Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
STRESS VÀ TĂNG HUYẾT ÁP<br />
Trần Kim Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Stress là một.trong những tác nhân có hại cho huyết áp, đặc biệt đối với người mắc bệnh tăng<br />
huyết áp (THA). Tỉ lệ ngưòi bị stress ngày càng cao, tỉ lệ người bệnh THA ngày càng tăng nhưng chưa có công<br />
bố nào trong nước đánh giá tình trạng stress ở người THA.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress ở bệnh nhân THA nước ta.<br />
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 414 bệnh nhân khám tại phòng<br />
khám tim Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010 – 8/2011. Dùng thang đánh giá<br />
stress PSS-10.<br />
Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có điểm stress bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%,<br />
4,8%, 0,2%. Không khác biệt giữa các mức độ stress theo giới tính, nguồn cư trú, học vấn, việc làm, tài chánh,<br />
mức độ và biến chứng tăng huyết áp. Điểm stress giảm dần theo tuổi. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rõ đến<br />
stress.<br />
Kết luận: Cần phổ biến cho bệnh nhân THA tác hại sức khoẻ của stress cũng như cách ứng phó với stress để<br />
giảm thiểu tình trạng này.<br />
Từ khóa: Stress, tăng huyết áp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STRESS AND HYPERTENSION<br />
Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 186 - 193<br />
Background: Stress is one of harmful factors of blood pressure, especially in hypertensives. Stress prevalence<br />
is greater, hypertension prevalence is higher but none of issue of stress among the Vietnamese hypertensives is<br />
found.<br />
Objectives: To investigate the state of stress in Vietnamese hypertensive individuals.<br />
Methods: A cross – sectional survey was carried out out during March 2010 – August 2011 to investigate<br />
414 patients with hypertension by using PSS-10.<br />
Results: The prevalence of stress in normal, mild, moderate and severe level was 73.2%, 21.7%, 4.8%,<br />
0.2%, respectively.There were no differencies between stress level with gender, accommodation, educational<br />
attainment, employment, finance, hypertension level or complications. The higher the age, the less the score.<br />
Stress was affected significantly by marital status.<br />
Conclusion: It is nesessary to disseminate stress impact on health to hypertensive patients as well as<br />
strategies for coping with stress to minimize this setting.<br />
Keywords: Stress, hypertension.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ lâu stress đã được xem là yếu tố nguy cơ,<br />
yếu tố thúc đẩy của tăng huyết áp (THA) với cơ<br />
* Bộ môn nội Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang<br />
<br />
186<br />
<br />
chế bệnh sinh biết rõ. Nhưng stress cũng là một<br />
phần tất yếu không thể không gặp và ngày càng<br />
phổ biến, trở thành một vấn đề quan trọng trong<br />
cuộc sống, nhất là với nhịp sống, cách sống hiện<br />
<br />
ĐT: 0989694263<br />
<br />
Email: bskimtrang@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
tại ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở<br />
nước ta, còn quá ít những nghiên cứu về mối<br />
liên quan của stress với THA. Do đó, nghiên<br />
cứu này mong muốn góp thêm phần nào vào<br />
bức tranh tổng thể của stress và THA những chi<br />
tiết mà từ đó người bệnh THA càng thấy mức<br />
nguy hiểm của stress để tìm đến những biện<br />
pháp giảm stress, cũng như góp thêm một cái<br />
nhìn vào khía cạnh y xã hội.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát tình trạng stress ở bệnh nhân tăng<br />
huyết áp.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.<br />
<br />
Nơi thực hiện<br />
Phòng khám tim mạch BV ĐHYD TPHCM.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lực, lú lẫn…).<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Người thực hiện nghiên cứu chính là bác sĩ<br />
điều trị của bệnh nhân, khám và làm các xét<br />
nghiệm xác định mức độ, giai đọan, biến chứng<br />
của THA; hỏi tiền căn bệnh mạn tính đi kèm; hỏi<br />
bộ câu hỏi PSS 10(4) và điền các dữ liệu vào bảng<br />
thu thập số liệu.<br />
<br />
Liệt kê và định nghĩa biến số<br />
Tuổi: biến định tính 6 giá trị (18-24, 25 – 34,<br />
35 – 44, 45-54, 55 – 64, >65 tuổi).<br />
Giới: biến định tính nhị giá (nam & nữ).<br />
Nơi sống: biến định tính nhị giá (nông<br />
thôn/thành thị).<br />
Tình trạng hôn nhân: biến định tính 5 giá trị<br />
(độc thân/ ly dị/ ly thân/ góa/ đủ đôi).<br />
Tình trạng việc làm: biến định tính 3 giá trị<br />
(lao động: chân tay/ trí óc/ mất sức).<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tình trạng tài chánh: biến định tính 3 giá trị<br />
theo tự đánh giá của bệnh nhân (nghèo khó/ đủ<br />
ăn/ khá giả).<br />
<br />
Bệnh nhân tăng huyết áp chưa hoặc đang<br />
điều trị.<br />
<br />
Trình độ học vấn: biến định tính 4 giá trị<br />
(tiểu học/ trung học/ đại học/ sau đại học).<br />
<br />
Cở mẫu<br />
<br />
Tăng huyết áp: biến định tính nhị giá (2 mức<br />
độ I và II theo JNC VII).<br />
<br />
Tháng 3/2010 – 8/2011.<br />
<br />
Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành của 1<br />
quần thể: N= Z21- α/2 P(1-P)/d2.<br />
N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên người tăng HA =<br />
288.<br />
α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z1- α/2 = Z0,975:<br />
trị số từ phân phối chuẩn = 1,96.<br />
d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước<br />
lượng) = 0,05.<br />
p: 25% (Hội nghị "Triển khai kế hoạch phòng chống THA<br />
năm 2011": Qua điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch<br />
quốc gia tại 8 tỉnh thành thì tỷ lệ THA của những người ≥<br />
25 tuổi là 25,1%).<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Liên tiếp.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lọai trừ<br />
BN > 75 tuổi, không khả năng giao tiếp<br />
chính xác (người Hoa, Campuchia, giảm thính<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Biến chứng THA: biến định tính nhị giá (có<br />
và không tai biến mạch não, biến chứng tim: suy<br />
tim, dày thất, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ<br />
tim, nhồi máu cơ tim).<br />
Stress theo PSS 10 của S. Cohen: biến định<br />
lượng sau đó mã hóa thành biến định tính<br />
(không stress 0-