intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ lược ĐÀ LẠT

Chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

440
lượt xem
171
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên 393,29 km2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ lược ĐÀ LẠT

  1. Sơ lược Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp: Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m). Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran. Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m). Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc. Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18—21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Thiền viện Trúc Lâm Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, trong nhà thơ còn có một vườn hoa tuyệt đẹp với 2
  2. cây Tùng trên 75 năm tuổi, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên. Dinh thự Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như • Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp. • Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng. • Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu. • Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại). • Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng. • Biệt thự Hằng Nga. Phong cảnh • Đồi Cù Đồi Cù Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm
  3. nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù. • Hồ Xuân Hương Nắng trên hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. • Hồ Suối Vàng Hồ suối Vàng Hồ Suối Vàng là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của công ty cấp nước Đà Lạt. Thung lũng Suối Vàng còn là điểm đến du lịch nổi tiếng với vườn hoa và rừng thông. • Công Viên hoa Đà Lạt Công viên hoa rực rỡ ở Đà LạtCông viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở
  4. rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. • Đỉnh Lang Biang
  5. Ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3
  6. km về phía đông - nam. Thác không đẹp và thường ít nước vào
  7. mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách
  8. thường ghé thăm. Là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà
  9. Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và cũng là một địa điểm du lịch của thành
  10. phố này. Tạp chí Indochine (Đông Dương) số 28 ra ngày 13
  11. tháng 3 năm 1941 chọn ảnh hồ Than Thở làm ảnh bìa. Trước
  12. đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng.
  13. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước
  14. .cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt • Thác Prenn • Mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung
  15. quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20. • Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh. • Thác Pongour: hay còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam. • • Thác Pongour Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở. • Thác Cam Ly • • Thác Cam Ly Lang Biang Nằm ở độ cao 2.169 m so với mặt biển, Langbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Langbiang còn được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng. Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang
  16. bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. • Thung lũng Tình Yêu Là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu. Thung lũng tình yêu Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động. Ngoài ra còn có những đại điểm mà bạn không thể không đến thăm khi tới Đà Lạt • Chợ Đà Lạt • Thác Datanla • Đồi Mộng Mơ • Thung Lũng Vàng • Hồ tuyền Lâm • Biệt thự Trần Lệ Xuân • Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt • Ga Đà Lạt Đà Lạt mộng mơ là một điểm đến lí tưởng cho những tâm hồn lãng mạn và những ai trót yêu vùng cao nguyên lộng gió với khí hậu ôn đới này.
  17. Đối tác vàng Khách sạn Dreams Khách sạn Lan Rừng 20 USD 42 USD Khách Sạn Hà Hiển Khách sạn Ngọc Lan 30 USD 54 USD Khách sạn Hà Nội Elegance 1 Khách sạn Quê Hương 3 30 USD 35 USD Khách sạn Hà Nội Elegance 2 Khách sạn Quê Hương 4 45 USD 66 USD Khách sạn Hà Nội Mike's Khách sạn Royal 20 USD 47 USD Khách sạn Hoa Bảo Khách sạn Saigon-PhuQuoc 21 USD 48 USD Khách sạn Hoàng Tuấn Khách sạn Sasco blue Lagoon 16 USD 94 USD ́ ̣ ̃ ̀ Khach san Imperial Vung Tau Khách Sạn Sofitel Đà Lạt 145 USD 205 USD Khách Sạn Lan Lan 1 Khách sạn Sunshine Beach 45 USD 47 USD Khách Sạn Lan Lan 2 Khách sạn The Jasmine 35 USD 31 USD HỒ ĐA THIỆN - THUNG LŨNG TÌNH YÊU Từ trung tâm thành phố đi về hướng ngã 5 đại học, rồi theo đường Phù Ðổng Thiên Vương, du khách sẽ gặp một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðó là hồ Ða Thiện - Thung lũng Tình yêu (Vallée D' Amour). Năm 1972, hồ Ða Thiện rộng 6ha được hình thành sau khi một đập nước được xây dựng chặn một dòng suối để giữ nước phục vụ sản xuất và tạo nên một thắng cảnh thơ mộng. Ðập nước này được gọi là đập III Ða Thiện. Trước đó, ở Ða Thiện đã xây dựng 2 đập nước khác nhỏ hơn dùng cho trồng rau. Thung lũng Tình yêu được giải thích theo hai cách: 1. Trong nửa đầu thế kỷ XX, thung lũng gần Biệt điện Bảo Ðại (Dinh III) được gọi là Vallée D' Amour (Thung lũng Tình yêu). Sinh viên viện Ðại học Ðà Lạt nhận thấy thung lũng ở đập III Ða Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu. 2. Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Ða Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.
  18. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình yêu và hồ Ða Thiện tựa như một bức tranh thủy mặc. Xa xa đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương mù. Mặt hồ phẳng lặng, thấp thoáng những chiếc buồm nhỏ xinh với nhiều màu sắc rực rỡ. Hồ nước uốn lượn qua những quả đồi nối tiếp nhau, rợp bóng thông mát rượi. Những thung lũng với cỏ xanh mềm cùng con đường đất đỏ uốn lượn ôm gọn lấy lòng hồ và len giữa ngàn thông cây lá. Sau năm 1975, Thung lũng tình yêu được giao cho Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Ðà Lạt khai thác và kinh doanh du lịch. Từ một thắng cảnh hoang sơ ban đầu, thời gian qua, các bạn trẻ ở đây đã có nhiều cố gắng để tôn tạo cho thiên đường tình ái này thêm sinh động. Vườn hoa, cây cảnh, đội canô đưa du khách đi dạo trên hồ, đồng thời xây tượng đôi uyên ương, nhà giải khát, các kiosque bán quà lưu niệm. Mặc dù tất cả hãy còn đơn giản, song với vẻ quyến rũ của hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu vào những ngày đẹp trời hay các dịp lễ tết, khách du lịch thập phương vẫn nườm nượp kéo về nơi đây nhằm tận hưởng những giây phút sảng khoái khi con người hòa nhập với thiên nhiên. Nếu như năm 1991 chỉ có 132.044 lượt du khách đến tham quan Thung lũng tình yêu - hồ Ða Thiện thì trong năm 1997, đã tăng lên 219.831 lượt người. Doanh thu của khu du lịch cũng đã tăng vọt từ 6,97 tỷ (năm 1991) lên 41,2 tỷ đồng (năm 1997). Năm 1998, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định công nhận hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu là thắng cảnh cấp quốc gia. Cũng trong thời gian này dự án tôn tạo và phát triển khu vực thắng cảnh này đã được thiết lập. HỒ TUYỀN LÂM Theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước mênh mông, xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ - đó là hồ Tuyền Lâm. Với diện tích mặt nước khoảng 350ha, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía. Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi. Ðó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng. Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa của huyện Ðức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đập ngăn nước tại đây. Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người. Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi. Nơi này là rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp. Tuyền Lâm ! thật đúng là non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên. Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi, lấp lánh ánh thủy tinh. Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Ðà Lạt.
  19. ĐỒI CÙ Anh nghiêng nghiêng Đồi cù Em lững lờ Xuân Hương… Hai câu thơ của ai đó đã vô tình vẽ nên hai hình ảnh chủ đạo của thành phố mộng mơ – Đà Lạt. Qua đèo Prenn, xuyên qua những rừng thông bạt ngàn, du khách đã đặt chân đến thành phố cao nguyên. Từ phía bên kia hồ Xuân Hương-khách sạn Place, du khách có thể nhìn thấy những vú đồi cỏ xanh non tơ, như một giải lụa mềm mại vắt ngang Phố núi soi bóng xuống dòng “Cẩm Lệ” phẳng lặng… đó là Đồi Cù mà có người đã ví như trái tim, như nhịp thở của Đà lạt. Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực "Bất khả xâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Scotland đã thiết kế-biến địa danh này thành một Sân Cù 9 lỗ có một Câu lạc bộ đầy đủ tiện nghi nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Đồi cù có một tương truyền rất thú vị rằng: Ngày xưa, ở vùng này còn hoang sơ lắm. Đồi cù đã trở thành nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi lứa đến tuổi cập kê, gồm 3 quả đồi được gắn 3 cái tên rất lãng mạn: đồi Gặp gỡ, Hò hẹn, ÁI ân và có một dòng Cẩm Lệ liên kết 3 quả đồi lại với nhau. Ngã Năm Đại học bây giờ được gọi là Ngã Năm chờ đợi, đường Đinh Tiên Hoàng là đường Tình tự. Đồi cù đã đi vào tác phẩm thơ ca, nhạc,hoạ… của nhiều văn nghệ sỹ tâm huyết với thành phố mộng mơ này. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi "Đồi Cù" lại có hai cách lý giải: Có người cho rằng, những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cừu khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích… vì nơi đây là một địa điểm chơi Golf hay còn gọi là đánh cù, nên tên gọi "Đồi Cù" từ đó mà có. Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân Golf 18 lỗ, là nơi giải trí của giới thượng lưu trong và ngoài nước. ĐỈNH LANGBIAN Ðến Ðà Lạt, nhiều du khách không khỏi kinh ngạc trước vẻ đẹp của đồi núi chập chùng, đặc biệt là đỉnh Lang Bian hùng vĩ (còn gọi là Núi Bà) cao 2.169m, cùng rặng BiÐúp, mặc dù ngày nay Lang Bian thuộc về huyện Lạc Dương. Trong các truyền thuyết, thần thoại của các dân tộc thiểu số ở Ðà Lạt 3 rặng núi : Lang Bian, núi Khổng lồ (Nhút), và BiÐúp có mối quan hệ mất thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ. Riêng ngọn Lang Bian là hiện thân của mối tình trong trắng, thủy chung của một đôi uyên ương dân tộc thiểu số bản địa. Họ quyết định chọn cái chết để phản đối luật tục khắc khe và đi đến thống nhất các bộ tộc Lạch, Chil, Srê... thành dân tộc K’Ho. Chuyện kể rằng (*) : Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng tức Ðà Lạt bây giờ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi, quanh năm khí hậu ngọt ngào như mùa thu. Thuở ấy, các bộ tộc ít người còn sống riêng rẽ và thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc tranh chấp về vùng đất, vùng đồi hoặc phong tục. Trên vùng Cao nguyên xinh đẹp này có 2 bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng khỏe mạnh, đẹp trai, giàu lòng thương người và có tài chinh phục thú rừng, đó là chàng Lang. Một hôm, trong bản làng có hai con voi đi lạc từ vùng La Ngư Hạ lên, rất hung dữ. Hàng chục người Lạch vây hãm mà vẫn không triệt hạ nổi. Khi Lang từ rẫy về, thấy vậy vội ra hiệu cho họ nghỉ tay, một mình chàng tìm cách chinh phục đôi voi. Sau một hồi giao đấu, Lang nắm được đuôi hai con voi liền cột chặt vào nhau làm chúng không đủ sức kháng cự nữa. Chàng bắt cả 2 quỳ xuống hàng phục. Lang không đánh đập khi chúng đã thua mà tìm lời ngọt ngào khuyên nhủ:
  20. - Ta tha chết cho 2 ngươi... bây giờ phải về làng cũ kẻo dân làng mong tìm. Từ đây không được phá phách nữa. Hai con voi cảm động rơi nước mắt, lặng lẽ bước đi ngoan ngoãn. Từ đó Lang nổi tiếng là một dũng sỹ nhân ái được cả cầm thú và bộ tộc thương yêu, kính trọng. Năm tháng dần trôi, Lang đã 20 tuổi mà vẫn chưa có vợ vì không có một thiếu nữ nào trong buôn làng cảm thấy xứng đáng bắt Lang làm chồng. Hơn nữa, Lang đang gởi trái tim mình cho một người con gái của bộ tộc khác là nàng Bian kiều diễm, con gái của tù trưởng KZềnh, thuộc bộ tộc Srê. Bian xinh đẹp thông minh và khiêm tốn. Những ngày vào rừng hái trái, kết hoa thì thiên nhiên, cây cỏ dường như tươi vui, thắm thiết hơn, chim rừng xôn xao hót líu lo. Những con thú hiền lành quây quần săn đón nàng. Các loài thú dữ thường lẫn tránh. Tuy nhiên, cũng chính vì vẻ đẹp rực rỡ đó mà hai con rắn hổ tinh đem lòng ghen ghét, tìm cách mưu hại Bian. Một hôm nọ, lũ làng Srê theo Bian đi hái quả, khi đến thác Ða Tanla - nơi các tiên nữ thường hay xuống tắm, 2 con rắn hổ tinh liền chặn đoàn người lại và tấn công, dưới sự giúp sức của 2 con cáo già và 7 con chó sói! Trong lúc Bian và lũ làng sắp bị chúng làm hại thì dũng sĩ Lang xuất hiện: - Hỡi bọn độc ác, các người không được hại người lương thiện. Thế rồi, Lang nhảy vào vòng chiến. Bầy chó sói và rắn tinh quây quanh chàng. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Cuồng phong nổi lên dữ dội. Cây rừng gãy đổ ào ào. Mặt trời chệch về hướng Tây, xuyên qua kẻ lá làm nổi bật hai cánh tay rắn chắc của người dũng sĩ. Khi hai con rắn tinh lè lưỡi, nhanh như chớp dũng sĩ Lang dùng xà gạc phớt nhanh vào đó, chúng rú lên thảm thiết. Cuối cùng, chàng đã dùng cung tên bắn vào bầy dã thú, chúng kêu lên đau đớn và bỏ chạy hoảng loạn làm náo động cả một khu rừng. Lang đi gọi đoàn Srê và nàng Bian đến. Nàng e lệ cảm ơn chàng. Từ đó dũng sĩ Lang và nàng Bian xinh đẹp, dịu hiền yêu mến nhau, cho dù khác bộ tộc và họ ở cách xa nhau mấy con suối! Có những đêm trăng sáng hai người hẹn gặp và sánh vai nhau đi dạo trên những quả đồi ở vùng La Ngư Thượng. Mỗi lần như vậy Bian thường nhắc đến buổi gặp gỡ ở thác Ða Tanla. Tin Bian yêu thương dũng sĩ Lang lan truyền rất nhanh trên Cao nguyên. Chỉ mấy lần trăng tròn, các bộ tộc vùng La Ngư Thượng đều hay tin con gái của tù trưởng KZềnh sẽ bắt chồng là tù trưởng của bộ tộc Lạch, nhưng đám cưới của Lang và Bian không thành vì ông KZềnh nói: - Bạp (cha) không chấp nhận. Tục lệ của bộ tộc ta không cho phép bộ tộc người Lạch được nhận vào người Srê. Bian nài nỉ: - Bạp là tù trưởng, Bạp có thể thay được tục lệ mà. Người Lạch cũng là người, sao không bắt chồng được? Ông KZềnh cương quyết: - Trước đây người Lạch và Srê có thù oán, cho nên con gái Srê không bắt chồng người Lạch. Yàng (Trời) đã ghi trong luật tục. Bạp không có quyền thay đổi. Bian khóc nức nở: - Thế thì Bian không bắt ai làm chồng nữa đâu. Bian sẽ trọn đời mang chiếc vòng cầu hôn của Lang. Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết, đám cưới của họ không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2