intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 1

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

173
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh Eczema và cách điều trị Hỏi:Em bị bệnh Eczema hơn một năm nay, đã đi chữa nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Em xin hỏi nếu chữa bằng thuốc tây có khỏi được không? Ở Hà Nội thì chỗ nào chữa có kết quả tốt nhất và triệu chứng của bệnh này như thế nào? (Nguyễn Xuân Quyết) Đáp:Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát. Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 1

  1. Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 1: Bệnh Eczema và cách điều trị Hỏi:Em bị bệnh Eczema hơn một năm nay, đã đi chữa nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Em xin hỏi nếu chữa bằng thuốc tây có khỏi được không? Ở Hà Nội thì chỗ nào chữa có kết quả tốt nhất và triệu chứng của bệnh này như thế nào? (Nguyễn Xuân Quyết) Đáp:Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát. Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày. Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:
  2. - Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin - uống một đợt 7-10 ngày). - Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%. - Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid. - Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm- Neomyein. - Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic. Ở Hà Nội bạn có thể đi khám và chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu (BV Bạch Mai).
  3. Thuốc đặc trị bệnh chàm? Tôi năm nay 30 tuôị tôi bị bệnh chàm, hay gọi là eczema..Vậy tôi xin hỏi có thuốc đặc trị không? Vì tôi đã bị mấy năm rồi, uống nhiều thuốc mà không khỏi. (trần thu trang) (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) Trả lời: Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát. Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.
  4. Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm trùng ác tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài 1-2 năm. Điều trị bệnh eczema còn là một vấn đề khó khăn. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh penicilin, ampixyclin... và bôi các dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian... Khi tắm rửa, cần tránh dùng các chất gây kích thích như xà phòng giặt, chanh... Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước để tắm. Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenargan, sirô théralèn, chlorpheniramin... sử dụng theo chỉ dẫn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid như flucina, cidermex... có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là: - Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu
  5. có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin - uống một đợt 7-10 ngày). - Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%. - Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid. - Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm- Neomyein. - Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic. Ở Hà Nội bạn có thể đi khám và chữa bệnh tại Viện Da liễu Trung Ương để bệnh sớm khỏi hoàn toàn.
  6. Chữa khỏi tận gốc bệnh Hắc lào Thưa bác sĩ năm nay tôi 20 tuổi, tôi đã bị hắc lào 2 năm nay rồi. Tôi có dùng một số các loại thuốc bôi ngoài da thì Tôi muốn hỏi là làm cách nào để chữa bệnh này tận gốc không? Và nếu mà chữa tận gốc thì có mất đi vùng bị thâm do hắc lào để lại không? Tôi bị hắc lào lúc đầu ở bên phải hông sau đó nó chạy xuống bẹn, ở hông thì không thấy xuất hiện ngứa trở lại nữa còn ở bẹn thì nó cứ được một thời gian rồi lại bị lại. (nguyễn ngọc sơn) Trả lời: Biểu hiện của bệnh hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ ngày càng lan rộng. Ngoài vùng da bị nhiễm ban đầu sẽ từ từ lây lan ra toàn thân và kèm theo nhiều triệu chứng rất khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, có khi bị bội nhiễm, bị nhiễm trùng ngoài da, dẫn tới tình trạng viêm da bội nhiễm do vi nấm.
  7. Điều quan trọng nhất vẫn là ngăn ngừa bệnh không xảy ra và tránh tái phát. Thứ nhất, không dùng khăn tắm, khăn mặt hay quần áo ướt. Về thuốc thì các loại thuốc kháng nấm thông thường và ít có tác dụng phụ hiện nay như ketoconazol hoặc là bôi tại chỗ hoặc dùng đường uống toàn thân kháng nấm. Để điều trị hiệu quả, tránh bộc phát và lây lan, vấn đề phòng ngừa và giữ vệ sinh da vẫn là quan trọng hàng đầu. Thuốc bôi cần thoa ngày 2 lần ở những vùng da bị bệnh. Yêu cầu cơ bản là giữ cho vùng da đó không bị ẩm ứơt. Đối với các loại thuốc kháng nấm thì điều cơ bản là không được dùng rượu bia trong thời gian dùng thuốc. Bạn phải cần đến sự chẩn đoán xác định bệnh của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ cho đơn thuốc điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Khi bệnh nhân tự đoán bệnh và tìm thuốc chữa trị có khi không chính xác, không đúng bệnh thì việc điều trị không kết quả. Chẳng cần thuốc gì hết để điều trị hết vết thâm vùng da bị tổn thương do hắc lào. Bạn có thểlấy búp ổi non sát vào ngày nhiều lần là khỏi, búp hồng xiêm cũng được.
  8. Xuất huyết não và khả năng hồi phục Thưa bác sĩ, Mẹ em bị bệnh xuất huyết não, nằm viện cách đây 2 tuần trong tình trạng hôn mê, nhưng hiện nay đã tỉnh và có thể nói chuyện được. Vậy mẹ em có khả năng đi lại được không? Mẹ em năm nay 69 tuổi. Em xin chân thành cảm ơn! (Duong Suong) Trả lời: Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc… Đột quỵ thường để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Hai di chứng quan trọng hay gặp nhất ở người đột quỵ là liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh thường để lại hậu quả nặng nề như cấm khẩu, liệt nửa người, rối loạn thị lực. Trong phần lớn các ca, sự hồi phục rất hạn chế. - Liệt vận động chỉ gặp ở một bên thân người nên gọi là liệt nửa người.
  9. - Rối loạn ngôn ngữ: thường là không thể nói được, hoặc nói khó. Khả năng phục hồi sau đột quỵ tùy thuộc vào mức độ thương tổn của thần kinh. Nếu vùng não thương tổn lớn khả năng phục hồi rất kém, nếu vùng não bị thương tổn là ít thì khả năng phục hồi sẽ cao. Hiện nay, vấn đề điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sau đột quỵ còn là một vấn đề khó khăn do đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc. Tại các cơ sở y tế hiện nay việc thu dung điều trị và PHCN cho người bệnh sau đột quỵ cũng không được nhiều, chủ yếu còn phải dựa vào gia đình và cộng đồng. Người bệnh nếu được điều trị và phục hồi chức năng sớm, khoa học và chuyên sâu sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, khả năng tai biến lần sau cũng sẽ bị hạn chế đi.
  10. Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường. Đối với giai đoạn này, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thần thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa canxi có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và nâng cao khả năng phục hồi sau đột quỵ. Các chuyên gia thuộc khoa Thần kinh tại Đại học California (Mỹ) cho biết tỷ lệ canxi liên quan chặt chẽ tới mức độ nặng hay nhẹ của cơn đột quỵ và khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi xuất viện.
  11. Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân có hàm lượng canxi trong máu cao tại thời điểm bị đột quỵ thì mức độ nguy hiểm của cơn đột quỵ chỉ bằng 1/3 so với những bệnh nhân khi bị đột quỵ có tỷ lệ canxi trong máu thấp. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng về cách thức vệ sinh, chế độ ăn uống... Bệnh nhân phải cai rượu, thuốc lá, tăng cường mức độ luyện tập và hoạt động, uống thuốc đúng theo toa và tái khám đúng theo lời dặn của bác sĩ, tránh những yếu tố có thể xảy ra stress tâm lý, nóng, lạnh đột ngột nhằm tránh bệnh tái phát. Chúc bạn và gia đình sức khỏe! (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2