Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ CẤY MÁU VÀ REAL-TIME PCR MÁU TRÊN<br />
BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Bùi Thanh Liêm*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Trần Diệp Tuấn*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết<br />
mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em, và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên khoảng 5 - 10% mỗi năm. Cấy máu được xem là<br />
tiêu chuẩn vàng để xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với<br />
các bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh hoặc đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc có sự tạp<br />
nhiễm. Hiện tại các nghiên cứu với PCR đa giá để xác định tác nhân gây bệnh cho kết quả rất hứa hẹn, tỷ lệ<br />
dương tính cao gấp khoảng 2 lần so với kết quả cấy máu thông thường. Ngoài ra PCR còn là một kỹ thuật hữu ích<br />
ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mà kết quả cấy máu nhiều lần âm tính, bệnh nhân đã được dùng kháng<br />
sinh trước. Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về PCR máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca có phân tích. Chúng tôi mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng,điều trị và so sánh kết quả cấy máu với PCR máu trên những bệnh nhi chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập<br />
khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Kết quả: Trong thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017 chúng tôi có 53<br />
trường hợp nhập khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm<br />
khuẩn huyết ở trẻ em năm 2005. Có 73,6% số trẻ trong mẫu nghiên cứu < 5 tuổi. 58,5% được chẩn đoán là sốc<br />
nhiễm khuẩn, 28,3% nhiễm khuẩn huyết nặng và 13.2% nhiễm khuẩn huyết. 100% được điều trị kháng sinh trước<br />
khi nhập khoa hồi sức. Có 22,6% các trường hợp tử vong trong thời gian điều trị. Tỷ lệ PCR máu và cấy máu<br />
dương tính lần lượt là 43,4% và 30,2%. Trong số 23 trường hợp PCR dương tính có 15 (65,2%) trường hợp là vi<br />
trùng Gram dương, trong đó MRSA chiếm 52,2%. Con số này tương ứng trong kết quả cấy máu là 43,8% và<br />
18,7%. Trung bình thời gian trả kết quả PCR là 5,67 giờ, cấy máu là 110,1 giờ (p = 0,001).<br />
Kết luận: PCR cho kết quả dương tính cao hơn, và thời gian cho kết quả nhanh hơn, do đó nên dùng PCR<br />
như là một biện pháp giúp xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết bên cạnh cấy máu. Đặc biệt khi trẻ đã được<br />
dùng kháng sinh trước đó. Tỷ lệ NKH do MRSA khá cao và thường diễn tiến nặng do đó xem xét điều trị tác nhân<br />
này sớm khi lâm sàng nghi ngờ.<br />
Từ khóa: cấy máu, PCR máu, nhiễm khuẩn huyết<br />
ABSTRACT<br />
COMPARISON OF BLOOD CULTURE AND MULTIPLEX REAL-TIME PCR FOR DIAGNOSIS OF<br />
PEDIATRIC SEPSIS IN CHILDREN’S HOSPITAL 1<br />
Bui Thanh Liem, Phùng Nguyen The Nguyen, Tran Diep Tuan<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 68 - 75<br />
Objectives: Sepsis and septic shock are serious illnesses, with high mortality rate for almost all ages,<br />
especially in children, and this rate continues to increase by 5-10% per year. Currently, studies with multiplex<br />
Real-time PCR to identify pathogens have shown promising results, with positive rates about two times higher<br />
than normal blood cultures. In addition, PCR is a useful technique in patients with sepsis having multiple negative<br />
blood cultures, patients receiving previous antibiotics. Currently, in Vietnam, there is little research on Real-time<br />
<br />
*Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Bùi Thanh Liêm ĐT: 0938 165 083 Email: liem.bui@ump.edu.vn<br />
PCR in patients with sepsis.<br />
Method: Description of the series have analysis. We describe the clinical and subclinical characteristics,<br />
treatment and comparison of blood cultures and PCR in patients with sepsis at PICU.<br />
Results: There were 53 cases meeting the International pediatric sepsis consensus conference in 2005<br />
standard, admitted to the PICU, Children's Hospital No 1. 58.5% was diagnosed with septic shock, 28.3% severe<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 63<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
sepsis and 13.2% sepsis. 100% was treated with antibiotics before admitting to the PICU. The rates of<br />
microorganism detection by blood culture and PCR were 30.2% and 43.4%, respectively. 15 (65.2%) cases with<br />
positive PCR had gram-positive bacteria, in which MRSA accounted for 52.2%, whereas blood culture results<br />
were 43.8% and 18.7%, respectively. The Kappa homology index was 0.005. The mean time taken for PCR was<br />
5.67 hours, blood culture was 110.1 hours (p = 0.001).<br />
Conclusion: Multiplex Real-time PCR gives more positive rates and faster results, so PCR should be used as<br />
a technique of identifying sepsis in addition to blood cultures, especially when the patient has been treated with<br />
antibiotics before. The rate of sepsis due to MRSA was quite high and usually severe, therefore, consider<br />
treatment for this agent early on suspicion.<br />
Keywords: blood culture, real-time PCR, sepsis<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ viện, của ngành y tế trong việc cải thiện phương pháp<br />
xác định tác nhân gây bệnh.<br />
Nhiễm khuẩn huyết (NKH), sốc nhiễm khuẩn là<br />
những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU<br />
mọi lứa tuổi nhất là ở trẻ em và tỷ lệ này tiếp tục tăng Thiết kế nghiên cứu<br />
lên khoảng 5 - 10% mỗi năm(14). Do đó chẩn đoán và Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp có phân<br />
điều trị sớm, thích hợp góp phần phòng ngừa những tích.<br />
biến chứng và cải thiện tiên lượng tử vong, đặc biệt là Đối tượng nghiên cứu<br />
những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Hầu hết những<br />
Tất cả những bệnh nhi được điều trị tại khoa Hồi<br />
trường hợp này điều trị cơ bản là hồi sức và liệu pháp<br />
(6) Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ<br />
kháng sinh thích hợp . Nhiều nghiên cứu lâm sàng<br />
01/10/2016 đến 30/04/2017 với chẩn đoán nhiễm<br />
cho thấy rằng việc điều trị kháng sinh chậm trễ và<br />
khuẩn huyết.<br />
không thích hợp làm tăng nguy cơ tử vong lên gấp 5<br />
lần, nhất là ở những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và Tiêu chí chọn bệnh<br />
mỗi giờ chậm điều trị kháng sinh sẽ làm giảm 8% khả Những bệnh nhi điều trị tại khoa HSTCCĐ BV<br />
năng sống còn của bệnh nhân(10). Do đó xác định được Nhi Đồng 1 trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu<br />
tác nhân gây bệnh một cách chính xác và nhanh chuẩn chẩn đoán NKH của hội nghị quốc tế về NKH<br />
chóng không những cải thiện tử vong mà còn góp ở trẻ em năm 2005(7).<br />
phần vào việc giảm tỷ lệ kháng thuốc. Tiêu chí loại trừ<br />
Hiện nay cấy máu được xem là tiêu chuẩn vàng Những bệnh nhi có thân nhân không đồng ý tham<br />
để xác định tác nhân gây bệnh. Cấy máu được thực gia nghiên cứu.<br />
hiện trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh(6). Tuy nhiên<br />
phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với Kỹ thuật chọn mẫu<br />
các bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh hoặc Lấy trọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chí chọn<br />
đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc có vào và loại ra.<br />
sự tạp nhiễm. Hiện tại các nghiên cứu với PCR đa giá Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
để xác định tác nhân gây bệnh cho kết quả rất hứa Tất cả bệnh nhân nghi ngờ NKH được điều trị tại<br />
hẹn, tỷ lệ dương tính đạt được cao gấp khoảng 2 lần khoa HSTCCĐ BV Nhi Đồng 1 đều được hỏi bệnh<br />
so với kết quả cấy máu thông thường(1,12,13). Ngoài ra sử, tiền căn, khám lâm sàng chi tiết và được làm các<br />
PCR còn là một kỹ thuật hữu ích ở những bệnh nhân xét nghiệm để chẩn đoán NKH, sốc nhiễm khuẩn<br />
nhiễm khuẩn huyết mà kết quả cấy máu nhiều lần âm (SNK) theo tiêu chuẩn trên. Và số liệu được thu thập<br />
tính, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước(23). theo bệnh án mẫu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán NKH sẽ được<br />
So sánh kết quả giữa cấy máu và PCR máu trên lấy máu để làm xét nghiệm vi sinh. Quy trình xét<br />
những nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa nghiệm bao gồm:<br />
Hồi Sức Tích Cực Chống Độc (HSTCCĐ) Bệnh viện Lấy 5 ml máu bằng phương pháp vô trùng được<br />
Nhi Đồng 1. Hi vọng rằng với những kết quả đạt được cho vào chai cấy máu và được gửi đến phòng xét<br />
từ nghiên cứu chúng tôi sẽ góp phần vào những thay nghiệm vi sinh BV Nhi Đồng 1, cấy máu được thực<br />
đổi trong thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị hiện theo qui trình cấy máu tự động Bactec.<br />
cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhất là Đồng thời sẽ lấy 2 ml máu bằng phương pháp vô<br />
sốc nhiễm khuẩn. Góp phần thúc đẩy đầu tư của bệnh khuẩn cho vô tuýp chống đông bằng EDTA, không ủ<br />
<br />
<br />
<br />
64 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và cũng sẽ được gửi cùng lúc với mẫu cấy máu tại đến là hô hấp (37,7%), da và mô mềm (11,3%),<br />
phòng xét nghiệm Nam Khoa. Tại đây phương pháp thần kinh trung ương (5,7%) (Bảng 1).<br />
phát hiện dấu ấn di truyền bằng kỹ thuật realtime PCR Bảng 2. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị<br />
sẽ được thực hiện bằng hệ thống máy và bộ kit riêng ĐẶC ĐIỂM SỐ CA (n ) TỶ LỆ (%)<br />
của phòng xét nghiệm. Chẩn đoán<br />
Số liệu sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Nhiễm khuẩn huyết 7 13,2%<br />
SPSS 20.0. Đánh giá sự tương đồng của PCR máu và Nhiễm khuẩn huyết nặng 15 28,3%<br />
cấy máu bằng kiểm định Cohen’s Kappa. Sốc nhiễm khuẩn 31 58,5%<br />
Có dùng vận mạch 31 58,5<br />
KẾT QUẢ Dùng 1 vận mạch 13 24,5<br />
Sau 7 tháng thực hiện nghiên cứu chứng tôi có 53 Dùng 2 vận mạch 10 18,9<br />
trẻ nhiễm khuẩn huyết thỏa tiêu chuẩn chọn mẫutrong Dùng 3 vận mạch 8 15,1<br />
thời gian nghiên cứu với những đặc điểm và kết quả Dùng kháng sinh tuyến trước 53 100<br />
như sau. Dùng 1 kháng sinh 2 3,8<br />
Dùng 2 kháng sinh 35 66,0<br />
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán và điều trị Dùng ≥ 3 kháng sinh 16 30,2<br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng Kết quả điều trị<br />
ĐẶC ĐIỂM SỐ CA (n) TỶ LỆ (%) Tử vong 12 22,6<br />
Tuổi Xuất viện 41 77,4<br />
< 1 tuổi 19 35,9% Bảng 2 cung cấp những thông tin về đặc điểm<br />
1 - 5 tuổi 20 37,7%<br />
chẩn đoán, điều trị và kết quả điều trị của nghiên cứu.<br />
> 5 tuổi 14 26,5%<br />
Chúng tôi có 7 (13,2%) trường hợp NKH, 15 (28,3%)<br />
Giới tính: Nam 30 56,6%<br />
Nữ 23 43,4%<br />
NKH nặng, 31 (58,5%) SNK (Bảng 3). Trong số<br />
Vị trí nhiễm khuẩn<br />
nàycó 50 (94,3%) trường hợp có rối loạn chức năng từ<br />
Hô hấp 20 37,7% 1 cơ quan trở lên. Điều này là phù hợp vì đây là mẫu<br />
Tiêu hóa 23 43,4% nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hồi sức, nơi tập<br />
Da và mô mềm 6 11,3% trung hầu hết các bệnh nhân nặng của bệnh viện,<br />
Thần kinh 3 5,7% những bệnh nhân NKH đơn thuần vẫn được theo dõi<br />
Các ổ nhiễm khác 1 1,9% và điều trị tại các khoa nếu không có rối loạn chức<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ < 5 tuổi năng cơ quan hoặc có bệnh lý nền đi kèm.Chúng tôi<br />
chiếm 73,6%, trong đó < 1 tuổi chiếm 35,9% và trẻ có 12 (22,6%) trường hợp tử vong trong thời gian<br />
trai chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ số nam/nữ là 1,3/1. nằm tại khoa Hồi Sức.<br />
Tất cả các vị trí nhiễm khuẩn đều có thể là ngõ vào<br />
của NKH trong đó ổ nhiễm khuẩn nguyên phát<br />
thường gặp nhất là đường tiêu hóa với 43,4%, tiếp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Tỷ lệ các loại kháng sinh được dùng<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 65<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
100% các trường hợp được dùng kháng sinh chính là sự xuất hiện của các tác nhân mà bình thường<br />
trước khi nhập khoa Hồi sức. Tỷ lệ được dùng kháng rất hiếm gây NKH trên lâm sàng đó là Alcaligenes<br />
sinh phối hợp là 96,2%. Trong đó 66,0% dùng 2 loại faecalis, Cupriavidus pauculus, Ralstonia pickettii,<br />
kháng sinh, 30.2% dùng từ 3 loại kháng sinh trở lên. Roseomonas gilardii, Sphingomonas paucimobilis,<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Vancomycine là Vibrio vulnificus.<br />
kháng sinh được dùng nhiều nhất, có 40 (75,5%) Bảng 5. Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh trên kết quả cấy máu<br />
trường hợp được cho Vanomycine ngay từ đầu. Tiếp Tác nhân Số ca (n=16) Tỷ lệ (%)<br />
đến là nhóm kháng sinh Carbapenem trong đó Vi trùng Gram dương 7 43,8<br />
Meronem là 30 (56,6%) trường hợp, Imipenem là 19 MRSA 3 18,7<br />
(35,9%). Như vậy tính riêng nhóm carbapenem có 49 Staphylococcus coagulase (-) 3 18,7<br />
(92,5%) trường hợp được sử dụng. Kháng sinh Streptococcus pneumonia 1 6,3<br />
Amikacine thuộc nhóm aminoglycoside được dùng Vi trùng Gram âm 9 56,2<br />
cho 23 (43,4%) trường hợp. Còn lại những kháng sinh Stenotrophomonas maltophilia 2 12,5<br />
khác như Clindamycin, Quinolone, Cephlosporine thế Alcaligenes faecalis 1 6,3<br />
hệ thứ 3, Bactrim được sử dụng với tỷ lệ rất thấp. Như Cupriavidus pauculus 1 6,3<br />
vậy kháng sinh khởi đầu tại khoa Hồi sức bệnh viên Klebsiella pneumonia 1 6,3<br />
Nhi Đồng 1 có phổ tác dụng rất rộng, hầu hết các ca Ralstonia pickettii 1 6,3<br />
đều được phối hợp một thuốc thuộc nhóm Roseomonas gilardii 1 6,3<br />
Carbapenem với một thuốc thuộc nhóm Sphingomonas paucimobilis 1 6,3<br />
Aminoglycoside hoặc Vancomycine (Hình 1). Vibrio vulnificus 1 6,3<br />
Đặc điểm kết quả cấy máu và PCR máu Bảng 6. Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh trên kết quả<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ dương tính PCR máu<br />
của PCR máu là 43,4% cao hơn so với cấy máu là Tác nhân Số ca (n=23) Tỷ lệ (%)<br />
30,2% (Bảng 3), tuy nhiên mức độ đồng thuận của 2 Vi trùng Gram dương 15 65,2<br />
xét nghiệmrất thấp với chỉ số đồng thuận Kappa là MRSA 12 52,2<br />
0,005. Staphylococcus coagulase (-) 1 4,3<br />
Bảng 3. Kết quả cấy máu và PCR máu Streptococus pneumonia 1 4,3<br />
PCR MÁU Streptococcus agalactia 1 4,3<br />
TỔNG<br />
(+) (-) Vi trùng Gram âm 8 34,8<br />
CẤY (+) 7 (30,4%) 9 (30,0%) 16 (30,2%) Acinetobacter baumannii 4 17,4<br />
MÁU (-) 16 (69,6%) 21 (70,0%) 37 (69,8%) Escherichia coli 1 4,3<br />
TỔNG 23 (100%) 30 (100%) 53 (100%) Klebsiella pneumonia esbl- 1 4,3<br />
Kiểm định Cohen’s Kappa: chỉ số đồng thuận 0,005 Pseudomonas aeruginosa 1 4,3<br />
Bảng 4. So sánh thời gian cấy máu và PCR máu Salmonella 1 4,3<br />
TG ngắn TG dài TG trung P Ngược lại với phổ tác nhân phân lập được từ kết<br />
nhất nhất bình value quả cấy máu ở trên, các tác nhân phân lập được từ<br />
Thời gian phương pháp PCR lại thấy có sự vượt trội của nhóm<br />
51 giờ 140 giờ 110,10 giờ<br />
cấy máu<br />
0,001 vi trùng Gram (+) mà đặc biệt là tụ cầu kháng<br />
Thời gian methicillin. Vi trùng Gram (+) chiếm 65,2%, trong đó<br />
5 giờ 6,5 giờ 5,67 giờ<br />
PCR máu<br />
MRSA là 52,2%, vi trùng Gram (-) chiếm 34,8%.<br />
Xét về khía cạnh thời gian, thời gian (TG) cho kết Trong số 8 trường hợp phân lập được tác nhân Gram<br />
quả ngắn nhất, dài nhất và trung bình của phương (-) bằng PCR máu ghi nhận 4 trường hợp<br />
pháp PCR máu đều nhanh hơn so với cấy máu, tương Acinetobacter Baumannii và 1 trường hợp<br />
ứng lần lượt là (5 giờ, 6,5 giờ, 5,67 giờ) so với (51 Pseudomonas aeruginosa (Bảng 6).<br />
giờ, 140 giờ và 110,1 giờ) (Bảng 4). Chúng ta dễ dàng<br />
nhận thấy sự khác biệt đó là rất lớn, và sự khác biệt BÀN LUẬN<br />
nàycó ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 0,001. Đây là nghiên cứu được thực hiện trong thời gian<br />
Trong kết quả cấy máu tỷ lệ vi trùng Gram (+) ngắn, tuy nhiên chúng tôi cũng đánh giá được phần<br />
chiếm 43,8%, Gram (-) chiếm 56,2%, trong đó đứng nào những đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm<br />
đầu là 2 tác nhân MRSA và Staphylococcus coagulase sàng, điều trị và đặc biệt là so sánh được 2 phương<br />
(-) (Bảng 5). Một điểm đáng chú ý trong kết quả này<br />
<br />
<br />
66 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
pháp xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ đồng khá cao trong kết quả PCR của chúng tôi với 2<br />
em hiện nay là cấy máu và PCR máu. tác giả này (Bảng 7). Điều này cũng được khẳng định<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng những đặc điểm dịch tễ, trong các bài tổng quan của Shy-Shin Chang(4), Paul<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của mẫu nghiên Dark(5) và Geoffrey Warhurst(24). Như vậy, có thể nói<br />
cứu hầu hết đều tương đồng với nhữngnghiên cứu đã rằng phương pháp PCR cho dù được thực hiện tại bất<br />
được thực hiện trước đó bởi những tác giả tại Việt kỳ phòng xét nghiệm nào cũng cho kết quả khá tương<br />
Nam(2,3,8,9,11,15,16,17,22). Điều này cho thấy rằng mặc dù đồng. Còn trong kết quả cấy máu nghiên cứu của<br />
những đồng thuận, hướng dẫn về chẩn đoán và điều chúng tôi và Suberviola là khác biệt không đáng kể,<br />
trị NKH, SNK ở trẻ em được cập nhật khá nhiều trong riêng nghiên cứu của Phùng Thị Bích Thủy lại cho kết<br />
những năm qua nhưng NKH nói riêng và các bệnh lý quả dương tính rất thấp. Sự khác biệt lớn này cũng<br />
nhiễm trùng ở trẻ em nói chung vẫn là một trong khó lý giải, một phần có thể mẫu nghiên cứu của tác<br />
những vấn đề sức khỏe nổi bật và khó kiểm soát. giả này khá nhỏ, cùng với sự khác biệt của phòng xét<br />
Bằng chứng cho thấy trẻ nhỏ vẫn là nhóm tuổi nhạy nghiệm trong kỹ thuật cấy máu.<br />
cảm, dễ nhiễm khuẩn và diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong Nếu như ở trên chúng ta thấy không có sự khác<br />
tuy có giảm nhưng không nhiều và vẫn còn ở mức biệt trong tỷ lệ dương tính của kết quả cấy máu và<br />
cao. PCR máu của chúng tôi với Suberviola nhưng khi<br />
Đánh giá mục tiêu chính của chúng tôi trong phân tích trong từng nhóm lại thấy rằng trong nghiên<br />
nghiên cứu này là so sánh 2 phương pháp xác định tác cứu của Suberviola tỷ lệ 2 phương pháp cùng cho kết<br />
nhân gây nhiễm khuẩn huyết là cấy máu và PCR máu. quả dương hay âm đều cao hơn trong nghiên cứu của<br />
Về mặt thời gian chắc hẳn chúng ta đều đồng ý rằng chúng tôi và ngược lại tỷ lệ hai phương pháp cho kết<br />
PCR sẽ cho kết quả nhanh hơn có ý nghĩa, và điều quả khác nhau lại thấp hơn. Điều đó chứng tỏ sự<br />
này đã được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu tương đồng trong kết quả của 2 phương pháp trong<br />
tương tự(20,21,25). Tuy nhiên do nghiên cứu của chúng nghiên cứu của Suberviola cao hơn trong nghiên cứu<br />
tôi được thực hiện trong thời gian ngắn (khoảng 7 của chúng tôi. Tỷ lệ 2 phương pháp cho kết quả tương<br />
tháng) số lượng mẫu không nhiều (chỉ có 53 mẫu) nên đồng trong hai nghiên cứu lần lượt là 76,5% và 52,8%<br />
rất khó khẳng định sự khác biệt về tỷ lệ kết quả dương (Bảng 8).<br />
tính của hai phương pháp là có ý nghĩa thống kê hay Trong kết quả cấy máu tỷ lệ vi khuẩn Gram (+)<br />
không. Khi thực hiện phép kiểm Cohen’s Kappa để chiếm 43,8%, Gram (-) chiếm 56,2%, trong đó đứng<br />
đánh giá sự tương đồng trong trong kết quả của 2 đầu là 2 tác nhân MRSA và Staphylococcus coagulase<br />
phương pháp thì giá trị đồng thuận là 0,005, đây là (-). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của<br />
mức độ đồng thuận thấp với mức ý nghĩa là 0,973 các Phùng Nguyễn Thế Nguyên 65,8%(17), Bùi Quốc<br />
(Bảng 4). Tức là 2 phương pháp này cho kết quả Thắng 70,2%(2), Lê Thị Thanh Thảo 68%(11) là vi<br />
không tương đồng với nhau. Điều này có vẻ như khuẩn Gram (-) chiếm đa số. Sự xuất hiện của các tác<br />
ngược lại với nghiên cứu của Lehmann(12). nhân hiếm gặpnhư Alcaligenes faecalis, Cupriavidus<br />
Bảng 7. So sánh kết quả cấy máu và PCR máu với pauculus, Ralstonia pickettii, Roseomonas gilardii,<br />
các tác giả khác Sphingomonas paucimobilis, Vibrio vulnificus là một<br />
Tác giả Suberviola P.T.B.Thủy Chúng tôi điều đặc biệt. Chúng tôi có ghi nhận những báo cáo ca<br />
Kết quả cấy máu lâm sàng các trường hợp nhiễm những tác nhân này<br />
Dương tính 27,73% 3,33% 30,2% trên thế giới nhưng sự xuất hiện cùng lúc của những<br />
Âm tính 72,27% 96,67% 69,8% tác nhân này trong một nghiên cứu thì chúng tôi chưa<br />
Kết quả PCR tìm thấy. Đây cũng là một khó khăn của chúng tôi<br />
Dương tính 43,38% 43,33% 43,4% trong việc nhận xét và so sánh với các nghiên cứu<br />
Âm tính 56,62% 56,67% 56,6% khác.<br />
Bảng 8. So sánh kết quả cấy máu và PCR máu với Trong kết quả PCR máu các tác nhân vi trùng<br />
Suberviola Gram (+) chiếm 65,2%, riêng MRSA chiếm 52,2%.<br />
Cấy máu + Cấy máu – Cấy máu + Cấy máu – MRSA trước đây được xem là tác nhân thường gặp<br />
Tác giả<br />
PCR + PCR - PCR - PCR + trong nhiễm khuẩn bệnh viện, các bệnh nhân đến từ<br />
Suberviola 24,37% 52,1% 2,52% 21,01% cộng đồng rất ít trường hợp ghi nhận tác nhân này.<br />
Chúng tôi 13,2% 39,6% 17,0% 30,2% Nhưng hiện tại điều này có vẻ như không còn đúng<br />
So sánh với kết quả nghiên cứu của Suberviola(19) nữa. Trong nhiều nghiên cứu gần đây MRSA lại là<br />
và Phùng Thị Bích Thủy(18) được thực hiện tại Viện tác nhân rất thường gặp ở những ca viêm phổi hoại<br />
Nhi Trung Ương năm 2012, thấy rằng có sự tương tử và nhiễm khuẩn huyết từ cộng đồng. Đó là một<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 67<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
trong những điểm cần lưu ý, và cũng là lý do giải 5. Dark Paul, Blackwood Bronagh, Gates Simon (2015). Accuracy of<br />
thích vì sao tại khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1 LightCycler® SeptiFast for the detection and identification of<br />
hiện nay tỷ lệ sử dụng kháng sinh Vancomycin đầu pathogens in the blood of patients with suspected sepsis: a systematic<br />
tay cho những ca NKH khá nhiều. review and meta-analysis. Intensive Care Medicine, 41(1):21-33.<br />
6. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A (2013), Surviving sepsis<br />
Trong các tác nhân vi trùng Gram âm mà PCR<br />
campaign: international guidelines for management of severe sepsis<br />
phân lập được không có tác nhân nào trùng hợp với<br />
and septic shock: 2012.Crit Care Med, 41(2):580-637.<br />
kết quả cấy máu. Điều này có thể giải thích là vì kỹ<br />
7. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). International pediatric<br />
thuật realtime PCR được thực hiện tại phòng xét sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ<br />
nghiệm Nam Khoa không có những đoạn mồi đặc dysfunction in pediatrics. Pediatr Crit Care Med, 6(1):2-8.<br />
hiệu cho những tác nhân này, do đó có thể bỏ sót một 8. Hà Mạnh Tuấn (1992). Góp phần nghiên cứu nhiễm trùng huyết tại<br />
số tác nhân Gram âm không thường gặp trên lâm bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội Trú Chuyên<br />
sàng. ngành Nhi, tr.39.<br />
Ngược lại kỹ thuật PCR lại phát hiện được rất 9. Hoàng Trọng Kim, Trương Thị Hòa, Đỗ Văn Dũng (2005). Những yếu<br />
nhiều trường hợp tác nhân là MRSA và tố tiên lượng nặng trong nhiễm trùng huyết tại khoa hồi sức cấp cứu<br />
Acinetobacter. Có thể lý giải điều này là do tất cả bệnh viện Nhi Đồng 1. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 9(1):7-16.<br />
bệnh nhân được nhập Hồi sức đều đã được dùng 10. Kumar A, Ellis P, Arabi Y (2009). Initiation of inappropriate<br />
kháng sinh trước đó, kháng sinh có phổ tác dụng rất antimicrobial therapy results in a fivefold reduction of survival in<br />
rộng, tỷ lệ dùng kháng sinh nhóm Carbapenem và human septic shock. Chest, 136(5):1237-48.<br />
11. Lê Thị Thanh Thảo (2001). Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và<br />
Vancomycin rất cao, điều này có thể làm cho khả<br />
vi trùng học của nhiễm khuẩn huyết gram âm. Y Học Thực Hành, 2: 6-<br />
năng phân lập được Acinetobacter và MRSA của cấy<br />
11.<br />
máu thấp. Trong khi đó, realtime PCR dùng kỹ thuật<br />
12. Lehmann LE, Hunfeld KP, Steinbrucker M (2010), Improved detection<br />
sinh học phân tử, khuếch đại và phát hiện vật chất di<br />
of blood stream pathogens by real-time PCR in severe sepsis. Intensive<br />
truyền của tác nhân bằng những đoạn mội đặc hiệu, Care Med, 36(1):49-56.<br />
ngoài ra tại phòng xét nghiệm Nam Khoa có bộ kit 13. Levy MM, Fink MP, Marshall JC (2003). 2001<br />
chuyên biệt giành cho những tác nhân nhiễm khuẩn SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions<br />
bệnh viện do đó khả năng phát hiện MRSA và Conference. Crit Care Med, 31(4):1250-6.<br />
Acinetobacter của PCR là cao hơn rất nhiều. 14. Martin GS, Mannino DM, Eaton S (2003). The epidemiology of sepsis<br />
KẾT LUẬN in the United States from 1979 through 2000. N Engl J Med,<br />
348(16):1546-54.<br />
PCR cho kết quả dương tính cao hơn, và thời gian<br />
15. Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Thị Mỹ (2005). Đặc điểm dịch tể học, lâm<br />
cho kết quả nhanh hơn, do đó nên dùng PCR như là<br />
sàng, huyết học, vi trùng học ở trẻ sơ sinh sanh nôn bị nhiễm trùng<br />
một biện pháp giúp xác định tác nhân gây nhiễm huyết tại BV Nhi Đồng 1 từ tháng 1-1999 đến 1-2004. Y Học TP. Hồ<br />
khuẩn huyết bên cạnh cấy máu. Đặc biệt khi trẻ đã Chí Minh, 9:196.<br />
được dùng kháng sinh trước đó. Tỷ lệ NKH do 16. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2003). "Khảo sát nhiễm khuẩn huyết tại<br />
MRSA khá cao và thường diễn tiến nặng do đó xem bệnh viện Nhi Đồng 2". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên<br />
xét điều trị tác nhân này sớm khi lâm sàng nghi ngờ. ngành nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.50.<br />
Mở rộng nghiên cứu PCR, làm thêm nhiều đoạn mồi 17. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2006). Nhiễm khuẩn huyết gram âm tại<br />
đặc hiệu để mở rộng phổ tác nhân mà PCR có khả bệnh viện Nhi Đồng 2. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 10(1):116-<br />
năng phân lập và tìm kiếm gen sinh kháng thuốc. 122.<br />
18. Phùng Thị Bích Thủy, Khúc Thị Rềnh Hoa, Phan Thu Chung, Tạ Anh<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tuấn, Nguyễn Thanh Liêm (2012). Ứng dụng kỹ thuật Real Time PCR<br />
1. Bloos F, Hinder F, Becker K (2010). A multicenter trial to compare<br />
đa mồi trong chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại<br />
blood culture with polymerase chain reaction in severe human sepsis.<br />
Bệnh viện Nhi Trung Ương. Bệnh viện Nhi Trung Ương,<br />
Intensive Care Med, 36(2):241-7.<br />
http://benhviennhitrunguong.org.vn.<br />
2. Bùi Quốc Thắng (2001). Đặc điểm nhiễm trùng huyết nhập khoa cấp<br />
19. Suberviola B, Márquez-López A, Castellanos-Ortega A (2016).<br />
cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 1999. Y học TP. Hồ Chí Minh,<br />
Microbiological diagnosis of sepsis: polymerase chain reaction system<br />
19(5):129-133.<br />
versus blood cultures. American Journal of Critical Care, 25(1):68-75.<br />
3. Bùi Quốc Thắng (2005). Khảo sát rối loạn chức năng các cơ quan<br />
20. Tafelski S, Nachtigall I, Adam T (2015). Randomized controlled<br />
trong nhiễm trùng huyết trẻ em. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh,<br />
clinical trial evaluating multiplex polymerase chain reaction for<br />
9(1):109-113.<br />
pathogen identification and therapy adaptation in critical care patients<br />
4. Chang SS, Hsieh WH, Liu TS (2013). Multiplex PCR system for rapid<br />
with pulmonary or abdominal sepsis. J Int Med Res, 43(3):364-77.<br />
detection of pathogens in patients with presumed sepsis - a systemic<br />
review and meta-analysis. PLoS One, 8(5): e62323.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
68 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
21. Tsalik EL, Jones D, Nicholson B (2010. Multiplex PCR To Diagnose multipathogen real-time polymerase chain reaction technology: a<br />
Bloodstream Infections in Patients Admitted from the Emergency diagnostic accuracy study and systematic review. Health Technol<br />
Department with Sepsis. J Clin Microbiol, 48(1):26-33. Assess, 19(35):1-142.<br />
22. Võ Tăng Duyên, Bùi Quốc Thắng (2009). Các yếu tố dịch tễ học, lâm 25. Warhurst G, Maddi S, Dunn G (2015). Diagnostic accuracy of<br />
sàng và cận lâm sàng liên quan đến tử vong do nhiễm khuẩn huyết sơ SeptiFast multi-pathogen real-time PCR in the setting of suspected<br />
sinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13:35-39. healthcare-associated bloodstream infection. Intensive Care Med,<br />
23. Von Lilienfeld-Toal M, Lehmann LE, Raadts AD (2009). Utility of a 41(1):86-93.<br />
commercially available multiplex real-time PCR assay to detect<br />
bacterial and fungal pathogens in febrile neutropenia. J Clin Microbiol, Ngày nhận bài báo: 13/06/2019<br />
47(8):2405-10. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/06/2019<br />
24. Warhurst G, Dunn G, Chadwick P (2015). Rapid detection of health- Ngày bài báo được đăng: 10/08/2019<br />
care-associated bloodstream infection in critical care using<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 69<br />