So sánh từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các từ “muốn, cần, nên, sẽ” trong Tiếng Việt
lượt xem 2
download
Bài nghiên cứu này so sánh cách sử dụng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn”, “Cần”, “Nên”, “Sẽ” trong tiếng Việt, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách dùng của từ đa nghĩa này đồng thời đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập tốt từ “要” cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các từ “muốn, cần, nên, sẽ” trong Tiếng Việt
- SO SÁNH TỪ “要” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VỚI CÁC TỪ “MUỐN, CẦN, NÊN, SẼ” TRONG TIẾNG VIỆT Phan Thị Thanh Kiều1, Nguyễn Ngọc Thiên Kim 2 1. Sinh viên lớp K212BV.NNTQ01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Từ “要” trong tiếng Hán hiện đại là một trong những từ phổ biến nhất, có cách sử dụng linh hoạt và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp. Tuy nhiên trong quá trình học tiếng Trung, rất nhiều sinh viên chưa nắm được ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên. Và trong tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện vẫn chưa có bài viết nào nghiên cứu sâu về vấn đề này, vì vậy việc phân tích chuyên sâu cách dùng và nhiều ngữ nghĩa khác của từ “要” là điều vô cùng cấp thiết. Do đó, chúng tôi nghĩ cần phải phân tích toàn diện về mặt ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ “要”. Bài nghiên cứu này so sánh cách sử dụng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn”, “Cần”, “Nên”, “Sẽ” trong tiếng Việt, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách dùng của từ đa nghĩa này đồng thời đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập tốt từ “要” cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Trong bài báo cáo này, nhóm tác giả tiến hành sử dụng phương pháp miêu tả, giải thích, phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh đối chiếu. Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là một bài tham khảo có giá trí giúp ích được phần nào cho người học. Từ khóa: Giảng dạy, Tiếng Hán;Tiếng Việt; “要”; “Muốn”; “Cần”, “Nên”; “Sẽ”. 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiếng Trung, có rất nhiều những cặp từ gần nghĩa, đồng nghĩa và có những từ bản thân nó mang rất nhiều ngữ nghĩa, gây ra nhiều khó khăn và nhầm lẫn, đơn cử như từ “要” trong tiếng Trung, bản thân nó mang rất nhiều ngữ nghĩa và có nhiều cách sử dụng. Trong quá trình học tiếng Trung, sinh viên chủ yếu chỉ học theo giáo trình của nhà trường đưa ra, trong từng bài học của giáo trình chỉ nói đến ngữ nghĩa của một từ mới theo trường hợp thể hiện ngữ cảnh trong bài học, ví dụ từ “想” với ý nghĩa là “muốn”, từ “需要” với ý nghĩa là “cần”, từ “应该” với nghĩa là “nên” và từ “会” với nghĩa là “sẽ” mà không nhận biết rằng chỉ một từ “要” cũng có thể dùng cho các trường hợp thể hiện 4 nghĩa trên. Nhóm tác giả nhận thấy rằng từ “要” xuất hiện rất nhiều trong các giáo trình giảng dạy và sinh viên thường không hiểu rõ hết các trường hợp sử dụng từ này, dẫn đến thường mắc phải những sai lầm trong việc sử dụng ngữ nghĩa của từ hoặc cấu trúc ngữ pháp. Xuất phát từ lý do này, để giúp người học đang theo học ngôn ngữ Trung Quốc giải quyết được vấn đề trên, tránh việc sử dụng sai từ sai ngữ nghĩa trong các tình huống giao tiếp, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và phân tích lỗi sai khi sử dụng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn”, “Cần”, “Nên”, “Sẽ” trong tiếng Việt, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách dùng của từ đa nghĩa này đồng thời đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập liên quan đến từ “要”. 1.2. Mục tiêu đề tài Bài nghiên cứu này nhằm so sánh từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các từ “Muốn, Cần, Nên, Sẽ” trong Tiếng Việt giúp cho sinh viên hiểu rõ nghĩa và sử dụng đúng từ “要” cho từng trường hợp, 73
- tránh sử dụng sai. Và bài nghiên cứu này sẽ có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên đang theo học ngành ngôn ngữ Trung Quốc. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, hiện có một bài nghiên cứu tương đối tiêu biểu về từ “要”, đó là "Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, 23/6/2020, 225(07): 427 - 433", tác giả Ngô Thị Trà - Nguyễn Thị Hải Yến1. Bài viết thông qua phát phiếu khảo sát lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” cho 160 sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên đã tổng hợp các lỗi câu sai mà sinh viên hay gặp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị trong quá trình dạy và học động từ năng nguyện. Đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước, hiện có một bài nghiên cứu tương đối tiêu biểu về từ “要”, đó là “Phân tích lỗi sai động từ năng nguyện “要” trường Cấp hai Thái Lan - Lấy cách dạy tiếng Trung của Trường Nawamintrinuchit Benjamalachalai làm ví dụ”, Văn phòng Sau đại học của Đại học Sư phạm Anyang, ngày 20 tháng 5 năm 2018, của tác giả Quách Đông Tuyết. Bài viết nghiên cứu về các lỗi sai của sinh viên Thái Lan khi học từ “要”.2 Khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi phát hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu vào đề tài này. Các nhà nghiên cứu đi trước chỉ nêu ra cách sử dụng động từ năng nguyện “要” với ý nghĩa “muốn”, so sánh với một số động từ năng nguyện khác, những điểm khác nhau cơ bản của những từ có nhiều nghĩa, những từ đồng nghĩa, nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu và có hệ thống các ngữ nghĩa và cách sử dụng khác của từ “要”. Ở những nghiên cứu trên đã nghiên cứu những lỗi sai thường gặp như dư, thiếu động từ năng nguyện, sai vị trí từ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những ngữ nghĩa khác nhau của từ “要”. Do đó, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu đề tài này để đào sâu vào các ngữ nghĩa và cách dùng khác của từ “要” là điều vô cùng thiết thực và có ý nghĩa. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi giới hạn của một bài báo cáo chuyên đề, đối tượng nghiên cứu của đề tài mà chúng tôi muốn hướng tới là ngữ nghĩa của từ “要” . Bài viết sẽ tổng hợp và phân tích các trường hợp sử dụng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại tương ứng với các trường hợp thể hiện nghĩa “ Muốn, Cần, Nên, Sẽ” trong Tiếng Việt. Các ngữ liệu được khảo sát và trình bày trong bài viết được thu thập chủ yếu là ngôn ngữ hội thoại hằng ngày được lấy từ các truyện ngắn, sách báo, trong đó chủ yếu được dẫn dụ trong quyển现 代汉语八百词 “Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại” của Lữ Thúc Tương (吕叔湘, 1980). 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành sử dụng Phương pháp miêu tả, giải thích, phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu. Phương pháp so sánh đối chiếu để tiến hành so sánh, đối chiếu ý nghĩa và những cách sử dụng. Phương pháp khảo sát: thông qua bảng khảo sát xác định được những lỗi sai thường gặp của sinh viên, đồng thời phân tích nguyên nhân. 1 Ngô Thị Trà - Nguyễn Thị Hải Yến (2020), Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, 23/6/2020, 225(07): 427 – 433. 2 Quách Đông Tuyết (2018), Phân tích lỗi sai động từ năng nguyện “要” trường Cấp hai Thái Lan - Lấy cách dạy tiếng Trung của Trường Nawamintrinuchit Benjamalachalai làm ví dụ, Văn phòng Sau đại học của Đại học Sư phạm Anyang. 74
- 1.5. Ứng dụng của đề tài trong lý luận và thực tiễn Thông qua bài báo cáo này, sinh viên sẽ phân biệt được cách sử dụng của từ “要” trong từng ngữ cảnh, có thể phản xạ nhanh và linh hoạt trong giao tiếp khi sử dụng từ “要” trong mỗi trường hợp ngữ nghĩa khác nhau, cụ thể khi “要” mang các nghĩa “muốn, cần, nên, sẽ”. Đây là một điểm sáng của bài báo cáo. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái quát ngữ nghĩa và cách dùng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại 2.1.1. Sơ lược về từ “要” Sơ lược nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ trong tiếng Hán hiện đại có nhiều góc độ, nhiều phương diện nghiên cứu thì nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ “要” còn là một góc độ sâu rộng hơn nữa. Đinh Thanh Thụ trong cuốn “Bàn về ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” (丁声树,《现代汉语语法 讲话》, 1999) đã quy nạp hàm nghĩa của từ “要” thành 3 loại: Thứ nhất là biểu thị yêu cầu, nguyện vọng của cấp trên, thứ hai là biểu thị sự cần thiết trên thực tế, thứ ba là biểu thị sự tất yếu. Vương Lực trong “Lược sử về ngữ pháp tiếng Hán” (王力,《汉语语法史》, 2014) có bước đầu nghiên cứu sơ lược về từ “要”. Từ góc độ sơ lược ngữ pháp ông đã chỉ ra tiền thân của “要” là “欲”, thể hiện rõ “要” là trợ động từ trở thành hình thức năng nguyện, đồng thời nó còn biểu thị tương lai. Chu Đức Hy trong “Giảng nghĩa ngữ pháp” (朱德熙,《语法讲义》, 1982) đã chỉ ra 2 lớp nghĩa của từ “要”: một là biểu thị ý nguyện, hai là biểu thị trên thực tế cần như này. Lữ Thúc Tương trong cuốn “Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại” (吕叔湘,《现代汉语八百词》, 1980) đã đưa ra 5 lớp nghĩa của từ “要”: Thứ nhất là biểu thị ý chí làm việc gì, thứ hai là biểu thị cần phải làm gì, thứ ba là biểu thị khả năng, thứ tư là biểu thị tương lai, thứ năm là biểu thị phán đoán, dùng trong câu so sánh. 2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp Nghiên cứu về chức năng ngữ pháp của từ “要” có rất nhiều quan điểm khác nhau. Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Lữ Thúc Tương (吕叔湘) trong cuốn “Tám trăm từ tiếng Hán hiện đại”《 现代汉语八百词》chọn ra 4 lớp nghĩa của từ “要”: Thứ nhất là biểu thị ý chí làm việc gì, thứ hai là biểu thị cần phải làm gì, thứ ba là biểu thị khả năng, thứ tư là biểu thị tương lai để nghiên cứu so sánh với các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn, Cần, Nên, Sẽ” trong tiếng Việt. a) Từ “要” có thể sử dụng độc lập trong câu khẳng định, phủ định, câu nghi vấn. b) Từ “要” có thể độc lập làm vị ngữ hoặc thành phần độc lập của câu, hoặc độc lập trả lời câu hỏi. c) Từ “要” không chỉ có thể làm vị ngữ trung tâm hoặc vị ngữ mà còn có thể đảm nhận làm thành phần chủ ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. (1) 要做是他的主观意愿。(Dịch nghĩa: Cần phải làm là ý kiến chủ quan của anh ta.) (làm chủ ngữ) (2) 要做的事不一定是正确的。(Dịch nghĩa: Những việc cần phải làm không nhất định là đúng.) (làm định ngữ) d) Có một số trường hợp từ “要” có thể tiếp nhận sự tu sức của phó từ “更,值”,mà có một số trường hợp từ “要” có thể nhận sự tu sức của từ “想,能”. e) Từ “要” và hình thức phủ định “不要” tồn tại không đối xứng nhau. 2.1.3. Phân tích ngữ nghĩa và cách dùng từ “要” 75
- a) Từ “要” (yào) với nghĩa là “Muốn”: Biểu thị ý chí làm việc gì Với nghĩa là muốn, “要” là cách trực tiếp và đơn giản nhất để thể hiện chính xác mong muốn trong tiếng Trung. (3) 我要一支英雄金笔。(Dịch nghĩa: Tôi muốn một cây bút anh hùng vàng.) (4) 我要吃糖果。(Dịch nghĩa: Tôi muốn ăn kẹo.) b) Từ “要” (yào) với nghĩa là “Cần”: Biểu thị ý chí cần phải làm gì (5) 买汽车要花很多钱。(Dịch nghĩa: Mua xe hơi cần tiêu rất nhiều tiền.) (6) 这儿骑到学校要半个小时。(Dịch nghĩa: Từ đây đi xe đến trường học cần nữa tiếng đồng hồ.) c) Từ “要” (yào) với nghĩa là “Nên”: Biểu thị khả năng (7) 你学习中文要努力一点。(Dịch nghĩa: Bạn nên chăm chỉ học tiếng trung.) (8) 你要努力学习。(Dịch nghĩa: Em nên nỗ lực học tập.) d) Từ “要” (yào) với ý nghĩa là “Sẽ”: Biểu thị tương lai, ước lượng đánh giá (9) 看起来要下雨了。(Dịch nghĩa: Có vẻ như trời sắp mưa.) (10) 我们明天要去颐和园。(Dịch nghĩa: Ngày mai chúng ta sẽ đến cung điện mùa hè.) 2.2. Khái quát ngữ nghĩa và cách dùng từ “Muốn” trong tiếng Việt Động từ: i) Cảm thấy có sự đòi hỏi, về tâm lý, tình cảm hay sinh lý, làm một việc gì hoặc có cái gì. (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2003, trang 651) (11) Khát khao muốn hiểu biết. (12) Ốm chẳng muốn ăn. (13) Muốn sau này làm cô giáo. ii) Có dấu hiệu cho thấy sắp có biến đổi chuyển sang một trạng thái khác. (14) Trời lại muốn mưa. (15) Cảm thấy người muốn ốm. 2.3. Khái quát ngữ nghĩa và cách dùng từ “Cần” trong tiếng Việt Động từ: Không thể không làm, không thể không có, vì nếu không làm, không có thì sẽ có hại. (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2003, trang 123) (16) Việc cần phải đi. (17) Những thứ cần dùng. (18) Quyển sách cần cho mọi người. 2.4. Khái quát ngữ nghĩa và cách dùng từ “Nên” trong tiếng Việt Động từ: (thường dùng trước danh từ) i) Đạt được như mong muốn, thành ra được. (Cái kết quả cuối cùng) (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2003, trang 665) (19) Cảm động quá, nói chẳng nên lời. (20) Hai người đã nên vợ nên chồng. ii) (Thường dùng trước động từ) Từ biểu thị việc cần, điều đang nói đến là hay, có lợi, làm hoặc thực hiện được thì tốt hơn. (21) Nên sống điều độ. (22) Nên giúp đỡ anh ta. (23) Ăn mặc nên giản dị. 2.5. Khái quát ngữ nghĩa và cách dùng từ “Sẽ” trong tiếng Việt Phó từ: (dùng phụ trước động từ, tính từ) Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ được 76
- lấy làm mốc. (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2003, trang 855-856) (24) Mai sẽ bàn tiếp. (25) Tình hình sẽ tốt đẹp. (26) Anh ấy có hẹn là sẽ về trước chủ nhật vừa rồi. 3. SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG CỦA TỪ “要” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VỚI CÁC TỪ “MUỐN”, “CẦN”, “NÊN”, “SẼ” TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. Điểm tương đồng và khác biệt của từ “要” trong tiếng Hán hiện đại và từ “Muốn” trong tiếng Việt 3.1.1. Điểm tương đồng Từ “要” trong tiếng Trung và từ “Muốn” trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa và cách dùng đa số là như nhau. (27) 这个工作太辛苦了,我要换新工作。(Công việc quá vất quả, tôi muốn đổi công việc mới.) (28) 这位厨师很有名,很多饭店要请他合作。(Người đầu bếp này rất nổi tiếng, rất nhiều nhà hàng muốn mời anh ta hợp tác.) 3.1.2. Điểm khác biệt Tuy có nghĩa và cách dùng gần giống nhau, nhưng trong một số tình huống lại mang ý nghĩa khác. “要” không mang nghĩa là “Muốn”. (29) 他要我帮他买一张票。(Dịch nghĩa: Anh ấy nhờ tôi mua giúp anh ta một cái vé) (30) 这个太旧不能修,要买零件换。(Cái này cũ quá không sửa được, phải mua linh kiện thay.) Đồng thời từ “Muốn” trong tiếng Việt, trong một số tình huống cũng không dùng từ “要” để diễn đạt. (31) Nhiệt độ ngoài trời hiện nay rất cao, tôi chỉ muốn ở nhà thổi máy lạnh. (外边的气温很高 ,我只想在家吹空调。) (32) Đây là đại sứ quán Pháp, muốn đi Pháp du lịch thì đến đây xin visa. (这是法国大使馆, 想去法国旅游就到这儿申请签证。) 3.2. Điểm tương đồng và khác biệt của từ “要” trong tiếng Hán hiện đại và từ “Cần” trong tiếng Việt 3.2.1. Điểm tương đồng Từ “要” trong tiếng Trung và từ “Cần” trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa và cách dùng đa số là như nhau. (33) 你要多长时间才翻译好这些资料。(Bạn cần bao lâu mới phiên dịch xong số tài liệu này.) (34) 这个地址我去过,有点儿难找,要我带你去吗?(Địa chỉ này tôi đi qua rồi, hơi khó tìm, cần tôi dẫn bạn đi không?) 3.2.2. Điểm khác biệt Tuy có nghĩa và cách dùng gần giống nhau, nhưng trong một số tình huống lại mang ý nghĩa khác. “要” không mang nghĩa là “Cần”. (35) 借东西要还。 (Dịch nghĩa: Mượn đồ phải trả lại.) (36) 脏衣服要另外放。(Dịch nghĩa: Quần áo dơ nên để riêng ra.) 77
- Đồng thời từ “Cần” trong tiếng Việt, trong một số tình huống cũng không dùng từ “ 要” để diễn đạt. (37) Vé máy bay của tôi là bay thẳng không cần chuyển máy bay. (我的机票是直飞,不用转 机。) (38) Hôm nay không cần mang theo dù, bạn xem trời nắng như vậy. (今天不用带伞,你看天 这么晴。) 3.3. Điểm tương đồng và khác biệt của từ “要” trong tiếng Hán hiện đại và từ “Nên” trong tiếng Việt 3.3.1. Điểm tương đồng Từ “要” trong tiếng Trung và từ “Nên” trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa và cách dùng đa số là như nhau. (39) 筷子要放在筷架或碟子上, 而不要随意地放在桌子上。(Đũa nên đặt lên đồ gác đũa hoặc trên đĩa mà không nên tùy ý để trên bàn.) (40) 生病时,你要吃药,好好儿休息。(Lúc bị bệnh, bạn nên uống thuốc và nghỉ ngơi nhiều.) (41) 为提高听力,你要多听录音或者多看视频。(Để nâng cao kỹ năng nghe, bạn nên nghe nhiều ghi âm hoặc xem nhiều băng hình.) 3.3.2. Điểm khác biệt Tuy có nghĩa và cách dùng gần giống nhau, nhưng trong một số tình huống lại mang ý nghĩa khác. “要” không mang nghĩa là “Nên”. (42) 我要提前两个星期预订宾馆。(Tôi phải đặt khách sạn trước hai tuần.) (43) 他多开分公司,要顾很多,头发变斑白了。(Anh ta mở thêm chi nhánh công ty, phải lo nhiều, tóc trở nên muối tiêu rồi.) Đồng thời từ “Nên” trong tiếng Việt, trong một số tình huống cũng không dùng từ “ 要” để diễn đạt. (44) Tháng này quá nóng, thường xuyên mở máy lạnh, nên tiền điện rất nhiều. (这个月很热, 长开空调,所以电费很多。) (45) Dịch bệnh không có mở cửa kinh doanh, nên chủ nhà chỉ lấy 30% tiền thuê. (疫情没有开 门营业,所以房东只拿百分之30租金。) 3.4. Điểm tương đồng và khác biệt của từ “要” trong tiếng Hán hiện đại và từ “Sẽ” trong tiếng Việt 3.4.1. Điểm tương đồng Từ “要” trong tiếng Trung và từ “Sẽ” trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa và cách dùng đa số là như nhau. (46) 下午要有人上门修暖气。(Buổi chiều sẽ có người đến tận nhà sửa lò sưởi.) (47) 报告明天写完,我要给你发邮件。(Báo cáo ngày mai viết xong tôi sẽ gửi email cho bạn.) 3.4.2. Điểm khác biệt Tuy có nghĩa và cách dùng gần giống nhau, nhưng trong một số tình huống lại mang ý nghĩa khác. “要” không mang nghĩa là “Sẽ”. (48) 公司规定星期一上班要穿衬衫,戴领带。(Công ty quy định thứ hai đi làm phải mặc áo sơ mi, thắt cà vạt.) 78
- (49) 附近有很多旅馆,所以价格要很竞争。(Gần đây có rất nhiều khách sạn, nên giá cả phải rất cạnh tranh.) Đồng thời từ “Sẽ” trong tiếng Việt, trong một số tình huống cũng không dùng từ “要” để diễn đạt. (50) Tôi sẽ tìm cơ hội trò chuyện với họ, tiện thể tìm hiểu vấn đề này. (我会找机会跟他们聊 ,顺便了解这个问题。) (51) Ý kiến của bạn chúng tôi sẽ xem xét. (你的主意我们会考虑考虑。) (52) Đây là ý kiến hay, tôi sẽ báo cáo với giám đốc. (这是好主意,我会跟经理报告。) 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TỐT TỪ “要” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC Sau khi so sánh từ “要” trong tiếng Hán hiện đại với các từ “muốn, cần, nên, sẽ” trong tiếng Việt, nhóm tác giả rút ra một số giải pháp vận dụng vào giảng dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên ngành NNTQ. 5.1. Đối với sinh viên 5.1.1. Đối sách giải quyết ảnh hưởng tiêu cực của tiếng Mẹ đẻ Khó có thể từ chối vai trò của tiếng mẹ đẻ trong quy trình tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai. Hiển nhiên, tiếng mẹ đẻ là nền tảng cho hầu như tất cả các khái niệm về thế giới quan của người học, và từ những kiến thức sẵn có này mà người học ngoại ngữ tìm kiếm những từ, những cách diễn đạt tương ứng với chúng trong ngôn ngữ đích. Chính vì vậy nên sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ trong quá trình cải thiện việc học tiếng Trung có thể gây cản trở cho sinh viên trong một số trường hợp. Dựa trên những sai lệch đã được liệt kê ở trên, được chia ra thành mảng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, nhóm tác giả gợi ý cho sinh viên cách để khắc phục những sai lệch như sau: Thứ nhất, sinh viên nên nắm rõ cấu trúc ngữ pháp, để tránh khỏi những lỗi sai về diễn đạt ngữ pháp trong câu. Thứ hai, Hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng Việt trong quá trình học, tiếng Việt và tiếng Trung có rất nhiều ngữ nghĩa và ngữ pháp giống nhau, nhưng không phải lúc nào cũng giống nhau, ví dụ từ “ 要” tiếng Việt có nghĩa là “Muốn”, nhưng khi kết hợp từ “要” với từ “是” thì “要是” có nghĩa là “Nếu”, không phải nghĩa “Muốn là”. Tóm lại, việc dựa vào và sử dụng những nguồn tài nguyên sẵn có trong tiếng mẹ đẻ gần như là không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ của bất kì một sinh viên nào, đặc biệt khi sinh viên đang học cách tiếp thu và giao tiếp ngoại ngữ trong một môi trường phi bản ngữ. Do đó, sinh viên trước tiên cần nhận thức được những sự vay mượn từ ngôn ngữ mẹ đẻ, cũng như là sự can thiệp mang tính tiêu cực của nó để có thể cải thiện việc học tiếng Trung theo một chiều hướng đúng đắn hơn. 5.1.2. Đối sách giải quyết ảnh hưởng bởi kiến thức của ngôn ngữ đích còn hạn chế Việc hình thành thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình học tập, đặc biệt là học ngoại ngữ diễn ra liên tục và lâu dài. Để có thể học tốt ngoại ngữ, sinh viên cần đi học đầy đủ, ghi chép cẩn thận. Trong giờ học cần cố gắng tập trung và tích cực tương tác với giảng viên, luôn đặt câu hỏi khi có thắc mắc. Nâng cao kiến thức của ngôn ngữ đích thông qua khả năng hiểu và giải quyết vấn đề, tăng cường làm bài tập, nhất là các bài tập tình huống mà giảng viên đề cập, ghi chép các ví dụ, ghi nhớ các nghĩa của từ, các cấu trúc ngữ pháp và tập trung suy nghĩ để luôn chủ động và hiểu đúng bản chất. 5.1.3. Đối sách giải quyết ảnh hưởng bởi phương pháp học tập và chiến lược giao tiếp Học ngoại ngữ yêu cầu phải tốt cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là tiếng Trung chữ viết rất khó, có nhiều từ đồng âm, nhiều từ đồng nghĩa, nhiều từ chỉ khác âm điệu. Vì vậy ngoài việc 79
- học trên lớp sinh viên nên chủ động viết nhiều, nghe nhiều ghi âm, đặt câu với từ mới được học để nâng cao các kỹ năng. Chủ động tham gia các nhóm, câu lạc bộ ngoại ngữ chuyên ngành ngôn ngữ mình đang học, trao đổi giao lưu học hỏi sẽ giúp sinh viên trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích, sự tự tin trong giao tiếp, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các bạn trong tương lai. 5.1.4. Cách thức khắc phục yếu tố ảnh hưởng đến trình độ nhận thức, phương pháp và kế hoạch học tập của sinh viên Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tới kết quả học tập, không nên học tập quá nhiều trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Có kế hoạch học tập cụ thể. Chú ý nghe giảng trên lớp, không để xảy ra tình trạng dồn ứ bài tập. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh, giải tỏa căng thẳng sau khi học tập vất vả. Áp dụng các biện pháp học tập thú vị, phù hợp như học ngoại ngữ qua phim ảnh, sách báo…, kết hợp việc học với chơi để có trạng thái tinh thần tốt. Khi sưu tầm tài liệu cần có sự chọn lọc. Giữ cho bản thân nếp sống nề nếp. Tạo dựng hứng thú đối với việc học, có ý thức, trách nhiệm với việc học tập. 5.2. Mong muốn đối với Giảng viên 5.2.1. Mong muốn về phương pháp giảng dạy Thứ nhất, giúp sinh viên hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình dạy học, cho sinh viên so sánh giữa tiếng Trung và tiếng Việt, ngữ nghĩa nào nên được sử dụng trong tình huống nào, sự tương đồng và khác biệt của những từ tương tự nhau, việc so sánh sẽ nâng cao hiệu quả học tập trên lớp, giúp sinh viên giảm bớt sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại ngữ. (53) 妹妹最近有点要回家了。(Dịch nghĩa: Em gái gần đây có chút muốn về nhà.) (54) 下午我去爬山,你去不去?我不要去,你去吧。(Dịch nghĩa: Buổi chiều tôi đi leo núi, bạn đi không? Tôi không muốn đi, bạn đi đi.) Trong hai ví dụ trên nên thay từ “要” bằng từ “想”. Hai câu này thể hiện “mong muốn, ý định và yêu cầu”, và việc sử dụng từ “想” là với điều kiện sẳn sàng và có kế hoạch, vì vậy sử dụng từ “想 ” sẽ phù hợp với hoàn cảnh hơn. (55) 医生,她要住院吗?(Dịch nghĩa: Bác sỹ, cô ấy có cần nhập viện không?) (56) 她的病不用住院,吃两天药,好好儿休息就好。(Dịch nghĩa: Bệnh của cô ấy không cần nhập viện, uống hai ngày thuốc, nghỉ ngơi kỹ sẽ khỏi.) Trong hai ví dụ này, từ “要” trên thể hiện ý nghĩa là cần, nhưng thể phủ định không cần thì không dùng “不要”. Khả năng tiếp nhận kiến thức và tính đa nghĩa của bản thân từ “要” là những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ “要” của sinh viên, từ đó gây ra các lỗi sai có liên quan, do đó trong quá trình dạy giảng viên cần phân tích rõ từng lớp nghĩa và khi so sánh dịch sang tiếng Việt thì từ “要” tương đương với từ nào để sinh viên dễ dàng sử dụng không bị nhầm lẫn sang từ khác hoặc dùng không đúng. Thứ hai, cần cải tiến phương pháp giảng dạy để lôi cuốn được sự chú ý của sinh viên. Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích người học đưa ra câu hỏi. 5.2.2. Tăng cường thêm bài tập Thứ nhất, về giáo trình dạy học, mặc dù học theo giáo trình chuẩn của nhà trường đưa ra, có nhiều từ có kiến thức cấu trúc và ngữ pháp rời rạc theo từng bài học, nhưng giảng viên nên chủ động giảng giải tất cả các cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dùng của từ để sinh viên nắm rõ, khi gặp được thì sinh viên sẽ chủ động hiểu và áp dụng. Thứ hai, để giúp sinh viên có kỹ năng phản xạ tốt trong giao tiếp, giảng viên nên cho sinh viên đặt câu với từ mới trong bài giảng, đặt câu tiếng Việt cho sinh viên dịch sang tiếng Trung và ngược 80
- lại viết câu tiếng Trung cho sinh viên dịch sang tiếng Việt, giúp sinh viên phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập, kinh nghiệm thực tiễn, sáng tạo của sinh viên. 6. KẾT LUẬN Bài viết thông qua so sánh và phân tích ngữ nghĩa và cách sử dụng từ “要” trong tiếng Hán hiện đại tương ứng với các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn, Cần, Nên, Sẽ” trong tiếng Việt, đồng thời chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả học tập khi sử dụng từ “要” trong các trường hợp thể hiện nghĩa “Muốn, Cần, Nên, Sẽ”. Những biện pháp nêu trên có tác dụng không nhỏ trong việc cải thiện các lỗi sai thường gặp và nâng cao tính chính xác trong việc sử dụng từ ngữ. Từ “要” trong tiếng Hán hiện đại là một trong những từ phổ biến nhất, có cách sử dụng linh hoạt, rất đơn giản và thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp. Việc phân tích kỹ hơn cách dùng và nhiều ngữ nghĩa khác của từ “要” là điều vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa. Mong rằng kết quả bài nghiên cứu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Hường và Nguyễn Thị Kim Nhung và Nguyễn Thị Ưng (2019). Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp dạy học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại Học Nông - Lâm Bắc Giang. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3, tr 297-301 2. Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng. 3. Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt (2017). Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 2 14-22 4. Ngô Thị Trà và Nguyễn Thị Hải Yến (2020). Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Thái Nguyên. TNU Journal of Science and Technology, 225(07), 427 - 433 5. 丁声树 (1999) 。现代汉语语法讲话。商务印书馆。 6. 郭东雪(2018),泰国初级汉语能愿动词“要”的偏误分析--以Nawamintrinuchit Benjamalachalai学 校汉语教学为例。安阳师范学院. 7. 吕叔湘 (1980) 。现代汉语八百词。 商务印书馆。 8. 王力 (2014) 。 汉语语法史。中华书局。 9. 叶盼云、吴中伟 编著, 外国人学汉语难释疑, 北京语言大学出版社, 2022年11月 10. 朱德熙 (1982) 。 语法讲义。商务印书馆。 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
So sánh, đối chiếu chữ “nhà” (家) trong tiếng Hán và tiếng Việt
5 p | 346 | 27
-
So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp Được, Bị, Phải trong tiếng Việt với Ban, Trâw trong tiếng Khmer
12 p | 242 | 14
-
Chuyển loại - một phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
9 p | 368 | 13
-
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 p | 118 | 11
-
So sánh từ ngữ rút gọn và từ ngữ gốc trong tiếng Trung
8 p | 55 | 8
-
Một vài so sánh về ngữ nghĩa từ đi trong tiếng Việt với từ 가다 trong tiếng Hàn
9 p | 57 | 7
-
Nghiên cứu phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ so sánh trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
5 p | 49 | 6
-
So sánh đối chiếu cách dùng hư từ "mà" trong tiếng Việt và tiếng Pháp
6 p | 53 | 6
-
So sánh từ và cụm từ mô phỏng tiếng cười trong ngôn ngữ Việt Nam - Trung Quốc ở góc độ giao tiếp liên văn hóa
9 p | 93 | 4
-
Vài thể hiện của từ ở tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật
8 p | 75 | 4
-
Quan hệ liên nhân chi phối các yếu tố lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Nhật
7 p | 49 | 4
-
So sánh trạng ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán
6 p | 83 | 4
-
Biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán (Đối chiếu với tiếng Việt)
11 p | 74 | 3
-
Bài thuyết trình Ngữ học đối chiếu: Lời nói từ chối lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt
14 p | 29 | 2
-
So sánh kết cấu so sánh ngang bằng trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt từ góc độ loại hình học ngôn ngữ
10 p | 12 | 2
-
So sánh biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong tiếng Trung và tiếng Việt
7 p | 22 | 2
-
Bước đầu so sánh âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh
9 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn