Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016<br />
<br />
SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA FUROSEMID TIÊM TĨNH MẠCH VÀ TRUYỀN<br />
TĨNH MẠCH LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP SUY TIM MẠN<br />
Đàm Thị Xuân, Nguyễn Trọng Hiếu<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tác dụng của furocemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh<br />
mạch liên tục trong điều trị đợt cấp suy tim mạn. Phƣơng pháp: Nghiên cứu can<br />
thiệp ngẫu nhiên có đối chứng, trong đó chọn mẫu có chủ đích và cỡ mẫu thuận tiện<br />
30 bệnh nhân/ nhóm. Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim<br />
của hội tim mạch châu Âu 2008 (ESC) và phân độ theo NYHA độ III, IV đƣợc điều<br />
trị tại khoa Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên từ tháng 10/<br />
2015 đến tháng 6/ 2016, phân nhóm tƣơng đồng về nhóm tuổi, giới, cân nặng, nhóm<br />
1 tiêm tĩnh mạch furocemid sáng chiều, nhóm 2 truyền tĩnh mạch furocemid liên tục,<br />
với liều 80mg/24h; đánh giá các triệu chứng khó thở, phù, số lƣợng nƣớc tiểu, ran ở<br />
phổi, các chỉ số sinh hóa natri, kali, ure, creatinin, NT-proBNP sau 72h. Kết quả: So<br />
sánh giữa nhóm tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch thấy nhóm truyền tĩnh mạch<br />
giảm mức độ khó thở nhanh hơn tiêm tĩnh mạch(2,63±0,4 so với 2,87±0,4, p: 0,03),<br />
phù giảm nhanh hơn(1,0 so với 2,7±0,4, p: 0,00), thời gian nằm viện ngắn<br />
hơn(10,4±0,3, so với 8,9±1,2, p:0,014), không có sự khác biệt giữa hai nhóm về thay<br />
đổi chức năng thận, phân số tống máu. Kết luận: Trong điều trị đợt cấp suy tim mạn<br />
thì truyền tĩnh mạch furosemid liên tục cải thiện triệu chứng lâm sàng nhanh hơn so<br />
với tiêm tĩnh mạch sáng chiều, tuy nhiên không có sự khác biệt về chức năng thận,<br />
phân suất tống máu và mức độ suy tim.<br />
Từ khóa: Điều trị đợt cấp suy tim mạn, furosemid tiêm tĩnh mạch, furosemid<br />
truyền tĩnh mạch<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy tim là tình trạng bệnh lý rất thƣờng gặp trên lâm sàng. Tổ chức y tế thế giới ƣớc<br />
tính có khoảng 5 triệu ngƣời mới mắc suy tim hàng năm trên toàn thế giới và gánh nặng<br />
kinh tế cho chăm sóc và điều trị bệnh nhân suy tim cũng tiêu tốn nhiều tỷ đô la Mỹ mỗi<br />
năm. Ở Việt Nam ƣớc tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu ngƣời suy tim cần điều trị.<br />
Thuốc lợi tiểu quai đƣờng tĩnh mạch vẫn là nền tảng, là liệu pháp đầu tay trong điều<br />
trị đợt cấp suy tim mạn, đƣợc dùng cho khoảng 90% trƣờng hợp bệnh nhân nhập viện do<br />
đợt cấp của suy tim mạn.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam các thầy thuốc thƣờng sử dụng lợi tiểu furosemid tiêm tĩnh mạch.<br />
Nếu không đáp ứng chuyển sang truyền tĩnh mạch liên tục,hoặc truyền tĩnh mạch liên tục trong<br />
những trƣờng hợp suy tim sung huyết nặng. Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về tác dụng<br />
của hai phƣơng pháp tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch trong điều trị suy tim. Trên thế giới<br />
đã có nghiên cứu đánh giá tác dụng của furosemide trong điều trị suy tim mạn. Tuy nhiên, vấn<br />
đề tác dụng điều trị của hai cách dùng lợi tiểu này còn chƣa đƣợc thống nhất. Do đó chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu so sánh tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên<br />
tục trong điều trị đợt cấp suy tim mạn nhằm mục tiêu:<br />
Đánh giá tác dụng của furosemid tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch liên tục trong<br />
điều trị đợt cấp suy tim mạn.<br />
2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng. Chọn<br />
mẫu có chủ đích và cỡ mẫu thuận tiện 30 bệnh nhân/ nhóm. Có hai nhóm: nhóm 1: tiêm tĩnh<br />
15<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016<br />
<br />
mạch furosemid sáng, chiều; nhóm 2: truyền tĩnh mạch furosemid liên tục. Chúng tôi tiến<br />
hành ghép cặp tƣơng đồng về nhóm tuổi (phân nhóm theo thang Framingham điểm báo nguy<br />
cơ tim mạch), giới, cân nặng của bệnh nhân lúc vào viện, huyết áp lúc vào và mức độ suy tim<br />
giữa 2 nhóm 1 và 2. Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của hội tim<br />
mạch châu Âu 2008 (ESC) và phân độ theo NYHA độ III, IV đƣợc điều trị tại khoa Tim<br />
Mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.<br />
Xử lí số liệu: số liệu đƣợc xử lí bằng các thuật toán trên phần mềm SPSS 18.<br />
Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng<br />
Các tiêu chuẩn chọn đối tƣợng bao gồm: Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán suy tim của hội tim mạch châu Âu 2008 (ESC) và phân độ theo NYHA độ III, IV.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: bệnh nhân suy tim mạn có huyết áp tâm thu < 90mmHg;<br />
bệnh nhân suy tim mạn có creatinin huyết thanh > 265,2 mmol/l (3,0mg/dl); suy tim do<br />
bệnh van tim, bệnh phổi; bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Phác đồ điều trị của 2 nhóm:<br />
- Chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn giảm muối (bệnh nhân chỉ đƣợc dùng 0,05. Không có sự khác biệt về các chỉ số sinh hóa, phân suất tống máu giữa 2 nhóm<br />
trƣớc can thiệp với p>0,05.<br />
Từ kết quả sau điều trị, ta thấy rằng mức độ giảm khó thở của nhóm 2 nhanh hơn<br />
nhóm 1 với p: 0,03< 0,05, mức độ giảm phù của nhóm 2 nhanh hơn nhóm 1 với p:<br />
0,001