Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
SO SÁNH HIỆU QUẢ LỌC CHẤT CÓ PHÂN TỬ LƯỢNG TRUNG BÌNH<br />
GIỮA PHƯƠNG PHÁP LỌC MÁU HDF ONLINE VÀ HD<br />
TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ<br />
Trương Hoàng Khải, Nguyễn Minh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lọc chất có phân tử lượng trung bình giữa phương pháp lọc máu HDF online<br />
so với lọc máu thông thường HD ở bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu định kỳ.<br />
Đối tượng: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Chợ<br />
Rẫy.<br />
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
Kết quả: Từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2013, nghiên cứu gồm 36 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối<br />
đang lọc máu với hai phương thức HD và HDF online xen kẽ. Trong phương thức HD, PTH và β2 –<br />
microglobulin (β2-m) máu sau lọc giảm rõ rệt so với trước lọc với tỷ lệ giảm lần lượt là 44,52% và 43,77%. Trong<br />
phương thức HDF online, PTH và β2-m sau lọc máu giảm rõ rệt so với trước lọc với tỷ lệ giảm lần lượt là<br />
46,17% và 71,56%. Khi so sánh, HDF online có hiệu quả vượt trội hơn HD trong lọc β2-m với tỷ lệ giảm β2-m<br />
lần lượt là 71,56% so với 43,77% (p0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
25258,77 ± 6157,57<br />
6864,72 ± 2218,41<br />
18394,05 ± 5870,53<br />
71,56 ± 10,9<br />
<br />
>0,05<br />
< 0,01<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Để phòng ngừa áp lực xuyên màng báo<br />
động, các tác giả khuyên nên cài đặt vận tốc<br />
truyền dịch thay thế theo lưu lượng máu hiệu<br />
quả để làm giảm phân suất lọc. Một quy tắc cơ<br />
bản trong cài đặt vận tốc truyền dịch thay thế là<br />
cài đặt vận tốc này ở mức 1/3 vận tốc máu trong<br />
phương thức HDF online pha loãng sau màng<br />
và ở mức ½ vận tốc máu trong phương thức<br />
HDF online pha loãng trước màng(1).<br />
Tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
phương thức thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp<br />
đang áp dụng là pha loãng sau màng và cài đặt<br />
vận tốc bù dịch thay thế bằng 1/3 vận tốc máu.<br />
Do đó, dịch thay thế trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi thay đổi, ít nhất là 14,4 lít và cao nhất<br />
là 28,8 lít, trung bình 18,93 ± 2.56 lít. Trong<br />
nghiên cứu Marta Kalousová và cộng sự (2006)<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
giá trị trung bình dịch thay thế là 18,75 ± 2,69<br />
lít(2). Trong nghiên cứu Francisco Maduell và<br />
cộng sự (1999) giá trị trung bình dịch thay thế là<br />
22,5 ± 4,31 lít(4). Dịch thay thế đề nghị 24 lít cho 4<br />
giờ lọc máu HDF online với pha loãng sau<br />
màng(4). Trong nghiên cứu chúng tôi dịch thay<br />
thế tương tự nghiên cứu Francisco Maduell và<br />
cộng sự nhưng chưa đạt đến đề nghị tối ưu, có<br />
thể do vận tốc máu thấp và tình trạng thích ứng<br />
bệnh nhân lọc HDF online (13 bệnh nhân mới<br />
chạy lần đầu).<br />
<br />
Đặc điểm về vận tốc máu<br />
Vận tốc máu trung bình trong các lần lọc<br />
máu với phương thức HDF online của chúng tôi<br />
là 333,89 ± 23,58 ml/phút cao hơn so với vận tốc<br />
máu trung bình lọc máu với phương thức HD có<br />
ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong nghiên cứu<br />
Francisco Maduell và cộng sự (2011) vận tốc máu<br />
393 ± 60 ml/phút(5). Nghiên cứu của Luciano A.<br />
Pedrini và cộng sự (2011), vận tốc máu 346 ± 35<br />
ml/phút(7). Vận tốc máu đề nghị trong HDF<br />
online đòi hỏi 350 – 400 ml/phút(5). Như vậy vận<br />
tốc máu trung bình ở nhóm BN trong nghiên<br />
cứu chúng tôi gần đạt theo yêu cầu, có thể do<br />
tình trạng mạch máu và thích nghi của BN.<br />
<br />
So sánh hiệu quả của phương thức lọc máu<br />
thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp HDF<br />
online và phương thức lọc máu chu kỳ HD<br />
đối với chất có trọng lượng phân tử trung<br />
bình<br />
Các chất có TLPT trung bình PTH và β2 –<br />
microglobulin (β2-m) máu sau lọc với phương<br />
thức HD giảm rõ rệt so với trước lọc (p < 0,05).<br />
Tỷ lệ giảm nồng độ PTH và β2-m máu lần lượt là<br />
44,52% và 43,77%. Tỷ lệ này thấp hơn trong<br />
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Lành<br />
(2005): tỷ lệ giảm PTH và β2-m máu lần lượt là<br />
69,87% và 51,72%. Điều này có thể do màng lọc<br />
hiệu quả cao high flux chúng tôi sử dụng không<br />
đồng nhất, do điều kiện kinh tế và lựa chọn của<br />
bác sỹ.<br />
Các chất có TLPT trung bình PTH và β2-m<br />
sau lọc máu với phương thức HDF online giảm<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
rõ rệt so với trước lọc (p < 0,05). Tỷ lệ giảm nồng<br />
độ PTH và β2-m máu lần lượt là 46,17% và<br />
71,56%. Tỷ lệ giảm β2-m máu trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi tương tự các nghiên cứu khác trên<br />
thế giới: nghiên cứu của Francisco Maduell<br />
(1999) là 71,1 ± 9,1%(4), nghiên cứu của W. Lornoy<br />
(2000) là 72,7%(3) và nghiên cứu Munor R,<br />
Gallardo (2006) 66,4%(6).<br />
Khi so sánh hiệu quả lọc máu giữa hai<br />
phương thức HD và HDF online đối với các chất<br />
có TLPT trung bình chúng tôi nhận thấy hiệu<br />
quả lọc PTH không khác biệt. Tuy nhiên hiệu<br />
quả lọc β2-m ở phương thức lọc máu HDF online<br />
cao hơn rõ rệt so với phương thức lọc máu HD.<br />
Tỷ lệ giảm giá trị trung bình nồng độ β2-m máu<br />
sau lọc ở phương thức lọc máu HD là 43,77% và<br />
HDF online là 71,56%. Sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
Bệnh nhiễm bột liên quan đến lọc máu<br />
(dialysis – Associated – Amyloidosis) là một biến<br />
chứng muộn ở các trường hợp lọc máu lâu dài<br />
kèm theo nang màng xương và hội chứng ống cổ<br />
tay một hay cả hai bên. Một trong những biểu<br />
hiện của bệnh nhiễm bột thứ phát là đau vai và<br />
xương. Những tổn thương này rất khó điều trị<br />
bằng thuốc. Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh<br />
nhiễm bột thứ phát cần phải lọc β2-m càng hiệu<br />
quả càng tốt.<br />
Theo Sergio R. bệnh nhiễm bột ở bệnh nhân<br />
lọc máu có liên quan chặt chẽ với thời gian lọc<br />
máu. Nghiên cứu trên bệnh nhân tử vong đã<br />
phát hiện β2-amyloid ở các khớp lớn sớm hơn so<br />
với biểu hiện của nó trên lâm sàng. Sự lắng đọng<br />
Amyloid ở các tổ chức sớm hơn so với biểu hiện<br />
lâm sàng hay trên X – quang. Người ta thấy rằng<br />
21% bệnh nhân có sự lắng đọng Amyloid ở bệnh<br />
nhân lọc máu hai năm, nhưng có tới 90% có sự<br />
lắng đọng Amyloid ở bệnh nhân lọc máu bảy<br />
năm. Những năm gần đây người ta nhận thấy tỷ<br />
lệ và mức độ nhiễm bột liên quan đến lọc máu<br />
đã giảm. Có thể nhờ chất lượng trang thiết bị<br />
càng ngày càng hoàn thiện, trong đó có sự đóng<br />
góp của việc sử dụng màng lọc High – flux(6).<br />
Ngoài ra, chúng ta có thể can thiệp tích cực làm<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
giảm nồng độ β2-m hơn nữa bằng áp dụng<br />
phương pháp lọc HDF online. Như vậy chúng ta<br />
có thể nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân<br />
suy thận mạn chạy thận định kỳ cũng như ngăn<br />
ngừa biến chứng bệnh nhiễm bột liên quan đến<br />
lọc máu. Tuy nhiên giá thành của phương thức<br />
HDF online đắt hơn vài lần so với phương thức<br />
HD thông thường. Do đó, tại Việt Nam,khi áp<br />
dụng thức tế, HDF online nên được sử dụng xen<br />
kẽ với lọc máu thông thường với tần suất thay<br />
đổi (01 lần/ tuần hay 01 lần/tháng) và tùy theo<br />
điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Chỉ định lọc<br />
máu với phương pháp HDF online nên áp dụng<br />
cho các đối tượng như:<br />
<br />
có triệu chứng liên quan đến sự tích tụ chất có<br />
trọng lượng phân tử trung bình tương tự β2 –<br />
microglobulin để cải thiện và nâng cao hơn nữa<br />
chất lượng sống của bệnh nhân.<br />
<br />
- Bệnh nhân đã lọc máu thời gian dài, để<br />
giảm biến chứng amyloid.<br />
<br />
4.<br />
<br />
- Bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến sự<br />
tích tụ chất có trọng lượng phân tử trung bình<br />
tương tự β2 – microglobulin.<br />
- Bệnh nhân có biến chứng liên quan hội<br />
chứng urê huyết cao như tăng huyết áp khó<br />
kiểm soát, biến chứng thần kinh ngoại biên mà<br />
chạy thận chu kỳ chưa giải quyết được.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đối với chất có trọng lượng phân tử trung<br />
bình, tỷ lệ giảm β2-microglobulin của phương<br />
thức lọc máu thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp<br />
HDF online đạt 71,56% cao hơn rõ rệt so với<br />
phương thức lọc máu chu kỳ HD 43,77%. Vì vậy<br />
nên áp dụng phương thức lọc HDF online trên<br />
những bệnh nhân đã lọc máu thời gian dài hoặc<br />
<br />
182<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Bellomo R, Farmer M, Parkin G, Wright C, Boyce N (1995).<br />
Severe acute renal failure: a comparison of acute continuous<br />
hemodiafiltration and conventional dialytic therapy.<br />
Nephron, 71:59-64.<br />
Kalousová, Marta, et al. "No benefit of hemodiafiltration over<br />
hemodialysis in lowering elevated levels of asymmetric<br />
dimethylarginine in ESRD patients."Blood purification 24.5-6<br />
(2006): 439-444.<br />
Lornoy, W., et al. "On-line haemodiafiltration. Remarkable<br />
removal<br />
of<br />
β2-microglobulin.<br />
Long-term<br />
clinical<br />
observations." Nephrology Dialysis Transplantation 15.suppl<br />
1 (2000): 49-54.<br />
Maduell, Francisco, et al. "Change from conventional<br />
haemodiafiltration<br />
to<br />
on-line<br />
haemodiafiltration.”<br />
Nephrology<br />
Dialysis<br />
Transplantation 14.5 (1999): 1202-1207.<br />
Maduell, Francisco. "Fifteen years of experience with on-line<br />
hemodiafiltration." (2011): 141-151.<br />
MUÑOZ, Rosa, et al. "Online hemodiafiltration: 4 years of<br />
clinical experience."Hemodialysis International 10.s1 (2006):<br />
S28-S32.<br />
Pedrini, Luciano A., et al. "Long-term effects of high-efficiency<br />
on-line haemodiafiltration on uraemic toxicity. A multicentre<br />
prospective randomized study." Nephrology Dialysis<br />
Transplantation 26.8 (2011): 2617-2624.<br />
Trần Văn Chất (2004), “Các phương pháp lọc máu hiện tại và<br />
tương lai” –Bệnh thận nội khoa. Nhà xuất bản y học, trang<br />
205-217.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
15/5/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
27/5/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/7/2014<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />