc giả hình thành hứng thú đọc sách mới. - Tạo mọi điều kiện để cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong toàn trường được sử dụng vốn tài liệu. - Nghiên cứu nhu cầu đọc của cán bộ, giáo viên, học sinh để có thể đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu đọc của bạn đọc. - Sử dụng các biện pháp để lôi kéo bạn đọc đến với thư viện.
- - Cùng với tổ cộng tác viên của thư viện tiến hành hướng dẫn việc đọc, khơi dậy tình yêu sách ở các em giúp giáo dục ở lứa tuổi học sinh cấp 2 sự mong muốn hiểu biết, biết áp dụng các kiến thức đọc được ở sách, báo vào học tập và cuộc sống. - Giúp bạn đọc chọn được sách báo, tài liệu cần đọc. - Tuyên truyền giới thiệu những sách, báo mới cần thiết và tốt nhất tới giáo viên, học sinh. - Xây dựng thói quen đọc sách từ đó tạo lên văn hóa đọc. 2.2. Hướng dẫn đọc. - Hướng dẫn đọc giúp phát triển nhân cách đáp ứng tối đa và phát triển nhu cầu đọc, hứng thú đọc, để giáo viên, học sinh có thể nâng cao kiến thức, giáo dục văn hóa đọc, hoàn thiện việc đọc của độc giả. - Hướng dẫn đọc dựa trên việc nghiên cứu và thống kê hứng thú đọc, nhu cầu đọc được thực hiện bằng các hình thức, phương pháp khác nhau thông qua phiếu yêu cầu, kho mở, bộ máy tra cứu thư mục… - Từ việc hướng dẫn đọc cho giáo viên, học sinh. Cán bộ thư viện đã giúp họ trong việc chọn lựa những tài liệu, những thông tin về tài liệu hợp với nhu cầu và sở thích.
- - Giúp bạn đọc nắm được kĩ năng tự chọn sách. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỷ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì? Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc. Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ Thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học của các em. Cần phải hiểu rõ được từng đối tượng cụ thể, hiểu rõ được tâm lí của từng đối tượng để giới thiệu sách, báo sao cho phù hợp với từng đối tượng đó. Ví dụ: Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập.... Giáo viên cần phải giới thiệu họ những sách tham khảo, sách nghiệp vụ nhằm bổ sung và nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học của giáo viên đó. Thư viện phải kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử dụng
- thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình. Xây dựng tủ sách lưu động tại lớp hay tại sân trường nhằm giảm bớt tình trạng học sinh đến thư viện quá nhiều mà thư viện không đủ chỗ cho các em ngồi. Để có thêm nguồn sách, báo, truyện phục vụ cho học sinh thư viện cần: Phát động học sinh góp sách. Phân loại sách do học sinh đóng góp, bổ sung những sách còn thiếu và chưa có để làm phong phú thêm cho tủ sách của thư viện. Phân phối sách sao cho phù hợp với từng học sinh, từng khối lớp. Thứ hai hàng tuần chuyển giao sách cho từng lớp. Ví dụ: Khối lớp 6: các em học bài “Thời Nguyên Thủy, Đời Sống Của Con Người Nguyên Thủy”: Thư viện sẽ cho các em mượn cuốn sách “Tìm Hiểu Trái Đất Và Loài Người” của tác giả Nguyễn Hữu Danh. Cuốn sách giúp các em có hệ thống kiến thức về các giai đoạn phát triển trái đất và con người từ thời kỳ sơ khai và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình. Khối lớp 7: các em học bài:“ Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng”: Thư viện cho các em mượn cuốn sách: “Thơ ca chiến khu” của chủ tịch Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Để giúp các em có sự hiểu biết về một quãng đời hoạt động của Người, làm phong phú và sinh động bài học của mình. Từ đó, các em thêm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại – Người cha già kính yêu của dân tộc - nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. Bước vào chương trình học lớp 8: Các em bắt đầu làm quen với bộ môn mới: môn Hóa học. Với bỡ ngỡ ban đầu, và những thắc mắc tại sao chất này với chất kia lại có thể tác dụng với nhau để tạo ra một chất mới … .Tôi sẽ cho các em mượn cuốn sách: Thí nghiệm Hóa học lượng nhỏ ở trường trung học cơ sở của Trần Quốc Đắc. Cuốn sách giúp các em tự tin hơn khi làm các thí nghiệm, và thành công khi học tập môn Hóa, tạo cho các em yêu thích môn Hóa học.
- Khối lớp 9: Các em học bài “Hiện tượng kinh nguyệt - Sự thụ tinh. Sự phát triển của bào thai”: Thư viện cho các em mượn cuốn sách: “Những câu hỏi về giới tính” của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuốn sách là cẩm nang tốt giúp các em giải đáp nhiều khúc mắc mà lứa tuổi mới lớn thường hay băn khoăn về giới tính. Khi có sự hiểu biết rồi, các em sẽ tự tin trước những thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi và biết tự giải quyết những vấn đề tế nhị có thể xảy ra trong cuộc sống của các em. Mỗi tên sách như vậy thư viện chỉ có từ 3 – 6 cuốn, nên khi cho mượn phải xem số lượng học sinh trong từng lớp để từ đó có phương pháp cho mượn thích hợp. Ví như trong một lớp có 40 học sinh được chia làm 4 tổ, mỗi tổ các em giữ 2 ngày, chuyền nhau đọc trên lớp vào giờ ra chơi và chia nhau mang về. Do số lượng đầu sách ít nên các em phải cùng học với nhau. Từ đó giúp các em có thái độ học tập tích cực và cùng nhau đưa ra phương pháp học tập tốt nhất. - Hàng quý thư viện có chương trình giới thiệu sách mới hoặc khi học sinh cần đến người cán bộ thư viện cũng có thể giới thiệu một cuốn sách phù hợp với yêu cầu nội dung của các em. - Vào những ngày lễ lớn: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đoàn (26/3), ngày sinh nhật của Bác Hồ. Thư viện tổ chức thi kể chuyện theo sách để tạo thêm hứng thú đọc cho các em. Một số hình ảnh minh họa học sinh hội thi kể chuyện về “TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” ở trường PT DTNT liên huyện Tân Phú qua các năm học.
- Tóm lại, trong cùng một tên sách ta phân phối cho các lớp mượn những lúc khác nhau, đảm bảo cho sách được lưu thông và đều khắp. - Ghi nhận vào sổ mượn sách của thư viện. 2.3. Tổ chức phục vụ bạn đọc và các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách.
- * Đối với thư viện trường học cán bộ thư viện đồng thời áp dụng hai hình thức phục vụ bạn đọc: Kín ( đóng) và mở. Kín (đóng): Giáo viên, học sinh tra cứu ở tủ thư mục hoặc yêu cầu trực tiếp, cán bộ thư viện xem trên giá còn tài liệu phù hợp với yêu cầu người mượn, chúng ta lấy cho mượn. Mở: Bạn đọc tự tìm tài liệu trên giá và đưa ra cho cán bộ làm thủ tục cho mượn. * Tuyên truyền giới thiệu sách báo bằng các hình thức sau: + Điểm sách( giới thiệu sách) + Tổ chức các cuộc thi vui trả lời sách ( hái hoa dân chủ ). Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn luôn theo dõi sát sao các hoạt động của Đội cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh. Thiếu nhi là đối tượng chính của thư viện trường học. Tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán đối tượng thiếu nhi là các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 với lứa tuổi từ 10 đến 15. Lứa tuổi thiếu nhi đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn trưởng thành. - Vị trí của thế hệ thiếu nhi đối với đất nước: Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước “tre già măng mọc” là một truyền thống tự hào của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thế hệ thiếu nhi là lực lượng nòng cốt cho tương lai của nước nhà. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Bác Hồ đã khẳng định “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có tự hào sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
- - Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu đọc của lứa tuổi thiếu nhi: Lứa tuổi học sịnh cấp 2 là thời kỳ giữa của tuổi học trò hay là thời kỳ thiếu niên: khoảng từ 11 đến 15 tuổi. Đây là thời kỳ mang tính chất bắc cầu, các em không còn là trẻ con cũng chưa hẳn hoàn toàn là người lớn. Về sinh lý, thời kỳ thiếu niên là thời kỳ hình thành nam tính, nữ tính. Hình dáng của các em thay đổi rõ rệt, mỗi năm trung bình các em cao thêm 5 - 6 phân, trong thời kỳ này các em nữ thường chóng cao hơn các em nam. Cảm xúc của các em dễ biến đổi đột ngột do hoạt động của hệ thần kinh, cơ năng của não ngày một hoàn thiện. Điều này giúp tư duy của các em hoạt động tích cực, tính tò mò của các em trong thời kỳ này có tính khoa học và đi sâu vào bản chất của đối tượng hơn. Trong thời kỳ này yếu tố tư duy trừu tượng trên đà phát triển nhưng yếu tố tư duy cụ thể vẫn còn giữ vị trí trọng yếu. - Nhu cầu đọc và tác dụng của sách đối với thiếu nhi: Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nên nhu cầu đọc của các em cũng rất đa dạng, mỗi lứa tuổi thích ứng với mỗi loại sách khác nhau: Lứa tuổi lớp 6: quan tâm đến các tài liệu tác động đến óc tưởng tượng của các em; Tính bắt trước mở rộng hiểu biết của các em về thế giới xung quanh như: truyện tranh, truyện cổ tích, các gương anh hùng, báo thiếu nhi dân tộc,… Đối với lứa tuổi lớp 7, lớp 8: các tác phẩm văn học trong và ngoài nước, sách khoa học kỹ thuật hiện đại, nghệ thuật âm nhạc, báo dưới mái trường,…là đề tài yêu thích của các em. Lứa tuổi lớp 9: chú trọng đến tài liệu về các mối quan hệ xung quanh: gia đình, bạn bè, trường lớp, xã hội, …sách về các nhân vật nổi tiếng ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của các em. Sách báo không phải chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa vật chất đơn thuần mà là một hình thức vật chất có tính chất đặc trưng, trong đó chứa đựng những giá trị tư tưởng văn hóa, trí tuệ, tình cảm mà mỗi dân tộc trên thế giới đã tích lũy và khẳng định. Những giá trị ấy được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bằng phương tiện sách báo, chúng ta giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có lý tưởng và đạo đức, có nhận thức và tư duy
- khoa học, có khả năng lao động, có thẩm mỹ,…có những quyển sách mà nội dung của nó để lại dấu ấn sâu sắc trong các em cho đến tuổi trưởng thành. Những nhân vật tốt xấu ảnh hưởng đến tình cảm yêu ghét của các em, định hình tính cách sống của các em sau này. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh - Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. - Thư viện xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh. - Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước năm học. Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: - Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những giờ đọc sách theo phân công thời khóa biểu của nhà trường. Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy.
- Ví dụ: Sáng thứ hai, cán bộ thư viện phối hợp với cộng tác viên thư viện lớp 6/A, 6/B lên phòng thư viện nhận sách về phát cho lớp mượn và trong vòng một tuần phải đem lên nộp lại cho thư viện, còn nếu đọc chưa song thì phải lên thư viện xin gia hạn lại ngày trả, tiếp theo các lớp khác cũng vậy. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu. - Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu dưới cờ, thông qua chương trình phát thanh măng non của nhà trường... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường. - Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2, 26/3…, để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ.
- Ví dụ: Ngày 20/10: Có một câu hát làm xúc động bao thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua vẫn được các em hát lên, hát mãi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ vô hạn: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng..." Bác yêu thiếu niên, nhi đồng và kì vọng rất nhiều ở các em: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Chính vì vậy, lúc sinh thời Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc phát triển sự nghiệp giáo dục và những tư tưởng, tình cảm lớn của Người dành cho ngành giáo dục sẽ còn in đậm mãi trong mỗi thế hệ tương lai. Hướng tới chào mừng kỉ niệm 44 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968 - 15/10/2012), thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán xin giới thiệu đến quý bạn đọc bộ sách "Kể chuyện Bác Hồ" do hai tác giả Nguyễn Phúc Ngọc Lâm và Nguyễn Hoài Thanh tuyển chọn, biên soạn; được NXB Văn học ấn hành năm 2012. Bộ sách gồm hai tập, là tập hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bộ sách nhằm tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ đến với độc giả, nhất là với các em học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước… Ngày 20/11: Nước Việt Nam ta có một nền văn hiến lâu đời. Gây dựng nên và bồi đắp cho nền văn hiến của đất nước mỗi ngày thêm phong phú và rực rỡ có công lao không nhỏ của lớp lớp các nhà giáo Việt Nam. Chính trong quá trình bồi đắp cho nền văn hiến chung của dân tộc, lớp lớp các nhà giáo đã làm vẻ vang truyền thống của giới mình. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hôm nay thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán sẽ giới thiệu với quý thầy cô và các em những cuốn sách rất hay và thật ý nghĩa viết về tình cảm thầy trò. Đó là tình cảm chân thành ở sâu thẳm đáy lòng của
- những người thầy thân thương, của những thế hệ học trò đã biểu đạt thành câu, diễn cảm thành lời, đã cô đọng từng trang, từng dòng nên đủ sức lay động mọi con tim, khơi dậy trong chúng ta tình cảm thầy trò thầm kín có dịp trào dâng… Hội thi vẽ tranh
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn