YOMEDIA
ADSENSE
So sánh phẫu thuật longo và phẫu thuật cắt trĩ milligan - morgan: Kết quả sớm và trung hạn
79
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu trình bày về phẫu thuật longo chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong điều trị trĩ: Ít hoặc không đau hậu phẫu, thời gian nằm viện ngắn. Và nghiên cứu nhằm so sánh phẫu thuật longo và phẫu thuật cắt trĩ milligan - morgan.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh phẫu thuật longo và phẫu thuật cắt trĩ milligan - morgan: Kết quả sớm và trung hạn
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
SO SÁNH PHẪU THUẬT LONGO VÀ PHẪU THUẬT CẮT TRĨ<br />
MILLIGAN – MORGAN: KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN<br />
Dương Văn Hải*, Nguyễn Phúc Minh*, Dương Bá Lập*, Lê Quang Nghĩa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở nghiên cứu: PT Longo chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong điều trị trĩ: ít hoặc không đau hậu phẫu, thời<br />
gian nằm viện ngắn. Nghiên cứu này so sánh PT Longo với PT Milligan – Morgan.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Sau khi xác định cỡ mẫu và hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, 400 bệnh nhân được<br />
chọn ngẫu nhiên, chia làm 2 nhóm, nhóm Longo (n = 200) và nhóm mổ mở (n = 200). Hai nhóm được so sánh về<br />
thời gian mổ, thang điểm đau, biến chứng, số ngày nằm viện.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,2 ở nhóm Longo và 42,63 ở nhóm mổ mở. Trĩ độ III chiếm tỉ<br />
lệ cao (75% ở nam và 74,9% ở nữ). Thời gian mổ trung bình ngắn hơn ở nhóm Longo (25,49 phút so với 32, 56<br />
phút ở nhóm mổ mở, P < 0,01). Thang điểm đau nhỏ hơn ở nhóm Longo. Thời gian nằm viện trung bình là 2,59<br />
ngày ở nhóm Longo và 3,12 ngày ở nhóm mổ mở (P = 0,56). Tỉ lệ biến chứng chung của 2 nhóm tương đương<br />
nhau (P = 0,21). Thời gian theo dõi tối thiểu là 1 tháng, tối đa là 20 tháng.<br />
Kết luận: PT Longo là an toàn và hiệu quả trong điều trị trĩ độ III và IV. PP này giúp giảm đau, có tỉ lệ biến<br />
chứng tương đương PP mổ mở. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu để xác định kết quả dài hạn.<br />
Từ khóa: Khâu treo trĩ bằng stapler, cắt trĩ phương pháp Milligan – Morgan.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STAPLER HEMORRHOIDOPEXY VERSUS MILLIGAN -MORGAN HEMORRHOIDECTOMY:<br />
THE EARLY AND MID-TERM RESULT<br />
Dương van Hai, Nguyen Phuc Minh, Duong Ba Lap, Le Quang Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 199 – 204<br />
Background: The new technique of circular stapler for the treatment of hemorrhoids has shown early<br />
promise in term of minimal or no postoperative pain, early discharge from hospital. This study was designed to<br />
compare stapled technique with the well-eccepted conventional Milligan -Morgan hemorrhoidectomy.<br />
Methods: After fulfilling the selection criteria and sample size, 400 patients were randomly allocated to the<br />
stapled (n = 200) or open group (n = 200). All patients were operated on under spinal anesthesia. The 2 techniques<br />
were evaluated with respect to the operative time, pain scores, complications, day of discharge.<br />
Results: The mean age of patients was 48.2 years (SD= 15.06) in the stapled group and 42.63 years (SD=<br />
14.07) in the open group. Grade III hemmorrhoids were more common (75% in male and 7.9% in female). The<br />
mean operative time was shorter in stapled group 25.49 minutes (± 5.42) versus 32.56 minutes (± 6.87) in the<br />
Milligan – Morgan group (P 0,05<br />
P=0,48 > 0,05<br />
<br />
Phân độ<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
PP mổ<br />
<br />
Nam<br />
175 (75%)<br />
58 (24,9%)<br />
<br />
Nữ<br />
P<br />
125 (74,9%)<br />
P = 0,95<br />
42 (25,1%)<br />
<br />
Milligan -Morgan<br />
Longo<br />
<br />
115 (49,4%)<br />
118 (50,6%)<br />
<br />
85 (50,9%)<br />
82 (49,1%)<br />
<br />
P = 0,76<br />
<br />
Bảng 3: Các yếu tố kết hợp<br />
Nhóm MM Nhóm Longo<br />
P<br />
Trĩ ngoại<br />
20<br />
25<br />
Da thừa hậu môn 16 (8%)<br />
35 (17,5%)<br />
P=0,0001<br />
Sa niêm mạc<br />
23<br />
17<br />
trực tràng<br />
Thuyên tắc<br />
47 (23,5%)<br />
8 (4%)<br />
<br />
Các thông số trong mổ và sau mổ của 2<br />
nhóm được trình bày ở bảng 4. Thời gian mổ<br />
trung bình ít hơn có ý nghĩa ở nhóm Longo<br />
(25,49 phút so với 32,56 phút ở nhóm MM). Mức<br />
độ đau cũng thấp hơn ở nhóm Longo (2,36 so<br />
với 7,49 ở nhóm MM). Tuy nhiên, thời gian nằm<br />
viện không khác nhau có ý nghĩa.<br />
Bảng 4 : Kết quả<br />
Thời gian mổ<br />
Mức độ đau<br />
(VAS)<br />
Thời gian nằm<br />
viện<br />
<br />
Nhóm MM Nhóm Longo<br />
32,56 phút<br />
25,49 phút<br />
<br />
P<br />
P=0,01<br />
<br />
7,49<br />
<br />
2,36<br />
<br />
P=0,01<br />
<br />
3,12 ngày<br />
<br />
2,59 ngày<br />
<br />
P=0,56 > 0,05<br />
<br />
Biến chứng sớm (xảy ra trong vòng 1 tuần<br />
sau mổ) được so sánh ở bảng 5. Biến chứng<br />
nhiều nhất là bí tiểu (10% trong nhóm MM,<br />
13,5% trong nhóm Longo). Chảy máu sau mổ ở<br />
nhóm MM nhiều hơn nhóm Longo (5% so với<br />
3% ở nhóm Longo) nhưng không có ý nghĩa<br />
thống kê. Chỉ có 1 trong 10 trường hợp chảy<br />
máu ở nhóm MM phải mổ lại cầm máu, trong<br />
khi có 2 trong 6 trường hợp ở nhóm Longo phải<br />
mổ lại. Các trường hợp còn lại chỉ cần xử trí<br />
bằng cách chèn gạc ống hậu môn là đủ. Nhóm<br />
Longo có 4 (2,5%) trường hợp sa trĩ, phải mổ lại<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
1 trường hợp (sau 2 tuần, cắt trĩ theo MM). Về<br />
biến chứng xa, có 5 trường hợp ở nhóm Longo<br />
bị trĩ tái phát, 1 trường hợp mót rặn. Nhóm MM<br />
có 1 trường hợp hẹp hậu môn. Thời gian theo<br />
dõi ít nhất là 1 tháng, nhiều nhất là 20 tháng.<br />
Bảng 5 : Biến chứng sớm<br />
Biến chứng sớm Nhóm MM Nhóm Longo<br />
Bí tiểu<br />
20 (10%)<br />
27 (13,5%)<br />
Chảy máu<br />
9 (4,5%)<br />
4 (2%)<br />
Chảy máu + mổ lại 1 (0,5%)<br />
2 (1%)<br />
Sa trĩ<br />
0<br />
3 (1,5%)<br />
Sa trĩ + mổ lại<br />
0<br />
1 (0,5%)<br />
Nhiễm khuẩn<br />
0<br />
1 (0,5%)<br />
Thuyên tắc<br />
0<br />
1 (0,5%)<br />
Tổng cộng<br />
15%<br />
19,5%<br />
<br />
P<br />
<br />
P=0,21<br />
<br />
Bảng 6 : Biến chứng xa<br />
Biến chứng xa Nhóm MM Nhóm Longo<br />
P<br />
Trĩ tái phát<br />
0<br />
5 (2,5%)<br />
P=0,07 > 0,05<br />
Hẹp hậu môn<br />
1<br />
0<br />
Mót rặn<br />
0<br />
1<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trĩ độ III và IV có thể điều trị bằng chích xơ,<br />
cột dây thun…nhưng điều trị phẫu thuật là hiệu<br />
quả nhất(12). Trở ngại nhiều nhất trong phẫu<br />
thuật cắt trĩ là đau sau mỗ, thời gian nằm viện<br />
dài, phải băng vùng quanh hậu môn, phải nghĩ<br />
làm việc 2 đến 3 tuần. PT Longo loại trừ hết các<br />
trở ngại này. Phương pháp này làm giảm sự sa<br />
trĩ bằng cách cắt 1 khoanh niêm mạc và dưới<br />
niêm mạc ở vùng trực tràng dưới, bên trên các<br />
búi trĩ và may lại bằng stapler. Phương pháp<br />
này giúp giảm đau hậu phẫu, ít ảnh hưởng chức<br />
năng cơ vòng và ít khả năng hẹp hậu môn.<br />
Phương pháp này dễ về kỹ thuật, có đường<br />
cong học tập ngắn. Trong 1 nghiên cứu, kết quả<br />
nghiên cứu độc lập với kinh nghiệm của bác sĩ<br />
phẫu thuật(18).<br />
Bí tiểu là biến chứng thường gặp nhất (10%<br />
ở nhóm MM và 13,5% ở nhóm Longo, khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê). Tỉ lệ này trong y<br />
văn là 20%(3), gặp ở hầu hết các phẫu thuật<br />
vùng hậu môn – trực tràng. Bí tiểu sau mổ có<br />
thể liên hệ với nhiều yếu tố bao gồm loại vô<br />
cảm, lượng nước vào và đau sau mổ. Dù là<br />
nguyên nhân nào, tỉ lệ này tương đương với PT<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mổ mở ở hầu hết các nghiên cứu.<br />
Phương pháp Longo không tác động đến<br />
niêm mạc hậu môn bên dưới đường lược, nên<br />
rất ít gây đau. Mức độ đau (theo thang điểm<br />
VAS) ở nhóm Longo là 2,36, thấp hơn có ý nghĩa<br />
so với 7,49 của nhóm MM (P=0,01). Thang điểm<br />
đau trung bình ở các nghiên cứu khác cũng<br />
minh chứng điều này(4,8,16,16,17,21). Hầu hết các<br />
nghiên cứu đều tập trung vào biến số này, vì<br />
giảm đau là mục tiêu đầu tiên khi phát triển PP<br />
Longo. Đau sau mổ là nguyên nhân chính khiến<br />
bệnh nhân ngại mổ trĩ. Thật ra, việc đánh giá<br />
biến số này cũng hết sức tương đối, vì đau là 1<br />
cảm giác chủ quan, tùy thuộc nhiều yếu tố: mức<br />
độ tổn thương da hậu môn, mức độ phù nề,<br />
viêm nhiễm sau mổ, sự co thắt của cơ vòng, độ<br />
cứng của phân, trạng thái tâm lý, độ chịu đựng<br />
cảm giác đau …<br />
Thời gian nằm viện ở nhóm MM dài hơn<br />
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Mehigan(13),<br />
Hetzer(8,9). Bệnh nhân sau mổ trĩ có thể xuất viện<br />
ngày hôm sau, nên chúng tôi không phân tích<br />
chi tiết biến số này.<br />
Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật Longo nằm<br />
trong khoảng 6,4% đến 31%(5,19). Nhóm Longo<br />
trong nghiên cứu này có tỉ lệ biến chứng là<br />
22,5% (19,5% biến chứng gần, 3% biến chứng<br />
xa). Nếu chỉ kể các biến chứng liên quan đến<br />
phẫu thuật (không kể bí tiểu), tỉ lệ biến chứng là<br />
9% (6% biến chứng gần và 3% biến chứng xa).<br />
Chảy máu ở đường bấm stapler trong lúc<br />
mổ xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân(2) cho đến<br />
84% bệnh nhân(23) và phải may bổ sung. Do đó,<br />
phải quan sát kỹ đường may sau khi bấm. Biến<br />
chứng chảy máu hậu phẫu ở 2 nhóm tương<br />
đương nhau (5% ở nhóm MM, 3% ở nhóm<br />
Longo, khác biệt không có ý nghĩa thống kê),<br />
phù hợp với các nghiên cứu khác(2,16,19). Chảy<br />
máu sau mổ cắt trĩ xảy ra từ 2 – 4 %(1,3). Chảy<br />
máu sớm sau mổ có thể do tự thân các búi trĩ<br />
nội tiếp tục chảy, hoặc do phẫu thuật (đường<br />
bấm stapler…). Vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ<br />
chảy máu sau mổ ở PT Longo bằng hoặc thấp<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
hơn PP Milligan – Morgan(6,8,16). BV Đại học Y<br />
Dược TP HCM, có 52/1732 trường hợp (3%)<br />
chảy máu sớm sau mổ. Ravo(22) có 46/1107<br />
trường hợp (4,2%) chảy máu.<br />
Về các yếu tố kết hợp, nhóm Longo có<br />
nhiều da thừa hậu môn hơn (17,5% so với 8%<br />
ở nhóm MM). Ở vài bệnh nhân trong nhóm<br />
Longo, nếu da thừa không rút vào trong ống<br />
hậu môn, thường phải được cắt bỏ, vì dễ gây<br />
phản cảm sau mổ, và thường không tự teo đi<br />
được(2). Trong hầu hết các trường hợp, phẫu<br />
thuật bổ sung này có thể làm tăng mức độ<br />
đau sau mổ cho bệnh nhân. Vài tác giả<br />
khuyên chỉ nên cắt da thừa khi có triệu chứng<br />
(xuất huyết, viêm nhiễm…) hoặc do yêu cầu<br />
của bệnh nhân (vệ sinh, thẩm mỹ…)(24).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua kết quả nghiên cứu, PP Longo là phẫu<br />
thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả trong điều trị<br />
trĩ. Đây là kỹ thuật ít xâm hại, rất ít gây đau, cho<br />
hiệu quả tương đương với phẫu thuật Milligan<br />
– Morgan. Tuy tỉ lệ biến chứng không nhiều,<br />
nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định kết<br />
quả dài hạn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nhóm MM có tỉ lệ thuyên tắc nhiều hơn<br />
(23,5% so với 4% ở nhóm Longo). Đây có thể là<br />
yếu tố làm tăng cảm giác đau sau mổ.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Về biến chứng xa, nhóm Longo có 5 trường<br />
hợp (2,5%) trĩ tái phát (1 trường hợp sau 2 tuần,<br />
4 trường hợp còn lại sau 1 năm). Tất cả các<br />
trường hợp này đều có sa trĩ ngay sau mổ. Trĩ<br />
tái phát là biến chứng trễ thường gặp nhất trong<br />
PT Longo, và phải mổ lại bằng phương pháp<br />
Milligan – Morgan. Y văn chưa có con số chắc<br />
chắn về vấn đề này, nhưng có ít nhất 2 nguyên<br />
nhân. Trước nhất là lỗi kỹ thuật, không cắt đủ<br />
niêm mạc. Thứ hai, lượng niêm mạc sa quá<br />
nhiều so với thể tích hộp stapler (stapler case).<br />
Đa số, tình trạng này là niêm mạc còn sót hơn là<br />
trĩ tái phát. Cuối cùng, PP Longo không trị được<br />
trĩ ngoại (được cấp máu qua ĐM thẹn), nên trĩ<br />
ngoại vẫn tồn tại sau phẫu thuật.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nhóm MM có 1 trường hợp hẹp hậu môn,<br />
phải mổ lại. Nhóm Longo có 1 trường hợp mót<br />
rặn, kéo dài khoảng 4 tuần.<br />
Các biến chứng hiếm gặp khác được mô tả<br />
trong y văn như nhiễm khuẩn sau phúc mạc(14),<br />
dò âm đạo trực tràng(20), thủng trực tràng(26), tắc<br />
ruột(20) không tìm thấy trong nghiên cứu này.<br />
Các biến chứng nguy hiểm này có thể tránh<br />
được khi có đủ kinh nghiệm và vượt qua đường<br />
cong học tập(18).<br />
<br />
204<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
Beck, D.E. (1998). Hemorrhoidal disease, in Fundamentals of<br />
Anarectal Surgery D.E. Beck and S.D. Wexner, Editors., WB<br />
Saunders London: 237-253.<br />
Bikhchandani, J., et al. (2005). Randomized controlled trial to<br />
compare the early and mid-term results of stapled versus open<br />
hemorrhoidectomy. Am J Surg, 189(1): 56-60.<br />
Bleday, R., J. Pena, and D. rothengerger (1992). Symptomatic<br />
hemorrhoids: Current incidence and complications of operative<br />
therapy. Dis Colon Rectum, 35: 477-481.<br />
Boccasanta, P. et al. (2001). Randomised controlled trial between<br />
stapled circumferential mucosectomy and conventional circular<br />
hemorrhoidectomy in advanced hemorrhoids with external<br />
mucosal prolapse. Am J Surg, 182(1): 64-68<br />
Boccasanta, P., et al. (2006). Opinions and facts on<br />
reinterventions after complicated or failed stapled<br />
hemorrhoidectomy. Dis Colon Rectum, 49(5): 690 - 693.<br />
Correa-Rovelo, J.M., et al. (2002). Stapled rectal mucosectomy<br />
vs. closed hemorrhoidectomy: a randomized, clinical trial. Dis<br />
Colon Rectum, 45(10): 1367-1374; discussion 1374-1375.<br />
Feinstein, A. (2002) Principles of Medical Statistics, Washington<br />
DC: Chapman & Hall / CRC.<br />
Hetzer FH, et al. (2002). Stapled vs excision hemorrhoidectomy:<br />
long-term results of a prospective randomized trial. Arch Surg,<br />
137(3): 337-340.<br />
Ho YH, et al. (2000). Stapled hemorrhoidectomy-cost and<br />
effectiveness. Randomized, controlled trial including<br />
incontinence scoring, anorectal manometry, and endoanal<br />
ultrasound assessments at up to three months. Dis Colon<br />
Rectum, 43(12): 1666-1675.<br />
Lan P, et al. (2006). The safety and efficacy of stapled<br />
hemorrhoidectomy in the treatment of hemorrhoids: a<br />
systematic review and meta-analysis of ten randomized control<br />
trials. Int J Colorectal Dis, 21(2): 172-178<br />
Longo, A. Treatment of hemorrhoids disease by reduction of<br />
mucosa and hemorrhoidal prolapse with a circular suturing<br />
device: a new procedure. in Proceedings of the 6th World<br />
Congress of Endoscopic surgery. 1998. Rome, Italy, Bologna:<br />
Monduzzi Publishing.<br />
MacRae H. and McLeod R. (1997). Comparison of hemorrhoidal<br />
treatments. Can J Surg, 40: 14-17.<br />
Mehigan, B.J., Monson J.R.T., and Hartley J.E. (2000). Stapling<br />
procedure for hemorrhoids versus Milligan - Morgan<br />
hemorrhoidectomy: Randomized controlled trial. Lancet, 355:<br />
782-785.<br />
Molloy, R.G. and Kingsmore D. (2000). Life threatening pelvic<br />
sepsis after stapled hemorrhoidectomy. Lancet, 355: 810.<br />
Ortiz, H. (2007). Stapled hemorrhoidopexy versus MilliganMorgan hemorrhoidectomy. Ann Surg, 245(1): 155-156.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn