intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử 10 -BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓADƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)

Chia sẻ: Quach Dinh Phuc Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

224
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử 10 -BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓADƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)

  1. Sử 10 -BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓADƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) Sử 10 -BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao. Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). * Tổ chức bộ máy nhà nước: - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi Từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thể của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi. - Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
  2. Lược đồ các đơn vị hành chánh Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832) Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ ( Hoàng triều luật lệ , Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.. *Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
  3. Binh lính người Việt thời Nguyễn * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). - Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. - Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ". * Nhận xét : Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay.
  4. + Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong. + Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược. Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ. II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn. * Nông nghiệp: -Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn. - Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang. - Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. - Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ. *Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu. * Thủ công nghiệp: - Thủ công nghiệp nhà nước : +Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng , sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). + Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. - Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
  5. Đấu vật
  6. * Thương nghiệp: + Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước. + Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai. +Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng. + Cho nên đô thị tàn lụi dần. * Nhận xét : Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều. III. Tình hình văn hóa - giáo dục - Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển … - Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807 ; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước. - Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. - Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức .. - Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội - Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
  7. Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế Ngọ Môn
  8. Điện Thái Hoà Thế Miếu - Nơi thờ vua Gia Long và các vua kế vị (Ảnh: flickr)
  9. Huế - Cửu Đinh và Thế Miêu 1835 - 1837 ̉ ́ Huế - Lăng Minh Mang 1840 - 1843 ̣
  10. Huế - Lăng Tự Đức 1864 - 1867 Lăng Tự Đức (Ảnh: flickr)
  11. Lăng Khải Định Phu Văn Lâu Đàn Nam Giao (Ảnh: flickr) Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2