Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br />
ĐƯỢC AN THẦN BẰNG PROPOFOL VỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT<br />
NỒNG ĐỘ ĐÍCH VÀ TRUYỀN LIÊN TỤC<br />
Phạm Văn Hiếu*<br />
<br />
Đặt vấn đề: Hiệp hội chấn thương sọ não khuyến cáo theo dõi áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương<br />
sọ não nặng. Propofol cải thiện chất lượng an thần và có thời gian hồi tỉnh ngắn. Nghiên cứu với mục đích<br />
so sánh kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được an thần bằng propofol với phương pháp<br />
kiểm soát nồng độ đích và truyền liên tục.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên, đối chứng. Gồm 72 bệnh<br />
nhân chấn thương sọ não nặng có GCS 3 – 8 điểm, tuổi 16 – 65 được theo dõi áp lực nội sọ, chia ngẫu nhiên<br />
thành hai nhóm. Mỗi nhóm 36 bệnh nhân. Nhóm kiểm soát nồng độ đích (TCI) được truyền với nồng độ<br />
đích tại não 0,5 μg/ml, tăng 0,2 μg/ml mỗi 2 phút để SAS 1 – 3 và Chamorro 3 – 4 điểm. Nhóm truyền liên<br />
tục (CI) tiêm bolus 0,5 mg/kg sau đó tiêm lặp lại ½ liều ban đầu mỗi hai phút để SAS 1 – 3 và Chamorro 3<br />
– 4 điểm, duy trì với liều 1 – 4 mg/kg/giờ. Thời gian an thần ≤ 72 giờ. Tất cả bệnh nhân được nhận fentanyl<br />
1 μg/kg, duy trì 0,5 – 1 μg/kg/giờ. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại hồi<br />
sức.<br />
Kết quả: Tỉ lệ tử vong tại hồi sức cao hơn không có ý nghĩa ở nhóm CI 33,3% so với TCI 22,2%. Tỉ lệ<br />
tử vong tại hồi sức của hai nhóm 27,7%.<br />
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có theo dõi áp lực nội sọ được an thần bằng propofol với<br />
hai phương pháp CI và TCI, tỉ lệ tử vong tại hồi sức của hai phương pháp tương tự.<br />
Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng, Áp lực nội sọ, Kiểm soát nồng độ đích, Propofol, An thần.<br />
ABSTRACT<br />
COMPARASION OF OUTCOMES OF PATIENTS WITH SEVERE TRAUMATIC BRAIN INJURY<br />
SEDATED WITH TARGET CONTROLLED INFUSION AND CONVENTIONAL CONTINUOUS<br />
INFUSION OF PROPOFOL<br />
Pham Van Hieu *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 3 - 2016: 135 - 139<br />
<br />
Background: The Brain Trauma Foundation (BTF) has established guidelines for intracranial pressure<br />
(ICP) monitoring in severe traumatic brain injury (TBI). Propofol has been associated with improved<br />
quality of sedation and faster recovery of consciousness on discontinuation of sedation. This study was<br />
aimed to compare outcomes of patients in severe traumatic brain injury sedated with target controlled<br />
infusion and conventional continuous infusion of propofol.<br />
Methods: This was a randomized, controlled trial (RCT), seventy-two severe TBI patients with<br />
Glasgow coma score (GCS) 3 – 8 and aged 16 – 65 were treated with intracranial pressure monitoring and<br />
sedated with propofol, randomized into two groups. The TCI (target controlled infusion) group (n = 36)<br />
received propofol infusion using target controlled infusion. The initial target concentration of the effective<br />
site of propofol was 0.5 μg/ml. We adjusted to increase the target concentration 0.2 μg/ml every two<br />
minutes to achieve SAS (Sedation – Agitation Scale) 1 – 3 and Chamorro 3 – 4. The CI (conventional<br />
continuous infusion group) group (n = 36) received initial bolus 0.5 mg/kg, repeated ½ the first dose every<br />
<br />
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre<br />
Tác giả liên lạc: BS CK II Phạm Văn Hiếu, ĐT: 0913606639 Email: bshieu1501@yahoo.com<br />
135<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br />
<br />
two minutes to achieve SAS (Sedation – Agitation Scale) 1 – 3 and Chamorro 3 – 4. Then infusion rate was<br />
1 – 4 mg/kg/hr. The duration of sedation was ≤ 72 hours. All patients in both groups were received fentanyl<br />
initial bolus 1 μg/kg, Then infusion rate was 0.5 – 1 μg/kg/hr. Overall ICU mortality were recorded.<br />
Results: The rate of ICU mortality was not significantly higher in the CI group (33.3% vs 22.2%, p ><br />
0.05). Overall ICU mortality of both groups is 27.7%.<br />
Conclusions: In patients with severe TBI treated with intracranial pressure monitoring, the rate of<br />
ICU mortality in TCI group is similar to CI group.<br />
Key words: Severe traumatic brain injury (TBI), intracranial pressure (ICP), TCI, propofol, sedation.<br />
ĐẶTVẤNĐỀ có kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled<br />
Infusion: TCI). Phương pháp này cho phép duy<br />
Ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, trì nồng độ thuốc ổn định trong huyết tương<br />
những can thiệp như đặt nội khí quản, thở hoặc ở vị trí tác dụng. Do đó, giảm được các giai<br />
máy, phẫu thuật, các thủ thuật khác và tổn đoạn quá liều hoặc thiếu liều thuốc, giảm tải<br />
thương do chấn thương là những nguyên công việc cho người thầy thuốc trong việc thay<br />
nhân gây đau. Thuốc giảm đau họ morphin đổi lưu lượng truyền và tăng mức độ an toàn.<br />
như morphin, fentanyl, sufentanil và Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với<br />
remifentanil là những thuốc đầu tiên được sử<br />
mục tiêu sau: So sánh kết quả điều trị bệnh nhân<br />
dụng nhằm giảm đau, an thần nhẹ và ức chế<br />
chấn thương sọ não nặng được an thần bằng<br />
phản xạ đường thở. Sử dụng thuốc an thần propofol với phương pháp kiểm soát nồng độ<br />
hợp lý làm tăng tác dụng giảm, chống lo âu, đích và truyền liên tục.<br />
hạn chế tăng áp lực nội sọ do kích thích, ho<br />
hoặc đau, làm dễ chăm sóc điều dưỡng và thở ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
máy; giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa não Thiết kế nghiên cứu<br />
và giảm CO2; cải thiện sự thoải mái của bệnh Thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng.<br />
nhân và ngăn chặn những cử động có hại của<br />
bệnh nhân. Một thuốc an thần lý tưởng cho Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
bệnh nhân chấn thương sọ não nặng là thuốc Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (GCS<br />
có thời gian khởi phát tác dụng nhanh và hồi 3 – 8 điểm), đã được phẫu thuật hoặc chưa<br />
tỉnh sớm, dễ chuẩn độ để đạt được hiệu quả. phẫu thuật, tuổi từ 15 đến 65.<br />
Thuốc có tác dụng chống động kinh, làm giảm Điều trị tại khoa Gây mê - Hồi sức Bệnh viện<br />
áp lực nội sọ và chuyển hóa cơ bản của não và Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre và khoa Hồi<br />
cho phép khám thần kinh và ít ảnh hưởng đến sức ngoại Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy trong<br />
tim mạch. Hiện tại, chưa có thuốc an thần nào tháng 10 năm 2011 đến tháng 03 năm 2014.<br />
có đủ các tính chất trên.<br />
Tiêu chuẩn không chọn bệnh<br />
Propofol là thuốc ngủ được chọn sử dụng Bệnh nhân đang được sử dụng các thuốc<br />
trong tổn thương thần kinh cấp tính vì dễ như midazolam, thiopental, các thuốc dãn cơ<br />
chuẩn độ để đạt được hiệu quả và hồi tỉnh và morphine.<br />
sớm sau khi ngừng thuốc. Những đặc tính này<br />
Chống chỉ định với propofol.<br />
cho phép tiên đoán thời gian an thần cho phép<br />
thời kỳ đánh giá thần kinh. Tuy nhiên Có tiền sử bệnh thần kinh như tâm thần,<br />
propofol có thể gây hạ huyết áp và hội chứng động kinh, nghiện thuốc ngủ, thuốc phiện,<br />
truyền propofol. nghiện rượu.<br />
Những năm gần đây, với sự phát triển của Bị điếc hoặc chấn thương cơ quan thính<br />
khoa học công nghệ đã cho ra đời máy bơm tiêm giác và chết não.<br />
<br />
<br />
136<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thang điểm đánh giá và định nghĩa biến - Tiêm propofol liều bolus 0,5 mg/kg, lặp<br />
số nghiên cứu chính lại ½ liều ban đầu sau mỗi hai phút cho đến<br />
khi đạt được độ an thần theo thang điểm SAS<br />
Thang điểm SAS (Sedation – Agitation<br />
từ 1 đến 3. Sau đó duy trì 1 – 4 mg/kg/giờ để<br />
Scale)<br />
Mức độ Hành vi<br />
duy trì độ an thần SAS từ 1 đến 3 và<br />
7 Cực kỳ kích động. Tự kéo hoặc rút ống NKQ, Chamorro 3 – 4.<br />
catheter.<br />
- Bệnh nhân hai nhóm được giảm đau<br />
6 Rất kích động. Kích thích, cắn ống nội khí<br />
quản. fentanyl, liều bolus 1 μg/kg, duy trì 0,5 – 1<br />
5 Kích động. Kích thích, cố gắng ngồi dậy, ưỡn μg/kg/giờ để NCS-R (Nociception Coma Scale-<br />
người, kích thích từng lúc. Revised) ≤ 4 điểm.<br />
4 Bình tĩnh và hợp tác. Bình tĩnh, thức tỉnh dễ<br />
dàng, làm theo lệnh - Thời gian an thần tối đa bằng propofol 72<br />
3 An thần. Đánh thức khó khăn, mở mắt hay giờ, sau đó chuyển sang midazolam nếu có chỉ<br />
đáp ứng khi lay gọi<br />
định.<br />
2 Rất an thần. Mở mắt hay đáp ứng khi kích<br />
thích đau, có thể có những cử động tự phát Xử lý số liệu<br />
1 Không thể thức tỉnh. Đáp ứng rất yếu hoặc<br />
không đáp ứng với những kích thích mạnh. Sử dụng phần mềm thống kê Stata 12.0.<br />
Nếu các biến số là biến định lượng sẽ được<br />
Thang điểm Chamorro<br />
A. Bệnh nhân thở theo máy thở Điểm<br />
kiểm định bằng t test. Nếu các biến số là biến<br />
định tính sẽ được kiểm định bằng test chi bình<br />
Hoàn toàn thở theo máy liên tục 2<br />
Thỉnh thoảng chống máy thở 1<br />
phương χ2 hoặc Fisher’s exact test. Các phép<br />
Thường xuyên chống máy thở 0 kiểm có giá trị p < 0,05 được xem là khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
B. Bệnh nhân tự thở Điểm<br />
KẾTQUẢ<br />
Không hoặc nhịp tự thở phối hợp với máy thở 2<br />
Thỉnh thoảng, nhịp tự thở chống lại máy thở 1 Bảng 1. Các đặc điểm chung<br />
Thường xuyên, nhịp tự thở chống lại máy thở 0 Nhóm CI Nhóm TCI<br />
Biến số p<br />
(n=36) (n=36)<br />
Bảng điểm được tính là tổng số điểm ở Tuổi (năm) 32,61 ± 13,05 39,52 ± 16,46 0,052<br />
phần A và B Cân nặng (kg) 60,02 ± 6,19 58,60 ± 5,59 0,302<br />
- 4 điểm: Mức độ an thần hiệu quả Chiều cao (cm) 163,66 ± 7,13 162,72 ± 5,06 0,519<br />
2<br />
BMI (kg/m ) 22,33 ± 0,58 22,09 ± 1,49 0,366<br />
- 3 điểm: Mức độ an thần chấp nhận đươc GCS lúc vào viện 6,05 ± 1,06 6,58 ± 1,53 0,095<br />
- ≤ 2 điểm: Mức độ an thần không hiệu quả Nam giới (%) 77,8 86,1 0,358<br />
<br />
Các bước tiến hành Nhận xét: Các đặc điểm chung của hai<br />
nhóm tương đồng nhau<br />
Tất cả bệnh nhân được theo dõi áp lực sọ<br />
não, điều trị chấn thương sọ não theo cùng Bảng 2. Tỉ lệ mở khí quản và tử vong tại hồi sức<br />
một phác đồ và được an thần theo hai nhóm: Nhóm CI Nhóm TCI<br />
Kết quả Tổng p<br />
(n=36) (n=36)<br />
Nhóm TCI (n=36): An thần với propofol có Mở khí 0,58<br />
8 (22,2) 10 (27,8) 18(25)<br />
kiểm soát nồng độ đích. quản 6<br />
20 0,29<br />
- Nồng độ đích ban đầu 0,5 μg/ml, tăng 0,2 Tử vong 12 (33,3) 8 (22,2)<br />
(27,7) 3<br />
μg/ml mỗi hai phút cho đến khi đạt được độ Giá trị là số bệnh nhân (%).<br />
an thần theo thang điểm SAS từ 1 đến 3 và<br />
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mở khí quản và<br />
Chamorro 3 – 4.<br />
tử vong của hai nhóm khác biệt không có ý<br />
Nhóm CI (n=36): An thần với propofol nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
truyền liên tục.<br />
<br />
<br />
137<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016<br />
<br />
Bảng 3. So sánh nhóm điểm GCS lúc bệnh nhân muộn (> 7 ngày) ở bệnh nhân CTSN nặng. Kết<br />
rời phòng hồi sức quả nghiên cứu thể hiện mở khí quản sớm làm<br />
GCS<br />
Nhóm CI Nhóm TCI Tổng<br />
p<br />
giảm thời gian nằm hồi sức. Năm 2004, Arabi(2)<br />
(n=24) (n=28) và cộng sự nghiên cứu 653 bệnh nhân tại đơn<br />
3–5 2 (8,33) 1 (3,57) 3 (5,77) vị hồi sức chấn thương. Có 136 bệnh nhân<br />
6–8 11 (45,83) 8 (28,57) 19 (36,54) được mở khí quản, trong đó 29 bệnh nhân mở<br />
0,448<br />
9 – 12 10 (41,67) 16 (57,14) 26 (50,00) khí quản sớm và 107 bệnh nhân mở khí quản<br />
muộn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mở khí<br />
13 – 15 1 (4,17) 3 (10,71) 4 (7,69)<br />
quản ở bệnh nhân chấn thương làm rút ngắn<br />
Giá trị là số bệnh nhân (%). thời gian thở máy và nằm ở hồi sức.<br />
Nhận xét: Tỉ lệ phân nhóm bệnh nhân theo Điểm GCS trung bình lúc nhập viện 6,05 ±<br />
điểm GCS ở hai nhóm nghiên cứu khác nhau 1,06 ở nhóm CI và 6,58 ± 1,53 ở nhóm TCI<br />
không có ý nghĩa thống kê. (bảng 1). Lúc rời phòng hồi sức có 5,77% bệnh<br />
Bảng 4. Mối tương quan giữa GCS lúc vào viện nhân có GCS 3 – 5 điểm, 36,54% bệnh nhân có<br />
với tử vong GCS 6 – 8 điểm, 50% bệnh nhân có GCS 9 – 12<br />
Kết quả GCS 3-5 GCS 6-8 OR p điểm và 7,69% bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm<br />
Tử vong 11 9 và GCS giữa hai nhóm khác biệt không có ý<br />
5,13 0,002<br />
Sống 10 42 nghĩa thống kê (bảng 3). Kết quả trên cho thấy<br />
Nhận xét: bệnh nhân có GCS lúc vào viện 3 mức độ hồi phục chưa tốt, GCS trung bình lúc<br />
– 5 điểm có tỉ lệ tử vong cao gấp 5,13 lần so với rời phòng hồi sức khoảng 8 – 9 điểm là 42,31%<br />
bệnh nhân có GCS 6 – 8 điểm (p < 0,05). bệnh nhân có GCS ≤ 8 điểm và chỉ có 7,69%<br />
bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm (bảng 3). Điều<br />
Bảng 5. Mối tương quan giữa bệnh nhân có tăng<br />
này cho thấy CTSN nặng là bệnh lý phức tạp,<br />
ALNS với tử vong<br />
khó điều trị. Nghiên cứu của Lê Tùng Uyên(5)<br />
Kết quả ALNS ≥20 ALNS 13 điểm (4%). Sau 48 giờ điều trị<br />
Nhận xét: Bệnh nhân có ALNS ≥ 20 mmHg<br />
GCS cải thiện < 5 điểm (30,7%), 6 – 8 điểm<br />
có nguy cơ tử vong cao hơn 20,45 lần so với<br />
(29,7%), 9 - 13 điểm (24,8%) và > 13 điểm<br />
các bệnh nhân có ALNS < 20 mmHg (sự khác<br />
(14,8%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy<br />
nhau có ý nghĩa thống kê, p < 0,001).<br />
bệnh nhân có GCS thấp có tỉ lệ cải thiện thấp.<br />
BÀNLUẬN Nghiên cứu của chúng tôi, sau thời gian hồi<br />
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ mở khí quản ở nhóm sức bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm thấp hơn<br />
CI 22,2% và 27,8% ở nhóm TCI (p > 0,05). Chỉ của tác giả nêu trên (7,69% so với 14,8%). Lý<br />
định mở khí quản trên các bệnh nhân trong do tất cả bệnh nhân của chúng tôi có CTSN<br />
nghiên cứu của chúng tôi sau thời gian an nặng với GCS 3 – 8 điểm.<br />
thần (khoảng 7 ngày từ khi được hồi sức). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong<br />
Năm 2014, Dunham(3) và cộng sự đánh giá của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa<br />
hiệu quả mở khí quản sớm ở bệnh nhân CTSN thống kê. Tỉ lệ tử vong chung của hai nhóm<br />
nặng. Tác giả kết luận mở khí quản sớm trong thời gian điều trị tại hồi sức là 27,7%<br />
không giảm tỉ lệ viêm phổi do thở máy và (bảng 2). CTSN nặng có tỉ lệ tử vong còn cao.<br />
nguy cơ tử vong tăng lên khi mở khí quản Nghiên cứu của Trần Quốc Việt(10) có tỉ lệ tử<br />
sớm. Trái lại, nghiên cứu của Ahmed(1) so sánh vong và sống thực vật 56% ở nhóm bệnh nhân<br />
mở khí quản sớm (≤ 7 ngày) với mở khí quản có hạ HA và 20% ở nhóm bệnh nhân có HA<br />
<br />
<br />
138<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bình thường. Năm 2013, Talving(9) và cộng sự TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
so sánh kết quả điều trị có hoặc không theo 1. Ahmed N, Kuo YH (2007), Early versus late tracheostomy<br />
dõi ALNS ở bệnh nhân CTSN nặng. Kết quả in patients with severe traumatic head injury. Surg Infect<br />
(Larchmt), 8 (3), 343-7.<br />
cho thấy nhóm theo dõi ALNS có tỉ lệ tử vong 2. Arabi Y, Haddad S, Shirawi N, Al Shimemeri A (2004),<br />
thấp hơn (32,7% so với 53,9%). Tương tự Early tracheostomy in intensive care trauma patients<br />
improves resource utilization: a cohort study and<br />
Farahvar(4), (2012) so sánh kết quả điều trị có<br />
literature review. Crit Care, 8 (5), R347-52.<br />
hoặc không theo dõi ALNS ở bệnh nhân CTSN 3. Dunham CM, Cutrona AF, Gruber BS, et al (2014), Early<br />
nặng. Tỉ lệ tử vong sau 2 tuần điều trị ở nhóm tracheostomy in severe traumatic brain injury: evidence<br />
for decreased mechanical ventilation and increased<br />
không theo dõi ALNS là 33,2% và 19,2% ở hospital mortality. Int J Burns Trauma, 4 (1), 14-24.<br />
nhóm có theo dõi ALNS. Rocksword(8) (2007) 4. Farahvar A, Gerber LM, Chiu YL, et al (2012), Increased<br />
và cộng sự đánh giá kết quả điều trị của NaCl mortality in patients with severe traumatic brain injury<br />
treated without intracranial pressure monitoring. J<br />
23,4% ở 25 bệnh nhân CTSN nặng. Kết quả Neurosurg, 117 (4), 729-34.<br />
nghiên cứu cho thấy có 28% tử vong sau 6 5. Lê Hoàng Tùng Uyên, Trần Quang Vinh (2010), Tiên<br />
tháng chấn thương. Maurizt(6) (2007) và cộng lượng chấn thương sọ não trong 48 giờ đầu bằng thang<br />
điểm Glasgow Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), 639-642.<br />
sự đánh giá kết quả điều trị CTSN nặng tại 6. Mauritz W., Janciak I., Wilbacher I., Rusnak M. (2007),<br />
Australia, tỉ lệ tử vong tại hồi sức 30,8%, tỉ lệ Severe traumatic brain injury in Austria IV: intensive care<br />
management. Wien Klin Wochenschr, 119 (1-2), 46-55.<br />
tử vong 90 ngày 35,7%. Tỉ lệ tử vong của<br />
7. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huệ (2011), Đánh giá<br />
chúng tôi thấp hơn các tác giả trên vì nghiên hiệu quả chống phù não trên bệnh nhân chấn thương sọ<br />
cứu chỉ thống kê trong thời gian hồi sức. não nặng đươc theo dõi áp lực trong sọ. Y Học TP. Hồ Chí<br />
Minh, 15 (3), 57-64.<br />
Đánh giá mối liên quan giữa điểm GCS với 8. Rockswold GL, Solid CA, Paredes-Andrade E, et al (2009),<br />
tử vong. Bảng 4 cho thấy bệnh nhân có GCS 3 Hypertonic saline and its effect on intracranial pressure,<br />
cerebral perfusion pressure, and brain tissue oxygen.<br />
– 5 điểm có nguy cơ chết gấp 5,13 lần bệnh Neurosurgery, 65 (6), 1035-41; discussion 1041-2.<br />
nhân có GCS 6 – 8 điểm (p < 0,05). Bệnh nhân 9. Talving P, Karamanos E, Teixeira PG, et al (2013),<br />
có biểu hiện tăng ALNS ≥ 20 mmHg có nguy Intracranial pressure monitoring in severe head injury:<br />
compliance with Brain Trauma Foundation guidelines<br />
cơ tử vong gấp 20,45 lần bệnh nhân có ALNS < and effect on outcomes: a prospective study. J Neurosurg,<br />
20 mmHg (bảng 5). Kết quả nghiên cứu của 119 (5), 1248-54.<br />
10. Trần Quốc Việt, Nguyễn Văn Chừng (2005), Ảnh hường<br />
chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu<br />
của hạ huyết áp động mạch đến tiên lượng bệnh nhân bị<br />
của Nguyễn Ngọc Anh(1) (có OR = 20). chấn thương sọ não nặng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 9 (1),<br />
101-105.<br />
KẾTLUẬN<br />
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có Ngày nhận bài báo: 20/11/2015<br />
theo dõi áp lực nội sọ được an thần bằng<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015<br />
propofol với hai phương pháp CI và TCI, tỉ lệ<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/04/2016<br />
tử vong tại hồi sức của hai phương pháp<br />
tương tự.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
139<br />