intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số loại Rau ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số loại Rau ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu phần 1 trình bày các nội dung như Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết phải soạn thảo tài liệu hướng dẫn; những vấn đề khcn còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm công nghệ nghiên cứu trong nước giải pháp cần giải quyết ở nhiệm vụ này; kết quả nghiên cứu và áp dụng gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu trên một số loại rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số loại Rau ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1

  1. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  2. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ: Cục Trồng trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Viện Nghiên cứu Rau quả TẬP THỂ BIÊN SOẠN: TS. Dương Kim Thoa - Viện Nghiên cứu Rau quả TS. Ngô Thị Hạnh - Viện Nghiên cứu Rau quả TS. Nguyễn Văn Dũng - Viện Nghiên cứu Rau quả ThS. Đặng Thị Hà Giang - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường TS. Đào Quang Nghị - Viện Nghiên cứu Rau quả CVC. Đoàn Thị Phi Yến - Viện Nghiên cứu Rau quả 2 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  3. V LỜI NÓI ĐẦU iệt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học; suy giảm về số lượng và chất lượng nông sản do bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn,… làm tăng thêm nguy cơ tuyệt chủng của thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh lương thực. Trong những năm qua, Ngành Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được các thành tựu to lớn trong sản xuất nông sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tưới tiêu,… đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển Ngành Nông nghiệp bền vững, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong những năm gần đây. Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) - là một trong những giải pháp để giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tài liệu tổng hợp hướng dẫn thực hành CSA nào đối với từng cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác như ICM, IPM, một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, tưới khô ướt xen kẽ, tưới tiết kiệm,.... Từ năm 2014 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Mục tiêu là nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới, trong đó Hợp phần 3 của Dự án đã hỗ trợ các tỉnh vùng Dự án thiết kế và thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Áp dụng các gói kỹ thuật về sản xuất giống cây trồng, gói kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, đánh giá nhu cầu và áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; sử dụng nước tiết kiệm và tăng hiệu ích sử dụng nước; tăng thu nhập cho nông dân; giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 3 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  4. hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tổ chức và liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân. Cục Trồng trọt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi và các tỉnh tham gia Dự án triển khai các nội dung liên quan đến nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Trên cơ sở tổng kết các kết quả, tài liệu liên quan, Cục Trồng trọt xin giới thiệu Bộ tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho một số cây trồng chủ lực như lúa, màu, rau, cây ăn quả có múi (cam, bưởi), chè, hồ tiêu, điều, cà phê, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và sầu riêng”. Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp, chuẩn hóa các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật tưới, tiêu nước, để hoàn thiện Quy trình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng nhằm phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và các địa phương tham khảo áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên được chuẩn hóa về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, đơn vị chủ trì xin được lắng nghe các góp ý của quý vị để tiếp tục hoàn thiện. Cục Trồng Trọt và Ban Quản lý Trung ương Các dự án Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Dự án VIAIP, tập thể đội dự án, tập thể biên soạn và các chuyên gia đã đồng hành trong việc xuất bản Bộ tài liệu này. CỤC TRỒNG TRỌT 4 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu  Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CCA Thích ứng với BĐKH  CSA Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long  ĐBSH Đồng bằng sông Hồng FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc ICM Quản lý cây trồng tổng hợp IPCC Ủy ban liên Chính phủ về  IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KH&CN Khoa học và công nghệ KNK Khí nhà kính TBKT  Tiến bộ kỹ thuật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices) VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VIAIP Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 5 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  6. RAU ĂN QUẢ
  7. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 7 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  8. 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN GIẢI SỰ CẦN THIẾT PHẢI SOẠN THẢO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình sản xuất rau và sản xuất một số loại rau ăn quả ở Việt Nam Sản xuất rau có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong nông nghiệp Việt Nam. Rau xanh vừa là nguồn thực phẩm cho mỗi bữa ăn hàng ngày với yêu cầu ngày càng tăng, vừa là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng nông sản xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế so sánh cao. Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, ngành sản xuất rau ở nước ta đã hội tụ rất nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch…là tiền đề cho sự gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ sử dụng giống lai F1 của nhiều loại rau đạt hơn 90% (cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, cải bắp, cải bao…); nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên quy mô hàng trăm héc-ta cho năng suất gấp hàng chục lần canh tác thông thường ngoài đồng ruộng; rất nhiều sản phẩm chế biến từ rau xanh làm gia tăng giá trị dinh dưỡng và tiêu dùng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, diện tích sản xuất rau cả nước là 971,322 ha với sản lượng 17.765 nghìn tấn, tăng 32% về diện tích so với 10 năm trước (năm 2009 là 735,335 nghìn ha) và tăng 49,5% về sản lượng (11.885 nghìn tấn). Đây là một trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng cũng như sản lượng nhanh trong một thập kỷ qua. Với thời gian gieo trồng ngắn 3 - 5 tháng/vụ, cây rau cho hiệu quả kinh tế gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay. Ngoài ra, rau xanh, rau chế biến còn tham gia xuất khẩu đóng góp phần đáng kể lượng ngoại tệ cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam tính đến năm 2019 đã đạt 3,7 tỷ đô la Mỹ (trong đó cây rau là 440 triệu USD) [11]. Trong ngành sản xuất rau, các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột, ớt cay là những loại rau có diện tích sản xuất hàng hoá lớn, năng suất trên đơn vị diện tích cao, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu, được xếp vào nhóm rau chủ lực. 8 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  9. Cây cà chua Cây cà chua ((Lycopersicon esculentum Mill) là cây rau ăn quả quan trọng được trồng, tiêu thụ hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây cà chua là cây rau ăn quả được trồng với diện tích lớn. Theo số liệu thống kê năm 2019, diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2018 đạt 25,48 nghìn ha, tăng 14,1% so với năm 2010 (21,17 nghìn ha), năng suất đạt 287,0 tạ/ha, sản lượng đạt 731,48 nghìn tấn. Với sản lượng trên, tương đương bình quân đầu người khoảng 7,34 kg quả/năm. Trong thời gian qua, nhờ việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật: giống mới và công nghệ canh tác tiên tiến góp phần gia tăng về năng suất, sản lượng và chất lượng cà chua của Việt Nam [11]. Do tính chất đặc trưng như cơ cấu mùa vụ và điều kiện sinh thái mà cây cà chua phần lớn được sản xuất tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng. Diện tích và sản lượng cà chua sản xuất ở hai khu vực này chiếm trên 62% sản lượng cà chua cả nước. Với đặc điểm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên cà chua là đối tượng ưu tiên được lựa chọn cho sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Cây dưa chuột Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại cây rau ăn quả có giá trị trao đổi thương mại lớn, được trồng phổ biến làm thực phẩm thông dụng của nhiều nước trên thế giới. Dưa chuột có hàm lượng các chất dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng lại có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng. Ở Việt Nam, trong số các cây rau ăn quả, dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, do vậy hiện nay dưa chuột được coi là cây mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Thuộc nhóm cây ưa nhiệt, dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm áp, ôn hòa, khô ráo nên yêu cầu về nhiệt độ thấp hơn so với các cây khác trong họ Bầu bí. Nhiệt độ thích hợp nhất cho dưa chuột sinh trưởng phát triển dao động từ 18 - 240C, nhiệt độ tối thấp là 150C và nhiệt độ tối cao là 330C. Do vậy dưa chuột chủ yếu phát triển trong vụ đông (từ tháng 9 đến tháng 11) và vụ xuân hè (từ tháng 02 đến tháng 5) ở các tỉnh đồng bằng của miền Bắc Việt Nam [7]. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 9 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  10. Theo số liệu thống kê năm 2019, diện tích sản xuất dưa chuột cả nước năm 2018 đạt 49,51 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 19,4 tấn, sản lượng 960,67 nghìn tấn. Đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích dưa chuột phát triển hàng năm lên tới 9,69 nghìn ha với năng suất bình quân cao nhất cả nước đạt trên 27,1 tấn/ha, cung cấp sản lượng lớn cho nội tiêu và chế biến xuất khẩu [11]. Trong những năm gần đây khi các sản phẩm dưa chuột muối, đóng lọ của Việt Nam đang dần chiếm được thị phần trong khu vực và thế giới thì diện tích trồng dưa chuột chế biến ngày được mở rộng. Cùng với sự phát triển của các công ty chế biến nông sản, đã hình thành nên những vùng chuyên canh dưa chuột chế biến, tập chung tại các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Xuất khẩu dưa chuột chế biến đem lại lợi nhận cao cho các doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Ở nhiều địa phương, do áp dụng đúng quy trình chăm sóc, năng suất dưa chuột được nâng cao nên đã thu lãi trên100 triệu đồng/ha/vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 đến 3 lần so với cây lúa. Cây ớt cay Ớt (Capsicum annuum L.) là cây rau ăn quả được trồng lâu đời và phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Với xu thế gia tăng các sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng và dược lý trong bữa ăn hàng ngày, diện tích và sản lượng ớt, nhất là ớt cay ngày càng gia tăng. Đứng đầu về sản xuất ớt hiện nay là Trung Quốc và Mexico chiếm hơn 57% sản lượng ớt toàn thế giới. Ở nư­ớc ta cây ớt đư­ợc đư­a vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp đ­ược nhiều vùng đất khác nhau và có nhu cầu từ thị trường xuất khẩu nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn. Những năm gần đây, rất nhiều địa phương phía Bắc: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hà Tĩnh… đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao. Một số vùng còn xem đây là cây xóa đói giảm nghèo, điển hình là các huyện: Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Yên Định (Thanh Hóa), Quỳnh Phụ (Thái Bình)… [12]. 10 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Theo số liệu thống kê (Tổng cục Thống kê, 2019): Năm 2018 diện tích trồng ớt của nước ta là 45,09 nghìn ha, năng suất đạt 13,53 tấn/ ha, sản lượng 609,92 nghìn tấn tăng dần hàng năm cả về diện tích và sản lượng. Thống kê này chưa thật đầy đủ vì số liệu tính trên đất nông nghiệp, còn một phần ớt cay được trồng trong vườn nhà chưa được thống kê. Các tỉnh phía Bắc có diện tích ớt chỉ chiếm 17% diện tích cả nước và phần lớn trồng trong vụ đông trên đất 2 vụ lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn nên năng suất thấp hơn miền Trung và miền Nam [11]. Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình... trong đó Thanh Hoá có diện tích và sản lượng ớt lớn nhất với hơn 2.000 ha/năm. Tại các tỉnh phía Nam, ớt được sản xuất nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang với trên 4.500 ha/năm, tỉnh Tiền Giang với hơn 3.700 ha, Sóc Trăng, Trà Vinh với khoảng 1.500 - 2.000 ha. Ở hhu vực Đông Nam Bộ, tỉnh có diện tích sản xuất ớt lớn nhất là Tây Ninh với khoảng 3.500 ha. Khu vực duyên hải miền Trung ớt được sản xuất tập trung tại Bịnh Định và Quảng Ngãi với diện tích canh tác khoảng 1,700 - 2000 ha. Khu vực Tây Nguyên tập trung tại Lâm Đồng và Gia Lai với diện tích từ 1.600 - 1.800 ha. Trong 3 loại rau ăn quả nói trên, với đặc điểm năng suất cao, giá trị dinh dưỡng và sử dụng lớn cà chua và dưa chuột là 2 loại rau được ưu tiên lựa chọn cho sản xuất ứng dụng công nghệ cao với năng suất thu được ở các nước tiên tiến như Hà Lan, Isarael khoảng 500 tấn/ha, ở Việt Nam một số mô hình thu được năng suất khoảng 200 tấn/ha với cà chua và 100-150 tấn/ha với cây dưa chuột mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người sản xuất và mở ra hướng canh tác mới trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh 3 loại rau ăn quả nói trên, lặc lày (mướp Nhật) và các loại mướp khác cũng là những loại rau ăn quả bản địa dễ trồng, diện tích sản xuất lớn (24,11 nghìn ha, sản lượng 368,05 nghìn tấn) mang lại thu nhập cho bà con nông dân ở tất cả các vùng miền trên cả nước đặc biệt những vùng kinh nghiệm thâm canh rau còn ít. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 11 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  12. 1.1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của một số loại rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp) Cây cà chua (1) Yêu cầu về đất trồng Cà chua là loại cây trồng tương đối dễ tính, tuy nhiên nên sản xuất cà chua trên đất phù sa, hàm lượng hữu cơ lớn hơn hoặc bằng 1,5%, độ pH khoảng 5,5 - 7,0, tốt nhất là 6,5 - 6,8, nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. (2) Yêu cầu về nhiệt độ Cà chua thuộc nhóm cây ưa ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm là 18,5 - 21oC (Wittwer, 1960), còn Thompson (1974) lại cho rằng nhiệt độ tối ưu là 26 - 32oC. Nhiệt độ quá cao sẽ làm chậm sự nảy mầm của hạt, hạt dễ mất sức sống, mầm bị biến dạng. (Dẫn theo Kiều Thị Thư, (1998) [10]. Cà chua sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ 15 - 30oC, nhiệt độ tối ưu là 22 - 24oC (Lorenz Maynard, 1988). Quá trình quang hợp của lá cà chua tăng khi nhiệt độ đạt tối ưu 25 - 30oC, khi nhiệt độ cao hơn mức thích hợp( > 35oC) quá trình quang hợp sẽ giảm dần. (Dẫn theo Kiều Thị Thư, (1998) [10]. Nhiệt độ ngày và đêm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 25oC (Kuo và cộng sự, 1989), nhiệt độ đêm thích hợp từ 13 - 18oC. Theo Claylon (1923), khi nhiệt độ trên 35oC cây cà chua ngừng sinh trưởng và ở nhiệt độ 10oC trong một giai đoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J.M. và cộng sự, 1992). Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhiệt độ ngày đêm xấp xỉ 25oC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra lá và sinh trưởng của lá. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26 - 30oC và đêm từ 18 - 22oC. Điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng quá trình quang hoá trong cây. (Dẫn theo Dương Kim Thoa, (2012) [8]. Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng sinh dưỡng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của cà chua. Khi nhiệt độ không khí trên 30oC/25oC (ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt 12 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  13. dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không khí lớn hơn 30oC/25oC (ngày/đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm số hoa trên chùm. Nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn thụ tinh. Tỷ lệ đậu quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18 - 20oC. Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38oC trong vòng 5 - 9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1 - 3 ngày, nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25 - 27oC trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên nhân làm giảm năng suất của cà chua (Kuo và cộng sự, 1998). (Dẫn theo Dương Kim Thoa, (2012) [8]. Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố là 18 - 24oC. Quả có màu đỏ - da cam đậm ở 24 - 28oC do có sự hình thành lycopen và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30 - 36oC quả có màu vàng đó là do lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn 40oC quả giữ nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ chlorophyll không hoạt động, caroten và lycopen không được hình thành. Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh hại phát triển [8]. (3) Yêu cầu về ánh sáng Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh sáng (5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được trồng. Ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất tăng. Thành phần hoá học của quả cà chua chịu tác động lớn của chất lượng ánh sáng. Theo Brow (1955) và Ventner (1977) cà chua trồng trong điều kiện đủ ánh sáng đạt hàm lượng axít ascobic trong quả nhiều hơn trồng nơi thiếu ánh sáng. (4) Yêu đầu về độ ẩm Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả giảm. Nhiều tài liệu cho thấy độ ẩm đất thích hợp cho cà chua là 60 - 65% (Barehyi, 1971) và độ ẩm không khí là 70 - 80%. (Dẫn theo Kiều Thị Thư, (1998) [10]. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 13 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  14. Độ ẩm không khí quá cao ( > 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt , hoa cà chua không thụ phấn được sẽ rụng ( Tạ Thu Cúc, 1983). Tuy nhiên, trong điều kiện gió khô cũng thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt độ đất và không khí phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa, đặc biệt là các thời điểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch. (Dẫn theo Dương Kim Thoa, (2012) [8]. (5) Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng Theo More (1978) để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N, 0,4 kg P, 4 kg K và 0,45 kg Mg. Theo Becseev, để tạo 1 tấn quả cà chua cần 3,8 kg N, 0,6 kg P2O5 và 7,9 kg kali ( Kiều Thị Thư trích dẫn - 1998). Theo Geraldson (1957) để đạt năng suất 50 tấn/ha cần bón 320 kg N, 60 kg P2O5 và 440 kg K2O. L.H Aung (1979) khuyến cáo để cà chua đạt năng suất 40 tấn/ha cần bón 150 kg N, 30 kg P2O5 và 160 kg K2O. Theo Kuo và cộng sự (1998), đối với cà chua vô hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg P2O5 và 180 kg K2O, còn với cà chua hữu hạn thì lượng tương ứng là 120, 80 và 150. Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P2O5 và 150 kg K2O. (Dẫn theo Dương Kim Thoa, (2012) [8]. Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường. Trong các nguyên tố đa lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là đạm và lân. Cây dưa chuột (1) Yêu cầu về đất và dinh dưỡng Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng đất ẩm ven rừng nên cây đã thích nghi với điều kiện dinh dưỡng đầy đủ. Do có bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột có yêu cầu nghiêm ngặt về đất hơn các cây cùng họ. Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng khoáng của dưa chuột thấy: Dưa chuột sử dụng kali lớn nhất sau đó đến đạm và ít nhất là lân. Trạm Nghiên cứu Ucraina cho biết, nếu bón phân ở mức 60 kg N : 60 kg K2O : 60 kg P2O5 thì dưa chuột 14 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  15. sử dụng 92% N, 33% P2O5 và 100% K2O. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rất rõ với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ đặc biệt phân chuồng giúp làm tăng năng suất dưa chuột. Dưa chuột là cây lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau khác. Ví dụ tăng năng suất dưa chuột lên 30 tấn/ha thì lượng NPK cây lấy đi từ đất là 170 kg/ha, trong khi đó nếu tăng năng suất cải bắp lên 70 tấn/ha thì nó phải lấy đi từ đất là 630 kg NPK. Kali thích hợp cho ra hoa đực trong khi phân đạm có tác dụng ngược lại. Bên cạnh đạm, lân, kali, các nguyên tố vi lượng như bo, kẽm, mangan, đồng, molipden có vai trò quan trọng, làm thay đổi tỷ lệ hoa đực hoa cái. (2) Yêu cầu về nhiệt độ Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt rất mẫn cảm với sương giá. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 25 -30oC ban ngày và 18 - 21oC về ban đêm. Ở 12oC cây sinh trưởng chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài (15oC) các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa, ở 5oC hầu hết các giống dưa chuột có nguy cơ bị chết rét, khi nhiệt độ lên cao 40oC cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện, lá bị héo. Khi nhiệt độ dưới 15oC cây mất cân bằng giữa quá trình đồng hoá và dị hoá. Do nhiệt độ quá thấp phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường và một số quá trình sinh hoá bị ngừng trệ, toàn bộ chu trình sống bị đảo lộn dẫn đến cây tích luỹ độc tố. Nhiệt độ thấp kéo dài số lượng độc tố tăng lên làm chết các tế bào. Qua nghiên cứu ở Việt Nam, trong điều kiện làm lạnh nhân tạo với nhiệt độ 5 -10oC trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh hơn các giống châu Á và châu Mỹ. Tổng tích ôn từ lúc nảy mầm tới thu quả đầu tiên ở giống địa phương là 900oC, đến thu hoạch là 1650oC. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian ra hoa, dưa chuột ra hoa khoảng 20 ngày sau khi nảy mầm, 26 ngày cho ra hoa cái. Nhiệt độ càng thấp thời gian ra hoa càng chậm. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa của cây dưa chuột mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 15 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  16. quá trình thụ phấn, thụ tinh. Theo các tác giả Nhật Bản hoa bắt đầu nở ở 15oC (sáng sớm) và bao phấn mở ở 17oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17 - 24oC, nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với ngưỡng này đều làm giảm sức sống của hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng suất của giống. Hầu hết các giống dưa chuột đều qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 20 - 22oC. (3) Yêu cầu về ánh sáng Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 - 12 giờ/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tới hiệu suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả, rút ngắn thời gian lớn của quả. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 5 - 17 Klux. Cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc quả và thời hạn sử dụng quả dưa chuột. Theo các tác giả Hiệp hội Khoa học Trồng trọt Mỹ (1997), việc tỉa thưa và che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả, màu sắc quả lúc thu hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng rất yếu và không thể phục hồi được khả năng này. Biểu hiện giới tính của dưa chuột phụ thuộc vào một số yếu tố như mật độ, nhiệt độ và ánh sáng. Tỷ lệ hoa cái giảm nếu trong điều kiện mật độ quá dày, ánh sáng yếu, nhiệt độ cao. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong điều kiện ngày ngắn còn hoa đực ngược lại hình thành trong điều kiện ngày dài. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong điều kiện ngày ngắn thường có nhiều lá và sai quả hơn. (4) Yêu cầu về độ ẩm Cây dưa chuột có nguồn gốc nơi ẩm ướt ven rừng, do đất đai nơi nguyên sản màu mỡ nên bộ rễ kém phát triển hơn các cây khác (cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm). Dưa chuột là cây kém chịu hạn và chịu úng. Hai yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến dưa chuột là lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cây trong họ Bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành. 16 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  17. Quả dưa chuột chứa tới 95% nước, tuy nhiên tỷ lệ này chưa phải là cao so với lượng nước cây bốc hơi. Hệ số bốc hơi nước, hay hiệu quả sử dụng nước của cây, lượng nước cây lấy từ đất vào khoảng 4000 - 7000. Dưa chuột rất mẫn cảm với hạn đất và không khí. Chủ yếu do bộ rễ kém phát triển và bộ lá rất lớn. Theo K. Sumi (1974) để hình thành 100 kg quả cây dưa chuột cần 9,2 - 11 m nước. Nhìn chung độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột 85 - 95%, không 2 khí 90 - 95%. Khi đất khô hạn, hạt mọc chậm, sinh trưởng thân, lá kém, đồng thời trong cây có sự tích luỹ chất Cucurbitacina gây đắng quả. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả đắng, cây nhiễm bệnh virus. Thời kỳ ra hoa tạo quả là giai đoạn yêu cầu lượng nước cao nhất (xấp xỉ 80%). Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Một số nghiên cứu cho thấy độ ẩm không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới thân chính và số cấp cành trên cây. Trong điều kiện ngập nước rễ cây dưa chuột bị thiếu oxy dẫn đến cây héo rũ, chảy gôm thân, có thể chết cả ruộng (Dẫn theo Ngô Thị Hạnh, (2011) [7]. Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu tiên cây cần độ ẩm đất 70 - 80%, thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm đất lớn hơn 80 - 90%. Cây ớt cay (1) Yêu cầu về đất trồng Với cây ớt, đất tương đối phù hợp là đất nhẹ, giàu vôi. Ớt có thể sinh trưởng trên đất cát nhưng phải đảm bảo tưới tiêu và bón phân. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt phát triển. Ớt có thể sinh trưởng ở đất mặn nhưng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng ớt có thể nảy mầm trong điều kiện độ muối 4000 ppm và pH = 7,6 (Kaliappan và Rạagopal, 1970) (Dẫn theo Viện Nghiên cứu Rau quả, (2019) [12]. Mặc dù ớt ngọt có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất thịt giữ nước và pH = 6 - 6,5 là thích hợp nhất. SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 17 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  18. (2) Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả. Nhiệt độ đất 10 C làm cho ớt sinh trưởng chậm, còn ở nhiệt độ 17oC cây sinh trưởng bình o thường, ở nhiệt độ >30oC phần trên sinh trưởng bình thường nhưng rễ ngừng sinh trưởng (Rylski, 1972) (Dẫn theo Viện Nghiên cứu Rau quả, (2019) [12]. Nhiệt độ ngày/đêm bằng 25oC/28oC là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt/quả. Nhiệt độ ban đêm thấp (8 - 10oC và 15oC) làm giảm tỷ lệ đậu quả và thường sinh ra quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất là 20oC trong giai đoạn nở hoa. Quả đạt kích thước đẹp nhất (cả 2 loại hữu thụ và bất thụ) nhận được khi nhiệt độ cao ở giai đoạn nở hoa và nhiệt độ thấp sau đó. Nếu nhiệt độ ban đêm mà cao khoảng 24oC kích thích sự rụng hoa (Rylski và Spigelman, 1982). Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Ớt là cây rất dễ nhận được quả không hạt hoặc rất ít hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp, ngoài ra nhiệt độ thấp còn làm giảm kích thước và hình dạng quả. (3) Yêu cầu về ánh sáng Ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9 - 10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng năng suất khoảng 21 - 24% và tăng chất lượng quả (Egorova, 1975). Theo Quanlitto (1976) nếu ánh sáng mặt trời giảm 30% thì sẽ tăng năng suất gấp đôi ớt ngọt do tăng số quả và kích thước quả. (Dẫn theo Viện Nghiên cứu Rau quả, (2019) [12]. (4) Yêu cầu về độ ẩm Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm, nhưng trong điều kiện khô hạn kích thích quá trình chín của quả. Ẩm độ đất thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ khoảng 10% rụng 71,2%, trong khi ẩm độ 55,6 - 57,4% thì tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 - 30%. 1.1.3. Biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của BĐKH đến sản xuất một số loại rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, ớt cay, lặc lày, mướp) 1.1.3.1. Khái niệm về BĐKH Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra 18 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  19. những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi, sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, các hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội, sức khỏe và phúc lợi của con người. BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Biến đổi khí hậu thường được biết đến như hiện tượng ấm lên toàn cầu, là một sự thay đổi các trạng thái thời tiết lâu dài, bao gồm các hiện tượng nhiệt độ ấm lên và các thay đổi ở lượng mưa, gió và bão… Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 và đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên toàn cầu. Với Việt Nam, BĐKH là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Các lĩnh vực dễ bị tổn thương và chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, đất, nông lâm-ngư nghiệp. 1.1.3.2. Nguyên nhân BĐKH  Nguyên nhân BĐKH là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải khí nhà kính (KNK), khai thác quá mức các bể các-bon như sinh khối, rừng, nguồn lợi thủy hải sản, hệ sinh thái... Theo Nghị định thư Kyoto về BĐKH có 6 loại KNK cần phải kiểm soát: CO2, CH4, N2O, HFC, PFC và SF6. Trong đó hoạt động nông nghiệp tạo ra: CO2 do quá trình sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất; CH4 từ quá trình lên men các chất thải nông nghiệp, lên men dạ cỏ ở động vật nhai lại và N2O từ phân bón (các loại phân có chứa đạm) dùng trong trồng trọt. 1.1.3.3. Nhận diện BĐKH đến sản xuất các loại rau ăn quả Sự nóng lên toàn cầu dẫn tới hiện tượng BĐKH gây ra  các tác động trực tiếp tài nguyên khí hậu, tới tài nguyên đất và tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật... (các yếu tố đầu vào của ngành sản xuất nông nghiệp) gây ra những ảnh hưởng to lớn tới tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và các loại cây rau nói riêng. Các tác động chủ yếu của BĐKH đối với cây rau bao gồm: SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ 19 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  20. Nhiệt độ tăng quá cao, hoặc giảm quá thấp. Lượng mưa tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Cường độ ánh sáng tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Ẩm độ không khí và ẩm độ đất tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. 1.1.3.4. Tác động của BĐKH đến quá trình sản xuất các loại rau nói chung và rau ăn quả nói riêng BĐKH gây xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất - Dưới tác động của mưa lớn, tập trung và kéo dài thường xảy ra hiện tượng chảy tràn, gây rửa trôi đất nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu. - Xói mòn làm cho đất mất độ màu mỡ, trai cứng, giảm khả năng giữ nước... từ đó giảm sức sản xuất.  - Xói mòn đất làm giảm chất hữu cơ trong đất, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng phân bón và hoạt động của các vi sinh vật, tăng tính dễ bị xói mòn.  - Nhiệt độ cao sẽ làm cho chất hữu cơ trong đất bị phân hủy nhanh (khoáng hóa mạnh), làm giảm hàm lượng mùn trong đất, dinh dưỡng khoáng sinh ra từ quá trình khoáng hóa dễ bị rửa trôi do mưa lớn, dẫn đến làm giảm kết cấu và chất lượng đất.  BĐKH ảnh hưởng đến tính bền vững của nguồn nước  BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa từ đó ảnh hưởng đến tính ổn định và bền vững của nguồn nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng.  BĐKH làm tăng hoạt động của sâu bệnh hại  BĐKH gây ra hiện tượng thời tiết nắng, mưa thất thường. Trời âm u, mưa nắng xen kẽ... là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát sinh một số loại sâu hại chính trên cây trồng nói chung và các loại rau ăn quả nói riêng, sau đó kết hợp với nóng và khô hạn sẽ làm cho tình trạng sâu bệnh hại nghiêm trọng hơn như bọ trĩ hoặc bọ phấn trắng hay nhện đỏ, nhện trắng là những loại côn trùng 20 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2