intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phụ huynh - Phần 24

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ nào cũng thường căn dặn con cái của mình rằng phải luôn chăm chú học tập để đạt được những thành quả cao nhất, sau đó cố gắng tốt nghiệp đại học loại ưu, để rồi xin vào làm việc cho một công ty thật tầm cỡ. Có khi đến tận lúc ấy nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ cho con cái cũng như tương lai của chúng mới tạm chấm hết. Đối với họ, một khi đã đạt được đến cương vị đó thì mọi vấn đề như tự được giải quyết, do vậy họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phụ huynh - Phần 24

  1. Cha mẹ nào cũng thường căn dặn con cái của mình rằng phải luôn chăm chú học tập để đạt được những thành quả cao nhất, sau đó cố gắng tốt nghiệp đại học loại ưu, để rồi xin vào làm việc cho một công ty thật tầm cỡ. Có khi đến tận lúc ấy nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ cho con cái cũng như tương lai của chúng mới tạm chấm hết. Đối với họ, một khi đã đạt được đến cương vị đó thì mọi vấn đề như tự được giải quyết, do vậy họ hoàn toàn phó mặc và trông cậy vào công ty, ban lãnh đạo hay nhà nước. Nhưng thời buổi hiện nay cách nghĩ đó có còn hữu hiệu nữa không? Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Cha giầu, Cha nghèo” luôn luôn nhấn mạnh rằng, cha mẹ giầu có luôn dạy con cái mình những cái hoàn toàn khác so với các gia đình nghèo hay trung bình. Theo ông những quy luật ở thế hệ của các phụ huynh đã không còn chỗ đứng trong hiện tại. Nhiều bậc phụ huynh luôn muốn dậy con cái mình bằng những kiến thức họ được tiếp thu từ ông bà, cha mẹ. Cung cách đó đã dần dần không đem lại cho con trẻ những gì chúng khao khát. Bởi lẽ cuộc sống trong kỷ nguyên thông tin, truyền thông và khoa học tân tiến như hiện nay đã phần nào bị kiểm soát bởi các quy luật hoàn toàn mới mẻ. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn chứa đựng nhiều cạm bẫy hơn bất cứ khi nào, do vậy kịch bản của những ông bố bà mẹ tương lai có thể là:
  2. Những người trẻ tuổi tốt nghiệp đại học và phần lớn trở thành nhân viên làm công ăn lương. Cùng với thu nhập là sự lớn dần của chi phí. Sự cần thiết lớn nhanh hơn mọi thứ, do vậy những nhân viên trẻ tuổi bắt đầu dùng thẻ tín dụng - giúp họ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được. Tiếp theo là giai đoạn lãng mạn - quen biết, tìm hiểu và rồi dẫn đến hôn nhân. Đôi uyên ương bắt đầu mua sắm - ôtô, nhà riêng cùng mọi trang thiết bị nội thất cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Một thời gian sau những thiên thần lần lượt ra đời. Con cái càng lớn, cha mẹ càng nhận thấy rằng phải tích kiệm tiềm cho học vấn của chúng. Họ cũng bắt đầu làm việc nhiều hơn, mong sau kiếm được nhiều tiền hơn. Đôi uyên ương ngày nào dần dần xa vào cuộc đua của những con chuột (The rats’ race), và chắc chắn họ sẽ chạy đua cho đến hết những ngày làm việc cuối cùng của đời mình. Họ làm việc cho công ty, để đóng thuế, trả góp mỗi tháng cho ngôi nhà, ôtô hay những khoản nợ từ thẻ tín dụng. Họ bắt đầu khuyên các con đang trưởng thành của mình rằng: “Các con cố gắng học thật tốt, làm sao ra trường có tấm bằng loại ưu. Sau đó nhớ tìm một chân làm việc trong công ty tầm cỡ, để có lương cao và nhiều khoảng lợi nhuận khác kèm theo” Một vòng kiến thức, những lời khuyên được khép lại và truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy những phụ huynh tỉ phú họ thường dậy con cái những gì mà số còn lại không bao giờ được học ở nhà hay dưới mái trường?
  3. Trong cuốn sách “Cha giầu, Cha nghèo” Robert Kiyosaki đã chia sẻ với bạn đọc 6 điều bổ ích mà chính ông được dậy dỗ. - Những người giầu có họ không làm việc cho đồng tiền, trong khi hạ lưu và trung lưu coi đó là mục đích lớn nhất. Người giầu làm mọi thứ để làm sao đồng tiền kiếm tiền thay họ. - Phải thấu hiểu được tài chính. Biết rõ tính chất của 2 yếu tố: thu nhập và chi tiêu. Người giầu có chỉ quan tâm tới đầu tư của đồng tiền, thay vì luôn than phiền đến những khoản chi tiêu mỗi ngày. - Luôn luôn tập trung cao độ vào công việc làm ăn của mình. Nhiều người rất hay nhầm giữa làm một cái gì đó với công việc làm ăn riêng. Phải luôn chú tâm vào những việc quan trọng nhất của bản thân để dần dần không bị phụ thuộc vào tài chính. - Đừng bao giờ chỉ nghĩ đến việc làm công ăn lương thuần túy suốt cuộc đời. Hãy đứng ra làm ông chủ, vận dụng kiến thức của mình đề kiếm tiền. Nên nhớ, luôn phải dựa vào pháp luật và biết vận dụng những ưu thế tiềm ẩn của nó mang lại. - Theo kinh nghiệm của người giầu thì cơ hội không thể nhìn thấy rõ mồn một. Chỉ có thể nhìn nhận được một góc nhỏ khi dùng ý trí và đầu óc của mình. Nhiều người sẽ mãi mãi không bao giờ giầu, nguyên nhân chính là họ không có khả năng nhìn nhận những cơ hội tài chính, hơn thế nữa họ không bao giờ dám nghĩ tới việc tự tạo ra cơ hội.
  4. - Luôn phải nghĩ rằng, con người làm việc là để trau giồi kiến thức cơ bản. Đừng bao giờ làm việc vì đồng tiền. Để trở thành người thành công, điều tất yếu là biết cách quản lý tiền bạc, các hệ thống và con người. Tác giả cuốn sách nhấn mạnh thêm rằng, có ít nhất 3 quy luật vàng gắn liền với đồng tiền: làm thế nào để kiếm ra được đồng tiền? Tiêu như thế nào? Và đầu tư chúng ra sao? Hãy dậy cho con trẻ biết nhận thức được giá trị của thời gian và sự khác biệt giữa đồng tiền kiếm được từ những giờ làm việc mệt nhọc và sự sở hữu đồng tiền biết kiếm tiền cho chủ. Nếu trẻ em sớm hiểu và nhận thức được những gì xoay quanh đồng tiền, chúng sẽ trưởng thành và được chuẩn bị chu đáo hơn cho cuộc sống tài chính những ngày sắp tới. Nhân loại đang sống ở thế kỷ XXI - trong kỷ nguyên của thông tin và khoa học hiện đại. Hơn lúc nào hết ai trong chúng ta cũng cần đến sự bảo hiểm tài chính. Thật đáng tiếc khi ngay ở những nước tiên tiến hệ thống giáo dục dưới những mái trường cũng không đào tạo cho chúng ta nhiều về chủ đề đồng tiền. Con trẻ sẽ phải học nhiều hơn chúng ta, nhiều hơn rất nhiều so với những gì có trong chương trình giáo dục. Quản lý đồng tiền đã trở thành kiến thức cơ bản, tài năng không thể thiếu của những đứa trẻ thế kỷ XXI và trong tương lai nó sẽ càng đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn.
  5. Bé cần biết gì về tài chính? Bé có phải đến thăm bà không? (-B) Có cả hàng trăm lý do con bạn sẽ đưa ra để không phải đi dự tiệc mừng thọ của bà với cha mẹ; nào là người lớn chỉ biết nói chuyện với nhau, nó thì chỉ chơi được một chút và rồi lại đánh nhau với anh em họ, hoặc nó không muốn dự tiệc, chỗ đó chẳng có gì hấp dẫn. Thậm chí bé còn thuyết phục luôn cả bố mẹ đừng đến những nơi ấy. Trách nhiệm: Tất nhiên là bạn có thể bắt ép bé đi với mình nhưng chắc chắn bạn hiểu rõ một điều là bất cứ người nào ở buổi tiệc đều có thể nhận thấy bộ mặt khổ sở và chán chường của nó. Vì lý do ấy mà việc đe dọa hoặc đưa ra hình phạt không có tác dụng tích cực. Bố mẹ nên giải thích trách nhiệm đối với gia đình cho bé hiểu: Trách nhiệm đối với đại gia đình: Kêu gọi sự “trưởng thành” của bé. Bé đã lớn để đủ hiểu khái niệm như thế nào là “làm một việc cho người khác” và dù có lo lắng vì buổi tiệc đến đâu thì bé cũng không muốn làm phật lòng ông bà. Trách nhiệm đối với mẹ: Bạn hãy nhắc nhở bé rằng cha hoặc mẹ cũng là một thành viên hoặc một phần của gia đình, nếu bé không đến dự sinh nhật của bà thì
  6. bà sẽ rất buồn và không những buồn bé mà còn buồn cả bạn nữa. Bà rất muốn các con và cả các cháu đến chia vui với bà. Bé không chịu đi thì bạn sẽ rất khó xử. Trách nhiệm đối với bản thân: Khi bạn nói chuyện với bé về việc cả nhà đi dự tiệc thì thể nào bé cũng cãi lại với luận điệu “Mẹ phải tôn trọng quyết định của con chứ.” Hãy đồng ý với bé về điều này nhưng cho bé biết mọi người sẽ đánh giá bé tốt hay xấu qua những hành động của bé vì vậy bé phải xử sự một cách nhạy cảm và biết cách quan tâm đến mọi người. Không đến thăm bà thì bé trở thành một đứa bé không ngoan trong mắt của những người thân. Đưa ra những điểm tích cực: Ở buổi tiệc có rất nhiều người và tất nhiên là sẽ có những người bé yêu quý. Ngoài ra, còn có nhiều thức ăn ngon. Nhiều phụ huynh còn khích lệ bé “hợp tác” và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn thất hứa, không muốn khen thưởng bé vì thái độ tích cực của bé một lần thì đừng trông mong gì bé chịu hợp tác vào lần sau. Vào ngày buổi tiệc được tổ chức: Giả sử bé đã đồng ý cùng bạn đến dự tiệc, khi đến nơi hãy dành cho bé sự ưu ái. Cười và nói chuyện với bé để giúp bé an tâm, giới thiệu “bé ngoan” với những người mà bé chưa gặp mặt bao giờ, dẫn bé đến bàn ăn cho bé thấy các món ăn mà bé thích, thỉnh thoảng thì thầm vào tai bé rằng bạn rất hài lòng vớI thái độ của bé. Bé thường tỏ thái độ bất cần vì những lời khen tặng của bạn nhưng chắc chắn là những lời đó đều có tác động đến bé. Ai mà chẳng thích nghe những lời khen chứ!
  7. Khi buổi tiệc kết thúc, cả gia đình quay về nhà, trên đường đi hãy cùng bé bàn luận về buổi tiệc. Nếu buổi tiệc quá tệ thì đừng bao giờ giả vờ khen ngợi vì nếu bé vừa trải qua một khoảng thời gian khó chịu thì làm sao mà bé tỏ ra vui vẻ được. Tạo cơ hội cho bé nói thật những gì bé nghĩ, bé cảm thấy dù bạn có thích lời bình phẩm ấy của bé hay không. Cho bé biết, cả bạn và bà ngoại đều rất hài lòng vì thái độ của bé và bé đã rất ngoan trong buổi tiệc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2