SKKN: Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn và hiệu quả. Giúp cho học sinh hứng thú, ham thích môn lịch sử. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu 1. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cuộc sống đang thay đổi và tiến lên từng giờ. Đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của nền văn minh tin học, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với đất nước ta. Trong khi đó chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn đang thấp hơn so với yêu cầu của sự phát triển đó. Mặt khác, trong xu thế hội nhập với thế giới, bên cạnh những nền văn hoá tiến bộ, có rất nhiều mảng văn hoá đen vẫn còn len lỏi và dễ dàng lan nhanh trong giới trẻ. Điều đó dẫn đến bản sắc dân tộc đang dần mất đi, mà nhiều người Việt Nam lại đang quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Vì vậy, một trong những vấn đề trọng tâm của nước ta là đầu tư phát triển nhân tố con người, tức là đầu tư cho giáo dục và đào tạo để tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và phẩm chất năng lực của công dân, nhất là bản lĩnh văn hoá vững vàng trước sự hội nhập. Môn lịch sử có vai trò không nhỏ góp phần thực hiện nhiệm vụ trên. Có thể nói học môn lịch sử ngoài việc để “ cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” thì lịch sử còn cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng khác như: phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại, tương lai một cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy chất lượng học môn lịch sử của học sinh các trường THPT nói riêng, các cấp học nói chung còn nhiều điều đáng bàn, đặc biệt là ở miền núi. Những năm gần đây kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét đại học môn lịch sử
- quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: Tại sao lại như vậy? làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Về phía học sinh, các em không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó là môn phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khó nhớ. Vì vậy các em không hứng thú trong học tập môn này, hoặc chỉ học qua loa đối phó. Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong học môn lịch sử? Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10 ”. Qua thời gian thực hành và thấy có hiệu quả, vì vậy tôi nêu ra để đồng nghiệp cùng tham khảo. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tổt đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện các nhiệm vụ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. tài liệu gây hứng thú trong dạy học lịch sử. Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp.., rút kinh nghiệm giờ dạy Tìm hiểu các trò chơi kiến thức trên truyền hình: Theo dòng lịch sử, Đường lên đỉnh Olimpia... Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 10. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh và bổ sung hợp lí. 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng. Học sinh cả khối 10 nói chung nhưng chủ yếu là học sinh các lớp xã hội b. Phạm vi và thời gian nghiên cứu . Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các kiến thức trong chương trình lịch sử lớp 10 ban cơ bản.
- Thời gian nghiên cứu trong 1 năm học 2018 2019 1.4. Mục đích nghiên cứu Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn và hiệu quả. Giúp cho học sinh hứng thú, ham thích môn lịch sử. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn. 2. Tên sáng kiến Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Thị Duyên Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc Số điện thoại:0975695415Email: hoangthiduyen.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Hoàng Thị Duyên giáo viên Trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp đổi mới dạy và học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức trong môn Lịch sử. Khi xây dựng sáng kiến vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử + Giáo viên: Chủ động sử dụng phương pháp dạy học mới. Giáo viên tự xây dựng nội dung phù trình độ nhận thức của từng lớp từ đó phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên. + Học sinh: Hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung ; tăng cường khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn. Tâm lí thoải mái cho học sinh trong các buổi học, các em được chủ động làm việc
- trong các giờ học. Thông qua hoạt động trao đổi giữa các học sinh rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác trong giải quyết các vấn đề. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến được chúng tôi áp dụng từ tháng 9 năm 2018 tại trường THPT 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài a. Thuận lợi. Tình hình chung về giảng dạy môn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân rút nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp. Tình hình trường lớp, học sinh: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô. bên cạnh đó học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử... Nhà trường xây dựng đầy đủ thư viện điện tử và sách tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ưu điểm khi sử dụng kĩ thuật kể chuyện trong dạy học lịch sử: Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện, các giai thoại lịch sử từ các cuốn truyện, từ nguồn tư liệu của thư viện nhà truờng để sử dụng cho bài dạy thêm phong phú, sinh động, tiết học trở nên hấp dẫn b. Khó khăn khi thực hiện đề tài: Về phía giáo viên: mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu chắt lọc những kiến thức trọng tâm dể bài dạy có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải dành nhiều thời gian để sưu tầm các câu chuyện lịch sử liên quan đến bài dạy.
- Về phía học sinh: Nhiều học sinh coi môn lịch sử là môn học phụ, môt số khác chỉ học để xét tốt nghiệp THPT nên chưa có hứng thú, sự yêu thích, tập trung đối với môn học. Đa số các em vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. 7.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện lồng ghép kể chuyện lịch sử. 7.2.1. Kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Kĩ thuật kể chuyện được sử dụng trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng. Bằng việc dùng lời nói kết hợp hình ảnh để diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện được kể trong giờ học lịch sử có liên quan đến những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc để giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm, một thuật ngữ có liên quan đến nội dung bài học. Mỗi sự kiện, nhân vật, địa danh đều có ý nghĩa riêng về mặt ngôn ngữ, văn hóa lịch sử. Việc ghi nhớ chúng theo những câu chuyện thú vị đi kèm, giúp học sinh nhớ dữ liệu không phải bằng cách "học thuộc" mà là nhận thức giá trị của chúng. Giáo viên sử dụng kĩ thuật kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. Việc lồng ghép kể các câu chuyện, các
- giai thoại lịch sử trong bài dạy sẽ được học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, ghi nhớ sự kiện, có ấn tượng mạnh và ngưỡng mộ về nhân vật. Qua đó, thực hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử. Từ đó, mang lại hiệu quả rõ rệt cho giờ học lịch sử 7.2.2. Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng câu chuyện, giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học. Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện mà bài học cần đáp ứng. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức. Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, sễ hiểu, biểu cảm.... Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình. Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. Nên kể chuyện kèm theo tranh ảnh minh họa để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
- 7.2.3. Nội dung kể chuyện có thể lồng ghép trong giờ học lịch sử lớp 7.2.3.1. Trong chương trình chính khoá Phần1: lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 1: Xã hội nguyên thủy Giáo viên giảng giải kết hợp với kể chuyện chứng minh về sự xuất hiện loài người theo quan điểm duy vật biện chứng, sưu tầm những câu chuyện về khảo cổ học với phương pháp khoa học hiện đại để chứng minh con người xuất phát từ loài vượn cổ qua di tích hóa thạch. Có thể liên hệ đến Việt Nam và chứng minh Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người qua việc tìm thấy công cụ lao động của người tối cổ ở Thanh hóa . Chương 2: Các quốc gia cổ đại Kể chuyện liên quan đến các thành tựu văn hóa như lịch sử, chữ viết, kiến trúc…, giáo viên kể những câu chuyện liên quan về kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, đấu trường La Mã…; kể về các vị hoàng đế Pharaông và những kì quan thế giới. Từ đó, giúp học sinh hiểu được những tài năng và sự sáng tạo của con người thời cổ đại. Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam. Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến Kể chuyện liên quan đến sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc, từ khi nhà Tần sáng lập năm 221 TCN và kết thúc vào năm 1911 dưới triều đại Mãn Thanh, giáo viên sử dụng chuyện kể về quy luật thịnh suy của chế độ phong kiến Trung Quốc thông qua các vị hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, Chu Nguyên Chương… hoặc về học thuyết Nho giáo tồn tại hàng ngàn năm của Khổng Tử và sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. Sự xuất hiện và thành tựu của thơ Đường và tiểu thuyết Minh Thanh…Giúp học sinh hiểu được những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam
- Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện về văn hóa truyền thống Ấn Độ: Sự ra đời của chữ viết, nguồn gốc và sự phát triển của đạo Phật, đạo Bàla môn,Đông Nam Á thời phong kiến, giúp học sinh hiểu được Ấn Độ là một nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và Thế giới. Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến Kể chuyện liên quan đến sự hình thành của vương quốc Lào và Campuchia, về văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến. Thông qua việc tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử, tính chất tương đồng về địa lý lịch sử văn hóa của khu vực và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực. Chương 6: Tây Âu thời trung đại Kể chuyện giúp học sinh thấy được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu, hiểu khái niệm “lãnh địa” và đặc trưng của kinh tế lãnh địa, sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại. Về các cuộc phát kiến địa lý và hệ quả hay những thành tựu của văn hóa phục hưng. Thông qua các tư liệu lịch sử giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc, giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột. Giáo dục học sinh biết quý trọng các di sản văn hóa dân tộc trên thế giới, đồng thời có các hiểu biết về văn hóa châu Âu Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 1: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X. Giáo viên kể về các nền văn hóa cổ đại trên đất nước Việt Nam, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Âu Lạc, thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập. Sưu tầm các câu chuyện
- về tấm gương của vị anh hùng dân tộc: Qua cuộc khởi ngnghĩa Hai Bà Trưng, kết hợp với chuyện kể đánh đuổi Tô Định trả thù chồng đền nợ nước, thể hiện được tinh thần và khí tiết của người phụ nữ Việt Nam Về nội dung Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giáo viên khắc sâu nghệ thuật quân sự độc đáo như cho quân đóng cọc, lợi dụng nước thủy triều để đánh giặc. Chương 2: Quá trình hình và phát triển của nhà nước thế kỉ XXV Khái quát quá trình hình thành nhà nước phong kiến Việt Nam qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Thông qua chuyện về các nhân vật lịch như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn… giúp học sinh hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. Giáo viên cũng có thể kể chi tiết Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long bào lên vai Lê Hoàn, chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê hoặc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Giáo viên thông qua nội dung bài học về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, kết hợp với nghệ thuật đánh giặc, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của Lý Thường Kiệt, Lê Lợi; đặc biệt, chuyện ba lần đánh bại quân Mông nguyên, qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, về những thành tựu văn hóa của dân tộc. Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Giáo viên kể chuyện về người anh hùng áo vải Quang Trung và phong trào Tây Sơn, chuyện về các thành tựu văn hóa thế kỉ XVI XVIII…qua đó, giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. Chương 4: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Giáo viên giúp học sinh hiểu tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn thông qua các tư liệu lịch sử. Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại
- Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản. Tư liệu về lịch sử nước Mĩ, vì sao mà Mĩ làm cách mệnh, kể chuyện về nhân vật Oasinhtơn người chỉ huy cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc mĩ, góp phần khai sinh ra nước Mỹ Rôbexpie linh hồn của cách mạng tư sản Pháp. Giúp học sinh có những nhận thức đúng về mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản. Biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của Triết học ánh sáng trong cuộc tấn công vào thành trì phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ, về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Chương 2: Các nước Âu Mĩ từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Giáo viên có thể kể về sự ra đời của máy hơi nước, đầu máy xe lửa, tàu thủy Phơntơn, về công cuộc thống nhất Đức, Ý, về Bixmac, Gađiban đi, …về các thành tựu của khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và vai trò của nó đối với sự phát triển của lịch sử. 7.2.3.2. Một số hình thức kể chuyện lịch sử trong chương trình ngoại khoá. Trong bài ngoại khóa môn lịch sử, giáo viên có thể tổ chức một buổi tham quan học tập ở bảo tàng lịch sử đối với học sinh ở các trung tâm thành phố. Đối với học sinh các trường do điều kiện về kinh tế, về địa lý gặp nhiều khó khăn, giáo viên có thể tổ chức một bài ngoại khóa với hình thức kể chuyện lịch sử về một nội dung, sự kiện, vấn đề hoặc nhân vật lịch sử. * Thứ nhất: sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ thể. Những anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc do vậy trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc hoạ, tạo biểu tượng về các nhân vật đó, sử dụng phương pháp kể
- chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, noi gương các anh hùng dân tộc. Giáo viên có thể kể chuyện kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. Trong bài nội khoá do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét chính, tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó. Ví dụ 1: giáo viên tạo biểu tượng về Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo (? 20 tháng 8,năm 1300), còn được gọi là Hưng Đạo đại vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288. Ví dụ 2: Tạo biểu tượng về Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông là Vua của nước Đại Việt từ năm 1428 cho tới năm 1433. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù * Thứ hai: Sử dụng các giai thoại lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử. Để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai thoại lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có vấn đề. Ví dụ1: Kể chuyện về đời sống của bầy người nguyên thủy
- Bầy người nguyên thủy Bầy người nguyên thủy là tập hợp một nhóm người từ 5 đến 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Bấy giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên này là “ bầy người nguyên thủy”. Bầy người nguyên thủy có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh triền miên hàng triệu năm. Giáo viên có thể kết hợp lời nói kể về việc con người phát hiện ra lửa( từ các vụ cháy rừng hoặc núi lửa phun trào, con người biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn), sau đó biết giữ lửa, tạo ra lửa bằng cách cọ xát hai hòn đá vào nhau. Sự xuất hiện của lửa đã thể hiện bước tiến lớn trong đời sống bầy người nguyên thủy. Có nhiều hình thức tổ chức ngoại khóa, trong đó, kể chuyện lịch sử là một hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có hiệu quả giáo dục cao. Giáo viên có thể cho học sinh chọn các chủ đề hoặc vấn đề mình yêu thích, sau đó chuẩn bị theo nhóm rồi trình bày trước lớp. Kể chuyện lịch sử không phải là thông báo khô khan, kể chuyện lịch sử phải đưa người nghe sống lại quá khứ, như đang được chứng kiến tận mắt. Để làm được điều này trước hết học sinh phải chuẩn bị kỹ càng, phải đọc
- thuộc truyện, kể không những khúc chiết, rõ ràng tái hiện lại được nội dung sự kiện lịch sử mà còn cuốn hút, hấp dẫn người nghe. Có nhiều cuốn sách trong đó có nhiều câu chuyện lịch sử liên quan đến các bài học. Đó là các tác phẩm : Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, viết về các nhân vận lịch sử, các công trình văn hoá nổi tiếng thế giới như công trình vườn treo BaBilon, cung A phòng, khu lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng…các trang Web về lịch sử, học sinh có thể tham khảo. Ví dụ 2: Bài 20 lịch sử lớp 10: “ Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X XV”. Để học sinh hiểu được vì sao thời Lý phật giáo được coi là quốc giáo. Giáo viên kể câu chuyện sau: “ Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp ( Từ Sơn Bắc Ninh) sinh năm Giáp Tuất ( 974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con ruột của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn. Cũng theo truyền thuyết bố Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai, bị nhà sư đuổi đi nơi khác. Hai vợi chồng đi đến rừng Báng, dừng lại nghỉ. Người chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống chẳng may xảy chân ngã chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ xin vào ngủ nhờ ờ Chùa Ứng Tầm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần về báo mọng rằng “Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến”. Tỉnh dậy nhà sư sai chú Tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Khi đó chỉ có người đàn bà mang thai đến. Đêm đấy bỗng nhà chúa phát sáng, hương thơm toả ra ngào ngạt, sư trụ trì dạy xem thì người đàn bà đã sinh được 1 cậu con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “Sơn hà xã tắc”. Sau đó trời bỗng nổi trận mưa to, gió lớn, người mẹ saukhi sinh chú bé thì chết và chú bé được nhà chùa nuôi nấng, khi chú bé được 8, 9 tuổi được theo học sư Vạn Hạnh ở Chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
- Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở 1 đất vùng văn minh, văn hiến, lại được sự dậy dỗ của vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt. Tóm lại trên đây là một số phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử chúng tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học, truyền đạt kiến thức mới. Trong quá trình vận dụng đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học, tiết học.... 7.2.4. Một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10 Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của bài, của chương và nguồn giai thoại lịch sử, chuyện kể lịch sử thu thập được chúng tôi chọn lọc một số mẩu chuyện, giai thoại phù hợp với kiến thức cơ bản với nội dung bài dạy đã xác định. Bài 3 Lịch sử lớp 10: “Các quốc gia cổ đại phương Đông” giáo viên kể câu chuyện: người Ai Cập cổ đã xây dựng Kim tự tháp như thế nào?
- Kim tự tháp Ai Cập (nguồn: Google ) Trong số 67 Kim tự tháp còn lại ở Ai Cập thì Kim tự tháp Khêốp là Kim tự tháp lớn nhất ( Mỗi cạnh đáy dài 232m, bốn mặt hình tam giác cân, đỉnh chóp nhọn cao 146,6m. Thể tích của Kim tự tháp là 2,5 triệu mét khối đá và có trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn), chúng ta thử xem người Ai Cập cổ đã xây dựng nó như thế nào? Công việc đầu tiên là phải đến những dãy núi ở giáp Hồng Hải, thậm chí phải sang cả bên bán đảo A Rập để khai thác đá. Tiếp đó, những đoàn người khác đến làm đường, sau đó lại có những người đến vận chuyển những khối đá lớn đó đến sông Nin, rồi đi tiếp đến vùng xây Kim tự tháp. Công việc đó phải sử dụng đến hàng vạn lao động, chia thành từng tốp, mỗi tốp ba tháng trong vòng 10 năm trời. Vì chưa có những công cụ và phương tiện hỗ trợ nên có thể họ đã dùng những phương pháp sau: Xây dựng những con đường dốc bằng gạch và cát, hoặc những sàn ván bằng xà gỗ ngắn đặt nghiêng, chạy vòng xung quanh tháp. Sau đó, người ta đặt những tảng đá lên mặt dốc và buộc dây kéo đi bằng cách cho trượt trên những tấm gỗ lớn. Sau khi xong một tầng, người ta lại làm đường dốc cao lên cho ngang tầng mới và kéo đá lên tầng trên. Và cứ như thế cho đến khi lên đỉnh nhọn, cuối cùng người ta dỡ dần đường dốc từ tầng trên xuống tầng dưới và lớp đá bọc ở bên ngoài. Hai triệu tảng đá, mỗi tảng nặng hàng tấn đã được kéo lên như thế. Kim tự tháp không phải là khối đá đặc mà bên trong còn có hành lang, đường hầm, giếng sâu, phòng chứa quan tài, buồng để đồ đạc…Cửa vào Kim tự tháp Khêốp hướng về phương Bắc, không sát liền mặt đất, mà ở cách mặt đất 17,42m. Cửa bị bịt kín sau khi đưa quan tài của nhà vua vào lăng mộ, qua cửa đến một hành lang tối và hẹp, rộng gần 1m, cao khoảng 1,5m. càng đi vào trong càng nhằng nhịt, đi lên, đi xuống, có đoạn đường dẫn đến một cái giếng sâu, có đoạn bị tắc bởi bức tường đá.
- Bài 4 Lịch sử lớp 10: “Các quốc gia cổ đại phương tây Hy lạp và Rô ma” để cho học sinh biết về nhà khoa học vật lý nổi tiếng là Ác si mét. Giáo viên kể đoạn chuyện sau: “Ác si mét (287212 TCN) quê ở Xira quy dơ, một thành bang Hy Lạp ở đảo Xi rin. Tương truyền rằng vua của thành bang Xi ra quy dơ có một cái vương miện làm bằng vàng, ông nghi ngờ người thợ kim hoàn được giao làm mũ ăn bớt vàng nhưng không làm cách nào để biết được. Một hôm nhà vua gọi Ác – si – mét đến và hỏi có thể biết được tỷ lệ vàng ở trong mũ không ?. Lúc đó Ác si mét chưa trả lời được, nhưng sau đó nhờ một lần tắm trong bể nước, ông đã phát minh được nguyên lý quan trọng về thuỷ lực đó là: tất cả mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên bằng trọng lượng nước phải chuyển đi, ông đã giải được bài toán của nhà vua. Vui mừng về phát minh đó, từ trong bồn tắm không mặc quần áo ông chạy ra phố và kêu to: “ ơ rê ca! ơ rê ca!. Nghĩa là “ Ta đã tìm ra rồi “ trong sự cười trêu của người dân. Sau đó ông đem vương miện thả xuống bồn nước đầy rồi đong lượng nước tràn ra, nhờ đó nhà vua biết được số vàng đã bị ăn bớt. Một lần Ác si mét đã nói một câu “hãy cho tôi một điểm tựa chắc chắn tôi sẽ cất cả quả đất lên”. Nhà vua vô cùng tức giận cho rằng ông là kẻ kiêu ngạo khoác lác. Nhà vua liền thách Ác si mét hãy làm cho con thuyền lớn vừa mới đóng xong có thể xuống được mặt nước. Nếu không thực hiện được sẽ chịu tội chết. Ác si mét nhận lời, ông đã dùng gỗ đặt các điểm tựa, rồi dùng ròng rọc cùng đòn bẩy. Sau đó một mình ông đã từ từ nâng đòn băy lên và con thuyền từ trên bãi cát đã trượt xuống mặt biển trong tiếng hò reo tán thưởng của người dân. Nhà vua vô cùng khâm phục và kính trọng Ác si – mét. Ác si mét còn phát minh ra máy ném đá, gương 6 mặt để đốt thuyền địch khi đất nước có chiến tranh.
- Khi đất nước ông bị quân La Mã tàn phá, quân giặc xông vào bắt ông khi ông đang vẽ một đồ án khoa học. Trước khi bị sát hại ông đã quát quân giặc:” Chúng mày muốn làm gì thì làm nhưng không được phá đồ án của tao”. Bọn giặc ngu dốt đã đâm chết ông. Acsimet ( nguồn : Google) Ví dụ: Bài 5 – Lịch sử lớp 10: “Trung Quốc thời phong kiến”, phần 1 “Sự hình thành nhà Tần – Hán”. Để học sinh hiểu vị vua có công thống nhất Trung Quốc nhưng khét tiếng tàn bạo là Tần Thuỷ Hoàng. Giáo viên kể đoạn truyện về Tần Thủy Hoàng
- Tần Thủy Hoàng và công cuộc thống nhất Trung Quốc ( nguồn : Google) “ Sau khi tiêu diệt 6 nước thời Chiến quốc và thống nhất Trung Quốc (221 tr. CN), Tần Vương Chính bỏ danh hiệu “Vương” và thay bằng thay danh hiệu “Hoàng Đế” và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền. Tần thuỷ hoàng thi hành đường lối pháp trị “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định không dùng nhân đức, ân nghĩa” để cai trị nhân dân. Ông ta còn thích chém giết để ra uy, chẳng hạn hai nhà nho Hầu Sinh và Lư Sinh được Tần Thuỷ Hoàng giao cho nhiệm vụ đi tìm thuốc trường sinh bất lão, hai người này đã lên án sự chuyên quyền của y và bỏ trốn. Tần Thuỷ Hoàng sai tra xét tất cả các nhà nho. Kết quả 460 người bị phát giác phạm điều cấm, bị đưa ra chôn sống ở Hàm Dương. Có lần một vẫn thạch rơi xuống ở Đông Quận, có người khắc lên hòn đá mấy chữ “Thuỷ hoàng đế chết thì đất bị chia”, Tần Thuỷ Hoàng cho tra hỏi nhưng không ai chịu nhận, y đã cho sai bắt tất cả những người ở gần đấy giết đi và đốt cháy hòn đá. Sự thống trị tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng đã làm cho cả xã hội căm phẫn. Do đó mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hai lần bị ám sát hụt. Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ, giáo viên kể câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thích ca. Theo truyền thuyết, Đức phật Thích ca có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con vua Suddhodama của Vương tộc Sakya. Mẫu thân của Ngài
- là hoàng hậu Maya, một người phụ nữ rất đẹp thông minh và hiền hậu., đã nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào mạn sườn bên phải của bà, sau đó hoài thai sinh ra hoàng tử mất, Hoàng tử Sít đacta Gôtama được giao cho bà dì nuôi nấng. Hoàng tử được dạy dỗ chu đáo, được học tập mọi kiến thức khoa học. Hoàng tử tỏ ra có một trí tuệ thiên bẩm phi thường, nhưng đồng thời cũng có tấm lòng thương cảm sâu xa đối với chúng sinh. Để ngăn hoàng tử không nghĩ đến việc tu hành, Đức vua đã bố trí cho ngài sống trong cảnh vương giả vô cùng xa hoa lộng lẫy. Khi Sítđácta 16 tuổi, người đã lấy cô em họ của mình là công chúa Yasodara cũng vừa tròn 16 tuổi làm vợ. Mặc dù sống trong cảnh nhung lụa, được mọi người chiều chuộng nhưng Sítđácta vẫn không ngừng suy tư về cuộc đời trần thế. Trong những lần ra ngoài thành Ngài đã lần lượt chứng kiến cảnh khổ ải của đời người qua hình ảnh một người già, một người ốm và một người chết. Khi về cung, Sítđácta được tin Hoàng phi mới sinh con trai nhưng chẳng những người không thấy vui mà lại càng băn khoăn lo nghĩ về khiếp luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử. Lại một lần nữa, Hoàng tử nhìn thấy một tu sĩ khất thực, dáng vẻ bần hàn nhưng lại ung dung, tự tại. Hoàng tử như bừng tỉnh và quyết tâm xuất gia tìm đạo, mong tìm con đường cứu vớt con người thoát khỏi những trầm luân đau khổ của khiếp luân hồi. Ngay sau hôm đứa con ra đời, vào khoảng nửa đêm, khi mọi người đã ngủ say, Hoàng tử lặng lẽ nhìn con và vợ lần cuối, rồi đánh thức người đánh xe dậy, cùng mình cưỡi con ngựa Canthana yêu quý, rời khỏi hoàng cung. Khi đã ra ngoài thành, Sítđácta trút bỏ bộ y phục hoàng tộc, mặc bộ quần áo của người tu hành, dùng kiếm cắt mớ tóc dài của mình, rồi giao mớ tóc và bộ quần áo hoàng tộc cho người đánh xe đem về trao cho Đức vua cha. Con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ông chủ của nó đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Từ đây, Sítđácta trở thành đạo sĩ Gôtama, hay vi hiền triết Sakya ( tức Thích ca Mâu Ni). Lúc đầu, Gôtama đã đi qua nhiều nơi, tìm gặp nhiều
- thầy học đạo. Sau đó, Ngài đã cùng 5 người đạo sĩ khổ hạnh thực hành phép tu ép xác trong suốt 6 năm trời. Mỗi ngày đạo sĩ Gôtama chỉ ăn một nhúm cơm, một chút vừng, thân thể của Ngài ngày càng khô héo, chỉ còn da bọc xương, đầu óc choáng váng, tóc rụng đầy người, mà vẫn không tìm được chân lý giải thoát. Ngài quyết định thay đổi đường lối tu hành, trở lại ăn uống bình thường. Năm người bạn cùng tu hành khổ hạnh cho là Ngài đã xa rời đạo lý, bèn bỏ Ngài ra đi. Một hôm đạo sĩ Gôtama đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi nhận bố thí một bát cháo sữa do một cô gái chăn bò dâng biếu, Ngài xuống sông tắm gội sạch sẽ, trong lòng cảm thấy khoan khoái. Ngài trở lại ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm thấy đạo. Màn đêm buông xuống, quỷ Marat và đồng bọn đã hiện ra, dùng trăm phương ngàn kế để bức hại và quyến rũ đạo sĩ, nhưng đều không làm lay chuyển được Gôta ma. Đạo sĩ tiếp tục ngồi thiền định suốt đêm, trí óc ngày càng trở nên sáng suốt, đến canh cuối cùng của đêm đó, Gôtama đã tìm ra chân lí “ tứ diệu đế”, thấy được nguyên nhân của nỗi khổ trần thế và phương cách diệt trừ nỗi khổ. Bình minh ló rạng, chim chóc ca vang, đạo sĩ Gôtama đã đắc đạo, trở thành Đức Phật Thích Ca, lúc này Ngài 35 tuổi. Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại, giáo viên có thể kể câu chuyện về chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Magienlan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một vài suy nghĩ khi dạy văn bản "Bức tranh em gái tôi" Văn 6 - Tập II
14 p | 395 | 42
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
23 p | 69 | 3
-
SKKN: Thiết kế bài giảng: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII” theo định hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn