intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phụ huynh - Phần 25

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để dạy con biết giúp đỡ người khác, biết tự lo cho mình, biết giá trị của lao động... ngay khi còn nhỏ, hãy tập cho bé làm việc. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Sau đây là một vài việc nhà thích hợp với trẻ từ 5 đến 6 tuổi: 1. Mang đổ những sọt giấy vụn trong phòng làm việc của bố mẹ. 2. Tự xếp đồ của bé và mang đi cất trong tủ. 3. Xếp chén dĩa vào tủ chén. 4. Rửa chậu hoặc bồn rửa chén. 5. Quét bụi đồ đạc trong nhà. 6. Cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phụ huynh - Phần 25

  1. Bé giúp được những gì? Để dạy con biết giúp đỡ người khác, biết tự lo cho mình, biết giá trị của lao động... ngay khi còn nhỏ, hãy tập cho bé làm việc. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Sau đây là một vài việc nhà thích hợp với trẻ từ 5 đến 6 tuổi: 1. Mang đổ những sọt giấy vụn trong phòng làm việc của bố mẹ. 2. Tự xếp đồ của bé và mang đi cất trong tủ. 3. Xếp chén dĩa vào tủ chén. 4. Rửa chậu hoặc bồn rửa chén. 5. Quét bụi đồ đạc trong nhà. 6. Cho chó hoặc mèo ăn. 7. Sắp xếp và thu dọn bàn ăn. 8. Quét nhà, quét sân. 9. Trải drap giường, thu dọn chăn màn. 10. Lấy thư trong hộp thư. 11. Giúp xách giỏ vào nhà khi mẹ đi chợ về và cất thực phẩm vào tủ lạnh. 12. Tưới một chậu hoa. 13. Phụ lau chùi, giặt rửa đồ đạc trong nhà.
  2. Tùy công việc trong nhà mà bạn thêm vào danh mục trên đây những việc bé có thể làm giúp mẹ. Nhưng quan trọng là nhớ khen con mỗi khi nó làm xong và đừng quá chê bai, trách móc nếu nó làm hơi kém. Dù sao bé vẫn còn là một đứa trẻ mà! Nếu bạn cần phải làm lại những thứ mà bé đã làm thì bạn nên cố đừng để bé thấy vì bé sẽ nghĩ mình vô dụng và mất đi niềm tin. Bé ở giai đoạn đọc sách nào? Học đọc sách là cả một quá trình lâu dài, mặc dù mỗi đứa trẻ học theo tiến độ riêng của mình, nhưng phần lớn quá trình này phải trải qua 4 giai đoạn tập đọc cơ bản: Chưa biết đọc, bắt đầu đọc được, biết đọc và đọc thành thạo. Dấu hiệu của trẻ chưa biết đọc Có thể con bạn chưa biết đọc nếu có những biểu hiện sau đây: - Chơi với sách vở như những món đồ chơi bình thường, không biết là bên trong có chuyện để đọc. - Ðã được nhìn thấy nhiều sách và được nghe đọc nhiều, nhưng chưa hiểu được câu chuyện đọc đó được thể hiện bằng các từ ngữ trong sách. - Bị các màu lòe loẹt và hình minh họa trong sách thu hút, nhưng lại không hiểu các bức tranh đó minh họa cho câu chuyện.
  3. - Không xác định được từ hay chữ cái trên các trang sách. Trẻ chưa biết đọc thường ở độ tuổi từ 2-4. Dấu hiệu của trẻ bắt đầu biết đọc sách Có thể con bạn bắt đầu biết đọc sách nếu có những biểu hiện sau: - Cần nhiều hình ảnh để hỗ trợ mỗi khi kể chuyện. - Khó trả lời đầy đủ những câu hỏi liên quan đến câu chuyện. - Nhớ được nhiều sách và gắng sức đọc lại chúng nhiều lần. - Ðọc lớn tiếng, không diễn cảm và không biết ngừng nghỉ đúng chỗ. - Bất chợt gặp một từ không biết nhưng cố đọc rồi lại bỏ qua. Trẻ bắt đầu biết đọc thường ở độ tuổi từ 4-6. Dấu hiệu của trẻ biết đọc Có thể con bạn đã đọc thạo nếu có những biểu hiện sau: - Ðọc trôi chảy, thỉnh thoảng có vài lỗi sai và phải dừng lại để đánh vần các từ. - Dùng hình ảnh cũng như mạch văn ở mỗi khoảng nghỉ của câu để hình dung ý nghĩa câu chuyện.
  4. - Bất chợt gặp từ không biết, trẻ đánh vần và thường cố tưởng tượng ý nghĩa của câu chuyện dựa vào văn cảnh. - Có thể trả lời các câu hỏi đơn giản liên quan đến câu chuyện. - Ðọc diễn cảm và ngừng nghỉ đúng chỗ. - Thích đọc sách mới và sách khó với một người lớn hoặc với trẻ lớn hơn. Trẻ biết đọc thường ở độ tuổi từ 6-8. Dấu hiệu của trẻ đọc sách thành thạo Có thể con bạn đã đọc thạo nếu có những biểu hiện sau: - Ðọc trôi chảy, mặc dù đôi lúc bị vấp. - Ðọc theo chương và có thể hiểu hầu hết hoặc hiểu cả câu chuyện. - Thích sách không có hình ảnh. - Tra những từ không biết trong từ điển hoặc hỏi người khác ý nghĩa của từ và luôn nhớ ý nghĩa của chúng trong lần gặp sau. - Có thể trả lời một loạt các câu hỏi về những điểm quan trọng, chia sẻ tình cảm và tâm tư của câu chuyện. - Ðọc diễn cảm xuyên suốt câu chuyện, hiểu rõ những chỗ ngừng nghỉ và ngữ điệu.
  5. - Ðọc sách theo chương và thích loại truyện dài, nhiều tình tiết. Trẻ đọc thạo thường phải trên 8 tuổi. Bé thích được khen Lời khen ngợi của người lớn sẽ động viên và khuyến khích bé rất nhiều. Đi học về, bé My hồ hởi tay ôm cặp, tay cầm tờ giấy vẽ màu chạy thẳng xuống bếp khoe với mẹ: - Hôm nay con vẽ giỏi, cô giáo khen cho mười điểm nè mẹ... Nói xong, cô bé cười tít mắt khoe hàm răng sún cái ngắn cái dài. Mẹ còn đang mải chiên cá, không buồn quay ra, chỉ buông một câu hờ hững: - Ờ, vậy hả? Lát sau, vẫn thấy bé My đứng đó như chờ đợi mẹ xem bức tranh của bé vẽ, mẹ nghiêm mặt: - Còn không mau cất tập vở, đi tắm rồi ăn cơm nữa chứ?
  6. Bé My cụt hứng, lủi thủi bước về phòng của mình. Lần khác thấy mẹ bận lau nhà mà em bé cần thay tã. Không nói không rằng, bé My bắt chước mẹ thay tã cho em. Dĩ nhiên là bé làm sao gọn gàng giống như mẹ được nên bị mẹ la cho một trận: - Không biết mà cũng đòi làm! Lần sau cứ để đấy cho mẹ nghe không? Bé My phụng phịu: - Con biết làm mà! Hôm sau thấy mẹ mệt ngủ quên chưa nấu cơm, bé My liền bắc ghế lấy nồi cơm điện vo gạo bỏ nước vào nấu. Đang ngủ, mẹ giật mình ngồi dậy cáu kỉnh với bé: - Ai bảo con cắm cơm? Biết thế nào mà cắm, lọng cọng rồi lỡ điện giật thì sao? Thấy mẹ giận dữ, bé My ngạc nhiên nhưng vẫn cố gắng phân bua: - Con chỉ muốn giúp mẹ thôi mà! Mẹ lớn tiếng cắt ngang: - Giúp gì mà giúp? Phá thì có, trèo cao như vậy lỡ té hay bị điện giật làm sao đây? Bé My sợ hãi trước cơn thịnh nộ của mẹ, con bé co rúm cả người lại không dám nói thêm câu nào! Cứ thế, càng ngày bé My càng xa cách mẹ vì mẹ hay la rầy bé quá!
  7. Đừng nỡ tiết kiệm lời khen với trẻ vì trẻ con rất thích được khen. Lời khen là món quà vô giá giúp trẻ cố gắng vươn lên trong học tập, trong sinh hoạt. Nếu trẻ làm được việc có ích, bạn đừng nên tiếc lời khen. Vì đó chính là sự khẳng định bé làm việc tốt, trẻ sẽ ghi nhớ mãi trong lòng và nếu gặp trường hợp tương tự thì trẻ sẽ hành động giống như lần trước. Trong trường hợp bé My vẽ giỏi được điểm mười đem về nhà khoe với mẹ nhưng lại không được mẹ khen thì bé sẽ suy nghĩ : "Việc ấy là bình thường" nên lần sau bé không cố gắng được điểm mười nữa, vì mẹ có khen bé đâu nào? Những lần khác, bé thương mẹ và muốn được chia sẻ với mẹ trong công việc nhà nhưng mẹ lại không sẵn sàng chia sẻ thì lâu dần vô hình bé sẽ trở nên xa cách, ít trò chuyện với mẹ. Khi bé cố nấu cơm mà mẹ sợ nguy hiểm cho bé thì nên khích lệ bé một câu trước khi nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu là việc cắm cơm có dính đến dòng điện rất nguy hiểm. Lời khen ngợi của người lớn sẽ làm cho trẻ tự tin hơn và cố gắng trở nên ngoan để được khen mãi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2