Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 1)
lượt xem 80
download
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue Định nghĩa: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 1)
- Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 1) I. ĐỊNH NGHĨA Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue Định nghĩa: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp. : Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
- Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. Sốt xuất huyết dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dịch tễ học bệnh dengue 1. Tình hình mắc bệnh Cũng theo TCYTTG (1998), trong vòng 10 năm gần đây, bệnh SD/SXHD trở nên trầm trọng, có trên 100 nước ở châu Phi, châu Mỹ, vùng Ðông Ðịa Trung Hải, các nước Ðông Nam á và Tây Thái Bình Dương đều báo cáo có bệnh này. Trong vòng 9 năm từ 1990 đến 1998, số trường hợp trung bình hằng năm mắc SD/SXHD khoảng 514.139.000 người. Bệnh SD/SXHD trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi vectơ truyền bệnh. Dịch lớn SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3-5 năm. Năm 1998, trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao (mắc: 234.920 người, tử vong 377) (số liệu của Viện VSDT). Bệnh SD/SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa các miền: miền Bắc: bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Miền
- Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10. ở miền Nam, nơi có bệnh lưu hành cao nên lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em (95%). Ở nước ta, đã phân lập được cả 4 típ virus Dengue gây bệnh. Vào những năm 1991-1995, típ gây bệnh chủ yếu là típ Den 1 và Den 2; năm 1997-1998 là típ Den 3. Từ 1999 đến nay, típ Den 4 gia tăng và có lẽ sẽ là típ gây bệnh chính trong những năm tới. 2. Tác nhân gây bệnh Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes đốt. Virus là loại ARN virus, có 4 típ huyết thanh, có những kháng nguyên rất giống nhau, có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ. Virus có ở trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên virus Dengue được tìm thấy ở đại thực bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào Kuffer ở gan, tế bào monocyt ở máu ngoại biên. 3. Nguồn bệnh và đường lây truyền Người bệnh là ổ chứa virus chính. Gân đây người ta phát hiện ở Malaysia có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virus Dengue. Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể lgM kháng Dengue tạm
- thời kéo dài 8 tuần và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh. Kháng thể lgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều năm hoặc suốt đời và có miễn dịch với típ Dengue gây bệnh. Khi bị bệnh do một típ huyết thanh nào đó của virus Dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với típ Dengue đó, nhưng không có miễn dịch với các típ khác. Do đó, nhiễm virus Dengue có thể bị mắc tới lần thứ 2 do típ huyết thanh khác gây bệnh. Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị. Muỗi Aedes albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máu người lành có thể truyền bệnh. Người ta thấy muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày (5-6 tháng). Muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh... hoặc ở ngoài nhà như hốc cây có nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai... hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31oC. Mật độ
- muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao. Hiện nay, người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aedes cần thiết để duy trì virus Dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch. Tuy nhiên, trong một gia đình, chỉ một số ít muỗi cái Aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh. Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưa muỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp... Muỗi Aedes không bay xa được (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay, tầu hỏa, ô tô...) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác. Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dần đến các vùng nông thôn. Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi Aedes mang virus đốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng. Người ta ước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500 người bị nhiễm virus Dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi Aedes cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue của Bộ y tế
38 p | 789 | 157
-
TỔNG QUAN SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
37 p | 252 | 54
-
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 2)
7 p | 208 | 43
-
Bệnh sốt dengue và sốt xuất huyết có gì khác biệt?
5 p | 239 | 42
-
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 3)
6 p | 160 | 30
-
XÉT NGHIỆM MAC-ELISA CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN
18 p | 484 | 30
-
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 4)
6 p | 182 | 24
-
Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
5 p | 217 | 24
-
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (Kỳ 5)
5 p | 134 | 20
-
Bài giảng Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue - TS.BS Hoàng Lan Phương
13 p | 155 | 14
-
Sự tương hợp giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với týp và nồng độ virút Dengue trong sốt xuất huyết Dengue trẻ em
6 p | 79 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết tổng hợp điều trị nhi: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
127 p | 13 | 5
-
Bài giảng Nhi khoa 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
102 p | 6 | 2
-
Khả năng tiên lượng nặng của siêu âm ở trẻ sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p | 7 | 2
-
Tỷ lệ lưu hành týp vi rút Dengue gây sốt xuất huyết tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức
4 p | 7 | 1
-
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của 195 bệnh nhân điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 354, năm 2021
4 p | 3 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm của véc tơ truyền bệnh sốt rét và sốt xuất huyết tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn