intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Slide Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 3

Chia sẻ: Summer Flora | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

151
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC I. MỞ ĐẦU Trong ngành Dược có nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra chất lượng của thuốc như phương pháp hoá học, phương pháp vật lý, phương pháp sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Slide Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 3

  1. Chuyên đề KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC I. MỞ ĐẦU Trong ngành Dược có nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra chất lượng của thuốc như phương pháp hoá học, phương pháp vật lý, phương pháp sinh học. Phương pháp hoá, vật lý tiến hành nhanh, chính xác nhưng chỉ áp dụng được với các chất thành phần hoá học đã biết. Một số dược phẩm có yêu cầu về hiệu lực tác dụng, hoặc những tính chất riêng biệt như độ an toàn của vaccine, độc tính bất thường hay yếu tố gây sốt của một số loại thuốc…Những tiêu chuẩn này không thể xác định được bằng phương pháp lý, hoá mà phải dùng phương pháp sinh học.
  2. 1.1. Nguyên tắc •Phương pháp sinh học dựa trên nguyên tắc: So sánh hiệu lực tác dụng hoặc các đặc tính riêng của chất thử với chất chuẩn tương ứng trong cùng điều kiện và thời gian thí nghiệm. Trong lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc, hai loại thử nghiệm được áp dụng nhiều nhất là: - Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp thử trên động vật - Kiểm nghiệm thuốc bằng các thử nghiệm vi sinh vật.
  3. 1.2. Chất chuẩn Chất chuẩn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng chất thử. Chất chuẩn được chia làm hai loại: - Chất chuẩn gốc - Chất chuẩn thứ cấp Chất chuẩn phải được bảo quản trong các ống thuỷ tinh ở nhiệt độ thích hợp tuỳ theo mẫu (thường ở nhiệt độ < 50C) trong điều kiện khô, tránh ánh sáng. 1.3. Đánh giá kết quả Thử nghiệm sinh học thường có thời gian thí nghiệm kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất đáp ứng của sinh vật thí nghiệm, người làm thí nghiệm, các điều kiện thử nghiệm. Các yếu tố này thường không ổn định. Vì vậy kết quả thử nghiệm sinh học phải được đánh giá bằng toán thống kê. Độ chính xác của phép thử được thể hiện bằng giới hạn tin cậy.
  4. II. KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ TRÊN ĐỘNG VẬT 2.1. Nguyên tắc Kiểm nghiệm thuốc bằng các phép thử trên động vật dựa trên sự đáp ứng của động vật thí nghiệm đối với các chế phẩm được đưa vào cơ thể một liều lượng theo qui định của từng thí nghiệm đẻ đánh giá chất lượng của chế phẩm cần thử.
  5. 2.2. Động vật thí nghiệm Yêu cầu: Động vật thí nghiệm phải đồng đều, thuần khiết về nòi giống, khoẻ mạnh không nhiễm bệnh, không có thai và được nuôi dưỡng đầy đủ. Chất lượng của động vật quyết định sự chính xác của phép thử. 2.3. Thử Invivo và Invitro. Thử nghiệm được tiến hành trên cơ thể động vật sống gọi là Invivo. Phép thử có thể được tiến hành trên các cơ quan cô lập của động vật: tim, tử cung, ruột, máu… gọi là thử Invitro.
  6. 2.4. Liều (Dose) Liều là lượng chế phẩm thử đưa vào cơ thể động vật một lần cho từng mục đích thí nghiệm. Ví dụ: Liều LD0, LD50, LD100, MLD, liều thử chất hạ áp, liều thử chất gây sốt. 2.5. Một số thử nghiệm trên động vật áp dụng trong kiểm nghiệm thuốc 2.5.1. Thử độc tính bất thường • Nguyên tắc: Độc tính bất thường của mẫu thử được đánh giá bằng số chuột nhắt sống và chết trong thời gian 48 giờ sau khi chuột nhận được một lượng thuốc thử thích hợp bằng đường tiêm hoặc đường uống. Thí nghiệm này thường được áp dụng cho các thuốc đông dược có dược liệu độc như ô đầu, phụ tử hay các chế phẩm đông dược mới.
  7. • Động vật thí nghiệm : Dùng chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, nếu chuột cái không được có thai, cân nặng từ 18g đến 22g. • Nguyên tắc tiến hành: Chất thử được hoà tan trong NaCl 0,9% hoặc nước cất pha tiêm để tạo dung dịch có nồng độ quy định cho từng chuyên luận. Thí nghiệm được thử trên 5 chuột, cho mỗi chuột 0,5 ml dung dịch chất thử bằng một trong các đường dùng sau: + Tiêm tĩnh mạch + Tiêm màng bụng + Tiêm dưới da + Uống
  8. • Đánh giá kết quả: Sau 48h dùng thuốc ở lần thứ nhất, nếu không có chuột nào chết, mẫu thử đạt yêu cầu. Nếu có một hay nhiều chuột chết trong thời gian trên phải làm lại thí nghiệm lần thứ hai. Thí nghiệm lần thứ hai được tiến hành với 10 chuột cân nặng từ 20g. Sau 48h nếu không có chuột nào chết thì mẫu thử đạt yêu cầu. Nếu có một hay nhiều chuột chết, mẫu thử không đạt yêu cầu.
  9. 2.2.2. Thử chất gây sốt • Nguyên tắc: Là một phương pháp sinh học để kiểm tra chất lượng mẫu thử, dựa trên sự tăng thân nhiệt của thỏ sau khi được tiêm thuốc thử cần thử vào tĩnh mạch tai. Các dịch tiêm truyền yêu cầu bắt buộc phải thử chất gây sốt. Các thuốc tiêm nếu ghi trên nhãn “không có chất gây sốt” hoặc có thể tích từ 15ml trở lên cũng phải thử chất gây sốt.
  10. • Động vật thí nghiệm: Thực hiện trên thỏ trưởng thành, khoẻ mạnh, đực hoặc cái (không có thai) nặng từ 1,5kg trở lên. Thỏ được nuôi đầy đủ với các chất kháng sinh. Nhiệt độ nhà chăn nuôi và phòng thí nghiệm không chênh lệch nhau quá 30C. Trong 3 ngày trước ngày thí nghiệm , thỏ được lấy nhiệt độ 3 lần/ngày vào buổi sáng, mỗi lần cách nhau 1h. Chỉ dùng thỏ có nhiệt độ từ 38 - 39,80C. Trong thời gian lấy nhiệt độ không cho thỏ ăn, nhưng có thể cho uống nước. Những con thỏ có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lần đo trong ngày ≥0,60C không được dùng để thí nghiệm.
  11. • Dụng cụ thí nghiệm: Các dụng cụ thuỷ tinh: bơm tiêm, kim tiêm phải được rửa sạch và khử trùng 2500C/ 30 phút hoặc 2000C/ 1h. • Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm được thực hiện trên 3 thỏ có nhiệt độ khác nhau không quá 10C Lấy nhiệt độ ban đầu: Trước khi tiêm chất thử, lấy nhiệt độ thỏ 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Hai nhiệt độ này không được chênh nhau quá 0,20C. Nhiệt độ ban đầu là trung bình cộng của 2 lần đo. Tiêm thuốc: Thể tích tiêm từ 0,5 – 10ml/ 1kg thỏ. Theo dõi nhiệt độ thỏ ở những khoảng thời gian ít nhất 30 phút trong 3 giờ sau khi tiêm.
  12. • Đánh giá kết quả: Nếu không có thỏ nào tăng nhiệt độ ≥ 0,60C hoặc tổng nhiệt độ của 3 thỏ ≤ 1,40C thì chế phẩm thử đạt yêu cầu. Nếu một thỏ trở lên tăng nhiệt độ ≥0,60C hoặc tổng tăng nhiệt độ của 3 thỏ > 1,40C thì phải thử lại trên 5 thỏ khác. Nếu 4 thỏ trở lên trong 8 con của hai lần thí nghiệm tăng nhiệt độ ≥ 0,60C, hoặc nếu tổng số tăng nhiệt độ của 8 con > 3,70C thì chế phẩm coi như không đạt yêu cầu thử chất gây sốt. Phương pháp thử trên động vật còn được áp dụng để kiểm nghiệm nhiều loại dược phẩm có tính chất đặc biệt: Định lượng các hormon, corticotropin (ACTH), insulin, adrenalin, định lượng heparin, vitamin D, Oxytocin, digitalin và các chế phẩm chứa glucosid trợ tim, kiểm tra độ an toàn và hiệu lực của vacxin…
  13. III. KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG CÁC PHÉP THỬ VI SINH VẬT 3.1. Đại cương về vi sinh vật Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Trong tự nhiên, vi sinh vật tồn tại rất phong phú và đa dạng, chúng đóng vai trò tích cực vào vòng tuần hoàn vật chất. Nhiều loại vsv được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp như các vsv có khả năng lên men rượu, sinh tổng hợp kháng sinh, vitamin, acid amin, vi sinh vật cố định đạm ở thực vật… Để phục vụ cho việc kiểm nghiệm thuốc bằng các thử nghiệm vi sinh vật, ta cần tìm hiểu một số đặc điểm chính của hai nhóm vi sinh vật là vi khuẩn và vi nấm.
  14. 3.1.1. Vi khuẩn (Bacteria) • Đặc điểm: Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào có cấu tạo tế bào tiền nhân (Procaryote), có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,2- 2,0 x 2- 8 μm. Vi khuẩn có nhiều hình dáng khác nhau: hình cầu, hình que, xoắn, dấu phẩy. Vi khuẩn sinh sản vô tính, một số tạo bào tử. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một bào tử. Một số vi khuẩn có khả năng di động nhờ lông (flagella) • Phân loại: Với mục đích phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, ta cần tìm hiểu vi khuẩn theo các nhóm dựa trên hình thể, tính chất bắt màu thuốc nhuộm Gram và khẳ năng hô hấp của chúng.
  15. Theo hình thể: + Cầu khuẩn (Coccus): Micrococcus, Staphylococcus, Streptococcus Diplococcus + Trực khuẩn (Bacillus): Bacillus anthracis ,Escherichia coli. + Xoắn khuẩn (Spirillum): Vi khuẩn hình lò xo như Treponema pallidum + Phẩy khuẩn (Vibrio): Vibrio cholerae (Vk hình lò xo). Theo tính chất bắt mầu thuốc nhuộm Gram + Vi khuẩn Gram (+) + Vi khuẩn Gram (–) Theo đặc tính của quá trình hô hấp + Vi khuẩn hiếu khí. + Vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc. + Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc.
  16. • Sinh sản của vi khuẩn: - Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi tế bào. - Tốc độ phát triển của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy tĩnh thay đổi theo thời gian và tuân theo một quy luật nhất định bao gồm 4 pha: Pha lag, pha logarit, pha ổn định và pha tử vong - Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng có thể quan sát sau khoảng 18- 24 giờ nuôi cấy: làm đục môi trường, tạo váng trên bề mặt hoặc lắng cặn ở đáy ống nghiệm. - Trong môi trường đặc, vi khuẩn tạo thành các khuẩn lạc có đặc tính riêng về hình dạng, kích thước, màu sắc. Những tính chất trên giúp cho việc xác định vi khuẩn trong quá trình kiểm nghiệm thuốc.
  17. Log N 3 2 4 1 Thời gian Hình 1: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn
  18. 3.1.2. Vi nấm (Microfungi) • Đặc điểm: Vi nấm có cấu tạo tế bào nhân thật (Eucaryote), tế bào rất nhỏ. Nấm không có chất diệp lục, sống hoại sinh hoặc ký sinh, sinh sản vô tính hoặc hữu tính. Vi nấm gồm: Nấm men (Yeast) và Nấm mốc (Mold)
  19. 3.1.3. Sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với quá trình phát triển của vi sinh vật Sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật liên quan chặt chẽ đến các điều kiện của môi trường bên ngoài. Đa số các yếu tố đều có một đặc tính tác dụng chung biểu hiện ở 3 điểm tác động: Tối thiểu, tối ưu, cực đại. Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật là vật lý, hoá học và sinh học, trong đó các yếu tố vật lý là đáng chú ý nhất. Yếu tố vật lý bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…
  20. 3.2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật Môi trường nuôi cấy là những chất dinh dưỡng thích hợp nhằm đảm bảo cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Môi trường cần có 3 điều kiện sau: Đầy đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu thí nghiệm, có pH trong khoảng quy định và phải vô trùng. Môi trường gồm 3 loại: - Môi trường tự nhiên - Môi trường tổng hợp - Môi trường bán tổng hợp Độ chính xác của kết quả thí nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0