intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

131
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng thuốc điều trị khớp ở người bệnh đau dạ dày Năm nay tôi 53 tuổi, có tiền sử bị đau dạ dày và gần đây lại bị đau hai khớp gối. Tôi nghe người ta nói rằng nếu đau dạ dày thì không dùng được các thuốc điều trị bệnh khớp, nhưng hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh khớp dùng được cho người bị bệnh dạ dày, điều đó có đúng không và đó là thuốc gì? Nguyễn Đình Thông (Vĩnh Phúc) Để điều trị các bệnh khớp không phải do vi khuẩn thì hiện nay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)

  1. Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4): Dùng thuốc điều trị khớp ở người bệnh đau dạ dày Năm nay tôi 53 tuổi, có tiền sử bị đau dạ dày và gần đây lại bị đau hai khớp gối. Tôi nghe người ta nói rằng nếu đau dạ dày thì không dùng được các thuốc điều trị bệnh khớp, nhưng hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh khớp dùng được cho người bị bệnh dạ dày, điều đó có đúng không và đó là thuốc gì? Nguyễn Đình Thông (Vĩnh Phúc) Để điều trị các bệnh khớp không phải do vi khuẩn thì hiện nay phổ biến nhất vẫn là sử dụng các thuốc thuộc nhóm chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs: Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs). Nhưng điều không may mắn là các thuốc này hay gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa. Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 100.000 bệnh nhân phải nhập viện và 16.500 bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng đường tiêu hóa vì sử dụng các NSAIDs. Hầu hết các NSAIDs có tác dụng ức chế cả cyclooxygenase 1 (COX-1) và cyclooxygenase 2 (COX-2). Đây là hai isoenzymes có vai trò tổng hợp các prostaglandin. COX-1 có vai trò tổng hợp các prostanoid có tác dụng sinh học như gây giãn mạch để điều hòa dòng máu tới tổ chức, tác dụng lên ngưng kết tiểu cầu ảnh hưởng đến quá trình cầm máu, làm tăng lớp nhầy bảo vệ của dạ dày, ruột. Còn
  2. COX-2 xuất hiện ở các vị trí viêm có tác dụng tổng hợp các prostaglandin là các chất trung gian gây viêm và gây đau. Các NSAIDs thông thường có tác dụng ức chế cả hai cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), vì vậy nó có tác dụng điều trị viêm và giảm đau do ức chế COX-2, nhưng lại có thể gây ra các tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa như gây viêm dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa... do thuốc ức chế COX-1. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tổng hợp được một số NSAIDs có tác dụng ức chế chọn lọc COX-2, nghĩa là ức chế chọn lọc quá trình tổng hợp các prostaglandin gây viêm và đau, ít ảnh hưởng lên quá trình tổng hợp các prostanoid sinh học do ít tác động lên COX-1. Do đó, thuốc đạt được tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau nhưng hạn chế được tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa. Hiện nay đã có một số chế phẩm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 được bán trên thị trường như mobic (mylocycalm), vioxx (rofecoxib). Các thuốc này đều là các NSAIDs có tác dụng chọn lọc trên COX-2. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có thuốc nào có tác dụng chọn lọc hoàn toàn lên COX-2 mà chỉ có tính chất chọn lọc tương đối, nghĩa là thuốc vẫn có tác dụng một phần lên COX-1, do đó vẫn có thể gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa tuy với tỷ lệ thấp hơn. Nếu bác đã có tiền sử đau dạ dày, bác nên đi khám để được làm nội soi dạ dày xác định có viêm, loét dạ dày, tá tràng hay không. Khi đó bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn thuốc điều trị cho bác, không nên tự ý mua thuốc điều trị vì vẫn có thể gây biến chứng dù đó là thuốc có tác dụng chọn lọc lên COX-2.
  3. Dùng estrogen kéo dài có hại gì? Tôi năm nay 50 tuổi, từ năm ngoái tôi thấy sức khỏe giảm sút, đặc biệt là kinh nguyệt không được ổn định. Tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là rối loạn tiền mãn kinh và cho tôi uống estrogen. Tôi xin hỏi dùng thuốc này kéo dài có tác dụng phụ gì không? Tôi xin cảm ơn. Đoàn Vi Hương (Hà Nội) Trong cơ thể có chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp. Là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc hình thành và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của
  4. giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ... Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo các cơ quan sinh dục ngoài. Ngoài ra thuốc còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh... Tuy nhiên cần lưu ý có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân. Chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới. Có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú. Vì vậy thuốc được chỉ định hạn hẹp trong một số bệnh lý sau: Không dùng estrogen cho
  5. Sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền người mắc bệnh tăng huyết áp. mãn kinh và mãn kinh. Làm thuốc tránh thai. Điều trị rối loạn kinh nguyệt. Điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá). Điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên thuốc không được dùng cho người bệnh gan; người cao huyết áp và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư vú. Trong trường hợp này bạn cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, ngoài ra cần thường xuyên theo dõi, nếu có bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Khô miệng do dùng thuốc?
  6. Tôi năm nay 57 tuổi, mới đây phải dùng thuốc an thần diazepam. Không hiểu sao, từ khi dùng thuốc tôi lại rất hay bị khô miệng. Xin hỏi có phải tôi bị khô miệng do dùng thuốc không, cách nào để hết triệu chứng này? Nguyễn Hữu Nguyên (Nghệ An) Như thư bác thì rất có thể bác bị khô miệng do thuốc an thần diazepam. Khô miệng là một trong những tác dụng phụ của thuốc an thần. Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì có tới hơn 500 loại thuốc khác nhau được ghi nhận có thể gây biểu hiện khô miệng. Người già có nguy cơ cao nhất bị khô miệng do thuốc, nguyên nhân có thể do việc phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, cà phê cũng có thể gây ra cảm giác khô miệng hoặc tăng nguy cơ khô miệng do thuốc. Khô miệng kéo dài có thể gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt. Các thuốc thường gặp nhất gây ra biểu hiện khô miệng là nhóm thuốc chống trầm cảm (như imipramine, fluoxetine), thuốc an thần (haloperidol, aminazine), nhóm benzodiazepine (như diazepam, lorazepam), thuốc đối kháng phó giao cảm (như atropin), thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) và một số thuốc kháng histamine H1 và H2 thế hệ cũ (như clorpheniramine, cimetidine, doxepine). Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác như omeprazole, thuốc ức chế protease (điều trị HIV), didanosine, trospium chloride, elliptinium, tramadol, một số thuốc kháng histamine H1 thế hệ mới, retinoid, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, chlorhexidine, các thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế men chuyển (như
  7. enalapril), chẹn kênh canxi (như nifedipine) và sulphonamide cũng đều được ghi nhận gây khô miệng trong một số ít trường hợp. Nói chung, các thuốc gây khô miệng chủ yếu qua 2 cơ chế là đối kháng phó giao cảm hoặc cường thần kinh giao cảm. Riêng các thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng do làm mất nước dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Bạn chỉ cần ngưng sử dụng thuốc là có thể hết khô miệng. Thuốc chữa tổ đỉa Xin hỏi tổ đỉa có chữa được không? Phải dùng thuốc thế nào? Tổ đỉa là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước và ngứa ở gan bàn tay và mặt bên của các ngón chân, đôi khi ở gan bàn chân. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, một số yếu tố có thể làm nặng bệnh như căng thẳng về tâm lý, tiếp xúc với các kim loại như niken, crôm, coban. Mụn nước của tổ đỉa thường có màu đỏ, rất ngứa, tiết nhiều dịch và có thể đóng vảy dày. Bệnh thường tiến triển từng đợt kéo dài 2-3 tuần. Điều trị bằng cách đắp gạc ướt tẩm kali permanganate hoặc nhôm acetate có thể giúp giảm triệu chứng. Các loại corticosteroid bôi tại chỗ tác dụng mạnh như fluocinolone, clobetasone propionate đều có hiệu quả khá tốt trong đợt cấp của bệnh. Lưu ý không sử dụng các mỡ bôi có corticosteroid ở các vùng da đang có nhiễm khuẩn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2