intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Hướng dẫn tài trợ của Dự án First

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Sổ tay Hướng dẫn tài trợ của Dự án First" đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 995/QĐ-BKHCN ngày 9 tháng 5 năm 2014 phê duyệt làm cơ sở cho Ban Quản lý Dự án FIRST thực hiện triển khai công tác tài trợ cho các hợp phần của Dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn tài trợ của Dự án First

  1. Dự án “Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ” Sổ tay Hướng dẫn Tài trợ của Dự án FIRST (ban hành theo Quyết định số 2303/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Ban Quản lý Dự án FIRST - tháng 8/2016
  2. Sổ tay Hướng dẫn tài trợ Dự án FIRST Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Dự án (PIM) đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 995/QĐ-BKHCN ngày 9 tháng 5 năm 2014 phê duyệt làm cơ sở cho Ban Quản lý Dự án FIRST thực hiện triển khai công tác tài trợ cho các hợp phần của Dự án. Căn cứ nội dung Biên bản ghi nhớ ngày 9 tháng 6 năm 2016 đã được ký giữa Ngân hàng Thế giới với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nâng cao hiệu quả triển khai Dự án FIRST, hai bên đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản về quy trình tài trợ, tổ Chuyên gia (TEC), phương thức đánh giá của tổ TEC đối với các khoản tài trợ của Dự án FIRST. Theo đó các nội dung cụ thể quy định tại Chương 5 liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện công tác tài trợ, quy trình tài trợ, và các mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất (phần Phụ lục của PIM) trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án (PIM) cần phải được điều chỉnh cho thống nhất phù hợp với nội dung Biên bản đã ký nói trên ngày 9/6/2016. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với Ngân hàng Thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tài liệu này sau đây gọi là Sổ tay hướng dẫn Thực hiện tài trợ Dự án FIRST (Grant Manual) để thay thế cho Chương 5: Tổ chức thực hiện Hợp phần 1a và Hợp phần 2 của Dự án và thay thế cho Phụ lục 5-1, Phụ lục 5-2. Phụ lục 5-3, Phụ lục 5-4. Phụ lục 5-5 và Phụ lục 5-6 và các nội dung quy định về tài trợ trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án FIRST (PIM). Các nội dung khác đã quy định và hướng dẫn trong các chương còn lại của PIM trước đây vẫn còn giá trị để Dự án thực hiện. Sổ tay Hướng dẫn tài trợ của Dự án FIRST (Grant manual) cùng với PIM (ngoại trừ nội dung chương 5 và các mẫu phụ lục nói trên) đã được phê duyệt ngày 9/5/2014 hợp thành bộ tài liệu thống nhất về Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án FIRST như đã quy định trong Hiệp định tài trợ của Dự án. Sau đây là toàn bộ các nội dung liên quan về quy trình, quy định và hướng dẫn tổ chức triển khai công tác tài trợ (bao gồm cả Phụ lục các mẫu hướng dẫn lập đề xuất tài trợ tương ứng) cho Hợp phần 1a, Hợp phần 2a, 2b1 và 2b2 của Dự án FIRST như sau: - Phần A: Nội dung và Quy trình tài trợ cho Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Tiểu Hợp phần 1a) - Phần B: Nội dung và Quy trình tài trợ cho các Tổ chức KHCN công lập về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Tiểu Hợp phần 2a) - Phần C: Nội dung và Quy trình tài trợ cho các Doanh nghiệp mới về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Tiểu Hợp phần 2b1) - Phần D: Nội dung và Quy trình tài trợ cho Nhóm Hợp tác Nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Tiểu Hợp phần 2b2) 2
  3. PHẦN A: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH TÀI TRỢ CHO CHUYÊN GIA GIỎI NƯỚC NGOÀI VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (TIỂU HỢP PHẦN 1A) I. Hoạt động Tiểu hợp phần này sẽ cấp Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các tổ chức công nghệ công lập hoặc tư nhân nhằm khuyến khích các nhà khoa học giỏi nước ngoài bao gồm NVNONN về Việt Nam và hợp tác với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và doanh nhân ở Việt Nam. Các nhà khoa học nước ngoài sẽ tiến hành đào tạo, thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu, hướng dẫn các nhà nghiên cứu và các doanh nhân, và họ cũng được khuyến khích đầu tư tại Việt Nam. Các đề xuất tài trợ của các nhà nghiên cứu nước ngoài đáp ứng điều kiện về tiêu chí hợp lệ sẽ được lựa chọn theo phương thức cạnh tranh và nhận hỗ trợ tài chính dưới dạng các khoản tài trợ nghiên cứu và đổi mới có giá trị lên tới 200.000 USD. II. Tính hợp lệ Các đối tượng thụ hưởng hợp lệ của Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo là: các viện nghiên cứu, trường đại học và/hoặc doanh nghiệp (công lập hoặc tư nhân) và/hoặc các nhà nghiên cứu cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu liên kết với các chuyên gia giỏi nước ngoài trong cùng lĩnh vực để thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu, các chương trình đào tạo, tăng cường chuyển giao (tiếp nhận trong nước) hoặc phát triển nghiên cứu và bí quyết, và khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu/khoa học ở Việt Nam. Các đối tác hợp lệ tham gia là tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp hoặc trường đại học của Việt Nam sẽ đóng vai trò làm đại diện tài chính để quản lý số tiền của Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, các ứng viên hợp lệ tham gia không được có các mục đích chính trị, phân biệt chủng tộc, chia rẽ hay ly khai hoặc công khai liên quan đến các vấn đề đó. Các ứng viên hợp lệ có thể tham gia nhiều hơn 1 đề xuất với các nội dung khác nhau. III. Chuẩn bị và nộp đề xuất nhận tài trợ Các ứng viên có thể nộp đề xuất (“Đề xuất tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”) về hợp tác khoa học giữa các nhà khoa học, nghiên cứu và/hoặc các doanh nhân trong nước với các chuyên gia giỏi nước ngoài để thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu, tổ chức các chương trình tập huấn đào tạo cho các nhà nghiên cứu, tăng cường chuyển giao (tiếp nhận trong nước) hoặc phát triển bí quyết công nghệ (bao gồm các khóa đào tạo và giảng dạy), và khuyến khích đầu tư nghiên cứu/ khoa học ở Việt Nam, tất cả theo đúng các thủ tục và điều kiện quy định trong Tài liệu này. Các hướng dẫn lập đề xuất và mẫu hồ sơ đăng ký cho các ứng viên sẽ được đưa lên website dự án FIRST (www.first-most.vn). Các mẫu hồ sơ đăng ký cho Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được đính kèm trong Phụ lục A CPMU sẽ hỗ trợ các bên tham gia đăng ký chuẩn bị đề xuất xin tài trợ. 3
  4. IV. Quy trình lựa chọn tài trợ CPMU sẽ bắt đầu quy trình cạnh tranh nhận tài trợ bằng các hoạt động truyền thông thông qua quảng cáo trên các phương thiện thông tin đại chúng ở Việt Nam và nước ngoài và trên trang web của Bộ KH&CN và dự án FIRST. CPMU sẽ công bố Mẫu Hồ sơ Hướng dẫn lập Đề xuất (Request for Proposal - bao gồm cả các hướng dẫn và form mẫu) trên trang Web của dự án FIRST. Các ứng viên quan tâm có thể truy cập trang web của FIRST để xem các form mẫu và tài liệu dự án (PIM). CPMU sẽ hỗ trợ các ứng viên quan tâm tới khoản tài trợ này (như hướng dẫn chuẩn bị đề xuất, điền mẫu hồ sơ....). Quy trình lựa chọn tài trợ được tóm tắt ở bảng sau đây và mô tả chi tiết bên dưới bảng: Xét duyệt của Ngân Cơ Thời hàng Thế giới và Bộ Thành quan gian KH&CN Ghi Bước Quy trình và các hoạt động phần thực thực Ngân chú tham gia Bộ hiện hiện hàng KH&CN Thế giới Thông báo tài trợ sẽ đăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của Bộ 1 KH&CN và FIRST, các trang CPMU 3 ngày CPMU web và mạng lưới có liên quan đến khoa học và đổi mới sáng tạo Chuẩn bị và nhận Hồ sơ đề xuất. 30-45 2 CPMU hỗ trợ hướng dẫn các CPMU ngày CPMU đơn vị quan tâm chuẩn bị hồ sơ đề xuất Các hồ sơ hợp Kiểm tra tính hợp lệ các đề CPMU, lệ sẽ 3 xuất (bao gồm kiểm tra tính CPMU 1 tuần các đơn được đầy đủ của hồ sơ) vị của chuyển Bộ cho tổ TEC Thành lập Tổ chuyên gia đánh giá đề xuất tài trợ - TEC Tổ TEC bao gồm các chuyên gia độc lập trong nước, chuyên gia 2-3 NOL Phê duyệt 4 CPMU quốc tế. Quy định chi tiết về tổ tuần 2 tuần 2 tuần TEC, quy chế làm việc được quy định cụ thể ở Mục V dưới đây. Tổ chuyên gia đánh giá các đề CPMU 5 TEC xuất - TEC. 4
  5. Xét duyệt của Ngân Cơ Thời hàng Thế giới và Bộ Thành quan gian KH&CN Ghi Bước Quy trình và các hoạt động phần thực thực Ngân chú tham gia Bộ hiện hiện hàng KH&CN Thế giới Tổ TEC đánh giá trên hệ thống online, sau khi đánh giá online 2 tuần sẽ làm việc trao đổi thông qua -4 các cuộc họp trực tuyến để tuần thống nhất báo cáo. Tổ TEC đề xuất các đơn vị được lựa chọn để thương thảo và hoàn thiện Thỏa thuận tài trợ. CPMU, Thẩm tra các ứng viên được các Cục, chọn (bao gồm kiểm tra trùng CPMU/ 2 tuần Vụ có 6 lắp của khoản tài trợ theo những TEC. liên quan nội dung chính trong đề xuất tài của Bộ trợ) KHCN Báo cáo kết quả và kiến nghị Tham danh sách các đơn vị thụ hưởng vấn Bộ phê được lựa chọn để thương thảo các duyệt các trao tài trợ. Bộ, NOL đơn vị 7 Giám đốc CPMU báo cáo Bộ CPMU Ngành 2 tuần được lựa KH và CN và Ngân hàng Thế liên chọn. giới kết quả đánh giá và kiến quan 2 tuần nghị của Tổ TEC và kết quả (nếu thẩm tra. cần). Thương thảo và hoàn thiện CPMU, CPMU/ Thỏa thuận tài trợ với các đơn 8 tuần các Cục, TEC/ vị được lựa chọn. Vụ có NOL Phê duyệt 8 đơn vị (bao gồm kiểm tra trùng lắp liên quan (2 tuần) (2 tuần) thụ khoản tài trợ theo nội dung kinh của Bộ hưởng phí chi tiết) KHCN Bộ CPMU KHCN/ & các CPMU/ 9 Ký kết thỏa thuận tài trợ đơn vị 1 ngày Đại diện thụ WB/Đơn hưởng vị thụ hưởng 10 Công bố kết quả lựa chọn CPMU 1 ngày Theo các bước trong Quy trình trên, nội dung yêu cầu cụ thể đối với mỗi bước triển khai như sau: 5
  6. (i) CPMU thực hiện quảng cáo (như đã nêu trong đoạn ở bên trên bảng dự kiến CPMU đăng thông báo ít nhất 3 kỳ/báo (hoặc tạp chí/tivi…) và đăng liên tục trên trang Web của Dự án FIRST và Bộ KHCN); (ii) Chuẩn bị và nhận hồ sơ đề xuất: CPMU sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ (các hội thảo hướng dẫn lập đề xuất tài trợ, các cuộc họp, trao đổi online trên trang WEB của Dự án) nhằm giúp cho các đơn vị quan tâm hiểu rõ hơn về Dự án FIRST, chuẩn bị tốt hơn các đề xuất thông qua hướng dẫn các giải đáp cho các đơn vị về các yêu cầu thông tin cần cung cấp trong mẫu Hồ sơ đề xuất, các quy định về quản lý đấu thầu và tài chính theo quy định của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho Dự án; CPMU nhận đề xuất theo thời hạn quy định và tiến hành lập biên bản xác nhận các hồ sơ mà Dự án đã nhận được từ các đơn vị tham gia; Kể từ thời điểm kết thúc hạn nộp hồ sơ đề xuất, các đơn vị tham gia sẽ không được phép thay thế, hay điều chỉnh bổ sung hồ sơ đề xuất đã nộp. (iii) CPMU kiểm tra tính hợp lệ các hồ sơ đề xuất (bao gồm tính hợp lệ của ứng viên, các tiêu chí về an toàn môi trường và xã hội và kinh phí và thời gian thực hiện đề xuất tài trợ); (iv) CPMU sẽ thành lập một Tổ chuyên gia đánh giá các hồ sơ đề xuất (gọi tắt là "Tổ TEC") và gửi các đề xuất hợp lệ cho các thành viên của Tổ chuyên gia theo hình thức trực tuyến; (v) Tổ chuyên gia tiến hành đánh giá các đề xuất theo các tiêu chí đã quy định trên hệ thống đánh giá online và thông qua các cuộc họp trực tuyến. Sau khi trao đổi và thống nhất, Bảng tổng hợp chấm điểm chi tiết của từng thành viên cùng với kết quả xếp hạng đánh giá và kiến nghị các đơn vị được lựa trọn tài trợ sẽ được gửi cho Giám đốc Dự án; (vi) Thẩm tra ứng cử viên: Dựa trên kiến nghị của tổ TEC về danh sách ứng viên được lựa chọn để thương thảo Thỏa thuận tài trợ, Giám đốc CPMU sẽ thành lập Tổ Công tác bao gồm đại diện CPMU, 02 chuyên gia kỹ thuật đại diện cho TEC có chuyên môn sâu liên quan đến Đề xuất, cùng với 03 đại diện từ các đơn vị liên quan của Bộ sẽ tiến hành thẩm tra các ứng viên được lựa chọn về các nội dung: xem xét độ chính xác của thông tin cung cấp trong các đề xuất được lựa chọn, năng lực của đơn vị, kiểm tra về tính trùng lắp về nội dung khoản tài trợ bao gồm các chuyến kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị được lựa chọn, các đối tác Việt Nam được bổ nhiệm làm đại diện quản lý tài chính khoản tài trợ, nếu cần thiết. (vii) Báo cáo kết quả và kiến nghị: Dựa trên báo cáo và kiến nghị của Tổ TEC, kết quả thẩm tra các ứng cử viên trong danh sách đề xuất tài trợ, Giám đốc CPMU sẽ tổ chức cuộc họp để tham vấn ý kiến của Tổ Thẩm định độc lập (dự kiến gồm 02 chuyên gia TEC trong nước có chuyên môn sâu (đối với mỗi hồ sơ đề xuất) và 03 đại diện là cấp Lãnh đạo Vụ/Cục/VP chương trình liên quan của Bộ). Sau khi có ý kiến tham vấn thống nhất của Tổ Thẩm định, Giám đốc CPMU sẽ trình Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và trình Ngân hàng Thế giới có thư không phản đối. 6
  7. (viii) Thương thảo và hoàn thiện Thỏa thuận tài trợ: Giám đốc CPMU sẽ thành lập Tổ Công tác Thương thảo với sự tham gia của CPMU, 02 chuyên gia Tổ TEC có chuyên môn sâu về kỹ thuật liên quan đã tham gia đánh giá kỹ thuật đề xuất và 03 đại diện từ các đơn vị của Bộ thực hiện công tác thương thảo và thống nhất Dự thảo Thỏa thuận tài trợ. Tổ Công tác Thương thảo có nhiệm vụ xác định kinh phí tài trợ (bao gồm cả việc rà soát loại bỏ trùng lắp kinh phí tài trợ với các khoản tài trợ đã triển khai trước đây nếu có), kế hoạch tài chính, đấu thầu, kế hoạch thực hiện, khung giám sát và đánh giá và các điều khoản liên quan đến Thỏa thuận tài trợ để trình Giám đốc CPMU xem xét trình Lãnh đạo Bộ KH và CN phê duyệt và Ngân hàng Thế giới có thư không phản đối. (ix) CPMU ký hợp đồng với các đơn vị thụ hưởng Dự án được phê duyệt (x) Trong vòng 2 tuần kể từ ngày ký thỏa thuận tài trợ cho đề xuất được lựa chọn, CPMU sẽ thông báo kết quả trên trang web của FIRST: www.first-most.vn và của Bộ KH&CN: www.most.gov.vn. Thông tin được công khai bao gồm:  Danh sách các đề xuất được nộp (bao gồm tên của các ứng viên và mô tả ngắn gọn về đề xuất)  Danh sách các đề xuất được nhận tài trợ (bao gồm tên đề xuất và số tiền tài trợ) Đồng thời CPMU sẽ gửi thư trực tiếp cho từng đơn vị tham gia thông báo về kết quả đánh giá và lựa chọn tài trợ của Dự án. Xem Phụ lục A để biết thêm chi tiết về mẫu Đề xuất tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và mẫu thỏa thuận tài trợ. V. Tổ chuyên gia đánh giá đề xuất tài trợ (TEC) 1) Thành phần Tổ chuyên gia đánh giá đề xuất tài trợ (gọi tắt là "Tổ TEC") Tổ TEC là một hội đồng đánh giá đề xuất gồm các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm phù hợp bao gồm: Tổ TEC đánh giá cho điểm và xếp hạng đề xuất gồm 6 thành viên 1.1) 03 chuyên gia quốc tế bao gồm 02 chuyên gia tổng hợp về KHCN và Đổi mới sáng tạo/và 01 chuyên gia về hợp tác quốc tế. 1.2) 02 Chuyên gia độc lập trong nước bao gồm: 01 chuyên gia tổng hợp về KHCN và đổi mới sáng tạo và 01 chuyên gia về hợp tác nghiên cứu KHCN. 1.3) Giám đốc Dự án: Điều phối tổng hợp TEC, đánh giá xếp hạng. Tổ TEC đánh giá chuyên sâu kỹ thuật (không cho điểm và xếp hạng đề xuất) 1.4) Gồm có ít nhất 2 chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn sâu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của từng Hồ sơ đề xuất tài trợ. 2) Phân công trách nhiệm của Tổ TEC Tổ TEC cho điểm và xếp hạng gồm 06 chuyên gia quy định ở mục 1.1,1.2 và 1.3 nói trên chịu trách nhiệm đánh giá tất cả các hồ sơ đề xuất hợp lệ của Dự án theo các tiêu chí quy định và tiến hành cho điểm xếp hạng. Trên cơ sở bảng xếp hạng chung của cả 6 thành viên, các chuyên gia sẽ lựa chọn và kiến nghị danh sách các ứng cử viên tiềm năng. Căn cứ theo Danh sách này, Dự 7
  8. án chuyển cho Tổ TEC đánh giá chuyên sâu kỹ thuật (không cho điểm và xếp hạng) đảm bảo nguyên tắc với 1 hồ sơ đề xuất trong danh sách nói trên phải có ít nhất 2 chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn sâu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đề xuất để xem xét nội dung kỹ thuật, đưa ra những thông tin nhận xét đánh giá và kiến nghị về danh sách hồ sơ tiềm năng đã được Tổ TEC đánh giá lựa chọn (bao gồm cả việc kiến nghị loại bỏ những đề xuất không khả thi về mặt kỹ thuật). Trên cơ sở xem xét kiến nghị của ít nhất 2 thành viên kỹ thuật nói trên đối với mỗi hồ sơ đề xuất, Tổ TEC cho điểm xếp hạng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách các ứng cử viên được chọn để CPMU xem xét trình Lãnh đạo Bộ và Ngân hàng Thế giới phê duyệt. 3) Cơ chế thành lập Tổ TEC, trình Bộ và Ngân hàng phê duyệt Theo quy trình đánh giá và trách nhiệm của các chuyên gia tham gia Tổ TEC quy định nói trên, trước khi triển khai đánh giá các hồ sơ đề xuất, Giám đốc CPMU sẽ đệ trình danh sách Tổ TEC đánh giá và xếp hạng gồm 06 thành viên (bao gồm cả Giám đốc CPMU) để Lãnh đạo Bộ KH và CN phê duyệt và Ngân hàng có thư không phản đối. 03 chuyên gia quốc tế sẽ được tuyển thông qua phương thức đấu thầu tuyển tư vấn cá nhân theo quy định của Dự án. Các chuyên gia Quốc tế đã tham gia đánh giá các khoản tài trợ của Dự án thông qua công tác tuyển chọn đấu thầu trước đây mà Dự án đã thực hiện vẫn được coi là hợp lệ để tham dự nộp bày tỏ quan tâm. Đối với 2 chuyên gia trong nước tham gia Tổ TEC đánh giá xếp hạng, CPMU sẽ xây dựng TOR và yêu cầu về năng lực để lựa chọn các chuyên gia phù hợp vá đáp ứng yêu cầu trên nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch. Đối với các thành viên Tổ TEC đánh giá kỹ thuật (không cho điểm xếp hạng), Giám đốc CPMU được quyền lựa chọn các chuyên gia căn cứ theo từng lĩnh vực chuyên môn trong danh sách nội dung các đề xuất về các ứng cử viên tiềm năng được Tổ TEC cho điểm xếp hạng và đề xuất. Trên nguyên tắc lựa chon minh bạch, Giám đốc CPMU sẽ lựa chọn đảm bảo có đủ ít nhất 2 thành viên có chuyên môn sâu để xem xét kỹ thuật đối với mỗi đề xuất. Khi cần thiết, theo đề nghị của Tổ chuyên gia, CPMU sẽ cử 1 cán bộ hỗ trợ Tổ chuyên gia với vai trò thư ký soạn thảo biên bản cuộc họp cho mỗi phiên họp của Tổ chuyên gia. Các thành viên của Tổ TEC đảm bảo không có xung đột về lợi ích và không được phép đánh giá đề xuất của tổ chức mà người đó hiện đang công tác hoặc có liên quan. Các thành viên của Tổ chuyên gia sẽ được nhận khoản thù lao trọn gói tính theo số lượng đề xuất các chuyên gia xem xét và các phiên họp hội đồng đánh giá mà họ tham dự. Khoản thù lao trọn gói không bao gồm chi phí đi lại và ăn ở, nếu cần thiết, những chi phí này sẽ được thanh toán riêng. Thông tin chi tiết các thành viên của Tổ TEC bao gồm sơ yếu lý lịch sẽ được gửi cho Ngân hàng Thế giới để được biết. VI. Tiêu chí lựa chọn Các đề xuất được đánh giá dựa trên thang điểm tối đa là 100 điểm. Các tiêu chí lựa chọn như sau: 8
  9. Tổng điểm STT Tiêu chí Nội dung Tổng Điểm đánh Trọng số điểm tối giá đa Chỉ ra tính cần thiết tại sao phải thực hiện và các đóng góp quan trọng vào việc giải Sự cần thiết quyết các vấn đề của đơn vị Tối thiểu 0 1 1 10 của Đề xuất nói riêng và sự phát triển – Tối đa 10 khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói chung. Mức độ sáng tạo và khác biệt của ý tưởng đề xuất so Tính đổi mới Tối thiểu 0 2 với các phương pháp tiếp 1 10 sáng tạo – Tối đa 10 cận hiện nay đang được sử dụng tại Việt Nam - Tầm quan trọng không thể Tầm quan thiếu của chuyên gia giỏi Tối thiểu 0 3 trọng của nước ngoài đối với việc 3 30 – Tối đa 10 chuyên gia giỏi thực hiện đề xuất - Năng lực của chuyên gia Kế hoạch đề xuất thực hiện có khả thi để đảm bảo mục tiêu và kết quả đề xuất, sử Tính khả thi Tối thiểu 0 4 dụng chuyên gia giỏi hiệu 2 20 của Đề xuất – Tối đa 10 quả và phù hợp với năng lực của đơn vị thụ hưởng hợp tác trong nước Nêu rõ Dự án sẽ đạt được những kết quả gì khi dự án kết thúc - Kết quả khoa học: bài báo, sách… - Kết quả công nghệ: sáng Kết quả dự kiến Tối thiểu 0 5 chế, giống, bản quyền, giải 2 20 của Đề xuất – Tối đa 10 pháp hữu ích… - Kết quả thương mại hóa và chuyển giao tri thức Kết quả đào tạo: số lượng cán bộ được đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu. 9
  10. - Mức độ đóng góp của của dự án đối với việc hình thành hoặc củng cố mạng Kết nối mạng lưới KHCN và đổi mới sáng Tối thiểu 0 6 lưới và tác tạo trong lĩnh vực đề xuất. 1 10 – Tối đa 10 động hệ thống - Mức độ đóng góp của dự án đối với sự phát triển lâu dài của KHCN và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Tổng điểm tối đa 100 điểm Các thành viên Tổ TEC xem xét và đánh giá các hồ sơ theo 2 bước sau: Đánh giá online: Các thành viên của Tổ chuyên gia (Tổ TEC đánh giá xếp hạng) sẽ sử dụng một mẫu biểu điện tử trực tuyến bảo mật để đánh giá đề xuất dựa trên các tiêu chí lựa chọn nêu trên. Số điểm trung bình sẽ xác định thứ hạng tạm thời của các đề xuất. Mỗi thành viên của Tổ chuyên gia đều có thể xem xếp hạng của chính họ và xếp hạng do các thành viên khác cung cấp. Một diễn đàn sẽ được tạo ra để các thành viên trao đổi ý kiến trực tuyến dưới hình thức giữa các cá nhân hoặc toàn nhóm. Tất cả các trao đổi này sẽ được bảo mật và tạo thành một phần của hồ sơ tài liệu đánh giá. Việc đánh giá trên hệ thống online sẽ đưa ra được bảng xếp hạng chung của các thành viên và hình thành được danh sách sơ bộ ban đầu các ứng cử viên tiềm năng để Tổ TEC và các chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn sâu tiếp tục xem xét thông qua các buổi làm việc trực tuyến. Các chuyên gia tổ TEC chuyên sâu kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét và đánh giá các hồ sơ ngay sau khi Tổ TEC đánh giá xếp hạng có bảng xếp hạng chung và hình thành danh sách sơ bộ ban đầu các ứng cử viên tiềm năng. Trao đổi trực tuyến: CPMU sẽ thu xếp các cuộc họp làm việc trực tuyến cho các chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế để tiếp tục trao đổi và thống nhất việc lựa chọn các ứng cử viên tiềm năng để Dự án xem xét tài trợ. Ứng cử viên được Tổ TEC đề xuất để lựa chọn tài trợ theo thứ tự xếp hạng điểm bình quân từ cao xuống thấp đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây: (i) Số điểm bình quân đánh giá của 6 thành viên phải đạt từ 65 điểm trở lên (căn cứ theo bảng điểm bình quân xếp hạng chung của cả Tổ TEC); (ii) Có ít nhất 5/6 thành viên của Tổ đồng ý đưa vào danh sách tiềm năng (căn cứ theo bảng điểm xếp hạng của từng chuyên gia). (iii) Tổng kinh phí dự kiến trong danh sách dự kiến lựa chọn không vượt quá ngân sách của Dự án FIRST có khả năng tài trợ theo kế hoạch của Dự án. Theo nguyên tắc trên, Tổ TEC chuyển danh sách các ứng cử viên tiềm năng được lựa chọn tài trợ cho CPMU để chuyển cho các chuyên gia của Tổ TEC kỹ thuật tiếp tục xem xét và cho ý kiến. 10
  11. Theo quy định mỗi ứng cử viên tiềm năng (mỗi hồ sơ đề xuất tiềm năng) sẽ được ít nhất 2 chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn sâu xem xét (không cho điểm và xếp hạng) và cung cấp cho Tổ TEC xếp hạng những thông tin cơ bản sau: (i) Các nội dung, quy trình kỹ thuật, chương trình đào tạo hỗ trợ hợp tác nghiên cứu, các kết quả đạt được trong đề xuất có thực sự mới và sáng tạo và cần thiết so với hiện nay ở Việt Nam hay không; (ii) Nếu được triển khai tài trợ, các nội dung kỹ thuật triển khai trong hợp tác nghiên cứu có thực sự khả thi và phù hợp với đơn vị thụ hưởng trong nước hay không. Theo đánh giá nêu trên, các chuyên gia kỹ thuật sẽ đưa ra ý kiến đề xuất đồng thuận hoặc không đồng thuận trao tài trợ đối với mỗi ứng cử viên tiềm năng. Xếp hạng và khuyến nghị các Đề xuất được lựa chọn thương thảo trao tài trợ Ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật nói trên sẽ được tổ TEC (đánh giá xếp hạng) xem xét, trao đổi và đưa ra kiến nghị cuối cùng về danh sách các đề xuất được lựa chọn để thương thảo trao tài trợ. VII. Thỏa thuận tài trợ và thực hiện Sau khi lựa chọn được đề xuất nhận tài trợ, CPMU sẽ ký kết thỏa thuận (“Thỏa thuận Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo") với đối tượng thụ hưởng tương ứng, theo các điều khoản và điều kiện quy định trong Sổ tay hướng dẫn tài trợ dự án (Xem nội dung về Thỏa thuận tài trợ trong Phụ lục A). Mẫu thỏa thuận tài trợ được đính kèm Mẫu Hồ sơ Hướng dẫn lập Đề xuất để ứng viên có thể xem xét kỹ lưỡng và chấp nhận các điều khoản và điều kiện trước khi nộp đề xuất. 11
  12. PHỤ LỤC A: MẪU HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ XUẤT CHO KHOẢN TÀI TRỢ CHO CHUYÊN GIA GIỎI NƯỚC NGOÀI VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (TIỂU HỢP PHẦN 1A) Các tổ chức và cá nhân tham gia lập Đề xuất nhận "Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo" của Dự án FIRST phải tuân thủ các thông tin quy định và hướng dẫn lập Đề xuất được trình bày ở các phần dưới đây. I. Thông tin hướng dẫn quy định chung 1. Đối tượng thụ hưởng hợp lệ "Khoản tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo" của Dự án FIRST sẽ tài trợ cho các đối tượng sau: các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học và/hoặc các doanh nghiệp (công lập hoặc tư nhân) và/hoặc các nhà nghiên cứu tư nhân hoặc các nhóm nghiên cứu của Việt Nam liên kết với các chuyên gia tài năng ở nước ngoài tham gia đề xuất nhận Khoản tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo để thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu, các chương trình đào tạo hướng dẫn, thúc đẩy sự chuyển giao (tiếp nhận trong nước) hoặc phát triển các hoạt động nghiên cứu và các bí quyết, và khuyến khích đầu tư về nghiên cứu/khoa học tại Việt Nam. Bên đối tác là viện nghiên cứu, doanh nghiệp hay trường đại học Việt Nam sẽ đóng vai trò làm đại diện quản lý tài chính cho khoản tài trợ được nhận. Bên cạnh đó, các bên tham gia đề xuất không được có mục đích bè phái, chia rẽ hay ly khai, phân biệt về dân tộc, chính trị, hay có công khai liên quan đến những vấn đề này. Các tổ chức/cá nhân hợp lệ nói trên có thể tham gia đề xuất cho một hoặc nhiều Đề xuất với các nội dung khác nhau. 2. Nội dung lĩnh vực dự án tài trợ Nội dung Đề xuất của các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo xin tài trợ của Dự án FIRST phải thuộc nội dung và lĩnh vực sau: - Kiến tạo và chuyển giao tri thức (tổ chức hội nghị/hội thảo, các khóa đào tạo, giảng dạy ở Việt Nam hay nước ngoài nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, sáng tạo cho các tổ chức cá nhân làm công tác nghiên cứu, khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên). - Triển khai thực hiện các dự án hợp tác Nghiên cứu và Phát triển (R&D) nhằm phát triển các quy trình, dịch vụ hay sản phẩm đổi mới sáng tạo. - Phát triển doanh nghiệp. 3. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện đề xuất không quá 24 tháng kể từ ngày thỏa thuận tài trợ cho Đề xuất được Dự án FIRST ký với người thụ hưởng và đảm bảo nguyên tắc kết thúc trước ngày đóng Dự án là 30/6/2019. 12
  13. 4. Mức trần kinh phí tài trợ Dự án FIRST sẽ tài trợ 100% khoản kinh phí thực hiện Dự án với số tiền tối đa là 200.000 USD để chi trả cho dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, máy móc thiết bị nghiên cứu, đào tạo, tổ chức các hội nghị hội thảo, chi phí cho chuyên gia giỏi, các dịch vụ trực tuyến bao gồm tìm kiếm và kết nối mạng lưới phát sinh trong quá trình thực hiện Đề xuất. Các chi phí hoạt động gia tăng hợp lệ cũng sẽ được tài trợ. Dự án sẽ không tài trợ cho các hoạt động liên quan đến xây dựng mới hay thu hồi đất. Các tổ chức cá nhân tham gia nộp Đề xuất phải đảm bảo rằng các hoạt động triển khai trong Đề xuất chưa nhận được bất cứ khoản kinh phí nào từ ngân sách của chính phủ Việt Nam hoặc từ các tổ chức, cá nhân khác đang cung cấp khoản tài trợ tại Việt Nam. Trường hợp Đề xuất yêu cầu tài trợ là một phần liên quan của Dự án khác đã được tài trợ thì Đề xuất xin tài trợ vẫn được Dự án FIRST chấp thuận, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ nguyên tắc các hoạt động triển khai trong Đề xuất tài trợ chưa nhận được bất cứ khoản kinh phí tài trợ nào. 5. Yêu cầu về Thông tin về bản quyền Các bên tham gia nộp Đề xuất xin tài trợ phải đảm bảo nội dung các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong Đề xuất tài trợ không vi phạm bản quyền về sở hữu trí tuệ (bản quyền tác giả, bản quyền về thương hiệu, phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...). Trường hợp có khiếu kiện phát sinh từ bên thứ ba thì các tổ chức và cá nhân liên quan tham gia nộp đề xuất thực hiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 6. Ngôn ngữ lập Hồ sơ đề xuất Đề xuất xin tài trợ được lập bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 7. Chi phí lập đề xuất tài trợ Mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị lập hồ sơ Đề xuất sẽ do các bên liên quan tham gia lập đề xuất chịu và chi trả. 8. Hình thức nộp hồ sơ đề xuất tài trợ Các ứng cử viên sẽ phải hoàn thành các mẫu form trong bộ hồ sơ đề xuất qua hình thức trực tuyến trên website của dự án: www.first-most.vn trong khoảng thời gian từ ngày __________ đến ________; đồng thời phải nộp một bộ hồ sơ đề xuất đầy đủ bằng bản cứng bao gồm 1 bản tiếng Anh và 1 bản tiếng Việt (gồm chữ ký gốc trong form của Mục A đính kèm mẫu hồ sơ hướng dẫn này) đến dự án FIRST trước ngày ________ theo địa chỉ:  Ban Quản Dự án "Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa và Công nghệ" – (FIRST) – Bộ Khoa học và Công nghệ.  Địa chỉ: Tầng 15 – Tòa nhà Thăng Long, số 98A – Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội - Việt Nam.  Tel: +844-62864961 - Fax: +844-62864956  Giám đốc Dự án: Trần Quốc Thắng - Email: tqthang@most.gov.vn  Văn Phòng Dự án: E-mail: First@most.gov.vn (Trên phong bì phải ghi rõ: “Đề xuất về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài” - Dự án FIRST) 13
  14. II. Các Mẫu/Form hướng dẫn lập Đề xuất xin tài trợ Khi lập đề xuất tài trợ, các đơn vị phải đảm bảo rằng Đề xuất phải phù hợp với các quy định chung nói trên của Dự án trong Phần I nói trên. Đồng thời Đề xuất tài trợ phải cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu theo các Form mẫu đính kèm dưới đây. Mục A: Thư Đề xuất xin tài trợ Mục B: Mẫu Thuyết minh Đề xuất Mục C: Bảng Kế hoạch thực hiện đề xuất Mục D: Bảng Danh mục đề xuất tài trợ Mục E: Bảng dự toán kinh phí đề xuất tài trợ Mục F: Thông tin về các đơn vị/tổ chức trong nước tham gia nộp Đề xuất Mục G: Lý lịch của các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia Đề xuất Mục H: Thông tin về an toàn môi trường và xã hội của Dự án Đề xuất Mục I: Thỏa thuận tài trợ 14
  15. MỤC A ĐƠN DỰ NỘP ĐỀ XUẤT “Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo” _____, ngày _____ tháng_____ năm_____ Kính gửi: Ban Quản lý Dự án FIRST-Bộ Khoa học và Công Nghệ Sau khi xem xét, nghiên cứu thư mời và hồ sơ hướng dẫn tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo” của Dự án FIRST, chúng tôi xin gửi kèm thư này là Đề xuất tham dự cho Dự án FIRST như sau: - Tên Đề xuất xin tài trợ: - Tên tổ chức và cá nhân tham gia Đề xuất: - Tổ chức được chỉ định chịu trách nhiệm quản lý tài chính khoản tài trợ: Nếu đề xuất của chúng tôi được lựa chọn, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện Đề xuất tài trợ theo đúng các nội dung nêu trong Đề xuất và tuân thủ các nội dung quy định trong thỏa thuận tài trợ. Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin cung cấp trong Đề xuất xin tài trợ là trung thực và chính xác. Đề xuất xin tài trợ của chúng tôi chưa nhận được bất cứ khoản kinh phí tài trợ nào khác. Chúng tôi cam kết đã có thỏa thuận thống nhất hợp tác với các chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia Đề xuất này. Đại diện bên Đề xuất tài trợ - Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu bởi người có thẩm quyền hợp lệ của Tổ chức được chỉ định quản lý tài chính khoản tài trợ. 15
  16. MỤC B THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT “Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo” Lưu ý: - Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. - Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá. I. Thông tin chung về đề xuất 1. Tên của dự án đề xuất xin tài trợ: 2. Hình thức hợp tác của đề xuất xin tài trợ (ứng viên có thể chọn nhiều phương án)  Kiến tạo và chuyển giao tri thức  Triển khai thực hiện các dự án Nghiên cứu & Phát triển (R&D)  Phát triển doanh nghiệp 3. Lĩnh vực tham gia đề xuất tài trợ  Công nghệ thông tin và truyền thông  Công nghệ sinh học và nông nghiệp  Vật liệu mới  Cơ khí và tự động hóa  Hàng hóa và dịch vụ công ích  Lĩnh vực khác 4. Tóm tắt ngắn gọn đề xuất [bao gồm mục tiêu, kết quả đầu ra, phương pháp luận/cách tiếp cận và tính bền vững của Đề xuất;] 5. Thời gian thực hiện đề xuất: Từ tháng /201 đến tháng /201 6. Tổng kinh phí đề xuất xin tài trợ: Bằng số Bằng chữ 16
  17. 7. Tên tổ chức và các cá nhân tham gia đề xuất xin tài trợ 7.1. Tên tổ chức Việt Nam tham gia đề xuất (cung cấp thông tin cơ bản về tình trạng pháp lý, lĩnh vực hoạt động, số năm kinh nghiệm, tóm tắt thông tin (nếu có) về nguồn lực, quan hệ với các tổ chức nghiên cứu nước ngoài, các kết quả, công trình nghiên cứu) 7.2. Tên tổ chức Việt Nam được chỉ định quản lý tài chính khoản tài trợ của Đề xuất (tóm tắt kinh nghiệm về năng lực quản lý tài chính các khoản tài trợ, nếu có) 7.3. Tên chuyên gia giỏi người nước ngoài tham gia đề xuất (cung cấp thông tin tóm tắt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, các kết quả, công trình nghiên cứu đã thực hiện thành công có liên quan đến nội dung đề xuất) II. Nội dung chi tiết của đề xuất 1. Lý do đề xuất Dự án là gì? (Chỉ ra tính cần thiết của dự án; xác định các đối tượng thụ hưởng dự án, chỉ ra các đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của đơn vị nói riêng và sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói chung) 2. Đề xuất mang tính đổi mới sáng tạo như thế nào? (Mức độ mới và khác biệt của các ý tưởng đề xuất so với các phương pháp hiện có, số tiền đề xuất tài trợ càng lớn thì ý tưởng đề xuất càng được kỳ vọng sẽ mang tính đổi mới sáng tạo cao) 3. Giải thích tại sao lại cần đến sự tham gia của chuyên gia giỏi nước ngoài trong việc thực hiện dự án đề xuất (Đơn vị tham gia đã nỗ lực tìm kiếm các chuyên gia giỏi ở Việt Nam chưa? Nếu có thì có đáp ứng được yêu cầu hay không...) 4. Kế hoạch thực hiện Đề xuất (Mô tả các hoạt động chính và khung thời gian trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề xuất bao gồm cả các hoạt động triển khai nghiên cứu thử nghiệm, huy động và sử dụng chuyên gia, dự kiến các kết quả thu được có tính logic và nhất quán) 17
  18. 5. Mục tiêu và kết quả đầu ra của Dự án đề xuất là gì? [Dự án sẽ đạt được những kết quả gì khi dự án kết thúc: các Kết quả về KHCN, thương mại hóa, chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực, các ấn phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, v.v] 6. Dự án đề xuất sẽ có đóng góp gì cho sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam? (Nêu tác động tích cực, lan tỏa của Đề xuất khi kết thúc, khả năng giảm chi phí ứng dụng công nghệ mới của các tổ chức/doanh nghiệp khác trong ngành, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị) 7. Dự án hỗ trợ sự hình thành các cơ hội kết nối mạng lưới trong tương lai như thế nào? (Đề xuất có tạo ra các cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài hay không? có khuyến khích trao đổi tri thức với mạng lưới chuyên gia giỏi tài năng quốc tế hay không?) 8. Đề xuất có tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn về môi trường và xã hội không? (Trình bày ngắn gọn sự tuân thủ với các quy định biện pháp an toàn về môi trường và xã hội của Dự án FIRST) 9. Các cá nhân và đơn vị tham gia có chấp thuận cho Dự án FIRST công bố thông tin (ngoại trừ thông tin tài chính) về hồ sơ đề xuất này không?  Có  Không 10. Các thông tin khác liên quan đến Đề xuất, nếu có 18
  19. MỤC C BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ XUẤT “Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo” Lưu ý: Kế hoạch phải được lập cung cấp đầy đủ chi tiết các hoạt động triển khai thực hiện Dự án đề xuất theo mẫu bảng dưới đây. Số Thời gian bắt Thời gian kết Kết quả Nội dung hoạt động triển khai thực hiện đầu thúc tt Độ dài đầu ra dự kiến (tháng /201--) (tháng) (tháng /201--) 1 Nội dung hoạt động 1 (ví dụ: Triển khai công tác nghiên cứu…) 2 Nội dung hoạt động 2 (ví dụ: Triển khai xây dựng quy trình…) 3 Nội dung hoạt động n …(ví dụ: Triển khai sản xuất thử nghiệm…) 19
  20. MỤC D BẢNG DANH MỤC ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ (MÁY MÓC THIẾT BỊ/DỊCH VỤ/ HỘI NGHỊ HỘI THẢO… ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ) “Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo” Lưu ý: Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện ở Mục C, theo từng hoạt động triển khai đơn vị lập Dự án/Đề xuất xác định các danh mục máy móc trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ, hội nghị hội thảo, các chuyến công tác ở trong và ngoài nước… đề xuất Dự án tài trợ. Số Mô tả phạm vi yêu cầu đối danh mục tài trợ (đơn Ghi chú vị tham gia phải cung cấp tóm tắt (i) thông số kỹ tt (Cung cấp phụ thuật đối với máy móc TB, vật tư, hóa chất mua sắm Tên các hoạt động/danh mục yêu cầu tài lục, tài liệu (ii) phạm vi công việc/dịch vụ tư vấn (iii) thời gian, Đơn vị tính Số lượng trợ theo từng hoạt động giải trình và địa điểm các chuyến công tác/hội nghị/ hội làm rõ nếu thảo/khóa đào tạo tổ chức, số lượng người tham cần thiết) gia…) 1 Nội dung hoạt động 1 (ví dụ: Triển khai công tác nghiên cứu…): -Danh mục hóa chất vật tư cần mua sắm -Danh mục thiết bị cần mua sắm -Tuyển chuyên gia tư vấn hỗ trợ -Tổ chức hội nghị/hội thảo/chuyến công tác - Chi phí cho chuyên gia giỏi sang Việt Nam -Các danh mục cần thiết khác… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2