intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

155
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Điều trị bằng các thuốc hướng thần: - Các thuốc giải lo âu: dùng để điều trị dự phòng các trường hợp lo âu xuất hiện sớm do các tình huống stress gây ra. Với các phản ứng stress cấp, thuốc giải lo âu làm giảm cường độ và rút ngắn thời gian biểu hiện stress. Với các stress kéo dài thuốc giải lo âu làm giảm các triệu chứng do dó giúp cải thiện khả năng giao tiếp. - Các thuốc chống trầm cảm: dùng để điều trị dự phòng nhằm tránh các cơn stress tái phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 4)

  1. STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 4) 2. Điều trị bằng các thuốc hướng thần: - Các thuốc giải lo âu: dùng để điều trị dự phòng các trường hợp lo âu xuất hiện sớm do các tình huống stress gây ra. Với các phản ứng stress cấp, thuốc giải lo âu làm giảm cường độ và rút ngắn thời gian biểu hiện stress. Với các stress kéo dài thuốc giải lo âu làm giảm các triệu chứng do dó giúp cải thiện khả năng giao tiếp. - Các thuốc chống trầm cảm: dùng để điều trị dự phòng nhằm tránh các cơn stress tái phát dưới dạng gia tăng lo âu, còn được dùng để phòng ngừa một số phản ứng ám ảnh sợ của stress. Trong stress bệnh lý kéo dài xuất hiện trầm cảm rõ rệt, dùng thuốc chống trầm cảm ngay từ khi chúng vừa mới xuất hiện. - Các thuốc chẹn beta: điều trị dự phòng các cơn lo âu đến trước của stress, các thuốc chẹn beta có tác dụng làm giảm các triệu chứng thần kinh thực vật của tim, do đó tránh hay giảm một cách gián tiếp lo âu tâm thần.
  2. 3. Các thuốc đặc hiệu: Ví dụ các thuốc chống loét trong các chứng loét dạ dày do stress. 4. Các thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin: - Magnesium (Mg): lợi ích của Mg trong việc cân bằng hoạt động của các nơron đặc biệt trong hoạt động của các acid amin gây kích thích. - Calcium (Ca): tham gia vào các trao đổi ion khi co cơ và giãn cơ cũng như trong quá trình kiểm soát kích thích thần kinh cơ. - Các vitamin: đặc biệt là vitamin nhóm B tham gia vào các giai đoạn chuyển hoá năng lượng, vitamin C cũng giữ vai trò tổng hợp cortisol. Vitamin còn tăng khả năng sức đề kháng của cơ thể. 5. Glucocorticoid: Làm tăng khả năng đề kháng sinh lý của chủ thể đối với stress. IV. PHÒNG TRÁNH CÁC RỐI LOẠN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS VÀ CÁC TÁC HẠI CỦA NÓ 1. Môi trường và các hoạt động xã hội luôn luôn phát sinh ra những tình huống stress. Vì vậy cần cải thiện điều kiện cải thiện sinh hoạt và lao động. Cần loại trừ tác động của stress trường diễn, cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tập thể, cơ quan, giảm kích thích xấu trong đời sống hàng ngày.
  3. Lao động trí óc xen kẽ với lao động chân tay, phổ biến rộng rãi vệ sinh phòng bệnh tâm thần để các thành viên trong cộng đồng biết cách đảm bảo môi trường ít gây ra tình huống stress. 2. Vai trò của nhân cách rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các rối loạn liên quan đến stress. Stress có gây ra bệnh hay không phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách. Một nhân cách mạnh thì sang chấn tâm thần ác liệt đến đâu cũng mất tính gây bệnh, ngược lại một nhân cách yếu có thể bị bệnh dưới tác dụng của một sang chấn nhẹ. Vì vậy cần có biện pháp bồi dưỡng nhân cách, tuyên truyền giáo dục cho các bậc cha mẹ biết cách giáo dục con cái từ bé để hình thành một nhân cách vững mạnh có nhiều tính cách tốt như: chịu đựng gian khổ, kìm chế bản thân, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi mềm dẻo. 3. Bồi dưỡng cơ thể khoẻ mạnh để tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với stress. Vì vậy hàng ngày cần tập thể dục, thể thao, ăn uống điều độ, điều hoà hợp lý giữa lao động và giải trí... để luôn luôn khoẻ mạnh về thể chất và tâm thần. V. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NƯỚC TA 1. Những khó khăn và hạn chế: - Bệnh học tâm thần các RLLQS là rất phức tạp, triệu chứng học xen kẽ lẫn nhau và rất khó tách biệt.
  4. - Bệnh nhân có các RLLQS phần lớn ban đầu thường đến khám và điều trị tại các cơ sở lâm sàng các chuyên khoa khác, khi đến chuyên khoa tâm thần thì đã quá muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. - Các trắc nghiệm tâm thần và các liệu pháp tâm lý chưa được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở lâm sàng tâm thần học nước ta. - Kiến thức và kỹ năng áp dụng các liệu pháp tâm lý của các thầy thuốc chuyên khoa còn yếu kém. Vì vậy trong thực hành lâm sàng thường thích dùng thuốc, ngại sử dụng các liệu pháp tâm lý. - Điều tra dịch tễ các rối loạn có liên quan đến stress cũng gặp khó khăn vì tính cách người Việt Nam không muốn cởi mở những vấn đề nội tâm cho người khác, đặc biệt vấn đề về sức khoẻ tâm thần. 2. Những thuận lợi bước đầu: - Mạng lưới ngành tâm thần phát triển rộng khắp trong cả nước, đội ngũ làm công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. - Việc tiếp cận và giao lưu với các nhà khoa học trên thế giới và việc áp dụng bảng phân loại quốc tế ICD.10 thông qua các cuộc hội thảo, trao đổi chuyên môn, tài liệu và giảng dạy đã nâng cao dần nhận thức về bệnh học tâm thần, về kỹ năng áp dụng các trắc nghiệm tâm lý.
  5. - Những kết quả nghiên cứu bước đầu về sơ kết lâm sàng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, về điều trị đã mở ta những triển vọng mới cho sự phát triển lĩnh vực phức tạp này ở nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2