Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
SƠ ĐỒ CHỮ KÝ SỐ ĐẶC BIỆT<br />
Phạm Văn Hiệp1* , Hoàng Văn Việt2<br />
Tóm tắt:Bài báo đề xuất một sơ đồ chữ ký số đặc biệt nhằm giải quyết vấn đề<br />
trong giao thức thỏa thuận khóa giữa hai đối tượng cần giao dịch truyền thông báo<br />
cho nhau, khi đó, các thông tin về thỏa thuận khóa của mỗi người chỉ cần đến sự<br />
đảm bảo của chức năng xác thực người ký và bảo toàn văn bản được ký. Từ sơ đồ<br />
chữ ký đặc biệt được xây dựng, chúng tôi phân tích khả năng ứng dụng được của sơ<br />
đồ trong hai giao thức nhóm tiêu biểu đó là giao thức thỏa thuận khóa nhóm và<br />
giao thức tạo chữ ký số tập thể. Ngoài ra, bài báo còn đề cập đến một số vấn đề và<br />
có thể nghiên cứu tiếp từ sơ đồ chữ ký đặc biệt đã được xây dựng.<br />
Từ khoá: Sơ đồ; Chữ ký số đặc biệt (SDS).<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Sơ đồ chữ ký số ra đời nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản như:<br />
Xác thực người ký; Bảo toàn văn bản được ký; Chống sự chối bỏ trách nhiệm của<br />
người ký, ...<br />
Ngoài ra chúng luôn được thiết kế theo kiểu:<br />
Ai cũng kiểm tra được.<br />
Các sơ đồ chữ ký được đưa vào chuẩn của thế giới [1, 2, 3…] đều đảm bảo đầy đủ các<br />
chức năng nêu trên, tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng thực tế không nhất thiết cần đến quá<br />
nhiều sự đảm bảo như vậy, chẳng hạn, trong giao thức thỏa thuận khóa giữa hai đối tượng<br />
thì các thông tin về thỏa thuận khóa của mỗi người chỉ cần đến sự đảm bảo của hai chức<br />
năng đầu và cũng chỉ cần bản thân họ kiểm tra được chữ ký của người còn lại mà thôi. Để<br />
phục vụ được cho những nhu cầu đặc biệt trên, đương nhiên, chúng ta chỉ cần có những sơ<br />
đồ chữ ký với chức năng vừa đủ được gọi là “chữ ký số đặc biệt”.<br />
Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một sơ đồ chữ ký số đặc biệt, viết tắt là SDS<br />
(Special Digital Signature). Sơ đồ SDS được đưa ra cùng các phân tích về nó trong phần 2.<br />
Phần 3 dành để phân tích khả năng ứng dụng được sơ đồ SDS trong các giao dịch trong<br />
giao thức thỏa thuận khóa và trong giao thức tạo chữ ký số nhóm. Trong trường hợp ứng<br />
dụng được, chúng tôi phân tích sự hiệu quả của việc ứng dụng này. Phần 4 là các vấn đề<br />
cần và có thể nghiên cứu tiếp.<br />
2. SƠ ĐỒ SDS<br />
2.1. Sơ đồ SDS<br />
Sơ đồ SDS được thiết kế để phục vụ bài toán sau đây:<br />
Bài toán. (Hai đối tượng xác thực lẫn nhau) Cho hai đối tượng A và B cần thực hiện<br />
giao dịch truyền thông báo cho nhau đảm bảo được rằng: Người nhận có thể kiểm tra được<br />
thông báo đó có đúng là người còn lại gửi cho mình và có bị thay đổi hay không.<br />
2.1.1. Thiết kế hệ thống<br />
Tham số hệ thống bao gồm một hàm f: K×M → S với K là tập các khóa, M là tập các<br />
thông báo và S là tập các chữ ký có các tính chất sau:<br />
Từ cặp (m,f(k,m)) với m ∈ M khó tìm được k. (1)<br />
<br />
<br />
<br />
110 P. V. Hiệp, H. V. Việt, “Sơ đồ chữ ký số đặc biệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Với mỗi k ∈ K, khó tìm được m và m’ thỏa mãn f(k,m) = f(k,m’). (2)<br />
Chú ý 1. Để thỏa mãn được điều kiện (1) thì tập K phải đủ lớn để chống lại việc tìm k<br />
theo phương pháp vét cạn k ∈ K.<br />
Điều kiện (2) là một điều kiện mà các hàm Hash an toàn luôn có.<br />
Mỗi cặp đối tượng (A,B) thỏa thuận chọn một khóa bí mật chung k A, B ∈ K. Khi này,<br />
thuật toán ký và kiểm tra chữ ký được thực hiện như sau:<br />
2.1.2. Thuật toán ký<br />
Input: m ∈ M, thông báo cần ký.<br />
Output: s ∈ S, chữ ký lên thông báo m.<br />
1. s ← f( k A, B ,m);<br />
2. return s.<br />
2.1.3. Thuật toán kiểm tra chữ ký<br />
Input: (m,s), m ∈ M là thông báo được ký bởi chữ ký s do người gửi thực hiện.<br />
Output: Accept∈ {0,1}, chấp nhận s là chữ ký lên văn bản M của người gửi.<br />
1. s’ ← f( k A, B ,m);<br />
2. Accept ← (s == s’);<br />
3. return Accept.<br />
Dễ dàng nhận ra rằng, từ giả thiết k A, B là thông tin bí mật chung của A và B nên hai<br />
người này luôn luôn thực hiện ký và chữ ký luôn được chấp nhận trong thuật toán kiểm tra.<br />
Ngược lại, từ điều kiện thứ nhất đối với f nên với mọi đối tượng C khác do chỉ biết f và<br />
biến thứ hai là m nên không thể tạo ra chữ ký được A (và B) chấp nhận. Từ giả thiết f là<br />
hàm một chiều nên C cũng khó tìm được k A, B từ một chữ ký hợp lệ nào đó do A hoặc B<br />
đã thực hiện. Tóm lại ta có kết kết quả sau:<br />
Kết quả 1. Sơ đồ chữ ký SDS đảm bảo cho A (hoặc B) sau khi nhận được (m,s) và thực<br />
hiện việc kiểm tra cho kết quả 1 thì tin tưởng được hai điều sau:<br />
(m,s) là do chính B (tương tự A) gửi cho mình.<br />
m đã không bị thay đổi.<br />
Khả năng chống được tấn công giả mạo (hay độ an toàn của sơ đồ) đúng bằng độ khó<br />
tối thiểu trong hai tính chất cần có của hàm f.<br />
2.2. Chức năng chống chối bỏ trách nhiệm có điều kiện của SDS<br />
Hiển nhiên SDS không cung cấp khả năng chống chối bỏ trách nhiệm trước văn bản đã<br />
được ký (m,s) vì cả A lẫn B đều có thể làm được điều này. Tuy nhiên, ta có kết quả sau<br />
Kết quả 2. Nếu tồn tại thông báo m được A ký theo SDS đối với B là (m,s) và A ký<br />
theo SDS đối với B’ ≠ B là (m,s’) thì chỉ có A làm được điều này.<br />
Chứng minh:<br />
Theo SDS thì chỉ có các đối tượng thuộc tập S = {A,B} là tạo được (m,s) hợp lệ và<br />
tương tự chỉ có các đối tượng thuộc tập S’ = {A,B’} là tạo được (m,s’) hợp lệ nên tập các<br />
đối tượng tạo được cả (m,s) và (m.s’) hợp lệ là S∩S’ = {A}.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 111<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
Chức năng nêu trên của SDS chúng tôi gọi là “chống chối bỏ trách nhiệm có điều<br />
kiện”.<br />
2.3. Một SDS thiết kế từ các hàm Hash<br />
Trong mục này, chúng tôi giới thiệu một lớp các sơ đồ SDS có thể được thiết kế từ các<br />
hàm Hash như sau.<br />
n h<br />
Kết quả 3. Trong trường hợp K = 0,1 , M = 0,1 và S = 0,1 với n và h đủ lớn<br />
thì hàm f dùng để thiết kế cho sơ đồ SDS có thể xây dựng từ một hàm tóm lược an toàn<br />
h<br />
Hash: 0,1 → 0,1 theo công thức sau:<br />
f(k,m) = Hash(k||m) (3)<br />
Chứng minh:<br />
Nếu từ cặp (m, Hash(k||m)) với m ∈ M nào đó ta tính được k. Như vậy, ta đã tìm được<br />
nghịch ảnh của Hash(k||m) và điều này là mâu thuẫn với giả thiết Hash an toàn nên (1)<br />
được thỏa mãn. Điều kiện (2) là đương nhiên từ chú ý 1 nên kết quả đã được chứng minh.<br />
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA SƠ ĐỒ SDS TRONG CÁC GIAO THỨC NHÓM<br />
Xuất phát sơ đồ SDS được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề thỏa thuận khóa giữa hai đối<br />
tượng nên việc ứng dụng nó trong giao thức này là hiển nhiên. Trong phần này, chúng tôi<br />
giới thiệu thêm các dụng của SDS trong hai giao thức nhóm tiêu biểu đó là giao thức thỏa<br />
thuận khóa nhóm [4, 5] và giao thức tạo chữ ký tập thể [6, 7]. Trong hai loại giao thức kể<br />
trên luôn xuất hiện một cách phổ biến ba kiểu giao dịch đó là:<br />
Kiểu 1-1: Đối tượng U cần truyền một thông báo m cho đối tượng V.<br />
Kiểu 1-n: Đối tượng U cần truyền một thông báo m cho n đối tượng V1 ,V2 ,....,Vn ,<br />
kiểu giao dịch này còn được gọi là “truyền quảng bá”.<br />
Kiểu n-1: n đối tượng U1 , U 2 ,...., U n cần truyền n thông báo m1 , m2 ,...., mn <br />
(tương ứng U i truyền mi ) cho V U1 , U 2 ,...., U n , kiểu giao dịch này còn được gọi là<br />
“thu thập thông tin”.<br />
Tuy nhiên, tùy theo tính mục đích của giao thức mà các giao dịch nêu trên có những<br />
đòi hỏi không giống nhau, cụ thể:<br />
Trong giao thức thỏa thuận khóa nhóm thì người nhận (hoặc tập các người nhận) chỉ<br />
cần xác định thông tin m nhận được chỉ có thể là U và thông tin này không bị thay đổi.<br />
Những yêu cầu nêu trên nhằm mục đích chống lại các đối tượng ngoài nhóm thực hiện các<br />
kiểu tấn công xen giữa.<br />
Trong giao thức tạo chữ ký tập thể thì nếu thông tin m có liên quan đến trách nhiệm của<br />
U thì nó cần phải được đảm bảo thêm rằng U không thể chối bỏ trách nhiệm về thông tin<br />
đã truyền.<br />
Do SDS dùng cho hai đối tượng U và V chỉ cung cấp chức năng xác thực người gửi và<br />
sự bảo toàn thông tin được ký chứ không chống được sự chối bỏ trách nhiệm của người<br />
gửi cho nên các giao thức kiểu 1-1 loại sơ đồ SDS chỉ dùng cho giao thức thỏa thuận khóa<br />
và không dùng được cho giao thức tạo chữ ký tập thể.<br />
<br />
<br />
112 P. V. Hiệp, H. V. Việt, “Sơ đồ chữ ký số đặc biệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Như vậy, các giao dịch chúng sẽ đề cập ở đây ngoài việc truyền tin thông thường còn<br />
phải được các bên tham gia đảm bảo các điều kiện mật mã nào đó đối với người gửi (ký<br />
vào thông báo) và người nhận phải kiểm tra được các điều kiện được đảm bảo đó (kiểm tra<br />
chữ ký). Các giao dịch loại này người ta còn gọi là “giao dịch mật mã”.<br />
Hai mục 3.2 và 3.3 chúng tôi phân tích việc có thể sử dụng sơ đồ SDS trong hai kiểu<br />
giao dịch 1-n và n-1 loại mật mã. Trong trường hợp sử dụng được thì sẽ đưa ra đánh giá<br />
tính hiệu quả của việc thay thế GDS (General Digital Signature - chữ ký số tổng quát)<br />
bằng SDS và cơ sở cho việc đánh giá tính hiệu quả là thời gian thực hiện giao thức sẽ được<br />
trình bày trong mục 3.1.<br />
3.1. Thời gian thực hiện một giao thức và việc so sánh tính hiệu quả giữa hai giao thức<br />
Trong mục này, chúng tôi bàn đến một thông số quan trọng dùng để đánh giá tính hiệu<br />
quả của giao thức đó là thời gian thực hiện của nó được định nghĩa như sau.<br />
Định nghĩa 1. Thời gian thực hiện một giao thức là khoảng thời gian bắt đầu từ lúc mọi<br />
thành viên tham gia đã sẵn sàng đến lúc kết thúc giao thức.<br />
Định nghĩa 2. Cho X và Y là hai giao thức cùng giải quyết một bài toán với thời gian<br />
thực hiện tương ứng là T(X) và T(Y). Khi này, ta nói X hiệu quả hơn Y nếu có bất đẳng<br />
thức sau:<br />
T(X) < T(Y) (4)<br />
Một giao dịch thực chất cũng là một giao thức nên ta cũng có thể dùng định nghĩa trên<br />
để xác định thời gian thực hiện của nó.<br />
Ví dụ. Giao dịch kiểu 1-1:<br />
Đối với loại thông thường thì thời gian thực hiện giao dịch này đúng bằng thời gian<br />
truyền thông báo m từ U đến V.<br />
Còn đối với loại mật mã thì ngoài thời gian truyền thông báo còn phải thêm vào thời<br />
gian tạo chữ ký của U và thời gian kiểm tra chữ ký của V.<br />
Cho X là một sơ đồ chữ ký, hý hiệu Tsign ( X ) và Tver ( X ) lần lượt là thời gian tạo chữ<br />
ký và thời gian kiểm tra chữ ký của X. Khi đó, với hai sơ đồ X và Y ta có thể nói “X là<br />
hiệu quả hơn Y” nếu có bất đẳng thức sau:<br />
Tsign ( X ) + Tver ( X ) < Tsign (Y ) + Tver (Y ) (5)<br />
Từ ví dụ trên, định nghĩa 2 chúng ta thu ngay được hệ quả sau:<br />
Hệ quả 1. Giao dịch mật mã kiểu 1-1 sử dụng sơ đồ chữ ký hiệu quả hơn thì sẽ hiệu<br />
quả hơn.<br />
Kết luận trên vẫn còn đúng đối với các giao dịch mật mã kiểu 1-n và kiểu n-1 giữa hai<br />
sơ đồ chữ ký cùng tính năng. Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm ở đây và việc thay sơ<br />
đồ GDS bằng một sơ đồ SDS (hiệu quả hơn) thì ra sao. Các vấn đề sẽ được giải quyết tại<br />
các mục sau.<br />
3.2. Giao dịch kiểu 1-n<br />
Kết quả 2 cho thấy SDS có thêm tính năng chống chối bỏ trách nhiệm của người gửi<br />
trong trường hợp n > 1, như vậy, giao dịch mật mã kiểu 1-n đều giải được bởi sơ đồ chữ<br />
ký SDS.<br />
Kết quả 4. Cho GDS và SDS lần lượt là sơ đồ chữ ký tổng quát và sơ đồ chữ ký đặc biệt.<br />
Nếu<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 113<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
Tsign (GDS ) u.Tsign ( SDS ) (6)<br />
Tver (GDS ) v.Tver ( SDS ) (7)<br />
Ký hiệu T(X: 1-n) là thời gian thực hiện giao dịch kiểu 1-n khi sử dụng sơ đồ X, ta có:<br />
n 1<br />
T(SDS 1-n) = T(GDS 1-n) (8)<br />
uv<br />
Chứng minh:<br />
Theo định nghĩa về SDS ta có thể coi Tsign ( SDS ) Tver ( SDS ) , ký hiệu T(SDS), nên<br />
việc sử dụng SDS trong giao dịch kiểu 1-n thì người gửi phải thực hiện n lần việc ký<br />
khác nhau và do mỗi người nhận chỉ cần kiểm tra 1 chữ ký nên tổng thời gian cho giao<br />
dịch này là:<br />
T(SDS 1-n) = (n+1).T(SDS) (9)<br />
Trong khi nếu dùng sơ đồ GDS thì người ký chỉ cần thực hiện ký đúng 1 lần còn n<br />
người kiểm tra do có thể thực hiện đồng thời nên từ (6) và (7) ta có tổng thời gian cho giao<br />
dịch này là:<br />
T(GDS 1-n) = Tsign (GDS ) + Tver (GDS ) = (u+v).T(SDS) (10)<br />
Từ (9) và (10) suy ngay ra (8), vậy, kết quả đã được chứng minh.<br />
Chú ý. Với đẳng thức (8) trong kết quả thu được trên chúng ta thấy rằng việc thay SDS<br />
cho GDS không luôn luôn hiệu quả cho dù SDS là hiệu quả hơn GDS. Sự hiệu quả chỉ có<br />
n 1<br />
nếu 1 tức là với số người nhận đủ nhỏ.<br />
uv<br />
3.3. Giao dịch kiểu n-1<br />
Vì SDS không cung cấp chức năng chống chối bỏ trách nhiệm nên sơ đồ này chỉ sử<br />
dụng được đối với giao dịch không cần đến yêu cầu trên. Cũng với những giả thiết về SDS<br />
và GDS theo (6) và (7) ta có:<br />
Kết quả 5. Ký hiệu T(X: n-1) là thời gian thực hiện giao dịch kiểu n-1 khi sử dụng sơ<br />
đồ X ta có:<br />
n 1<br />
T(SDS 1-n) = T(GDS 1-n) (11)<br />
u n.v<br />
Chứng minh:<br />
Đối với cả hai sơ đồ SDS và GDS thì giao dịch kiểu n-1 luôn tiến hành giống hệt nhau<br />
đó là cả n người gửi đồng thời tính chữ ký lên văn bản cần gửi của mình. Còn người nhận<br />
phải lần lượt kiểm tra đúng n chữ ký nêu trên, như vậy ta có:<br />
T(X: n-1) = Tsign ( X ) n.Tver ( X ) (12)<br />
Dùng (12) cho GDS rồi thay (6) và (7) vào ta được:<br />
T(GDS: n-1) = Tsign (GDS ) n.Tver (GDS )<br />
= u.Tsign ( SDS ) n.(v.Tver ( SDS ))<br />
= (u+n.v).T(SDS) (13)<br />
Dùng (12) cho SDS ta được:<br />
<br />
<br />
<br />
114 P. V. Hiệp, H. V. Việt, “Sơ đồ chữ ký số đặc biệt.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
T(SDS: n-1) = Tsign ( SDS ) n.Tver ( SDS )<br />
= (n+1).T(SDS) (14)<br />
Từ (13) và (14) ta có ngay điều cần chứng minh.<br />
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU TIẾP<br />
Ngoài việc tìm thêm các sơ đồ SDS mới theo cách là tìm ra các hàm f thỏa mãn điều<br />
kiện nêu trong mục 2.1.1 chúng ta có thể giải quyết một số vấn đề sau:<br />
Vấn đề 1. Có thể nghiên cứu loại sơ đồ SDS nhưng dùng chung cho cả nhóm với khóa<br />
chung dài hạn cho giao thức thỏa thuận khóa phiên . Khi này, trong giao dịch kiểu 1-<br />
n, người gửi sẽ không cần phải thực hiện n lần ký theo SDS cho nên tử số của (8) chỉ là 2 và<br />
hiệu quả của việc dùng SDS sẽ tăng lên (u+v)/2 lần giống như trong giao dịch kiểu 1-1.<br />
Vấn đề 2. Các giao dịch kiểu n-1 có yêu cầu chống chối bỏ vốn không sử dụng được sơ<br />
đồ SDS. Ta có thể nghiên cứu việc thay kiểu giao dịch trên bằng kiểu giao dịch n-2 (khi<br />
này sẽ có đủ bằng chứng để chống chối bỏ). Khi này, số các lần tạo chữ ký SDS của mỗi<br />
người gửi sẽ phải tăng gấp đôi (do phải gửi cho 2 người) nhưng số lần kiểm tra chữ ký<br />
SDS vẫn không tăng vì do 2 người đảm nhiệm.<br />
Vấn đề 3. Vấn đề xác định (hay ước lượng) hai giá trị hai tham số u và v trong các<br />
công thức (6) và (7) đối với hai sơ đồ SDS và GDS cụ thể. Nói riêng là sơ đồ SDS được<br />
thiết kế từ hàm Hash vì với sơ đồ này cả hai tham số u và v đều lớn hơn 1 do mọi sơ đồ<br />
GDS hiện hữu như RSA, Elgamal, ECDS... đều có thực hiện việc tính hàm Hash trong cả<br />
hai công đoạn tạo và kiểm tra chữ ký. Muốn vậy, ta cần phải xác định thời gian thực hiện<br />
tính hàm Hash và tìm công thức so sánh với với thời gian tính các hàm dùng trong việc tạo<br />
ra chữ ký và kiểm tra chữ ký của các sơ đồ GDS.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giảng dạy tại Học viện Kỹ<br />
thuật Mật mã, Học viện Kỹ thuật quân sự đã có những chỉ dẫn và góp ý quan trọng hình thành nên<br />
bài viết này. Rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ từ các đồng nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. National Institute of Standards and Technology, “Digital Signature Standard (DSS)”,<br />
NIST FIPS Publication 186-3, U.S. Department of Commerce, June 2009.<br />
[2]. GOST R 34.10-94. Russian Federation Standard. Information Technology.<br />
Cryptographic data Security. “Produce and check procedures of Electronic Digital<br />
Signature based on Asymmetric Cryptographic Algorithm”, Government Committee<br />
of the Russia for Standards, 1994 (in Russian).<br />
[3]. ElGamal T. (1985), “A public key cryptosystem and a signature scheme based on<br />
discrete logarithms”, IEEE Transactions on Information Theory, Vol. IT-31, No. 4,<br />
pp. 469 – 472.<br />
[4]. Diffie W, Hellman M. (1976), “New Directions in Cryptography”, IEEE Trans. On<br />
Info. Theory, IT-22(6), pp. 644-654.<br />
[5]. Keith Palmgren, “Diffie-Hellman Key Exchange: A Non-mathematician’s<br />
explanation”, ISSA Journal, 10-2006.<br />
[6]. Harn L. (1999), “Digital multisignature with distinguished signing authorities”,<br />
Electronics Letters, Vol. 35, pp. 294-295.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 115<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
[7]. Hakim Khali, MIEEE and Achene Farah, SIEEE. “DSA and ECDSA-based Multi-<br />
Signature Schemes”. IJCSNS International Jornal of Computer Science and Network<br />
Security, VOL. 7 No. 7, July 2007.<br />
ABSTRACT<br />
SPECIAL DIGITAL SIGNATURE SCHEME<br />
The article proposes a special digital signature scheme that addresses the<br />
problem in the key-agreement protocol between two entities that need to<br />
communicate to each other. Then the information about the key-agreement of each<br />
person only needs the guarantee of the signer authentication function and preserve<br />
the signed text. From the special signature scheme developed, we analyze the<br />
applicability of the diagrams in the two typical group protocols that are the group<br />
key agreement protocol and the collective digital signature protocol. In addition,<br />
the article addresses a number of issues and may proceed from the special signature<br />
scheme developed.<br />
Keywords: Schema; Special digital signature (SDS).<br />
Nhận bài ngày 18 tháng 5 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 13 tháng 6 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: 1ĐH Công nghiệp Hà Nội;<br />
2<br />
Ban CNTT Binh chủng Thông tin-Liên lạc.<br />
*<br />
Email: hiephic@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
116 P. V. Hiệp, H. V. Việt, “Sơ đồ chữ ký số đặc biệt.”<br />