Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 2
lượt xem 30
download
Bệnh run tay do đâu? Hơn 1 năm qua tôi bị chứng run tay. Một số người thân trong gia đình tôi cũng bị. Xin giải thích nguyên nhân và liệu tôi nên uống loại vitamin hay khoáng chất nào để giảm nhẹ hiện tượng này? Trả lời: Bạn đang mang 1 chứng bệnh được gọi là run vô căn - không kiểm soát được sự rung lắc do sự rối loạn đường truyền giữa não bộ và các dây thần kinh. Những bệnh nhân thường nghĩ rằng các cơ tay/chân của mình có vấn đề nhưng thực tế thì lại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 2
- Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 2: Bệnh run tay do đâu? Hơn 1 năm qua tôi bị chứng run tay. Một số người thân trong gia đình tôi cũng bị. Xin giải thích nguyên nhân và liệu tôi nên uống loại vitamin hay khoáng chất nào để giảm nhẹ hiện tượng này? Trả lời: Bạn đang mang 1 chứng bệnh được gọi là run vô căn - không kiểm soát được sự rung lắc do sự rối loạn đường truyền giữa não bộ và các dây thần kinh. Những bệnh nhân thường nghĩ rằng các cơ tay/chân của mình có vấn đề nhưng thực tế thì lại là do não bộ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng run tay hiện chưa được biết, mặc dù các nhà khoa học cho rằng đó là do vùng tiểu não - một mùng kiểm soát các cơ bắp - làm việc kém hiệu quả. Khoảng 50% trường hợp là di truyền (giống như trường hợp của bạn).
- Trong khi ở bạn, hiện tượng run chỉ xảy ra ở tay thì một số người, chân và đầu lại bị run và lắc. Bất cứ khi nào tôi thông báo với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, họ đều tỏ ra vô cùng sợ hãi vì nghĩ đó là dấu hiệu của một căn bệnh đáng sợ như Parkinson. Và trong hầu hết các trường hợp run đều không phải là biểu hiện của một bệnh nghiêm trọng liên quan tới thần kinh. Hãy an tâm nhé vì run vô căn phổ biến hơn tất cả mọi rối loạn thần kinh đấy. Những rối loạn này bao gồm cả bệnh Parkinson, nhiều loại rối loạn co cơ hay ngữ loạn trương lực như bệnh Huntington, cũng như máy giật mắt/tay/chân và một số biểu hiện dị thường mà nguyên nhân do dùng thuốc trong một thời gian dài, thường là các thuốc an thần. Hiện tượng run sẽ rõ ràng hơn khi sử dụng tay để cầm cốc nước, xâu kim.... và trở lại bình thường khi bạn ngủ. Ngược lại, run do Parkinson lại chỉ diễn ra khi tay không phải làm gì. Lưu ý là tay của bạn càng run mạnh khi bạn cảm thấy lo âu, căng thẳng vì cố gắng kiểm soát hiện tượng run.
- Tin mừng là mặc dù hiện tượng run có thể rất mạnh nhưng bạn đừng lo, thần kinh của bạn hoàn toàn không có vấn đề gì hết - không giống như bệnh nhân Parkinson. Cũng hiếm khi hội chứng run này nặng lên thêm. Còn về câu hỏi dùng vitamin bổ sung, tôi sợ rằng hiện chưa có bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào có hiệu quả đối với hội chứng run vô căn này. Một lượng cồn nhỏ có thể giúp giảm triệu chứng run - chất cồn dường như có khả năng giảm nhẹ sự “nhiễu sóng” nơi não bộ. Nhưng tôi không khuyến khích bệnh nhân coi đây là một phương pháp điều trị thường xuyên. Bởi sự nhấm nháp rượu thường xuyên, bất cứ lúc nào có thể khiến họ phụ thuộc vào rượu và thậm chí là còn mắc thêm bệnh gan nữa. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân bị run vô căn cải thiện được tình hình nhờ thuốc chẹn beta (chẳng hạn như propranolol). Các loại thuốc này đã được sử dụng từ hàng thập kỷ cho các bệnh nhân huyết áp cao và rối loạn nhịp tim.
- Nếu không loại thuốc nào trị được thì phẫu thuật thần kinh có thể được xem xét. Đã có những hiệu quả khi sử dụng biện pháp can thiệp sâu vào não bộ này mà lại ít nguy cơ. Cuối cùng, tôi xin cam đoan là chứng run vô cơ này hoàn toàn không ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn. Bị sỏi thận phải kiêng thức ăn chứa canxi? Chồng tôi bị sỏi thận và đã điều trị hết sỏi. Tuy nhiên tôi lo chồng tôi bị sỏi tái phát nếu không kiêng cữ ăn uống. Cho tôi hỏi chồng tôi phải ăn uống như thế nào để phòng ngừa bị sỏi tái phát? Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống. Nhưng tôi nghĩ kiêng như vậy thì sẽ bị loãng xương mất! Không biết có đúng không? Xin phòng mạch cho lời khuyên.
- - Trả lời của Phòng mạch Online: Chào chị, Thắc mắc của chị rất xác đáng. Một người đã từng bị sỏi thận nếu kiêng cữ, không dám ăn thức ăn có chứa canxi thì cơ thể sẽ thiếu canxi, sẽ gây ra loãng xương. Và nếu thỉnh thoảng có dự tiệc, hoặc đi Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang mà phải kiêng, không được ăn tôm, cua thì cũng đáng để lên tiếng thắc mắc lắm chứ! Đây cũng là câu hỏi của tất cả bệnh nhân bị sỏi thận. Có nhiều loại sỏi thận. Trong đó thường gặp nhất (80-90%) là sỏi canxi, gồm canxi oxalat, canxi phosphate và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi Struvit, sỏi Acid uric, sỏi Cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận, thật sự là không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận. Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò bệnh nhân bị sỏi thận:
- 1. Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có. 2. Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được. 3. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800-1.300mg chất canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương. Những trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà cần ăn khoảng 400mg mỗi ngày, tức tương đương 1,5 ly sữa tươi. 4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống… 5. Nên uống nhiều nước cam, nước chanh, nước bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi thận.
- 6. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. 7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò… Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để có chế độ điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột, đa canxi niệu do thận, đa oxalat niệu nguyên phát, đa oxalat niệu do ăn uống, đa uric niệu… 3 giai đoạn phát triển của giang mai Mấy ngày nay cháu thấy ở qui đầu và bao qui đầu xuất hiện những nốt màu đỏ nhỏ, cháu không ngứa, không bị đau. Cháu đã một lần quan hệ, liệu cháu có bị mắc bệnh giang mai không? Bác sĩ giúp cháu với. (Tuan) Trả lời của Phòng mạch Online:
- Chào bạn, Triệu chứng bệnh da liễu rất đa dạng, bác sĩ phải căn cứ trên từng triệu chứng cụ thể mới chẩn đoán và điều trị đúng hướng. Tức là bác sĩ phải nhìn khám cụ thể các sang thương và hỏi các triệu chứng đi kèm các sang thương đó. Vì vậy để biết chính xác bạn bị bệnh gì, bạn nên đi khám bệnh để bác sĩ khám trực tiếp bạn ạ. Tuy nhiên với những gì bạn mô tả thì bạn có thể yên tâm là bạn không bị bệnh giang mai. Giang mai là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn xoắn Treponema pallidum gây ra. Đây là một bệnh lây nguy hiểm, quan trọng hàng thứ nhì sau AIDS. Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh: da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh. Có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây qua con trong thời gian mang thai. Diễn tiến chung của bệnh giang mai gồm có ba thời kỳ. Giang mai thời kỳ I: thời gian ủ bệnh trung bình là ba tuần. Sau đó là biểu hiện của săng và hạch. Săng giang mai thường gặp ở bộ phận sinh dục, là vết lở tròn hay bầu dục, kích thước 0,5-2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau. Hạch xuất hiện 5-6 ngày sau khi có săng.
- Giang mai thời kỳ II: trung bình 45 ngày sau khi có săng và có thể kéo dài 2-3 năm. Giang mai thời kỳ II có những biểu hiện rầm rộ về da niêm mạc, sang thương đa dạng và nông khi lành không để sẹo. Có sự biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Dễ lây, có dấu hiệu tổng quát như nóng sốt. Hạch luôn luôn có. Giang mai thời kỳ III: rất trễ, thường 5, 10, 15 năm sau khi có săng. Sang thương sâu như củ, gôm ở da, cơ, xương, nội tạng nhất là tim mạch và thần kinh. Khi lành để lại sẹo và biến dạng vì tính cách hủy hoại của sang thương. Không có hạch. Để chẩn đoán bệnh giang mai, ngoài hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm tìm xoắn khuẩn, phản ứng huyết thanh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán. Bệnh giang mai nếu được chữa trị sớm và đầy đủ thì kết quả rất tốt. Nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng và không đủ thì bệnh sẽ tiến triển dễ lây lan và gây biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng. Phòng bệnh với tình dục an toàn và lối sống lành mạnh là quan trọng nhất. Hỏi và Đáp: Xung quanh bệnh Rubella
- Bệnh Rubella đang lây lan nhanh tại TP.HCM: Q. 6, 7, Gò Vấp, Phú Nhuận đều có người bệnh. Bệnh chưa có thuốc điều trị. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp xoay quanh căn bệnh rubella - hay còn gọi là sởi Đức. - Tại sao lại có tên là bệnh sởi Rubella, còn gọi là sởi Đức? Những nốt đỏ nhỏ, đặc trưng của rubella, xuất hiện trên cánh tay của một người đàn ông trưởng thành. Rubella là tên xuất phát từ Latin, nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”, là một nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến da và hạch bạch huyết. Thoạt tiên, người ta cho đây là một biến thể khác của sởi hay sốt phát ban, nên nó được gọi là “bệnh thứ ba”. Mãi đến năm 1841, lần đầu tiên y văn Đức mô tả nó như một căn bệnh độc lập. Do đó Rubella còn gọi là “German measles”, nhưng tên German không có nghĩa là nước Đức. Nó xuất phát từ gốc Latin “germanus”, có nghĩa là “tương tự - similar”, v ì rubella và sởi có nhiều triệu chứng giống nhau. Nghiên cứu dịch tể học về rubella vào năm 1940 đã được Norman Gregg, một bác sĩ nhãn khoa người Úc, báo cáo vào năm 1941, về sự xuất hiện bệnh đục nhãn mắt bẩm sinh ở 78 trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm rubella trong thời kỳ đầu mang thai. Đây là báo cáo đầu tiên về hội chứng rubella bẩm sinh (congenital rubella syndrome - CRS). - Bệnh này khác gì bệnh sởi?
- Sởi thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ 7-10 ngày. Bệnh khởi phát trong 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt đột ngột từ 38oC trở lên, mắt ướt, kèm nhèm, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy... Khi bệnh toàn phát thì sốt cao 38,5-39oC, li bì, mệt mỏi, các ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, cổ xuống thân mình, tứ chi trong 1-2 ngày. Bệnh sẽ lui khi hết sốt, ban bay dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da. Bệnh sởi hay để lại nhiều biến chứng khi bệnh toàn phát hoặc lui bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi; viêm tai giữa, viêm xoang, viêm răng lợi (nếu nặng bị cam tẩu mã); tiêu chảy có thể gây mất nước dẫn đến tử vong; suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc; lao và các bệnh nhiễm trùng khác. Rubella thường phát triển mạnh vào dịp đông xuân. Bệnh xuất hiện từ nhiều năm nay ở Việt Nam, tuy nhiên lâu nay ít được chú ý vì có các triệu chứng và thời điểm bùng phát giống với sởi, và thường được thống kê chung vào bệnh này. Bệnh Rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12-23 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng... gần như không thấy. Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới thấy rõ: mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau.
- Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật và có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần. Hầu hết các ca nhiễm rubella hiện nay xảy ra ở người lớn trẻ chưa có miễn dịch hơn là ở trẻ em. Trên thực tế, các chuyên gia ước tính hiện có 10% số người lớn trẻ tuổi mẫn cảm với rubella, gây nguy hiểm cho đứa con mà họ có thể có vào một ngày nào đó. - Bệnh rubella lây truyền như thế nào? Trẻ cũng bị mắc bệnh rubella Bệnh gây bởi virus rubella (không phải là virus sởi), được phân lập lần đầu tiên vào năm 1962. Nó cũng là một bệnh truyền nhiễm nhưng mức độ không nhiều hơn so với bệnh sởi hay bệnh thuỷ đậu. Người nhiễm rubella dễ lây bệnh cho người khác trong thời điểm từ 1 tuần trước đến 1 tuần sau khi phát ban. Người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng vẫn có thể lây truyền bệnh. Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể gieo rắc virus qua nước tiểu hoặc dịch tiết mũi họng trong một năm hoặc hơn và có thể lây virus sang người chưa có miễn dịch. thường lây qua không khí từ dịch tiết mũi họng.
- Virus cũng có thể đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai. Vì nói chung đây là một bệnh nhẹ ở trẻ em, nên mối nguy hiểm chính của rubella là ở phụ nữ có thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. - Khi phát bệnh, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubella như thế nào? Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 12 - 23 ngày. Nhiễm rubella có thể bắt đầu bằng 1 - 2 ngày sốt nhẹ (37,2 - 37,8oC) và sưng đau hạch, thường ở mé sau cổ hoặc cạnh tai. Vào ngày thứ hai hoặc thứ ba, phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới. Khi phát ban lan xuống người, thì ở mặt thường hết. Phát ban thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà cha mẹ nhận thấy. Phát ban rubella trông giống như nhiều loại phát ban do virus khác. Ban biểu hiện thành những chấm hồng hoặc đỏ nhạt, có thể liên kết với nhau tạo thành những mảng phẳng đổi màu. Ban có thể ngứa và kéo dài tới 3 ngày. Khi ban lặn, da đôi khi bị bong vảy như tuyết. Ở trẻ vị thành niên và người lớn, sau 1 – 5 ngày các triệu chứng của rubella thường hay gặp hơn, sẽ là: sốt nhẹ, đau đầu khó chịu, chán ăn; viêm kết mạc nhẹ (viêm lớp màng lót mí mắt và nhãn cầu); hắt hơi hoặc chảy nước mũi, sưng hạch ở các vùng khác của cơ thể, đau và sưng khớp (nhất là ở phụ nữ trẻ). Nhiều người bị rubella có rất ít hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. - Bệnh rubella có nguy hiểm không?
- Bệnh này đối với trẻ con thường là lành tính. Những biến chứng của bệnh này không phổ biến, thường ít xuất hiện ở trẻ con mà chủ yếu ở người lớn. Các biến chứng của Rubella chủ yếu là đau và sưng ở các khớp như ngón tay, cổ tay hay đầu gối, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mắc bệnh Rubella khi đang mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh như: các bệnh tim bẩm sinh, bệnh đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc, các tổn thương xương dài... Những trẻ bị mắc Hội chứng rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng như bại não, tổn thương phổi, mù mắt... Trong ảnh: Trẻ bị di chứng mù mắt do nhiễm rubella bẩm sinh. Những trẻ mắc Rubella bẩm sinh dễ gặp các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương phổi, mù mắt... Một số nước có quy định bắt buộc phá thai nếu người mẹ mắc Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những biến chứng khác có thể là: tổn thương thai nhi (nhiều khuyết tật) với 9/10 trường hợp có thai (trong 8 - 10 tuần đầu). Tổn thương thai nhi 1/5 đến 1/10 (từ 10-16 tuần). Sau 16 tuần, tổn thương thai nhi hiếm gặp. Các rối loạn máu 1/3.000. Viêm não 1/5.000 - Cách phòng ngừa và điều trị như thế nào?
- Rubella hiện chưa có thuốc điều trị. Cách chữa chủ yếu vẫn là cho bệnh nhân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và dùng các thuốc nâng cao thể trạng, đặc biệt là vitamin để tăng khả năng chống đỡ của cơ thể. Ngoài ra, cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Rubella là tiêm vắc-xin loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Vaccin sởi-quai bị-rubella (MMR) thường được tiêm cho trẻ 12 - 15 tháng tuổi. Liều MMR thứ hai được tiêm khi trẻ lên 4 - 6 tuổi, nhưng không nên quá 11- 12 tuổi. Những phụ nữ trong độ tuổi mang thai, hoặc dự định mang thai trong thời gian này nên đi chích ngừa bệnh, nhờ đó ngăn chặn những ca khuyết tật bẩm sinh do hội chứng rubella bẩm sinh. Sản phẩm tạo miễn dịch trong thời gian rất dài và tác dụng bảo vệ vẫn còn nếu người phụ nữ chích ngừa mang thai nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, không nên tiêm vaccin rubella cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ có thể sẽ có thai trong vòng một tháng sau khi tiêm. Nếu bạn đang dự định có thai, hãy đảm bảo là bạn có miễn dịch với rubella thông qua xét nghiệm máu hoặc tiêm chủng. Nếu không, bạn nên tiêm vaccin ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Phụ nữ có thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh và nên tiêm vaccin sau đẻ để có miễn dịch cho lần mang thai sau.
- Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng các biện pháp không đặc hiệu khác như mặc đủ ấm, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cách ly và thực hiện các biện pháp phòng lây lan vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. - Làm cách nào để biết trẻ bị mắc bệnh rubella? Bởi vì những nốt ban của rubella trong tương tự các loại bệnh khác, cách chắc chắn duy nhất để xác định rubella là thực hiện các xét nghiệm. - Khi nào cần đưa trẻ đi khám? Rubella thường là bệnh nhẹ, nhất là ở trẻ em và ít cần sự chăm sóc đặt biệt tại nhà. Theo dõi nhiệt độ của trẻ, và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu sốt quá cao. Để làm giảm khó chịu, bạn có thể cho trẻ acetaminophen hoặc ibuprofen. Tránh dùng aspirin cho trẻ bị bệnh do virus vì sử dụng aspirin ở những trường hợp này có thể gây ra hội chứng Reye, dẫn đến suy gan và tử vong. Đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị sốt 38,9oC trở lên (trẻ dưới 6 tháng cần đi khám nếu nhiệt độ từ 38oC trở lên), hoặc nếu trẻ có vẻ bị ốm nặng hơn những triệu chứng nhẹ được mô tả ở trên. - Bệnh có khả năng tái phát lần thứ hai? Không chỉ ở trẻ em, bệnh rubella còn xảy ra ở nhiều lứa tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở những người chưa mắc rubella lần nào, hoặc chưa từng được chủng ngừa trước đó. Rubella xảy ra rải rác quanh năm, nhưng có năm cũng xảy ra theo mùa (thường bệnh xảy ra nhiều vào khoảng từ
- tháng 2 đến tháng 6). Những nơi đông người như trường học, công ty, xí nghiệp, khu nhà trọ là môi trường dễ làm lây nhiễm bệnh rất nhanh, bởi rubella lây qua đường hô hấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 3)
5 p | 243 | 76
-
Tổng quan về bệnh Đái tháo đường ( tiểu đường)
6 p | 400 | 60
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
9 p | 133 | 24
-
Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 1
11 p | 172 | 20
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
8 p | 130 | 19
-
Dấu hiệu trẻ chậm nói cần điều trị sớm
3 p | 161 | 18
-
HỎI VÀ ĐÁP VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG CÚM A(H1N1)
9 p | 151 | 18
-
Hỏi đáp về tắm cho trẻ sơ sinh
4 p | 144 | 17
-
Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1
6 p | 128 | 14
-
Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 1
7 p | 138 | 14
-
Chuyên đề trinh nữ hoàng cung - Bài 4: Hỏi và đáp về trinh nữ hoàng cung
6 p | 168 | 14
-
Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 1)
8 p | 116 | 14
-
Phương pháp Điều Trị Sẹo Lồi Bằng Nội Và Ngoại Khoa
14 p | 112 | 11
-
Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 2
5 p | 125 | 9
-
Hỏi đáp về bệnh sụp mi
5 p | 113 | 5
-
HỘI CHỨNG VÙI LẤP CRUSH- SYNDROME
4 p | 205 | 4
-
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hạn chế di chứng Thần kinh Trung ương sau Hồi sức Ngừng tuần hòan
14 p | 90 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn