Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 2)
lượt xem 15
download
Vừa rồi tôi đi nội soi dạ dày tá tràng, trước khi tiến hành soi bác sĩ có chỉ định xịt thuốc tê, tuy nhiên sau khi xịt vài phút tôi thấy người choáng váng, mạch đập nhanh, nóng bừng mặt, sau đó đã được bác sĩ xử trí kịp thời.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 2)
- Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 2): Choáng váng khi gây tê, vì sao? Vừa rồi tôi đi nội soi dạ dày tá tràng, trước khi tiến hành soi bác sĩ có chỉ định xịt thuốc tê, tuy nhiên sau khi xịt vài phút tôi thấy người choáng váng, mạch đập nhanh, nóng bừng mặt, sau đó đã được bác sĩ xử trí kịp thời. Trước đây, khi xịt thuốc gây tê để khâu vết thương, tôi đã bị tình trạng như vậy. Xin hỏi tại sao có hiện tượng này? Tôi xin cảm ơn! Nguyễn Thành Vũ (Hà Nội)
- Thuốc gây tê là thuốc có khả năng ức chế có hồi phục sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác cảm giác đau, nóng, lạnh...) của một vùng cơ thể nơi đưa thuốc; sử dụng liều cao thuốc ức chế cả chức năng vận động. Cho đến nay, có nhiều hóa chất được dùng làm thuốc gây tê tại chỗ sử dụng trên lâm sàng. Thuốc gây tê tại chỗ dùng để giảm đau, hạ nhiệt, giảm xúc giác và trương lực cơ xương. Ở liều thấp, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau mà không làm mất các cảm giác khác; ở liều điều trị và liều cao ngoài giảm đau thuốc còn có các tác dụng làm mất các cảm giác khác, ức chế dẫn truyền vận động và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp. Hiện có hai nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất Nhóm thuốc gây tê có cấu trúc Este: Điển hình là procain (novocain), Nhóm thuốc này ít có tác dụng gây tê bề mặt do ít thấm qua niêm mạc, chủ yếu dùng gây tê sâu, gây tê tiêm thấm và thường phải phối hợp với chất co mạch để kéo dài tác dụng gây tê. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm dẫn truyền thần kinh cơ, liều cao gây liệt cơ; làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Do đó khi dùng thuốc cần lưu ý, thuốc có thể gây hạ huyết áp đột ngột, nhức đầu, chuột rút, co giật, dị ứng thuốc. Nhóm thuốc gây tê có cấu trúc amit: Điển hình là lidocain. Lidocain gây giãn mạch nơi tiêm, nên thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc. Thuốc vừa có tác dụng gây tê bề mặt, vừa có tác dụng khi gây tê sâu. Tác dụng
- nhanh, mạnh và kéo dài hơn novocain, ngoài ra còn có tác dụng chống loạn nhịp tim. Tuy nhiên khi dùng tại chỗ thuốc có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, sốc phản vệ; khi dùng chống loạn nhịp có thể gây hạ huyết áp, co giật, chậm nhịp tim; quá liều gây trụy tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp gây tử vong.
- Thuốc chữa bệnh lao có gây hại cho gan? Mẹ tôi năm nay 56 tuổi, đang điều trị lao 4 tháng nay, thời gian gần đây xuất hiện ăn kém, đau tức vùng dưới sườn phải, đi tiểu nước tiểu vàng; tới khám bác sĩ được chẩn đoán viêm gan do thuốc chống lao. Tôi xin hỏi trong số các thuốc chống lao hiện nay, có những loại thuốc nào có khả năng gây độc cho gan? Tôi xin cảm ơn! Đào Văn Thủy(Đà Bắc - Hòa Bình) Có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc. Có những mối liên quan không chỉ do tương tác thuốc với thuốc mà còn do thuốc với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Những bệnh nhân có bệnh gan mạn tính sẵn dễ bị ngộ độc thuốc hơn bệnh nhân gan bình thường. Trong số các thuốc chống lao, có 3 thuốc được quan tâm nhiều nhất vì có khả năng gây ra độc tính với gan, đó là isoniazid, rifampicin, pyrazinamid. Isoniazid có tác dụng tốt với mọi dạng lao cả trong và ngoài phổi, cả thể cấp và thể mạn là thuốc được sử dụng không thể thiếu trong phác đồ điều trị lao hiện nay. Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn của thuốc lại khá nhiều. Thuốc có thể gây viêm gan, hoại tử tế bào gan, tăng men gan. Độc tính với gan tăng lên nhiều nếu bệnh nhân dùng đồng thời isoniazid với các thuốc gây độc với gan như rifampicin, pyrazinamid hoặc uống rượu. Để hạn chế độc tính với gan cần dùng kèm với thuốc bảo vệ gan trong thời gian điều trị và theo dõi định kỳ các loại men gan (AST, ALT). Ngoài độc tính trên gan, thuốc còn gây viêm dây thần kinh ngoại
- biên, rối loạn tâm thần thể hưng cảm, thiếu máu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, các phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hoá... Rifampicin có tác dụng tốt với vi khuẩn lao và khả năng xảy ra kháng thuốc là thấp, nên thường được sử dụng trong phác đồ điều trị lao kháng thuốc. Tuy nhiên thuốc có khả năng gây độc cho gan lớn, nhất là người có tiền sử bệnh gan, người nghiện rượu, cao tuổi hay khi phối hợp với với INH. Bên cạnh đó thuốc có các tác dụng không mong muốn khác như buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi, ban da, thiếu máu, giảm tiểu cầu. Pyrazinamid có tác dụng với mọi thể lao nhưng tốt nhất là các vi khuẩn lao trong các đại thực bào vì thuốc thấm tốt vào nội bào. Thuốc có khả năng gây độc cấp tính với gan, nhất là ở những người có tiền sử viêm gan hoặc dùng chung với các thuốc khác có khả năng gây độc cho gan.
- Uống thuốc kháng sinh sao cho hiệu quả? Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thì kháng sinh là một trong những thuốc bắt buộc phải dùng. Cần lưu ý rằng ngoài kỹ thuật bào chế thì cách uống thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc. Vậy để phát huy tối đa tác dụng của thuốc cần lưu ý: Lượng nước dùng để uống thuốc: Phải đủ lớn (khoảng 200-250ml nước) để thuốc trôi nhanh xuống dạ dày mà không bị mắc lại ở thực quản. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội. Điều này còn quan trọng hơn đối với các kháng sinh có độ tan thấp. Ví dụ: amoxicilin nếu uống 1 viên có hàm lượng 500mg với 250ml nước thì tác dụng của thuốc sẽ gấp đôi so với uống lượng kháng sinh này với 25ml nước. Ảnh hưởng của bữa ăn: Đối với các thuốc kháng sinh kém bền vững trong môi trường acid như nhóm beta-lactamin (amoxicilin, ticarcilin), nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin, spiramycin) hoặc các thuốc kháng sinh bị thức ăn làm giảm hấp thu (tetracyclin, lincomycin) nên uống xa các bữa ăn khoảng 1 giờ. Nếu uống các thuốc này trong bữa ăn sẽ làm cho thời gian lưu lại của thuốc ở dạ dày lâu hơn, thuốc sẽ bị dịch vị acid của dạ dày phân huỷ làm cho thuốc kém hoặc mất tác dụng. Tuy nhiên đối với các kháng sinh không bị thức ăn cản trở hấp thu như nhóm fluoroquinolon, doxycylin lại nên uống trong bữa ăn để lợi dụng bữa ăn làm giảm các tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, loét) trên hệ tiêu hoá.
- Ảnh hưởng của các thuốc dùng kèm: Các chất có đặc tính bao phủ niêm mạc (smecta, kaolin) hoặc các chất có khả năng hấp phụ (than hoạt) hoặc các ion kim loại hoá trị cao (sắt II, sắt III, can-xi...) có khả năng tạo phức với kháng sinh đều làm giảm sinh khả dụng của thuốc kháng sinh. Vì vậy cần tránh kê đơn trong những phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phải kê đơn (điều trị viêm loét dạ dày hoặc điều trị tiêu chảy ở trẻ em) nên uống thuốc kháng sinh cách các thuốc điều trị phối hợp ít nhất 2 giờ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
7 p | 160 | 28
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
9 p | 133 | 24
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
10 p | 132 | 22
-
Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 1
11 p | 172 | 20
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
9 p | 153 | 20
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Phần 1)
9 p | 149 | 19
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
8 p | 130 | 19
-
Hỏi đáp về thuốc bổ
5 p | 190 | 16
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 110 | 16
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 1)
8 p | 116 | 14
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 2)
6 p | 114 | 13
-
Giải đáp thắc mắc về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
14 p | 103 | 12
-
Giảm cân bằng thuốc
4 p | 125 | 6
-
Điều cần biết sau phẫu thuật tim
5 p | 102 | 5
-
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc ngủ
5 p | 72 | 5
-
Hỏi đáp về thuốc giảm đau chứa acetaminophen
3 p | 75 | 4
-
Thuốc ngủ và mất ngủ
8 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn