Tham khảo bài viết 'sông ngòi việt nam: sơ lược hệ thống sông đồng naiđồng nai là một hệ', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: SÔNG NGÒI VIỆT NAM: SƠ LƯỢC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAIĐồng Nai là một hệ
- SÔNG NGÒI VIỆT NAM: SƠ LƯỢC
HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Đồng Nai là một hệ thống có lượng nước phong phú, do lưu vực này ở
sườn đón gió mùa tây nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc, nên lượng mưa ở đây khá lớn có thể tới 2.300mm/ năm và
mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng trong năm: tháng V-X hay có khi là tháng
IV-X dương lịch. Tổng lượng dòng chảy của toàn hệ thống vào khoảng
hơn 43,1.109m3/năm, trong đó phần của sông Bé chiếm gần 1/4 và của
sông La Ngà hơn 1/8 tổng lượng chung. Lượng nước này lớn hơn nhiều
so với các hệ thống: Thái Bình, Mã, Cả ở phía bắc. Thể hiện cho lượng
- nước phong phú này, có thể biểu thị bằng các đại lượng đặc trưng:
môđul dòng chảy và hệ số dòng chảy. Môđul dòng chảy bình quân của
toàn hệ thống là 40,6l/s-km2 tức là lớn hơn môđul dòng chảy bình quân
của các sông phía nam hay trong cả nước. Lượng dòng chảy của sông
chính (Đa Dung) vào loại trung bình: 32,2l/s-km2, còn trong toàn hệ
thống, lượng nước đã được cung cấp chủ yếu từ các lưu vực phụ lưu:
sông Bé trên cao nguyên Mnông, sông La Ngà trên cao nguyên Di Linh.
Môđul dòng chảy của các sông này khá lớn: Bé: 45l/s-km2, La Ngà:
42,3 l/s-km2. Lượng dòng chảy của Đa Nhim trên cao nguyên Đà Lạt
nhỏ chỉ vào khoảng: 23,2 l/s-km2 và thấp nhất là trong hệ thống sông
Sài Gòn: 20l/s km2. Hệ số dòng chảy của toàn hệ thống khá lớn, vào
khoảng 0,56, tức là tương tự với trị số bình quân trong toàn quốc; trong
đó của vòng chính vào khoảng 0,54, của sông Bé khoảng 0,60, của La
Ngà khoảng 0,57, còn của Đa Nhim khoảng 0,44 và của sông Sài Gòn là
0,31... Do đó , hệ thống sông Đồng Nai có một nguồn nước phong phú
cung cấp cho đồng bằng Nam Bộ và Thuận Hải, nhất là trong những
năm tới.
Toàn hệ thống có chế độ nước chảy đơn giản trong mùa mưa thường có
dạng 2 đỉnh. Trong năm thủy văn chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn kế
tiếp nhau (trừ một vài trạm có chế độ nước khá phức tạp như: Dran,
Kađô trên Đa Nhim). Tại đây, ngoài mùa lũ chính thức còn một mùa lũ
- tiểu mãn ngắn ngủi. Đặc biệt một vài trạm lại có dạng 2 đỉnh trong một
mùa lũ như Đa Dung trên Đa Dung, Tân Uyên trên Đồng Nai, Cần Đăng
trên Bến Đá... Đặc điểm này là do tác dụng điều tiết tự nhiên của lưu
vực, nhất là vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng dầy. Cũng do tác dụng điều
tiết tự nhiên lớn, nên cường độ lũ của hệ thống sông Đồng Nai không
lớn lắm: lượng nước mùa lũ dao động trong khoảng 50,4 - 81,6% và
trung bình vào khoảng 68% tổng lượng nước cả năm. Trong khi đó, thời
đoạn lũ kéo dài chủ yếu là 5 tháng/năm, chỉ một bộ phận nhỏ có thời
đoạn lũ là 4 tháng/năm (lưu vực Đa Nhim). Do đó lượng nước bình quân
của mỗi tháng lũ chỉ vào khoảng 14% lượng nước cả năm. Lưu lượng
bình quân tháng đỉnh lũ các trạm là 22,6% cả năm.
Lưu lượng khoảng 14,2 - 32,8% và bình quân hệ thống dao động trong
lượng bình quân của các tháng nhỏ nhất trong mùa cạn khoảng 0,47 -
- 5,31% và trung bình là 2,74% lượng nước cả năm. Tỉ số đặc trưng chế
độ nước của hệ thống khoảng 8m2 (nhỏ hơn sông ngòi toàn quốc nhiều).
Như vậy, đặc trưng chế độ nước ở đây khá điển hình.
Thời gian lũ của hệ thống bắt đầu khá muộn so với mùa mưa. Một số nơi
có mùa lũ xảy ra trong các tháng VII-X dương lịch, hay có khi là các
tháng IX-XII dương lịch, còn nhìn chung là ở các tháng VII-XI dương
lịch. Mùa mưa ở đây xảy ra trong các thángV-X, như vậy mùa lũ chậm
đi 2-4 tháng so với mùa mưa. Đó cũng là tác dụng điều tiết của lưu vực.
Tháng đỉnh lũ có thể xảy ra trong các tháng VII hay XI dương lịch, song
chủ yếu là tháng X, và nhất là tháng IX dương lịch. Như vậy tháng đỉnh
lũ thường trùng với tháng có lượng mưa bình quân lớn nhất.
Dòng chảy nhiệt của hệ thống Đồng Nai cũng thuộc loại khá lớn. Đó là
điều kiện khí tượng thủy văn, đặc biệt là lượng nước phong phú và vĩ độ
địa lý. Tuy vậy, dòng chảy này có phần bị hạn chế do điều kiện địa hình,
rõ nhất là do cao độ. Độ cao bình quân của toàn lưu vực vào khoảng 750
m và nhiều phụ lưu, hay phần thượng lưu sông phát triển trên các cao
nguyên cao trung bình tới 1.000 - 1.500m. Lưu lượng dòng chảy nhiệt
bình quân nhiều năm vào khoảng: 37,907.106 kcal/s tương ứng với tổng
lượng dòng chảy này khoảng 195,2.1012 kcal/năm. Trong lượng dòng
chảy nhiệt, phần đóng góp của các phụ lưu rất khác nhau. Lớn nhất là
- lưu vực sông Bé, với lưu lượng bình quân nhiều năm là 7,452.106 kcal/s,
chiếm khoảng 19% tổng lượng chung. Còn nhỏ nhất là suối Cam Ly, với
lưu lượng bình quân là 0,189.106 kcal/s tương đương với khoảng 0,5%
tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực. Sự khác nhau giữa lượng dòng chảy
nhiệt, một phần là do chênh lệch về lượng dòng nước và mặt khác là
chênh lệch nhiệt độ. Nhiệt độ nước bình quân nhiều năm của Đồng Nai
tại Trị An là 27,7oC, còn của sông Bé tại Phước Hòa là 27,5oC, của rạch
Sanh Đôi tại Lộc Ninh là 27,3oC, của sông Bến Đá tại Cần Đăng là
26,9oC và của Đak Nông tại Đak Nông là 23,3oC. Sự phân hóa của
nhiệt lượng trong khu vực thể hiện khá rõ quy luật phi địa đổi theo chiều
thẳng đứng. Do đó môđul dòng chảy nhiệt cũng có sự phân hóa nhất
định. Môđul dòng chảy nhiệt của toàn hệ thống Đồng Nai là 1.124,6
kcal/s-km2, của sông Bé tại Phước Hòa là 1.237,5 kccal/s-km2, của Đak
Nông tại Đak Nông là 831,81 kcal/s-km2 và Cam Li tại Thanh Bình là
630 kcal/s-km2... Mùa nóng ở đây thường xuất hiện sớm; thời gian nóng
có thể xẩy ra trong các tháng II-IV hay IV-X, song thường là các tháng
III - IV hay III-VIII dương lịch. Tháng nóng nhất cũng xảy ra sớm,
thường là tháng IV hay có khi là tháng V dương lịch. Do đó, ở đây có sự
phân hóa giữa các mùa nhiệt thiên văn và mùa nhiệt thủy văn. Tuy
nhiên, biên độ dao động của mùa nhiệt không lớn lắm. Tỉ số đặc trưng
nhiệt chế trung bình toàn lưu vực vào khoảng 1,23, tức là nhỏ hơn tỉ số
đặc trưng chế độ nhiệt tới gần 7 lần. Một vài phụ lưu có tỉ số nhiệt chế
khá lớn như: Đak Nông tại Đak Nông là 1,32, Đồng Nai tại Trị An là
- 1,64... ngược lại một số phụ lưu khác lại có tỉ số này nhỏ hơn như Bến
Đá tại Cầu Đăng là 1,14, Sanh Đôi tại Lộc Ninh là 1,14, sông Bé tại
Phước Hòa là 1,19... Tỉ số thủy nhiệt bình quân toàn lưu vực khoảng
1,34, khá thuận lợi cho các quá trình địa lí cũng như trong sản xuất và
sinh hoạt. Một vài phụ lưu có tỉ số này nhỏ: Bến Đá tại Cầu Đăng là
0,45, Sanh Đôi tại Lộc Ninh là 0,47..., một vài phụ lưu khác lại có đại
lượng này lớn hơn: Cam Li tại Thanh Bình là 1,76, La Ngà tại Đại Ngãi
là 2,27...
Tóm lại, Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở nước ta, nhất là về mặt
dòng chảy. Chế độ nước và nhiệt đều thuộc loại đơn giản tuy mùa lũ có
bị điều tiết chậm lại so với mùa nóng. Nhìn chung trong lưu vực, các
dòng chảy đều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Từ lưu vực này có
thể cung cấp bớt nước cho các hệ thống sông khác.