Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN ALKALOID<br />
MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ANCISTROCLADUS<br />
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM<br />
Phạm Đông Phương, Trần Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Thu thập mẫu các loài thuộc chi Ancistrocladus để so sánh về hình thái thực vật với mô tả loài<br />
trong tài liệu và khảo sát về hóa học để xác định loài cho các mẫu nghiên cứu.<br />
Phương pháp: Khảo sát hình thái, sinh thái: Các mẫu vật nghiên cứu được khảo sát tại thực địa và so sánh,<br />
đối chiếu với mẫu chuẩn tiêu bản thực vật khô của các loài thuộc chi Ancistrocladus tại Viện Sinh học nhiệt đới<br />
thành phố Hồ Chí Minh, với các khóa phân loại, các tài liệu mô tả về thực vật và được sự giám định của chuyên<br />
gia để xác định loài. Định tính alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng. Sơ bộ xác định hàm lượng alkaloid toàn phần<br />
phương pháp cân:<br />
Kết quả: Đã thu thập được 3 mẫu nghiên cứu và xác định được 3 mẫu là 3 loài khác nhau, bao gồm A.<br />
tectorius, A. cochinchinensis và Ancistrocladus sp.<br />
Kết luận: A. sp. là một loài hòan toàn khác với thành phần các loài đã được xác định của chi Ancistrocladus<br />
ở Việt Nam và đây là lần đầu tiên loài này được báo cáo.<br />
Từ khóa: Ancistrocladus, A. tectorius, A. cochinchinensis, A. sp., alkaloid, thực vật.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARISON OF BOTANICAL CHARACTERISTICS AND ALKALOIDAL CONSTITUENTS<br />
OF ANCISTROCLADUS SPP. GROWING IN SOUTH VIETNAM<br />
Pham Dong Phuong, Tran Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 642 - 651<br />
Objectives: Collection and botanical identification the samples of Ancistrocladus species.<br />
Methods: The morphology and ecology of the Ancistrocladus samples were described on the field and at the<br />
laboratory. The samples were compared with authentic samples of the botanical museum and confirmed by<br />
botanical expert (Dr. Vo Van Chi). Alkaloidal constituents were identified by thin layer chromatography (TLC).<br />
The quantities of total alkaloids were estimated by gravimetry.<br />
Results: 3 samples of the genus Ancistrocladus belonging to the Ancistrocladaceae family were collected and<br />
were identified as Ancistrocladus tectorius, Ancistrocladus cochinchinensis and Ancistrocladus sp.<br />
Conclusions: Ancistrocladus sp. is different from Ancistrocladus species in Vietnam and it’s the first time<br />
this species was reported.<br />
Keyword: Ancistrocladus, A. tectorius, A. cochinchinensis, Ancistrocladus sp., alkaloid, botany.<br />
Nam Á) và châu Phi (miền trung và tây Phi)(5,7).<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở Việt nam, có 3 loài thuộc chi Ancistrocladus<br />
Họ Ancistrocladaceae có duy nhất một chi<br />
được mô tả trong thực vật chí là Trung quân lợp<br />
Ancistrocladus với khoảng 32 loài, tập trung ở các<br />
nhà (A. tectorius (Lour.) Merr.); Trung quân nam<br />
rừng nhiệt đới, chủ yếu ở khu vực châu Á (Đông<br />
(A. cochinchinensis Gangep.) và Trung quân<br />
*Khoa Dược – Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Đông Phương<br />
<br />
642<br />
<br />
ĐT: 0918265213<br />
<br />
Email: phuongpd56@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Wallich (A. wallichi Planch.)(6). Lá của lòai A.<br />
cochinchinensis đã được nghiên cứu với 7 alcaloid<br />
và 7 chất thuộc nhóm naphthoquinon, tetralon<br />
đã được báo cáo(1,2). Từ vỏ thân 3 loài A. tectorius,<br />
A. cochinchinensis và Ancistrocladus sp. đã phân<br />
lập được 14 alkaloid và 4 naphthoquinon, trong<br />
đó đã xác định cấu trúc 7 alkaloid và 2<br />
naphthoquinon(8,9). Một số chất phân lập được từ<br />
3 loài trên đã chứng tỏ có hoạt tính gây độc tế<br />
bào đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2),<br />
dòng tế bào ung thư gan (RD), ngoài ra còn có<br />
tác dụng kháng nấm gây bệnh ngoài da và<br />
Candida albicans(10, 11).<br />
Các loài ở Châu Á chưa được nghiên cứu về<br />
mặt thực vật một cách toàn diện. Các mô tả về<br />
loài phần lớn là của nửa đầu thế kỷ 20 trở về<br />
trước với các mô tả rất ngắn và sơ sài, thiếu<br />
những thông tin về sinh thái, về sự thụ phấn,<br />
mùa ra hoa hay sự nảy mầm của hạt. Cá biệt có<br />
những loài được mô tả thiếu cả hoa, quả hay<br />
những bộ phận quan trọng nhất trong phân loại<br />
học. Do đó chưa có được sự chắc chắn trong việc<br />
phân định các loài. Đa số những mô tả về thực<br />
vật đều trước năm 1925 và có khi chỉ mô tả cơ<br />
quan sinh dưỡng, không có cơ quan sinh sản (4,7).<br />
Chính vì vậy mà có sự thiếu thống nhất về số<br />
lượng và danh mục các loài. Trong bài báo này,<br />
các tác giả báo cáo kết quả về việc xác định được<br />
3 mẫu nghiên cứu, trong đó phát hiện một loài<br />
Ancistrocladus mới trong hệ thực vật của Việt<br />
Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nguyên liệu:<br />
Cành mang lá, hoa, lá và thân Trung quân<br />
lợp nhà (A. tectorius (Lour.) Merr.) và Trung<br />
quân nam (A. cochinchinensis Gagn.) thu hái ở<br />
Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai vào 6/2002.<br />
Cành mang lá, hoa, lá và thân<br />
Ancistrocladus sp. thu hái ở xã Suối Ngô, huyện<br />
Tân Châu, tỉnh Tây Ninh vào 7/2002 và 6/2004.<br />
Dung môi, hóa chất: Các dung môi, hóa chất<br />
trong nghiên cứu là lọai đạt tiêu chuẩn TKPT.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các thuốc thử pha theo DĐVN III. Sắc ký lớp<br />
mỏng sử dụng bản mỏng silica gel F254 dày 0,20<br />
mm tráng sẵn trên đế nhôm (Merck).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Khảo sát về thực vật<br />
Khảo sát hình thái, sinh thái: Các mẫu vật<br />
nghiên cứu được khảo sát tại thực địa và trong<br />
phòng thí nghiệm bằng mắt thường, kính lúp,<br />
kính hiển vi để mô tả các đặc điểm thực vật.<br />
Mẫu vật được so sánh, đối chiếu với mẫu chuẩn<br />
tiêu bản khô của các loài thuộc chi Ancistrocladus<br />
tại Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và<br />
mẫu A. wallichii của Vườn Quốc gia Pù Mát<br />
(Nghệ An), với các khóa phân loại, các tài liệu<br />
mô tả về thực vật và được sự giám định của TS.<br />
Võ Văn Chi để xác định loài.<br />
Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Vi phẫu lá lấy<br />
đoạn 1/3 từ cuống lá, vi phẫu thân lấy mẫu ở<br />
phần không quá già hoặc quá non. Vi phẫu được<br />
cắt bằng tay với lưỡi dao lam hay microtome và<br />
được nhuộm kép (carmin, lục iod). Quan sát<br />
dưới kính hiển vi quang học 2 mắt với độ phóng<br />
đại 10 x 40, 10 x 10, mô tả và chụp hình.<br />
Khảo sát đặc điểm bột dược liệu: Mẫu nghiên<br />
cứu được cắt nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ 40-50oC,<br />
tán và rây qua rây để thu được bột mịn đồng<br />
nhất. Soi bột trong nước dưới kính hiển vi, xác<br />
định các thành phần trong bột dược liệu.<br />
Định tính alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng: Lấy<br />
khoảng 1 g bột vỏ thân và khoảng 2 g bột lá của<br />
3 loài trên, chiết bằng phương pháp dùng dung<br />
môi hữu cơ trong môi trường kiềm. Làm khan<br />
dịch chiết và thực hiện phân tích trên sắc ký lớp<br />
mỏng với hệ dung môi n-hexan–CHCl3–<br />
diethylamin (7:3:1). Sau khi khai triển, soi UV ở<br />
các bước sóng 254, 365 nm, phun TT.<br />
Dragendorff và chụp hình sắc ký đồ, so sánh các<br />
vết alkaloid dựa trên giá trị Rf, màu sắc vết và<br />
diện tích các vết tương đương.<br />
Sơ bộ xác định hàm lượng alkaloid toàn phần: 10<br />
g dược liệu khô, xay và qua rây cỡ 1,5 mm, xác<br />
định độ giảm khối lượng do sấy khô. Bột được<br />
làm ẩm với 10 ml NH4OH đậm đặc trong 2 giờ,<br />
<br />
643<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
để khô tự nhiên và cho vào bình nón nút mài<br />
250 ml. Chiết kiệt alkaloid bằng cách đun sôi hồi<br />
lưu khoảng 10 phút trên bếp cách thủy với 100 ml,<br />
50 ml CHCl3 × 7 lần, kiểm tra việc chiết kiệt bằng<br />
thuốc thử Valse-Mayer. Lọc và gộp chung dịch<br />
chiết vào bình lắng gạn, lắc với HCl 1% 20 ml, 10<br />
ml × 6 lần, gộp chung dịch acid và loại tạp bằng<br />
ether dầu hoả 20 ml x 2 lần. Kiềm hoá dịch acid<br />
bằng NH4OH đến pH 11, lắc với CHCl3 20 ml, 10<br />
ml × 6 lần (kiểm tra việc chiết kiệt bằng thuốc thử<br />
Valse-Mayer). Gộp chung các dịch CHCl3, làm<br />
khan bằng Na2SO4 khan, gạn lấy dịch CHCl3, rửa<br />
Na2SO4 bằng CHCl3 10 ml × 2 lần và gộp chung các<br />
dịch CHCl3. Thu hồi dung môi CHCl3, sấy ở 105oC<br />
đến khối lượng không đổi, cân và tính hàm lượng<br />
alkaloid toàn phần. Mỗi thí nghiệm được thực hiện<br />
3 lần trong cùng điều kiện.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm hình thái và vi phẫu của 3 loài<br />
nghiên cứu<br />
Loài Trung quân lợp nhà (cây lá thuyền, A.<br />
tectorius (Lour.) Merr.): Mẫu nghiên cứu được<br />
khảo sát thực địa và được lấy tại Vườn Quốc gia<br />
Cát Tiên – tỉnh Đồng nai.<br />
Cây non hay cây tái sinh (cao khoảng 1-1,5m)<br />
thường mọc thẳng đứng, không phân nhánh,<br />
thân trơn có màu đỏ nâu nhưng phần ngọn có<br />
màu xanh. Lá hình elip hoặc thuôn hình trứng<br />
ngược (thon dần về phía cuống lá), đỉnh lá hơi<br />
thon tròn đều và tù hơn gốc lá. Lá mọc liên tục từ<br />
gốc lên đến ngọn thân. Lá dài trơn ở cả 2 mặt,<br />
không lông, chiều ngang trung bình khoảng 6-8<br />
cm, dài khoảng 20-30 cm, nếu mọc ở khu vực<br />
trống (cây tái sinh) lá có thể dài tới 40 cm.<br />
Cây trưởng thành hay lâu năm là dây leo<br />
thân gỗ có màu xám đến xám nhạt, cành phân<br />
nhánh một bên, có gai dạng móc câu. Thân khá<br />
dài có khi đến 20 m hoặc hơn, mọc bò dưới đất<br />
hoặc leo lên các cây gỗ khác, đường kính gốc<br />
trung bình khoảng 4-6 cm, có thể lên đến 8-10<br />
cm. Lớp vỏ thân có màu nâu, phần gỗ cắt ngang<br />
có màu nâu nhạt. Cành có những vết sẹo lồi<br />
hình yên ngựa do vết tích của lá kèm rụng sớm.<br />
<br />
644<br />
<br />
Lá mọc đối, thường mọc khít thành túm ở ngọn<br />
hoặc cuối các cành nhỏ. Lá có hình elip hoặc<br />
thuôn hình trứng ngược, đỉnh lá hơi thon tròn<br />
đều và tù hơn gốc lá (giống như hình nêm); lá<br />
dài khoảng 15-25 cm, rộng khoảng 5-7 cm có<br />
những chỗ lõm xuống ở cả 2 mặt, hình cầu nhỏ<br />
màu trắng. Cuống lá rất ngắn và rộng. Cụm hoa<br />
hình chùy, hoa thưa, màu đỏ nhạt; 5 lá đài<br />
không đều nhau. Quả màu nâu đến đỏ nâu, 5<br />
cánh (do 5 lá đài đồng trưởng).<br />
Loài Trung quân nam (A. cochinchinensis<br />
Gagnep.): Mẫu nghiên cứu được khảo sát thực<br />
địa và được lấy tại Vườn Quốc gia Cát Tiên –<br />
tỉnh Đồng Nai.<br />
Lá ở cành non rất bóng, trơn, dày và chiều<br />
ngang của phiến lá gần bằng nửa đến 2/3 chiều<br />
dài, mọc cách và thưa (không khít vào nhau như<br />
loài A. tectorius hay Ancistrocladus sp.). Lá thuôn<br />
hình trứng, to dần về phía đỉnh, tròn đều và tù<br />
hơn gốc lá, đôi khi đỉnh lá lõm xuống. Lá dài<br />
khoảng 10-20 cm, rộng khoảng 6-10 cm. Trên<br />
thân non có các tua cuốn mọc so le về cả 2 bên.<br />
Cây trưởng thành hay cây lâu năm là dây leo<br />
thân gỗ, phân nhánh có màu xám đến xám nhạt.<br />
Thân dài khoảng 8-10 m hoặc hơn, leo lên các<br />
cây gỗ khác, đường kính gốc trung bình khoảng<br />
3-5 cm. Lớp vỏ thân có màu nâu, phần gỗ cắt<br />
ngang có màu nâu nhạt hơn phần vỏ. Lá ở phần<br />
thân lớn hay cành đã già có cuống ngắn và rộng,<br />
mọc cách, thành túm ở cuối mỗi phần thân phân<br />
nhánh hoặc cành nhỏ. Lá rất lớn so với hai loài<br />
còn lại, dài khoảng 20-30 cm, rộng khoảng 10-13<br />
cm, có chấm hình cầu nhỏ nhưng ít và màu nhạt<br />
hơn ở cả 2 mặt. Cụm hoa ít phân nhánh, dạng<br />
chùy (paniculate), nụ hoa có màu đỏ đậm. Chưa<br />
thu thập được mẫu quả.<br />
Loài Acistrocladus sp.: Mẫu nghiên cứu được<br />
khảo sát thực địa và được lấy tại huyện Tân<br />
Châu, tỉnh Tây Ninh.<br />
Cây non (cao khoảng 1-1,5 m) mọc thẳng<br />
đứng, không phân nhánh, toàn thân không có<br />
lông. Phần gốc thân có màu đỏ nâu, phần ngọn<br />
có màu xanh. Lá mọc cách, mọc tập trung ở<br />
khoảng 1/2 về phía ngọn. Lá hình trứng ngược,<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
thon ở cả 2 đầu, rộng khoảng 3-5 cm, dài khoảng<br />
10-20 cm, nếu mọc ở khu vực trống (cây tái sinh)<br />
lá có thể dài tới 30 cm.<br />
Cây trưởng thành hay lâu năm dài khoảng<br />
6-8 m là dây leo nhỏ thân gỗ, đường kính gốc 35 cm, ít phân nhánh. Thân có vỏ ngoài dày sù sì,<br />
dễ bong tróc, màu nâu đỏ, phần gỗ cắt ngang có<br />
màu nâu. Ngọn cành mọc một bên thân biến<br />
thành gai hình móc câu. Lá nhỏ hơn 2 loài trên,<br />
dài khoảng 15-20 cm, rộng khoảng 4-5 cm, mọc<br />
cách, không cuống hoặc gần như không cuống,<br />
hình elip thon dần về cuống lá. Lá mọc tập trung<br />
ở tận cùng của ngọn cây hay những cành nhỏ<br />
trông giống như hình hoa thị. Phiến lá có những<br />
chấm hình cầu nhỏ màu nhạt hơn ở cả 2 mặt.<br />
Cụm hoa mọc ở ngọn cành, dạng xim chia 2 ngả<br />
3-4 lần, hoa dày có khoảng 50-70 hoa (đôi khi có<br />
thể nhiều gấp đôi), hoa rụng sớm. Cuống hoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhỏ, dài khoảng 3-4 mm. Nụ hoa hình trứng,<br />
màu đỏ nhạt, dài 2-2,5 mm. Hoa 5 cánh, màu đỏ<br />
tươi. 5 lá đài không đều nhau, dài khoảng 1 mm,<br />
nạc, rìa hơi nhô lên. Quả màu nâu nhạt, 5 cánh<br />
không đều nhau dài khoảng 1,5-3 cm (do lá đài<br />
đồng trưởng).<br />
Cả 3 loài trên đã được thu thập mẫu cành<br />
mang lá có hoa, quả (trừ loài A. cochinchinensis<br />
không có quả), trong đó loài A. tectorius đã được<br />
định danh loài và gắn biển tên Việt Nam cũng<br />
như tên khoa học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.<br />
Cả 3 loài đã được so sánh với khoá phân loại của<br />
chi Ancistrocladus, các loài đã được khảo sát trực<br />
tiếp và định danh bởi TS. Võ Văn Chi. Những<br />
điểm khác biệt chính giữa 3 loài được trình bày<br />
tóm tắt trong Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Tóm tắt những điểm khác biệt chính giữa 3 loài thuộc chi Ancistrocladus<br />
A. tectorius<br />
A. cochinchinensis<br />
- Dây leo thân gỗ to, có nhánh cong thành - Dây leo thân gỗ to, nhánh cong thành<br />
móc, có màu xám đến xám nhạt,<br />
móc, có màu xám đến xám nhạt<br />
<br />
Ancistrocladus sp.<br />
- Dây leo nhỏ. nhánh cong thành móc, vỏ<br />
ngoài dày sù sì, dễ bong tróc, màu nâu.<br />
<br />
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,<br />
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,<br />
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,<br />
mọc khít từ gốc lên ngọn, dài khoảng 20- mọc thưa từ gốc lên ngọn, dài khoảng 10- mọc dày từ 1/2 đến 1/3 thân về phía<br />
20 cm, rộng khoảng 6-10 cm, phiến lá rất ngọn. Lá dài khoảng 20-40cm, rộng<br />
40 cm, rộng khoảng 6-8 cm.<br />
khoảng 4-6 cm<br />
dày, trơn nhẵn.<br />
- Lá ở cây trưởng thành mọc cách, dài<br />
khoảng 15-25 cm, rộng khoảng 5-7 cm,<br />
phiến lá dày nhẵn, đầu thuôn nhọn, phía<br />
cuống lá có hình nêm. Cuống lá rất ngắn,<br />
lá khó cháy.<br />
<br />
- Lá ở cây trưởng thành mọc cách, đầu - Lá ở cây trưởng thành mọc cách, dai,<br />
tròn rộng, có khi đỉnh lá lõm xuống, hơi không cuống hoặc gần như không<br />
cuống, hình elip thon dần về gốc lá. Lá<br />
thuôn về phía gốc lá. Lá có kích thước<br />
lớn, dài khoảng 20-30 cm hoặc hơn, rộng nhỏ hơn 2 loài còn lại, chỉ dài khoảng 15khoảng 10-13 cm. Cuống lá rất ngắn, lá 20 cm, rộng khoảng 4-5 cm, lá dễ cháy.<br />
dễ cháy<br />
<br />
- Cụm hoa đứng, dạng chùy chia 2 ngả, ít - Cụm hoa đứng, dạng chùy, chia 2 ngả, .- Cụm hoa đứng, dạng xim, phân nhánh<br />
nhiều (2 ngả, 3-4 lần), hoa nhiều, nụ hoa<br />
phân nhánh, ít hoa, cánh hoa màu đỏ nhạt phân nhánh ít, có khá nhiều hoa, cánh<br />
màu đỏ nhạt, cánh hoa màu đỏ sáng.<br />
hoa màu đỏ đậm.<br />
- Quả có 5 cánh, không đều, màu đỏ nâu. - Quả chưa thu thập được.<br />
<br />
- Quả có 5 cánh, không đều, màu nâu<br />
nhạt.<br />
<br />
- Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân (vùng - Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân (vùng - Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân<br />
dưới lớp bần) màu nâu nhạt<br />
dưới lớp bần) màu nâu nhạt.<br />
(vùng dưới lớp bần) màu đỏ nâu<br />
.- Thân rễ khi rửa bằng nước có rất nhiều - Thân rễ: không thu hái được.<br />
bọt<br />
<br />
- Thân rễ khi rửa bằng nước có rất ít bọt<br />
<br />
Dưới đây là hình ảnh về lá và hoa của 3 loài<br />
khảo sát<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
645<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
A. tectorius<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
A. cochinchinensis<br />
<br />
Ancistrocladus sp.<br />
<br />
Hình 1. Lá và hoa của 3 loài Ancistrocladus<br />
<br />
Hình 2. Lá của 3 loài A. cochinchinensis, Ancistrocladus sp. và A. tectorius<br />
<br />
Đặc điểm vi phẫu<br />
Đặc điểm chung của vi phẫu thân:<br />
Về hình thái bên ngoài hơi khác nhau do<br />
thân gỗ của A. sp. có màu đỏ hơn so với 2 loài A.<br />
tectorius, A. cochinchinensis nhưng về cấu tạo giải<br />
phẫu của chúng hầu như là giống nhau về các<br />
mô ở bên trong. Thân có tiết diện tròn, từ ngoài<br />
vào trong gồm có các mô sau: Lớp biểu bì gồm<br />
những tế bào hình chữ nhật, vách cellulose. Mô<br />
mềm vỏ ngoài gồm những tế bào hình đa giác<br />
vách cellulose, trong vùng này chứa rất nhiều<br />
cụm tế bào tiết nhựa. Lớp bần. Mô mềm vỏ<br />
trong gồm những tế bào hình bầu dục, vách<br />
cellulose, trong các tế bào chứa các hạt oxalatcalci và hạt tinh bột; những đám mô cứng, vách<br />
dày hoá gỗ phân bố đều khắp vùng này. Libe I<br />
gồm những tế bào hình đa giác, vách bằng<br />
cellulose, sắp xếp lộn xộn. Libe II gồm nhiều lớp<br />
tế bào hình chữ nhật, vách bằng cellulose. Gỗ II<br />
<br />
646<br />
<br />
gồm những mạch gỗ và tế bào mô mềm gỗ sắp<br />
xếp thành 1 vòng liên tục. Gỗ I nằm phía dưới<br />
vùng gỗ II. Mô mềm tuỷ hoá mô cứng.<br />
Tuy nhiên vi phẫu thân cũng có sự khác biệt<br />
nhỏ như trong loài A. cochinchinensis có sự xuất<br />
hiện những bó libe-gỗ (bó vết lá) trong vùng mô<br />
mềm vỏ trong nhưng 2 loài kia lại không có bó<br />
libe-gỗ này.<br />
Đặc điểm chung phần vi phẫu lá: Biểu bì<br />
trên, bên ngoài phủ một lớp cutin dày và rải rác<br />
có lông tiết đầu tròn chân ngắn đa bào; mô mềm<br />
giậu chứa nhiều lục lạp; mô mềm khuyết, trong<br />
vùng này còn có các bó libe-gỗ phụ; biểu bì<br />
dưới, rải rác có các lông tiết đầu tròn chân ngắn<br />
đa bào, tế bào lỗ khí. Tuy về hình thái bên ngoài<br />
có sự khác nhau nhưng về cấu tạo giải phẫu lá<br />
của 3 loài hầu như là giống nhau nhưng bên<br />
cạnh đó cũng có khác biệt nhỏ và được trình bày<br />
trong Bảng 2.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />