intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 2)

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

115
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp, khi nào cần dùng thuốc? Gần đây tôi mới phát hiện ra mình bị tăng huyết áp. Có người khuyên phải dùng thuốc nhưng lại có người bảo chưa nên dùng thuốc vội. Vậy đối với người mới mắc bệnh như tôi thì khi nào mới phải dùng đến thuốc? Nguyễn Thu Hằng (Hải Dương) Đối với bệnh tăng huyết áp chỉ dùng đến thuốc để kiểm soát khi đã thực hiện các biện pháp không dùng thuốc: bỏ hút thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn, tránh stress, giảm cân và tập thể dục... không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 2)

  1. Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 2) Tăng huyết áp, khi nào cần dùng thuốc? Gần đây tôi mới phát hiện ra mình bị tăng huyết áp. Có người khuyên phải dùng thuốc nhưng lại có người bảo chưa nên dùng thuốc vội. Vậy đối với người mới mắc bệnh như tôi thì khi nào mới phải dùng đến thuốc? Nguyễn Thu Hằng (Hải Dương) Đối với bệnh tăng huyết áp chỉ dùng đến thuốc để kiểm soát khi đã thực hiện các biện pháp không dùng thuốc: bỏ hút thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn, tránh stress, giảm cân và tập thể dục... không có hiệu quả (huyết áp của bạn vẫn không giảm). Dựa trên tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Khi phải điều trị bằng thuốc, bạn cần chú ý: cần dùng thuốc liên tục, lâu dài nên bạn cần có sự hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị một cách chặt chẽ, không được tự ý bỏ thuốc hay thay đổi thuốc. Nếu có điều kiện tốt nhất nên dùng các thuốc có tác dụng kéo dài để hàng ngày bạn phải uống thuốc ít lần hơn, giúp bạn tránh quên uống thuốc và giảm thiểu sự biến thiên của huyết áp. Vì vậy thuốc có khả năng bảo vệ bạn tốt hơn đối với các biến chứng tim mạch cũng như sự tổn thương của các cơ quan đích. Uống esomeprazole kéo dài có độc không?
  2. Tôi 36 tuổi, thời gian vừa qua xuất hiện nóng rát vùng thượng vị, ợ chua. Đi khám được chẩn đoán loét hang vị dạ dày. Bác sĩ kê đơn thuốc trong đó có thuốc esomeprazole 40mg dùng liên tục trong 8 tuần. Tôi xin hỏi dùng thuốc kéo dài như vậy có ảnh hưởng gì không? Nguyễn Xuân Nguyên (Hải Dương) Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng. Sự bài tiết HCl ở dạ dày là do tế bào viền đảm nhận, cơ chế tiết khá phức tạp và ở công đoạn cuối cùng phải có sự tham gia của enzym H+K+ ATPase (còn gọi là bơm proton) nằm ở màng tế bào viền để vận chuyển HCl đã được bài tiết ở trong lòng tế bào viền ra bên ngoài đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị. Do đó trong các trường hợp loét dạ dày có sự tăng tiết dịch vị thì người ta thường sử dụng các thuốc ức chế bơm proton này. Các thuốc có tác dụng bất hoạt enzym bằng cách gắn với enzym tạo nên phức hợp không còn hoạt tính vận chuyển ion H+, và được gọi là thuốc ức chế bơm proton. Esomeprazole gắn kết không hồi phục với men H+, K+-ATPase trong bơm proton nên thuốc làm giảm sự tiết acid vào dạ dày và làm thay đổi pH dạ dày. Thức ăn làm giảm sự hấp thu của thuốc, do vậy phải dùng thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn.
  3. Esomeprazole được chỉ định điều trị trong các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản có hoặc không có viêm thực quản kèm theo, sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng. Thuốc không được dùng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn chất benzimidazole. Không được dùng thuốc cho người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú. Nói chung, dùng thuốc không có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên nếu dùng liều cao, kéo dài cần chú ý các tác dụng không mong muốn sau: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, táo bón; viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hoá; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu; tăng men gan, viêm gan có hoặc không vàng da, suy gan. Chú ý khi sử dụng selen sulfid trị gàu Selen sulfid có tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào biểu bì và các biểu mô nang lông, do đó làm giảm sinh sản tế bào sừng. Thuốc cũng có hoạt tính trên một số loại nấm da kể cả Pityrosporum orbiculare là Hình ảnh gàu trên da đầu. nấm gây lang ben. Thuốc có độc tính rất cao nên chỉ được bào chế dùng bôi tại chỗ (không có dạng uống) điều trị lang ben, viêm da dầu ở da đầu và điều trị gàu. Sau khi dùng tại chỗ, selen sulfid chỉ được hấp thu dưới dạng vết qua da lành. Không dùng thuốc vào chỗ da bị xây xước
  4. hoặc vào các vùng bị viêm cấp tính hoặc có xuất tiết hoặc dùng trên diện tích rộng vì sự hấp thu của thuốc vào cơ thể tăng lên và có thể gây độc. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể xảy ra các hiện tượng: kích ứng da, đôi khi tăng rụng tóc; biến màu tóc (có thể tránh hoặc giảm thiểu bằng cách gội đầu thật kỹ sau điều trị). Có thể xảy ra nhờn hoặc khô tóc và da đầu. Nếu có dị ứng phải ngừng thuốc ngay. Tránh thuốc tiếp xúc vào mắt hoặc với vùng sinh dục và các chỗ da có nếp gấp vì có thể gây kích ứng và nóng bừng, khi xảy ra cần rửa kỹ bằng nước. Trẻ em dưới 5 tuổi không được dùng. Thức ăn có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc? Tôi đi khám bệnh, trong đơn thuốc có rất nhiều thuốc nhưng bác sĩ chỉ ghi số lần dùng thuốc trong ngày. Ví dụ uống ngày 2 lần sáng và tối. Như vậy giờ uống thuốc thường sẽ trùng vào hai bữa ăn sáng và tối. Vậy xin hỏi thức ăn có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc? Nguyễn Văn Bản(Hà Nội) Có thể khẳng định rằng thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc: làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc điều trị. Vì vậy đối với những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu như các thuốc: viên bao tan trong ruột, các thuốc kém bền vững trong môi trường acid (erythromycin) cần phải uống xa bữa ăn (khoảng1 giờ trước khi ăn hoặc sau ăn 1-2 giờ). Những thuốc thức ăn làm tăng sự thu (các vitamin, muối khoáng...) thì nên uống vào bữa ăn.
  5. Tùy từng thuốc để lựa chọn thời điểm uống thuốc cho phù hợp. Điều này không chỉ có vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả chữa bệnh của thuốc mà đôi khi còn làm giảm tác dụng phụ do thuốc gây ra. Bác nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ (nơi bác mua thuốc) về thời điểm cụ thể uống thuốc cho từng loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Chữa nhức đầu khi mang thai, thuốc gì? Từ ngày bắt đầu mang thai tôi thường xuyên bị đau đầu mặc dù trước khi có thai tôi rất ít khi bị đau đầu. Xin hỏi tôi bị đau đầu do nguyên nhân gì, có phải do thiếu máu không, có thuốc nào chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ mang thai không? Trịnh Thu Huyền (Bắc Giang) Đau đầu do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tình trạng thai nghén cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu, nhất là trong thời kỳ ốm nghén. Đúng như bạn nêu thiếu máu cũng có thể gây đau đầu nhưng thường xảy ra ở những người có thai ở những tháng cuối khi thai đã lớn. Bạn không nói rõ thai bao nhiêu tuần, ngoài triệu chứng đau đầu còn triệu chứng gì khác không? Theo tôi, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào khi có thai, nhất là 3 tháng đầu, trừ trường hợp thật cần thiết. Bạn nên khám bệnh ở cơ sở chuyên khoa thần kinh xem đau đầu có nguyên nhân gì. Nếu không có gì đặc biệt và thai đang ở 3 tháng đầu, thì bạn không nên dùng thuốc gì cả, nếu thai sau 3 tháng, đau đầu không thể chịu được bạn có thể dùng một số thuốc như: magie B6, sibelium uống vào buổi tối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2