Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC<br />
NUÔI LỒNG CÁ MÚ CHẤM ĐEN, EPINEPHELUS MALABARICUS, BẰNG CÁ<br />
TƯƠI VÀ THỨC ĂN VIÊN<br />
PRELIMINARY ASESSMENT OF TECHNICAL, ECONOMIC AND ENVIRONMENTAL EFFICIENCY<br />
OF SEACAGE FARMING MALABAR GROUPPER EPINEPHELUS MALABARICUS, USING FRESH<br />
FISH AND PELLET DIETS<br />
Lê Anh Tuấn<br />
Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Thí nghiệm nuôi lồng trong 16 tuần được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và<br />
môi trường của việc nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn cá tươi và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn<br />
viên được tổng hợp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây của chính tác giả. Cá giống có khối<br />
lượng trung bình (±SD) ban đầu là 57,4 ± 0,96 g được cho ăn hai lần mỗi ngày đến no với 3 lần lặp<br />
cho mỗi nghiệm thức. Các lồng (1,5 x 1 x 1,5 m) được bố trí ở vùng Cửa Bé, thuộc vịnh Nha Trang với<br />
nhiệt độ nước 27-30oC, độ mặn 26-30 ppt. Tỷ lệ sống của cá mú là 75-76,7%. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen được cho ăn thức ăn viên và thức ăn là cá tươi sai khác<br />
không có ý nghĩa (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo chất khô của cá được nuôi bằng thức<br />
ăn viên là 2,08 và bằng thức ăn cá tươi là 2,17 (P>0,05). Thức ăn viên có chỉ số NPU khá cao<br />
(58,94%) so với thức ăn là cá tươi (47,09%) (P0,05). Tuy nhiên, thành<br />
phần lipid của chúng thấp hơn (6,31%) so với cá được cho ăn cá tươi (6,67%) (P