intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

217
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết dengue lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khoảng 20 triệu người bị nhiễm virus dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Sốt dengue và sốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue

  1. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết dengue lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khoảng 20 triệu người bị nhiễm virus dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một loại bệnh dịch lưu hành. Sốt xuất huyết dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình hình mắc bệnh
  2. Trong vòng 10 năm gần đây bệnh SD/SXHD trở nên trầm trọng, có trên 100 nước ở châu Phi, châu Mỹ, vùng đông Địa Trung Hải, các nước Đông Nam Á và tây Thái Bình Dương đều báo cáo có bệnh này. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh. Dịch lớn SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3 - 5 năm. Năm 1998, trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao. SD/SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các nơi, miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, miền Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10. Ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao, lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%). Ở nước ta đã phân lập được cả 4 týp virus dengue gây bệnh. Vào những năm 1991 - 1995, týp gây bệnh chủ yếu là týp den 1 và den 2; năm 1997 - 1998 là týp den 3. Từ 1999 đến nay, týp den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là týp gây bệnh chính trong những năm tới. Tác nhân gây bệnh Virus dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi aedes đốt. Virus là loại RNA virus, có 4 týp huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 týp và
  3. có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng týp. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virus dengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào kuffer ở gan, tế bào monocyt ở máu ngoại biên. Nguồn bệnh và đường lây truyền Người bệnh là ổ chứa virus chính. Gần đây người ta phát hiện ở Malaysia có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virus dengue. Người bệnh nhiễm virus dengue bị muỗi aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể IgM kháng dengue tạm thời kéo dài 8 tuần, khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virus dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh. Kháng thể IgG kháng dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều năm hoặc suốt đời và có miễn dịch với týp dengue gây bệnh. Khi bị bệnh do một týp huyết thanh nào đó của virus dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với týp dengue đó, nhưng không có miễn dịch với các týp khác. Do đó, nhiễm virus dengue có thể bị mắc nhiều lần do týp huyết thanh khác gây bệnh. Nước ta có 2 loại muỗi aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedes
  4. albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu chích người lành, hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi, sau đó 8 - 10 ngày chích người lành có thể truyền bệnh. Người ta thấy muỗi bị nhiễm virus dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi, khoảng 174 ngày (5 - 6 tháng). Muỗi aedes đẻ trứng, sau đó sinh ra bọ gậy (lăng quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh... hoặc ở ngoài nhà như hốc cây có nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai... hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11 - 18 ngày, ở nhiệt độ 29 - 310C. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị bệnh cao. Hiện nay, người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi aedes cần thiết để duy trì virus dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên, trong một gia đình, chỉ một số ít muỗi cái aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh. Muỗi aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải, chai lọ, vỏ đồ hộp... Muỗi aedes không bay xa được (khoảng 400 m) nên sự di chuyển mang virus dengue đến nơi xa là do muỗi
  5. (mang virus), hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tàu hỏa, ô tô...) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác. Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần đến các vùng nông thôn. Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi aedes mang virus đốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng. Người ta ước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200 - 500 người bị nhiễm virus dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi aedes cao. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2