intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phụ huynh - Phần 3

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

102
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây, là tổng hợp các lời khuyên của bà Noel và một số các nhà chuyên môn, về cách giáo dục con cái để trở nên người lành mạnh về tình cảm. 1. Con Em Cần Ðược Chú ý - Dành thời giờ cho con cái. Không có gì phát triển sự liên hệ bằng sự gần gũi. - Luôn luôn bày tỏ tình cảm đối với con cái. - Tỏ lòng thương yêu con cái qua việc đặt định các quy luật và tập thói quen sống an toàn, tỉ như đội nón an toàn khi đi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phụ huynh - Phần 3

  1. 10 lời khuyên dạy con Sau đây, là tổng hợp các lời khuyên của bà Noel và một số các nhà chuyên môn, về cách giáo dục con cái để trở nên người lành mạnh về tình cảm. 1. Con Em Cần Ðược Chú ý - Dành thời giờ cho con cái. Không có gì phát triển sự liên hệ bằng sự gần gũi. - Luôn luôn bày tỏ tình cảm đối với con cái. - Tỏ lòng thương yêu con cái qua việc đặt định các quy luật và tập thói quen sống an toàn, tỉ như đội nón an toàn khi đi xe đạp và thắt giây an toàn trong xe hơi. - Thực sự lắng nghe con cái. Khuyến khích chúng nói lên ý nghĩ và tâm tình. Bà Noel còn khuyên cha mẹ phải khuyến khích con cái nói lên cảm xúc của chúng. Bà nói, "Cha mẹ nên cho phép con cái biểu lộ cảm xúc, và đó là cách chúng ta nghe, sửa sai và đánh giá con cái." - Cho thấy chúng ta lưu tâm đến sinh hoạt của chúng. Tỉ như, dành một khu trong nhà để chúng treo các tranh ảnh, hình vẽ mà chúng thích. 2. Hãy Tham Dự Vào Sinh Hoạt Ðời Sống Con Cái Tiến sĩ Michael Popkin, tác giả chương trình giáo dục "Active Parenting Education Video Programs" nói rằng: "Cha mẹ phải biết rõ con em mình. Hãy biết chúng đang làm gì và bạn chúng là ai. Hãy tham dự vào sinh hoạt nhà trường của chúng. Nên dành thời giờ để cùng học hỏi và chơi đùa với chúng." Nếu không thể
  2. tham dự trong các trò chơi thể thao của con em, ít nhất cha mẹ phải là khán giả trung thành. 3. Cả Gia Ðình Làm Việc Tình Nguyện Cùng nhau giúp đỡ tha nhân là cơ hội độc đáo để phát triển con người, tạo thói quen sống vị tha và giúp phát triển tình gia đình. Trong giáo xứ, cộng đoàn có nhiều cơ hội để cả gia đình tham gia. Ðừng bỏ lỡ cơ hội độc đáo này. 4. Hòa Thuận Với Láng Giềng Sự hỗ trợ của xóm giềng là điều quan trọng cho gia đình, nhưng ngày càng khó khăn để có được điều này. Tiến sĩ Popkin giải thích, "Dân chúng ngày nay không an cư lạc nghiệp lâu như trước. Một gia đình ngày nay trung bình dời nhà đến bốn lần. Mỗi lần di chuyển, bạn mất đi sự liên hệ với cộng đồng." 5. Hướng Dẫn Con Cái Con em cần sự hướng dẫn và chúng cần nếm mùi thất bại để học hỏi. Những em quá thả lỏng, khi lớn lên chúng coi thường luật pháp và coi thường người khác. Những em được chăm sóc quá cẩn thận, khi lớn lên chúng không biết cách đối phó với đời. Với các em lớn tuổi, cha mẹ nên cùng với các em đặt ra các quy tắc, tỉ như giờ đi ngủ, giờ về nhà ban đêm. Hãy giúp các em suy nghĩ về hành động và hậu quả thích hợp với lứa tuổi của các em. Khi một hành động cần bị trừng phạt, hình phạt ấy phải xứng với hành động. Thí dụ, một hình phạt xứng hợp với các em phá vườn tược của người hàng xóm là phải trồng lại cây cối cho người ta.
  3. 6. Làm Gương Tốt Bà Lucia Hodgson là giám đốc trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên của trường trung học Crossroads ở California và cũng là tác giả cuốn "Raised in Captivity: Why Does America Fails its Children?" (St. Paul, Minn.; Graywolf Press, 1997). Bà nhắc nhở cho các cha mẹ biết rằng, con cái họ đang theo dõi họ. Bà nói: "Bất cứ một hành động nào của người lớn trước mặt con cái đều dạy chúng về một cách đối xử." Bà Noel nói tiếp, "Nếu chúng ta muốn con cái nên người tốt lành, chúng ta phải dạy chúng những giá trị" dù có phải thiệt thòi. Tỉ như, nhiều cha mẹ gian dối mua vé xinê hạng trẻ em cho con cái dù chúng đã lớn tuổi, điều đó "không có ý nghĩa gì, khi dạy chúng phải thành thật." 7. Giúp Con Em Phát Triển Giá Trị Theo Tiến sĩ Popkin, "Cha mẹ thường để ý đến lỗi lầm của con cái. Chắc chắn là cha mẹ phải để ý đến khuyết điểm của con cái để dạy bảo, nhưng nếu con cái chỉ nghe được những điều sai trái thì lớn lên chúng không biết mình có gì đúng để phát triển. Chúng tôi khuyến khích bậc cha mẹ để ý đến những điều tích cực. Nhận xét xem con cái có gì tốt và nên có nhận định về điều ấy." 8. Củng Cố Hôn Nhân Một gia đình vững bền thật quan trọng để giúp các em có hạnh phúc. Hãy hãnh diện về hôn nhân và người phối ngẫu của mình. Hãy luôn luôn củng cố hôn nhân, nhưng trong phương cách nhẹ nhàng, vui tươi.
  4. 9. Tạo Truyền Thống Gia Ðình Bất cứ sinh hoạt nào cũng có thể biến thành truyền thống, nếu cố gắng thi hành thường xuyên. Tỉ như, ăn chung vào tối thứ Sáu hàng tuần, hay đi thăm ông bà mỗi tuần hay mỗi tháng một lần. Hãy nhìn đến mục đích của những cuộc thăm viếng hay ăn uống chung là tạo cơ hội đối thoại và biết về nhau nhiều hơn. 10. Tập Cho Con Cái Sự Lạc Quan Hãy lạc quan nhìn đến đời sống và giúp con cái cũng có cái nhìn ấy. Hãy phản ứng tích cực khi con cái có điều gì thích chí. Khuyến khích chúng nói về những điều chúng mong muốn trong đời. Hạnh phúc là cảm giác sung sướng có liên hệ chặt chẽ với sự tự trọng, đồng thời hạnh phúc phát sinh từ sự nhận biết và thi hành lẽ phải. Ðâu là yếu tố then chốt trong việc nuôi con thành người lành mạnh? Hãy nhận thức rằng con cái là điều cha mẹ phải để ý trước hết và trên hết, đồng thời chúng cũng phải thấy như vậy. Bà Noel cho biết, "Chúng ta thấy nhiều cha mẹ nói rằng, 'Tôi phải bỏ bớt cái này cái kia để có thời giờ cho con cái'. Và họ cố gắng về nhà càng sớm càng tốt để có nhiều thời giờ với con cái thay vì làm thêm giờ. Bây giờ phụ huynh ngày càng ý thức hơn về sự giáo dục con cái và tìm cách gần gũi với chúng."
  5. 10 sai lầm của phụ huynh 10 sai lầm của phụ huynh trong việc dạy con Theo bà Nguyễn Thu Hiên, chuyên viên của Trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình TP HCM, những đứa trẻ đang học lớp 8-9 rất khó dạy bảo, vì đây là lứa tuổi bướng, hay phản ứng với cha mẹ. Bà đã vạch ra 10 sai lầm của các bậc phụ huynh trong việc dạy con: 1- Ít ai dũng cảm chấp nhận con mình xấu, con mình sai. Họ tự lừa dối, tự an ủi rằng con mình chỉ bị bạn bè lôi kéo... 2- Hay so sánh với con rằng bằng tuổi con, ngày xưa bố mẹ đã thế này, thế kia... Thời của bố mẹ thiếu thốn đủ thứ mà vẫn học giỏi, còn con chỉ biết ăn, học mà vẫn không ra gì. Lối so sánh này chẳng giúp trẻ nhận ra khuyết điểm của mình. 3- Hầu như không bao giờ, hoặc rất ít xin lỗi con, thú nhận với con rằng bố mẹ đã sai. Trẻ rất ức chế khi bị bố mẹ nói oan. 4- Hấp tấp, không điều tra mọi việc rõ ràng trước khi la mắng, đánh đòn con. 5- Coi chuyện chỉ có ăn và học của con là một việc đơn giản, dễ thực hiện. 6- Ít quan tâm đến bạn bè của con, hoặc cấm con không chơi với nhiều bạn. 7- Trang bị cho con điện thoại di động để bố mẹ có thể kiểm soát từ xa. 8- Ít lắng nghe con, nhưng đến khi nghe con nói lại không có kỹ năng gợi mở, chỉ nặng về áp đặt, tra hỏi.
  6. 9- Khi trẻ có vấn đề, chúng thường chỉ trò chuyện với bạn bè. Khi được hỏi sao không nói với bố mẹ, trẻ trả lời con người cần chia sẻ, chứ không cần người lên lớp dạy đời. 10- Ít khi chịu nhường nhịn con trong những cuộc xung đột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2