intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Són tiểu

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

93
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Són tiểu Són tiểu là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Hiện ở Việt Nam đã có phương pháp mới điều trị căn bệnh khó chịu này: Chỉ mất 20 phút phẫu thuật! Tiểu không kiểm soát (són tiểu) là do quanh vùng niệu - sinh dục bị suy yếu, làm cho nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể tự nhiên, không theo mong muốn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh này, nay đã có phương pháp mới điều trị hiệu quả... Phương pháp điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Són tiểu

  1. Són tiểu Són tiểu là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Hiện ở Việt Nam đã có phương pháp mới điều trị căn bệnh khó chịu này: Chỉ mất 20 phút phẫu thuật! Tiểu không kiểm soát (són tiểu) là do quanh vùng niệu - sinh dục bị suy yếu, làm cho nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể tự nhiên, không theo mong muốn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh này, nay đã có phương pháp mới điều trị hiệu quả... Phương pháp điều trị mới: Đặt băng nâng niệu đạo Bệnh nhân T.T.H., 52 tuổi, bị tiểu són kéo dài 3 – 4 năm. Trước đây, mỗi khi vác nặng, khi ho mạnh hoặc khi cười lớn tiếng, bệnh nhân đều bị són nước tiểu rất khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng bất thường này chỉ xảy ra thỉnh thoảng nên bệnh nhân vẫn cố gắng chịu đựng. Nửa năm gần đây, són tiểu xảy ra thường xuyên hơn. Thậm chí khi thay đổi tư thế, khi lau nhà cũng gây són tiểu.
  2. Mức độ són tiểu ngày càng nhiều. Khi đi làm, bệnh nhân phải liên tục đặt và thay băng vệ sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân đã đến khám tại phân khoa Niệu và được các bác sĩ chẩn đoán “ tiểu không kiểm soát khi gắng sức”. Bà H. được mổ đặt băng nâng niệu đạo. Ngay sau mổ, khi ho rặn mạnh, bệnh nhân hoàn toàn không còn bị són tiểu. Phẫu thuật nhẹ nhàng, không đau. Bệnh nhân chỉ cần nằm 1 đêm ở bệnh viện để theo dõi. Hiện nay phương tiện điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng nhất là đặt băng nâng niệu đạo (TVT – Tension free Vaginal Tape). Bệnh nhân chỉ có 1 đường rạch nhỏ 1cm ở thành trước âm đạo. Các bác sĩ sẽ luồn dải băng propylene từ âm đạo ra phía sau xương mu, đi hai bên cạnh thành niệu đạo xuyên lên thành bụng trước. Sau đó, dải băng được điều chỉnh để treo niệu đạo lên nhưng không quá căng (tension free). Phẫu thuật này giúp nâng đỡ, làm vững chắc trở lại khung chậu. Phẫu thuật rất nhẹ nhàng, có thể thực hiện với gây tê tại chỗ. Thời gian mổ chỉ khoảng 20 phút. Thông niệu đạo thường được rút trong 24 - 48 giờ đầu và cho bệnh nhân tự đi tiểu. Bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Đây là phẫu thuật rất an toàn và hầu như không có biến chứng. Tại Việt Nam, loại phẫu thuật mới này chưa được phổ biến rộng rãi vì giá thành của dụng cụ còn đắt, đặt biệt là dải băng propylene, khoảng 400 USD. Són tiểu: Bệnh thường gặp ở phụ nữ
  3. Són tiểu được hiểu là khi nước tiểu thoát ra ngoài không kiểm soát. Són tiểu thường gặp khi cười to, át-xì, ho mạnh, khiêng vật nặng... Són tiểu cũng có thể xảy ra khi chơi thể thao: tennis, chạy bộ, chơi bóng chuyền, bóng rổ... Người đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần) mặc dù không uống nước nhiều cũng là một dạng són tiểu. Ngoài ra, tiểu gấp và khó nhịn tiểu hay đái dầm ở trẻ em cũng là những biểu hiện của căn bệnh. Són tiểu có thể xảy ra với mọi người, từ trẻ em đến người lớn, từ nam hay nữ. Đặc biệt, chứng bệnh này rất hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Sở dĩ như vậy là vì phụ nữ trải qua quá trình sinh nở và mãn kinh làm mềm nhão các cơ quanh vùng cơ quan niệu - sinh dục. Theo thống kê của hội Niệu khoa Úc, khoảng 30% phụ nữ Úc bị “tiểu không kiểm soát khi gắng sức”. Tỷ lệ này ở Hoa Kỳ lên đến gần 60%. Hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về bệnh này. Nhưng tại phòng khám Niệu và phòng khám Phụ khoa của Bệnh viện Đại học Y Dược, mỗi tuần ít nhất 5 bệnh nhân nữ đến khám vì triệu chứng tiểu són khi gắng sức này. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do hệ thống cân – cơ đáy chậu bị suy yếu, làm cho cổ bàng quang và đoạn niệu đạo sát cổ bàng quang di động quá mức. Tiểu không kiểm soát do gắng sức hoàn toàn cơ học do các vùng kiểm soát sự đi tiểu bị yếu đi. Đa số các trường hợp có thể chữa trị khỏi, có khi chỉ cần vài phương pháp tập luyện hoặc dùng thuốc chống són tiểu. Một khi hiện tượng này kéo dài, người ta thường áp dụng phẫu thuật. Trước đây, điều trị ngoại khoa chủ yếu là mổ mở để cố định lại vùng cổ bàng quang và niệu đạo. Bệnh nhân phải chịu một đường mổ rất lớn ở bụng vùng dưới rốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2