intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập Thực vật dược - Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập Thực vật dược" được biên soạn nhằm giúp các em sinh viên vẽ được tế bào và mô thực vật; nhận biết và mô tả được các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá hoa, quả và hạt; so sánh được cấu tạo sơ cấp và thứ cấp của các cơ quan sinh dưỡng của cây; viết được hoa thức, vẽ được hoa đồ và mô tả được các đặc điểm hình thái các đại diện của các ngành thực vật... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập Thực vật dược - Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH THỰC TẬP THỰC VẬT DƯỢC Biên soạn: ThS. Trương Đỗ Quyên ThS. Lương Tấn Trung DS. Nguyễn Lê Hoàng Duy NĂM 2019
  2. MỤC LỤC Trang BẢNG MÔ TẢ MÔN HỌC ........................................................................................................... 2 BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪU THỰC VẬT – QUAN SÁT MÔ THỰC VẬT…………………………………………………………………...5 BÀI 2. RỄ CÂY ................................................................................................................................ 16 BÀI 3. THÂN CÂY ........................................................................................................................ 19 BÀI 4. LÁ CÂY ................................................................................................................................ 21 BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ ................................. 23 BÀI 6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY ...................................................................... 29 BÁO CÁO THỰC TẬP................................................................................................................. 37 1
  3. BẢNG MÔ TẢ MÔN HỌC Buổi Nội dung Vật liệu Dụng cụ, hóa chất 1 Bài 1. Phương pháp cắt, Lá Thông thiên - Dao lam, bông y tế, nhuộm và vẽ vi phẫu Lá Náng bình tia, ống nhỏ giọt thực vật – Quan sát mô - Phẩm nhuộm kép son thực vật Lá Vú sữa phèn – lục iod, nước Húng chanh cất, nước javel, acid Thân Bụp acetic 10% Thân Yên bạch Lá Hậu phát Lá Trà Thân mướp Thân Lốt Lá Chanh Lá Khuynh diệp 2 Bài 2. Rễ cây Rễ Rau muống non Bài 5. Phương pháp làm Rễ Riềng tiêu bản thực vật khô Rễ Dừa cạn 3 Bài 3. Thân cây Thân Diếp cá non Bài 4. Lá cây Thân Măng tây Thân Húng quế Lá Ắc ó Lá Tre 4 Bài 6.1 Phương pháp Hoa Ly Dao lam, kính lúp, kim phân tích cây (Lớp Bông Hẹ gút Hành) Lay dơn 5 Bài 6.2 Phương pháp Bụp phân tích cây (Lớp Sử quân tử Ngọc lan) Điệp cúng Mai chiếu thủy Nguyệt quới Dừa cạn 2
  4. HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Giáo trình “Thực hành Thực vật dược” dành cho sinh viên năm thứ 2 ngành Dược, trường Đại học Công nghệ TP.HCM. “Thực hành Thực vật dược” nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành về: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có thể: - Vẽ được tế bào và mô thực vật. - Nhận biết và mô tả được các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá hoa, quả và hạt. - So sánh được cấu tạo sơ cấp và thứ cấp của các cơ quan sinh dưỡng của cây. - Viết được hoa thức, vẽ được hoa đồ và mô tả được các đặc điểm hình thái các đại diện của các ngành thực vật. - Trình bày được nguyên tắc chung, phương pháp phân loại thực vật và đặc điểm một số thực vật. NỘI DUNG MÔN HỌC - Bài 1: Phương pháp cắt - nhuộm - vẽ vi phẫu TV – mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ. - Bài 2: Rễ cây. - Bài 3: Thân cây. - Bài 4: Lá cây. - Bài 5: Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô - Bài 6.1: Phương pháp phân tích cây lớp hành - Bài 6.2: Phương pháp phân tích cây lớp ngọc lan 3
  5. - KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học Thực hành Thực vật dược yêu cầu sinh viên đã học môn lý thuyết Thực vật dược. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi trên lớp và làm bài báo cáo thực hành. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần đọc trước bài thực hành ở nhà để nắm được phần lý thuyết và thao tác thực hành. Trong giờ học, người học phải tuân thủ hướng dẫn của giảng viên. Phải cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm. Tuyệt đối tuân thủ nội quy của phòng thí nghiệm. Trung thực, khách quan khi theo dõi kết và báo cáo kết quả. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Điểm của môn học : - Không thi kết thúc học phần. Tính điểm mỗi bài. Điểm học phần = TBC (các buổi + tiêu bản TV khô) 4
  6. Bài 1 PHƯƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪU THỰC VẬT – QUAN SÁT MÔ THỰC VẬT 1. Phương pháp cắt, nhuộm và vẽ vi phẫu thực vật 1.1. Phương pháp cắt vi phẫu Cầm mẫu vật cần cắt trên tay hay đặt trên bàn. Dùng dao lam cắt ngang (hay cắt dọc) thành những lát mỏng. Chú ý: - Dao lam dùng cắt vi phẫu phải là dao mới. - Khi cắt, dao lam được đặt thẳng góc với mẫu vật. - Vị trí cắt trên mẫu vật thay đổi tùy theo cơ quan. Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu. Đối với phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến. Nếu phiến rộng quá thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1 cm ở hai bên gân giữa. Hình 1.1. Vị trí cắt ở thân và lá 1.2. Phương pháp nhuộm vi phẫu Áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (thành phần chính là son phèn và lục iod). Trình tự nhuộm vi phẫu như sau: - Ngâm vi phẫu trong nước javel đến khi mẫu trắng, nhưng tối đa không quá 30 phút. Nếu sau 30 phút mà vi phẫu không trắng thì phải thay nước javel khác rồi tiếp tục ngâm vi phẫu. - Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường (3-4 lần) 5
  7. - Ngâm vi phẫu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút. - Loại bỏ hết acid acetic. - Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm 15 phút. - Loại bỏ phẩm nhuộm, rửa sạch vi phẫu bằng nước thường. - Ngâm vi phẫu đã nhuộm trong nước thường hay glycerin 50%. - Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng cellulose (tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe). - Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh khi vách tế bào tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid). - Vi phẫu không bị cắt xéo, không bị rách. - Thấy rõ hình dạng tế bào, cách sắp xếp và bắt màu đúng. 1.3. Phương pháp vẽ vi phẫu 1.3.1. Vẽ sơ đồ Vẽ sơ đồ là dùng các ký hiệu để vẽ. Hình 1.2. Ký hiệu các mô dùng để vẽ sơ đồ 6
  8. Chọn vùng để vẽ: - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ 1/2 vi phẫu. - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ toàn bộ. 1.3.2. Vẽ chi tiết Vẽ chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tương đối giữa các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan. Chọn vùng để vẽ: - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân, rễ) thì chọn một phần đại diện cho vi phẫu để vẽ. - Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ một nửa (thường là nửa bên phải). A B Hình 1.3. Chọn vùng để vẽ chi tiết ở thân, rễ (A) và phiến lá (B) Hình 1.4. Quy ước dùng để vẽ chi tiết cấu tạo vi phẫu: (1): Tế bào vách cellulose (2) và (3): Tế bào vách tẩm chất gỗ hay chất bần (4): Mô dày (5): Mạch gỗ và mô mềm gỗ Quy ước: - Vách tế bào nhuộm màu hồng thì vẽ nét đơn, nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (hai nét gần hay xa nhau là tùy độ dày của vách tế bào). - Đối với mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen. 7
  9. - Đối với mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét trong. - Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể và đường chú thích không được giao nhau. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc, tinh thể calci oxalat hình cầu gai… 2. Thực tập quan sát mô thực vật 2.1. Mô mềm Vi phẫu cắt ngang phiến lá Thông thiên có các loại mô mềm như sau: - Gân giữa: có 2 loại mô mềm là mô mềm đạo và mô mềm đặc. - Thịt lá: có 2 loại mô mềm là mô mềm giậu và mô mềm khuyết. Hình 1.5. Mô mềm đạo ở gân giữa lá Kim vàng Hình 1.6. Mô mềm đặc 8
  10. Hình 1.7. Mô mềm giậu và mô mềm khuyết ở phiến lá Thông thiên 2.2. Mô che chở 2.2.1. Biểu bì và lỗ khí Quan sát tế bào biểu bì và lỗ khí của lá Náng ở 2 dạng: - Nhìn từ trên xuống: Bóc biểu bì của lá. - Nhìn ngang trên vi phẫu lá cắt ngang và nhuộm kép. Hình 1.8. Biểu bì và lỗ khí ở vi phẫu lá Náng cắt ngang 9
  11. 2.2.2. Lông che chở Quan sát các loại lông che chở sau: - Lông đơn bào hình thoi ở lá Vú sữa: dùng dao lam cạo mặt dưới lá Vú sữa, quan sát trong nước. - Lông đa bào một dãy ở thân hoặc cuống lá Húng chanh. Hình 1.9. Lông che chở đơn bào hình thoi ở lá Vú sữa Hình 1.10. Lông che chở đa bào một dãy ở thân Húng chanh 10
  12. 2.2.3. Bần và lỗ vỏ Quan sát ở thân Bụp (già). (1) (2) Hình 1.11. Bần và lỗ vỏ ở thân Bụp (già) (1): Bần (2): Lỗ vỏ 2.3. Mô nâng đở 2.3.1. Mô dày 11
  13. Mô dày góc (thân Húng chanh). Mô dày tròn (phiến lá Thông thiên). Mô dày phiến (thân Yên bạch). Hình 1.12. Mô dày góc ở gân giữa lá Kim vàng Hình 1.13. Mô dày tròn ở lá Thông thiên Hình 1.14. Mô dày phiến ở thân Yên Bạch 12
  14. 2.3.2. Mô cứng Tế bào mô cứng (cuống lá Hậu phát). Sợi (cuống lá Hậu phát). Thể cứng (phiến lá Trà). Hình 1.15. Tế bào mô cứng cuống lá Hậu phát Hình 1.16. Thể cứng ở phiến lá Trà Hình 1.17. Sợi ở bột vỏ Qu 13
  15. 2.4. Mô dẫn Quan sát thân Mướp cắt ngang: Hệ thống mô dẫn (libe và gỗ) ở thân Mướp xếp thành từng bó riêng biệt. Mỗi bó libe - gỗ gồm có (từ trên xuống dưới): libe cấp 1, libe cấp 2, gỗ cấp 2, gỗ cấp 1 và libe trong (kiểu bó chồng kép). Hình 1.18. Bó libe gỗ chồng kép ở thân Mướp Quan sát chùy libe và libe 2 kết tầng ở thân Bụp cắt ngang. Hình 1.19. Chùy libe và libe 2 kết tầng ở thân Bụp 14
  16. 2.5. Mô tiết Tế bào tiết (thân Lốt): là những tế bào mô mềm chứa đầy chất tiết là tinh dầu có màu vàng. Lông tiết (thân hay lá Húng chanh) có trên lớp biểu bì, có nhiều dạng khác nhau. Túi tiết: Là những khoảng trống gần như hình tròn. - Kiểu ly bào ở cuống lá Khuynh diệp. - Kiểu tiêu ly bào ở phiến lá Chanh. - Kiểu tiêu bào ở thân Lốt. Hình 1.20. Tế bào tiết Hình 1.21. Lông tiết ở thân Húng chanh (1) (2) (3) Hình 1.22. Các kiểu túi tiết (1): Ly bào (2): Tiêu ly bào (3): Tiêu bào 15
  17. Bài 2 RỄ CÂY 1. Cấu tạo cấp 1 1.1. Rễ cây lớp Ngọc lan Quan sát rễ Rau muống non cắt ngang, nhuộm kép. Vi phẫu rễ Rau muống non có cấu tạo đối xứng qua trục, gồm 2 vùng rõ rệt: - Vùng vỏ từ tầng lông hút đến nội bì, vùng này chiếm khoảng 2/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: tầng lông hút, tầng tẩm chất bần, mô mềm vỏ và nội bì. - Vùng trung trụ gồm từ trụ bì trở vào trong, vùng này chiếm khoảng 1/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: trụ bì, các bó libe, các bó gỗ và tủy. Hình 2.1. Cấu tạo rễ Rau muống (non) 1.2. Rễ cây lớp Hành Quan sát rễ Riềng cắt ngang, nhuộm kép. Vi phẫu rễ Riềng gồm 2 vùng rõ rệt: - Vùng vỏ từ tầng lông hút đến nội bì, vùng này chiếm khoảng 2/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: tầng lông hút, tầng suberoid, mô mềm vỏ và nội bì. - Vùng trung trụ gồm từ trụ bì trở vào trong, vùng này chiếm khoảng 1/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: trụ bì, các bó libe, các bó gỗ và tủy (gồm mô mềm tủy và các mạch hậu mộc). 16
  18. Hình 2.2. Cấu tạo rễ Riềng 2. Cấu tạo cấp 2 Hình 2.3. Cấu tạo rễ Tai tượng Ấn 17
  19. Quan sát rễ Dừa cạn cắt ngang, nhuộm kép. Vi phẫu rễ Dừa cạn có vùng vỏ ít hơn vùng trung trụ: - Vùng vỏ gồm các mô: Bần, mô mềm vỏ. - Vùng trung trụ gồm các mô: trụ bì, libe 1, libe 2, gỗ 2, gỗ 1 và tia tủy. Trụ bì vách bằng cellulose. Libe 1 bị libe 2 đẩy ra sát trụ bì, các tế bào bị ép dẹp lại. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm. Mạch gỗ 2 xếp thành dãy, kích thước không đều. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Khi rễ cây già, gỗ cấp 2 phát triển mạnh và chiếm toàn bộ trung tâm của rễ (không còn mô mềm tủy), lúc đó gọi là gỗ 2 chiếm tâm (đặc điểm này không có ở thân cây). Các mạch gỗ cấp 1 khi đó thường không còn phân biệt được. Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo rễ Riềng Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo rễ Đinh lăng lá nhỏ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2