Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐƠN<br />
VÀ LÚA THỦY SẢN TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG<br />
COMPARING FINANCIAL EFFECTIVENESS OF THE AQUATIC- RICE<br />
AND SINGLE RICE MODELS IN LONG MY DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE<br />
Nguyễn Đăng Đức1, Trần Tất Đăng2, Lê Kim Long3<br />
Ngày nhận bài: 17/6/2014; Ngày phản biện thông qua: 25/7/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẲT<br />
Mô hình lúa thủy sản là một trong những mô hình áp dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; phân tích các chỉ số tài chính, so sánh<br />
hiệu quả tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa thủy sản; từ đó đề xuất được một số giải pháp cơ bản và khả thi<br />
phù hợp để phát triển các mô hình tại địa bàn nghiên cứu. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng: hộ nông dân áp dụng mô<br />
hình sản xuất lúa thủy sản mang lại hiệu quả cao hơn so với mô hình sản xuất lúa đơn. Cụ thể tổng chi phí của mô hình<br />
lúa thủy sản tiết kiệm so với mô hình lúa đơn là 9.816.549 đồng/ha. Thu nhập của mô hình lúa thủy sản tăng hơn mô hình<br />
lúa đơn là 17.866.100 đồng/ha.<br />
Từ khóa: hiệu quả tài chính, lúa đơn, lúa thủy sản, Long Mỹ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aquatic rice model is one of the models applied to the economic restructuring in agriculture. This study aimed<br />
to assess the status of rice production in Long My district, Hau Giang Province; analysis of financial ratios, compare the<br />
financial effectiveness of the application single model and the aquatic rice; which proposes a number of basic, feasible and<br />
suitable solutions to develop the models in the study area. Through research it can be concluded that farmers applied the<br />
aquatic rice production brings higher efficiency compared to single model for rice production. Specifically the total cost<br />
of the aquatic rice model savings compared to single model is 9816549 VND/ ha. The income of the aquatic rice model<br />
increased over single model is 17.8661 million VND / ha.<br />
Keywords: Financial effectiveness, single rice, aquatic rice, Long My<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và<br />
đang đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển<br />
kinh tế đất nước, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm<br />
khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó lúa gạo của<br />
vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng<br />
nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo<br />
xuất khẩu của cả nước. Sau lúa là nuôi trồng và khai<br />
thác thủy sản...<br />
Hậu Giang là một tỉnh được tái lập từ năm 2004,<br />
có vị thế hết sức quan trọng của vùng ĐBSCL, vị<br />
trí nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL,<br />
<br />
giữ vai trò trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng<br />
Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà<br />
Mau, có diện tích đất nông nghiệp 140,271 ha [2]<br />
chiếm 87,53% đất tự nhiên.<br />
Long Mỹ là một huyện nông nghiệp của tỉnh Hậu<br />
Giang với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là<br />
35.203 hecta [1]. Trước đây, canh tác nông nghiệp<br />
truyền thống của người dân chủ yếu là trồng lúa<br />
đơn. Để hướng tới sự phát triển bền vững và nâng<br />
cao thu nhập cho người dân, bắt đầu từ năm 2008,<br />
nghị quyết của Huyện ủy huyện Long Mỹ đã chỉ<br />
đạo huyện phải có 75% diện tích đất nông nghiệp<br />
<br />
Nguyễn Đăng Đức: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 – Trường Đại học Nha Trang<br />
Trần Tất Đăng: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
đạt giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng/ha trở lên và<br />
đạt lợi nhuận 40% trên diện tích canh tác [3]. Chính<br />
vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị<br />
trấn phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn<br />
bà con nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất<br />
để chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp<br />
phấn đấu đạt được mục tiêu về giá trị sản xuất và<br />
lợi nhuận theo nghị quyết của Huyện ủy. Mô hình<br />
lúa thủy sản là một trong những mô hình áp dụng để<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, từ năm 2008<br />
đến nay chưa có một nghiên cứu nào để đánh giá<br />
hiệu quả của các mô hình sản xuất lúa của huyện.<br />
Để có căn cứ thuyết phục người dân chuyển đổi mô<br />
hình sản xuất thì câu hỏi “Liệu mô hình lúa - thủy<br />
sản có thực sự mang lại hiệu quả tài chính cao hơn<br />
mô hình đơn canh lúa?” cần phải được trả lời. Vì<br />
vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sản<br />
xuất lúa tại huyện hiện nay, đồng thời so sánh hiệu<br />
quả tài chính của mô hình lúa đơn và mô hình lúa<br />
thủy sản.<br />
II. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Hiệu quả tài chính thường được đánh giá dựa<br />
vào các chỉ tiêu: Kết quả/Chi phí, Kết quả/Doanh<br />
thu, Doanh thu/Chi phí, Kết quả/Vốn chủ sở hữu<br />
[3], [5]. Trong nghiên cứu này, do người nông dân<br />
chỉ quan tâm tới thu nhập và không có dữ liệu về<br />
đất thuê nên chỉ số kết quả của hoạt động sản xuất<br />
được thay thế bằng thu nhập. Mặt khác, do không<br />
đo lường được chi phí đất đai nên chỉ số vốn chủ<br />
sở hữu cũng không được tính toán. Các chỉ số sau<br />
được sử dụng :<br />
Thu nhập/Chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính<br />
bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí.<br />
Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể<br />
đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập.<br />
Thu nhập/Doanh thu (TN/DT): là chỉ số được<br />
tính bằng tỷ số tổng thu nhập chia cho tổng<br />
doanh thu. Tỷ số này cho biết được trong một đồng<br />
doanh thu hộ nông dân có được sẽ có bao nhiêu đồng<br />
thu nhập.<br />
Doanh thu/chi phí (DT/CP): cho biết rằng một<br />
đồng chi phí mà hộ nông dân bỏ ra đầu tư sẽ thu lại<br />
được bao nhiêu đồng doanh thu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
2.1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là những nông dân áp<br />
dụng mô hình sản xuất lúa đơn và mô hình lúa - thủy<br />
<br />
Số 4/2014<br />
sản tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2011,<br />
tổng số mẫu là 302 mẫu, trong đó 133 mẫu hộ sản<br />
xuất lúa đơn, 169 mẫu hộ sản xuất lúa - thủy sản.<br />
Địa bàn nghiên cứu được chọn là 10/15 đơn vị xã<br />
thị trấn của huyện Long Mỹ, gồm: xã Long Trị, Long<br />
Trị A, Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Thuận<br />
Hưng, Xà Phiên, Long Bình, Long Phú và thị trấn<br />
Trà Lồng.<br />
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản<br />
bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó<br />
rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập<br />
để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng<br />
phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ. Thời gian<br />
phỏng vấn được tiến hành vào năm 2011.<br />
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu<br />
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh<br />
giá 2 mô hình. Phương pháp kiểm định trung bình<br />
mẫu độc lập để kiểm định sự khác biệt của 2 mô<br />
hình về thu nhập, chi phí, doanh thu.<br />
Kiểm định trung bình mẫu độc lập: khi hai yếu<br />
tố nghiên cứu là biến định tính và định lượng. Kiểm<br />
định trung bình mẫu độc lập cho biết giá trị trung<br />
bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập<br />
có sự khác biệt hay không. Theo lý thuyết về kiểm<br />
định trung bình mẫu độc lập, kết quả xảy ra hai<br />
trường hợp:<br />
+ Trường hợp 1: Nếu giá trị Sig. Trong kiểm<br />
định Levene’s nhỏ hơn 0,05 ta sẽ sử dụng kết quả<br />
kiểm định t ở phần phương sai không bằng nhau.<br />
Nếu p-value của giá trị t < 0,05 thì ta kết luận giá trị<br />
trung bình của yếu tố 2 nhóm là khác biệt có ý nghĩa<br />
với độ tin cậy α (α=95%) [4], [6].<br />
+ Trường hợp 2: Nếu giá trị Sig. Trong kiểm<br />
định Levene’s >= 0,05 ta sẽ sử dụng kết quả kiểm<br />
định t ở phần phương sai bằng nhau. Nếu p-value<br />
của giá trị t < 0,05 thì ta kết luận giá trị trung bình<br />
của yếu tố 2 nhóm là khác biệt có ý nghĩa với độ tin<br />
cậy α (α=95%) [4], [6].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính<br />
tổng hợp của hai mô hình<br />
Qua phân tích và đánh giá kết quả áp dụng hai<br />
mô hình sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện<br />
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ta có thể đưa ra kết luận<br />
rằng: hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất lúa<br />
thủy sản mang lại kết quả cao hơn so với mô hình<br />
sản xuất lúa đơn.<br />
Theo số liệu tại bảng 1 dưới đây, ta có kết<br />
quả nghiên cứu 302 hộ nông dân sản xuất lúa đơn<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Doanh thu trung bình của hộ nông dân sản xuất<br />
và lúa thủy sản năm 2011 tại huyện Long Mỹ tỉnh<br />
lúa theo mô hình lúa thủy sản là 106.081.866 đồng/<br />
Hậu Giang cho kết quả hộ nông dân sản xuất lúa<br />
ha/năm cao hơn doanh thu trung bình của hộ nông<br />
theo mô hình lúa thủy sản có thu nhập trung bình<br />
dân sản xuất lúa đơn 98.032.315 đồng/ha/năm [3].<br />
57.704.396 đồng/ha/năm cao hơn thu nhập trung<br />
Kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai,<br />
bình của mô hình lúa đơn là 39.838.296 đồng/<br />
giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s Test của tổng<br />
ha/năm [3]. Giá trị Sig. trong kiểm định Levene’s<br />
doanh thu