intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự biểu đạt cái chết trong ca từ Trịnh Công Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhỏ này sẽ đi sâu nghiên cứu ca từ của Trịnh Công Sơn từ bình diện ngôn ngữ mà cụ thể là những cách biểu đạt về cái chết trong ca từ của ông. Những kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vấn đề: nhạc sĩ đã dùng những cách thức khác nhau nào để biểu thị cái chết, những cách biểu thị ấy giống và khác gì những cách biểu đạt thông thường về cái chết trong tiếng Việt?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự biểu đạt cái chết trong ca từ Trịnh Công Sơn

  1. SỰ BIỂU ĐẠT CÁI CHẾT TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN Hoàng Thị Thắm 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trịnh Công Sơn (TCS) – người nhạc sĩ tài hoa - đã tạo ra một dòng nhạc riêng cho chính mình không hoà lẫn vào sự đa âm, đa sắc của nền âm nhạc Việt Nam. Sức hấp dẫn của nhạc Trịnh không chỉ từ tiết tấu, giai điệu mà còn có cội rễ sâu xa từ ngôn từ. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về nhạc Trịnh từ những phương diện khác nhau. Bài viết nhỏ này sẽ đi sâu nghiên cứu ca từ của TCS từ bình diện ngôn ngữ mà cụ thể là những cách biểu đạt về cái chết trong ca từ của ông. Những kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vấn đề: nhạc sĩ đã dùng những cách thức khác nhau nào để biểu thị cái chết, những cách biểu thị ấy giống và khác gì những cách biểu đạt thông thường về cái chết trong tiếng Việt? Từ khoá: ca từ Trịnh Công Sơn; cái chết; sự biểu đạt cái chết. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ TCS không chỉ được mệnh danh là “người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỉ” , ông còn được biết đến là nhạc sĩ mang nhiều ám ảnh nghệ thuật (ám ảnh về tình yêu, ám ảnh về phận người, ám ảnh lẽ vô thường...). Hơn nửa thế kỉ qua, nhạc TCS vẫn luôn vang vọng, dư ba trong lòng người dân Việt Nam. Kẻ hiểu về nhạc lí thì mê đắm nhạc Trịnh ở giai điệu tiết tấu; người không biết nhạc lí lại yêu say lời ca trong từng ca khúc; người không hiểu nhạc lí cũng chẳng rành ngôn từ vẫn luôn ngâm nga từng ca khúc của Trịnh bằng chính sự yêu thích hồn nhiên và tự nhiên đến mức không thể lí giải được sự yêu mến ấy. Có thể nói, bản thân dòng nhạc Trịnh cũng trở thành một kiểu ám ảnh nghệ thuật với hết thảy những người từng nghe và hát ca khúc của Trịnh. Trong những nỗi ám ảnh nghệ thuật trong các nhạc phẩm của Trịnh, sự ám ảnh về phận người, về lẽ vô thường để lại cho chúng ta nhiều chiêm nghiệm, nhiều suy lí. Chính vì vậy trong ca từ của ông, ý niệm về cái chết xuất hiện với tần số rất lớn. Cái chết trong ca từ của TCS vô cùng đa dạng. Đó không chỉ là cái chết của con người mà còn có cả cái chết của vạn vật phù sinh trong cõi vũ trụ mênh mang: cái chết của dòng sông, của chim chóc, cỏ cây, của mùa, của thời gian... Và cách biểu đạt về cái chết trong ca từ của ông cũng vô cùng đặc biệt, khác lạ. Bài viết nhỏ này sẽ bàn về những cách thức mà người nhạc sĩ tài hoa đã sử dụng để biểu đạt cái chết nói chung, cái chết của mọi chủ thể chứ không riêng gì cái chết của con người. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện bài nghiên cứu này người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 380
  2. + Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: sử dụng phương pháp này, người viết sẽ thống kê những câu trong ca từ bài hát có chứa các từ ngữ biểu thị cái chết. Sau đó sẽ tiến hành phân loại và mô tả đặc điểm của từng tiểu loại. + Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được sử dụng để so sánh những cách biểu đạt về cái chết trong ca từ TCS với cách biểu đạt về cái chết của người Việt (đã được thống kê trong các từ điển). Mặt khác, phương pháp này cũng được dùng để so sánh đối chiếu giữa các tiểu loại khác nhau trong cùng một tiêu chí phân loại. Ngoài ra, thủ pháp phân tích ngữ liệu và khái quát hoá ngữ liệu cũng được sử dụng với tần số cao trong bài nghiên cứu này. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự biểu đạt cái chết trong tiếng Việt Vạn vật trong trời đất có thể khác nhau về nhiều phương diện nhưng tựu chung lại tất cả đều trải qua sinh, trụ, dị, diệt. Con người cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tuy nhiên, với người phương Đông trong bốn giai đoạn của cuộc đời thì cái chết được quan tâm hơn cả. Dù là người bình dân áo vải hay bậc đế vương, dù là người giàu bạc vàng muôn vạn ức hay kẻ ăn mày đói rách, dù là bậc đại trí hay người tầm thường u mê thì sự chuẩn bị cho cái chết luôn là điều quan tâm trong cuộc đời của mỗi con người. Điều này được phản ánh rất rõ vào trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt cũng vậy, nếu làm phép liệt kê và so sánh, chúng ta sẽ nhận ra rất rõ ràng: người Việt đã tạo ra số lượng từ vựng nói về cái chết nhiều hơn hẳn ba giai đoạn còn lại của cuộc đời. Có thể dẫn ra đây một số từ vựng tiêu biểu như: chết, mất, qua đời, từ trần, quy tiên, viên tịch, băng hà, quá cố, băng thệ, hi sinh, toi mạng, bỏ mạng, vong mạng, thiệt mạng, mất mạng, tử vong, ngỏm, ngoẻo,... Trường từ vựng nói về cái chết khá đa dạng. Chúng lập thành một nhóm từ đồng nghĩa/ gần nghĩa. Sự khác nhau giữa chúng chính là ý nghĩa tình thái. Tuỳ thuộc vào thái độ của người nói đối với “người chết” mà người nói sẽ lựa chọn từ ngữ mang sắc thái trung hoà, sắc thái trang trọng hay sắc thái coi thường, khinh bỉ. Trong lớp từ kể trên có những từ được ghi nhận và đưa vào từ điển; cũng có rất nhiều từ chưa được cố định hoá trong các từ điển tiếng Việt nhưng nó vấn được sử dụng trong giao tiếp của người Việt. Điều đặc biệt là mặc dù số lượng từ ngữ dùng để biểu thị cái chết của người Việt rất phong phú nhưng những cách biểu thị cái chết trong tiếng Việt vẫn tiếp tục được sản sinh và làm giàu. Đặc biệt là, gần đây, giới trẻ đã tạo ra những cách biểu đạt rất mới, rất khác để biểu thị cái chết như: đi bán muối, ngắm gà khoả thân, đi tàu sáu tấm, đăng xuất khỏi trái đất... Ngoài những cách biểu thị trực tiếp bằng các từ vựng biểu thị cái chết kể trên, người Việt còn dùng cách nói theo lối ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh để biểu thị cái chết như: đi, về bên kia thế giới, rời cõi tạm, xuống mồ, nhắm mắt xuôi tay, lìa đời, về với ông bà; theo X (một người thân nào đó đã mất của người nói), bỏ đi, bỏ lại X (X người thân của người chết);... Cách nói theo lối ẩn dụ, hoán dụ kể trên cũng có những biểu thức được cố định hoá trở thành từ/ cụm từ cố định; có những biểu thức chỉ mang tính lâm thời chưa thuộc về ngôn ngữ đang ở bình diện của lời nói nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp của người Việt nhất là trong các sáng tác ngôn từ. 381
  3. Có thể nói rằng cách biểu đạt về cái chết của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú: có khi sử dụng các từ ngữ thông thường trong tiếng Việt để biểu đạt; có khi sử dụng lối nói ẩn dụ, hoán dụ giàu hình ảnh và màu sắc cá nhân để nói về cái chết. Nhưng, cho dù chọn phương thức nào để biểu đạt thì sự biểu đạt về cái chết trong tiếng Việt vẫn có tính năng sản, phái sinh cao đồng thời cho thấy tính tình thái trong việc lựa chọn mỗi cách biểu đạt khác nhau. 3.2. Các phương thức biểu đạt cái chết trong ca từ Trịnh Công Sơn Để thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát 127 ca khúc trong “Trịnh Công Sơn tuyển tập những bài ca không năm tháng” và thống kê được 126 biểu thức biểu đạt cái chết. Có thể nói cái chết là tín hiệu thẩm mỹ thường gặp trong các ca khúc của TCS. Đáng chú ý là nhạc sĩ có rất nhiều nhạc phẩm viết về cái chết, dùng cái chết để biểu thị những ám gợi về lẽ vô thường, về thân phận con người như: Ở trọ, đoá hoa vô thường, ngẫu nhiên, cỏ xót xa đưa... Các biểu thức biểu thị cái chết có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau: theo cấu tạo, theo từ loại, theo trường nghĩa (chủ thể của cái chết)... Tuy nhiên, trong chừng mực dung lượng của bài nghiên cứu này, người viết chỉ tập trung phân loại và mô tả các biểu thức biểu thị cái chết theo phương thức biểu đạt. 3.2.1. cái chết được biểu thị bằng từ vựng thường gặp trong tiếng Việt Trong 135 biểu thức biểu thị cái chết trong ca từ TCS, chúng tôi nhận thấy có 13 biểu thức biểu thị cái chết bằng những từ ngữ thông dụng, thường gặp trong tiếng Việt như: chết, qua đời; hấp hối. Trong đó, từ chết xuất hiện 7 lần; từ qua đời xuất hiện 3 lần, từ hấp hối xuất hiện 3 lần. Bảng 1: Cái chết được biểu thị bằng từ ngữ thường gặp trong tiếng Việt STT Ca từ Nhạc phẩm 1 Cho trăm năm vào chết một ngày Cát bụi 2 Chìm dưới cơn mưa, một người chết đêm qua Chìm dưới cơn mưa 3 Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non. Giọt lệ thiên thu Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên. 4 Ngẫu nhiên Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng. 5 Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương. Xa dấu mặt trời 6 Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần. Phúc âm buồn 7 Nghe tháng ngày chết trong thu vàng. Nhìn những mùa thu đi 8 Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối. Một ngày như mọi ngày Một vòng nôi ru chiều xuống ruộng, 9 Vẫn nhớ cuộc đời một dòng sông chở ngày hấp hối 10 Sao trong hồn này tiếng lời hấp hối Bay đi thầm lặng 11 Rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc khóc tiếng qua đời Ngẫu nhiên 12 Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời Bên đời hiu quạnh Có một dòng sông đã qua 13 Có một dòng sông đã qua đời. đời Từ bảng ngữ liệu trên, chúng ta nhận thấy TCS ít sử dụng các từ ngữ thông thường trong tiếng Việt để nói về cái chết. Số lượng biểu thức biểu thị cái chết bằng các từ ngữ thường gặp chỉ chiếm 13/127 biểu thức. Trong đó, từ “chết” được sử dụng nhiều nhất với 7 lần và thường được gắn với một địa điểm hay thời gian cụ thể như “chết đêm qua”, “chết trên căn phần”, 382
  4. “chết trên đồi quê hương”, “chết một ngày”. Khi nói về một sự ra đi, TCS không nói rõ là sự vật, đối tượng nào mà chỉ nói chung chung là “người”. Nhưng khi dùng từ qua đời thì ông chỉ rõ đó là “tôi qua đời”, “chim chóc hót tiếng qua đời”, “dòng sông đã qua đời”. Nhạc sĩ chỉ lựa chọn 3 từ chết, qua đời và hấp hối. Số lượng này ít hơn rất nhiều so với cách nói về cái chết thông thường của người Việt Mặt khác, trong những từ ngữ thông thường, nhạc sĩ cũng chỉ sử dụng những từ ngữ mang sắc thái trung hoà. Hoàn toàn không có những từ ngữ biểu thị sắc thái trang trọng hay sắc thái coi thường, khinh bỉ. Sự vắng mặt của các từ ngữ biểu thị cái chết mang sắc thái tiêu cực là điều hoàn toàn có thể giải. Bởi vì, cái chết được biểu thị trong lời ca, câu hát, một loại ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đặc thù. Ngoài việc, những từ ngữ lựa chọn đảm bảo tính thẩm mĩ thì nó còn bị giới hạn bởi các nguyên tắc nhạc lí. Trên tất cả, TCS có thể xem là thi sĩ, là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn từ nên việc lựa chọn cách biểu đạt khác với cách biểu đạt thông thường của tiếng Việt là điều hoàn toàn dễ hiểu. 3.2.2. cái chết được biểu thị bằng các ẩn dụ Trong 135 biểu thức biểu thị cái chết trong ca từ TCS, chúng tôi nhận thấy có 51 biểu thức biểu thị cái chết bằng các ẩn dụ. Như vậy, TCS sử dụng phương thức ẩn dụ để nói về cái chết với tần số rất cao 51/127. Trong đó có những từ/ cụm từ xuất hiện với tần số rất lớn như: về (21 lần); ra đi/ đi/ về đi/ bỏ đi/ đi xa (16 lần); chia tay/ chia lìa/ chia xa/ chia li/ giã từ / đưa tiễn/ rời (9 lần); bỏ mặc, bỏ tôi (3 lần); ngủ, chào cuộc đời... Như vậy, số lượng các hình ảnh ẩn dụ được sử dụng nhiều nhưng lại tập trung vào một số từ ngữ quen thuộc vẫn được người Việt sử dụng để nói về các chết. Có thể hình dung các hình ảnh ẩn dụ được TCS sử dụng được thể hiện rõ qua bảng thống kê dưới đây: Bảng 2: Cái chết được biểu thị bằng các ẩn dụ. STT Ca từ Nhạc phẩm 1 Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu. Tình nhớ 2 Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về Biển nhớ Những lời tình em trối trăng, một thời yêu dấu đã qua, Đóa hoa vô thường 3 gót hồng em muốn quay về dù trần gian có xót xa cũng đành về với quê nhà. 4 Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi Cát bụi 5 Cuồng phong cánh mỏi, về bên núi đợi Chiếc lá thu phai 6 Người đã đến và người sẽ về bên kia núi Cỏ xót xa đưa Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã đưa em về 7 Tạ ơn chốn này tôi xây mãi cuộc vui Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai còn những 8 Tạ ơn ngày quê kiếp sống lẻ loi. Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi 9 Tạ ơn còn những ngày ngồi mơ ước cùng người. Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi 10 Tạ ơn tình sáng ngời như sao xuống từ trời. 11 Về cõi chiêm bao, lìa những cơn đau Có một ngày như thế 12 Em đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu sông cạn đá mòn. Lặng lẽ nơi này 383
  5. 13 Nơi em về ngày vui không em, nơi em về trời xanh không em. Như cánh vạc bay 14 Đời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về với tôi. Lặng lẽ nơi này Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ, một ngày đầu thu nghe chân ngựa Một cõi đi về 15 về chốn xa Mệt quá đôi chân này tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi, mệt quá thân ta 16 Ngẫu nhiên này, nằm xuống với đất muôn đời 17 Thôi về đi đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa Phôi pha Có nhiều khi từ vườn khuya bước về, bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn 18 Phôi pha những năm xưa. 19 Mùa xuân đã đến em hãy quay về, rừng xưa đã khép em hãy ra đi. Rừng xưa đã khép 20 Nắng đưa em về miền cao gió bay. Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây. Hạ trắng 21 Đời gọi em về giữa đau thương, để trả em ngày tháng êm đềm. Đời gọi em biết bao lần 22 Hồn ta gió cát phù du bay về. Tình xa 23 Ta về đâu đó, về chốn nào mây phủ chiêm bao Sóng về đâu 24 Rồi một lần kia khăn gói đi xa Cát bụi Đường trần rồi khăn gói, mai kia chào cuộc đời, đường trần con gió 25 Những con mắt trần gian bay. 26 Đời đã khép và ngày đã tắt, em hãy ngủ đi Em hãy ngủ đi 27 Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi, xin ngủ dưới vòm cây. Ru ta ngậm ngùi 28 Ngủ đi em tóc gió thôi bay Em hãy ngủ đi 29 Em đi bỏ lại con đường, bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em Em đi bỏ lại con đường Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay 30 Bốn mùa thay lá mãi đời ta 31 Em ra đi như gió thoáng thầm, để lại đây thành phố không hồn. Tạ ơn Muốn nói đôi câu giữa chốn thương đau, chim xanh bạc đầu, cây xanh Giọt lệ thiên thu 32 bạc đầu vội vàng tôi theo. 33 Đời sống mỗi khi người đưa tiễn người là tôi lắng nghe lòng tôi rã rời Gần như niềm tuyệt vọng Đóa hoa vô thường 34 Để thấy trên đường xa, một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa. 35 Từng giờ tiếc nuối chia tay ngậm ngùi. Vẫn nhớ cuộc đời Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối, dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới, 36 Hãy yêu nhau đi mặt đất đã cho ta những ngày vui với. 37 Em đến nơi này bao điều chưa nói, lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội Hoa vàng mấy độ 38 Tôi nay ở trọ trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời. Ở trọ Từ bảng trên, chúng ta nhận thấy các ẩn dụ biểu thị cái chết như đi, về, giã từ, chia li, chia lìa, ở trọ, bỏ mặc, ngủ ... không phải mới đối với người Việt. Tuy nhiên, TCS mặc dù sử dụng lại những từ trên nhưng ông không gắn chúng với các ngữ định danh thông thường với tư cách là đích đến/ hướng của các vị từ kể trên (về, đi) như người Việt hay sử dụng. Ông đã tạo ra một kết hợp mới khác hoàn toàn với những ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong hoạt động nói năng của người Việt như: về với ông bà, về cõi Phật, về với chúa, về với tổ tiên, về trời... Mô hình về X rất thường gặp trong tiếng Việt để biểu thị cái chết. Trong đó X với tư cách là đích đến thường được gắn với ý nghĩa tốt đẹp, thiêng liêng. Thật ra cách sử dụng về để nói về cái chết, bản thân nó cũng hàm chứa nhiều thông tin liên quan đến thói quen tri nhận và văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, để chỉ sự dịch chuyển nói chung (có thể dịch chuyển về vị trí, trạng thái...) có rất nhiều từ như: đi, đến, qua, ghé, lại, về... Những từ này 384
  6. đều cần phải có một bổ ngữ bắt buộc với tư cách là đích hoặc hướng. Nhưng đối với người Việt, từ về còn mang một hàm ý rất đặc biệt là chỉ những nơi gắn bó dài lâu hoặc/ và người nói cho là gần gũi thiêng liêng thì mới dùng về (về nhà, về quê, về nước, về thăm trường cũ...). Và hình như tiền giả định bách khoa này của từ về khi được dùng để biểu thị cái chết cũng không bị phai lạt hay phủ nhận. Rõ ràng quan niệm chết là vĩnh hằng, sống là ở trọ nhân gian được phóng chiếu rất rõ ràng qua việc lựa chọn từ ngữ. TCS cũng sử dụng vị từ về nhưng là: về bên kia núi, về bên núi đợi, về vực sâu, về cõi chiêm bao, về miền cao gió bay, về làm cát bụi, về nơi ấy, về chốn xa, về đâu đó, về chốn xa xăm cuối trời... Mô hình về X trong ca từ Trịnh đã có sự dịch chuyển lớn so với cách diễn đạt ẩn dụ thường gặp của người Việt. X không còn là đích đến thiêng liêng, vĩnh hằng, cao đẹp mà X là cõi không gian hoặc là hư ảo hoặc là bất định. Cùng với vị từ về, vị từ đi, ra đi, bỏ đi, đi xa, về đi cũng được sử dụng nhiều lần trong các ca khúc của Trịnh để biểu thị cái chết. Cách diễn đạt ẩn dụ này cũng không mới trong tiếng Việt. Điều làm nên sự mới mẻ trong cách sử dụng của TCS chính là sự kết hợp sóng đôi giữa đến với đi; giữa đến với về (dù đến rồi đi; không hẹn mà đến, không chờ mà đi; người đã đến rồi người sẽ về...). Bằng sự kết hợp này, dường như TCS thấy rõ đời người là một hành trình có khởi nguyên sẽ có hoàn thành. Xem cuộc đời là một hành trình là một cách nhìn cuộc đời động hoá. Điều này hoàn toàn xa lạ với quan niệm thông thường “nhân sinh như mộng”. Chính vì coi kiếp người là một hành trình nên trong ca từ của TCS khi nói về cái chết luôn hiện hữu không gian, thời gian dẫu là không gian hư ảo, úa màu, dẫu là thời gian phôi pha, tàn mãn. Đằng sau những ẩn dụ biểu thị cái chết, dường như chúng ta thấy rõ nỗi ám ảnh phận người và sâu xa hơn là nỗi ám ảnh về lẽ vô thường trong nhạc Trịnh. Điều này thể hiện rất rõ qua một số ca khúc như Ngẫu nhiên, Ở trọ, Đoá hoa vô thường... Trong ca khúc Ở trọ, người nhạc sĩ giàu mĩ cảm và giàu triết lí đã chỉ rõ vạn vật hữu sinh hay vô sinh trong vũ trụ này đều là ở trọ: từ cái cây, ngọn cỏ, con cá, con chim, mưa gió, nắng mây... đến tình yêu và phận người cũng chỉ là ở trọ, là hữu hạn, là tạm bợ. TCS thấy rất rõ “không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên. Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng... Mệt quá đôi chân này tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi, mệt quá thân ta này nằm xuống, đất muôn đời”. 3.2.3. cái chết được biểu thị bằng các hoán dụ Trong 135 biểu thức biểu thị cái chết trong ca từ TCS, chúng tôi nhận thấy có 59 biểu thức biểu thị cái chết bằng các hoán dụ. Có thể nói hoán dụ là phương thức được TCS sử dụng nhiều nhất để biểu đạt cái chết (59/127). Trong đó, có 12 biểu thức nhắc đến từ hồn. Ngoài tín hiệu thẩm mĩ hồn xuất hiện dày đặc trong các biểu thức hoán dụ biểu thị các chết thì những hoán dụ được thiết lập dựa trên mối quan hệ chỉnh thể - bộ phận như: tóc (6 lần) tóc úa, tóc trắng như vôi, ngồi ôm tóc dài chập chờn lau trắng trong tay; những ngày ngồi ủ tóc âm u, tóc người dòng sông xưa ấy đã phai...; xác thân, da thịt (7 lần): xác thân mịt mùng, thân mong manh như lau sậy hiền; xác thân còn chút ăn năn; xác thân còn quá lênh đênh; người đi quanh thân thể của người... cũng được sử dụng với tần số cao. Bên cạnh đó, TCS còn sử dụng các tín hiệu thẩm mĩ chứa dấu hiệu biểu thị cái chết. Trong đó, hình ảnh nấm mộ xuất hiện với tần số rất lớn (6 lần), hình ảnh của khăn tang trắng, bia đá, ngọn nến (5 lần), hương trầm, lăng miếu, lời kinh, điệu kèn,...cũng được nhắc đến trong các lời ca. Có thể hình dung sự biểu đạt cái chết bằng phương thức hoán dụ trong ca từ TCS qua bảng dưới đây: 385
  7. Bảng 3: Cái chết được biểu thị bằng các hoán dụ. STT Ca từ Nhạc phẩm 1 Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya Biển nhớ 2 Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn Biển nhớ Cuối cùng cho một tình 3 Bây giờ anh vui 1 linh hồn rỗi tình yêu xứ này. yêu 4 Hồn tuyết bao la mang theo lạnh giá con tim nương dâu Có một ngày như thế 5 Trên bước chân em âm thầm lá đổ, chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa Diễm xưa 6 Từ đó trong hồn ta, ôi tiếng chuông não nề Đóa hoa vô thường 7 Em đi qua cầu có lá xôn xao một dòng sông sâu chở hồn thương đau. Em đi trong chiều 8 Một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi Một ngày như mọi ngày Sóng đong đưa linh hồn có mưa quanh chỗ nằm, mãi một đời về không, 9 Một ngày như mọi ngày trong chập chùng thác nguồn 10 Tôi con chim vô vọng, linh hồn rất mong manh Như chim ưu phiền 11 Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người Phúc âm buồn 12 Hồn ta gió cát phù du bay về. Tình xa 13 Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi. Cát bụi 14 Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay Chiếc lá thu phai 15 Những ngày ngồi rủ tóc âm u, nghe tiền thân về chào bóng lạ. Cỏ xót xa đưa Có một dòng sông đã qua 16 Tóc người dòng sông xưa ấy đã phai, đã lênh đênh biển khơi. đời 17 Thôi về đi đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa Phôi pha 18 Tóc úa là nhờ những tháng âu lo Bay đi thầm lặng 19 Đêm thân xác mịt mùng, đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa Nghe tiếng muôn trùng 20 Thân mong manh như lau sậy hiền. Níu tay nghìn trùng 21 Còn gì đâu những má xưa nồng, dù xác thân còn chút ăn năn. Tưởng rằng đã quên 22 Còn lại đây những bến hoang tàn vì xác thân đã quá lênh đênh. Tưởng rằng đã quên 23 Lúc tỉnh ra thấy lại xác người bên xác người. Một ngày như mọi ngày 24 Người di quanh thân thể của người Như tiếng thở dài Giọt nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa rót trên chăn gối, lời cỏ 25 Hãy khóc đi em cây hát trên da người. 26 Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ. Cỏ xót xa đưa 27 Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ, tôi nghĩ quanh đây hồ như Đêm thấy ta là thác đổ 28 Không xa đời và cũng không xa mộ người Đời cho ta thế Về chân núi thăm nấm mồ, giữa đường trưa có tôi bơ phờ, chợt tôi thấy 29 Lời thiên thu gọi thiên thu là một đường không bến bờ 30 Rồi dòng sông vẫn miên man đưa người về mộ phần Lời của dòng sông Từng lời tà dương là lời mộ địa, từng lời bể sông nghe ra từ độ suối 31 Một cõi đi về khe. Từ bảng trên, người viết nhận thấy phương thức hoán dụ được TCS sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phương thức biểu đạt cái chết. Điều này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn đối với cách biểu thị cái chết thông thường của người Việt. Khi biểu thị cái chết người Việt thường sử dụng hoặc theo lối nói trực tiếp với sự lựa chọn từ ngữ nhằm biểu thị thái độ của người nói; hoặc sử dụng các ẩn dụ để biểu thị cái chết. Hoán dụ được sử dụng rất ít trong cách nói thông thường về cái chết của người Việt. Thường thì chúng ta chỉ gặp một số biểu thức như: nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay, xanh cỏ, mồ yên mả đẹp, xanh có... Gần đây, có mốt số kết hợp theo lối ẩn dụ để biểu đạt cái chết như: đi bán muối, đi tàu sáu tấm, đăng xuất khỏi trái đất... nhưng những kết hợp này cũng chỉ mới dừng lại ở phương diện lời nói. 386
  8. Trong những hoán dụ dùng để biểu thị cái chết, tín hiệu thẩm mĩ hồn xuất hiện với tần số lớn nhất. Khi con người tin rằng linh hồn vẫn tồn tại sau khi trút hơi thở cuối cùng, điều này cũng đồng nghĩa với niềm tin có kiếp sau và có tiền kiếp (nghe tiền thân về chào bóng lạ) hay sâu xa hơn là có luân hồi. TCS không những nói đến nỗi đau của người ở dương gian mà còn nói đến nỗi đau của những “linh hồn”. Những linh hồn trong âm nhạc TCS là những linh hồn lẻ loi, cô đơn và vẫn luyến tiếc trần gian nên “hồn xanh buốt”, “hồn thương đau”, “hồn liễu rũ lê thê”, hồn tả tơi... Những linh hồn vẫn không muốn rời xa trần thế, bám víu lấy cuộc đời qua muôn hình vạn trạng cách thức khác nhau của muôn mảnh linh hình. Sau hình ảnh hồn là tóc, là xác thân cũng xuất hiện với tần số lớn trong các ca từ của TCS. Thật lạ, chúng tôi cho rằng rất ít khi thấy hình ảnh của nụ cười, của bờ môi, của ánh mắt hay gương mặt xuất hiện trong ca từ của TCS mặc dù ông là một trong những người nhạc sĩ viết tình ca hay nhất suốt gần cả thế kỉ qua. Những giai điệu về tình yêu trong gia tài âm nhạc của TCS cứ ngân lên vang vọng và da diết nhưng lại hoàn toàn thiếu vắng những hình ảnh biểu trưng cho tuổi trẻ, cho xuân thì cho tình yêu. Bàng bạc suốt hơn một trăm ca khúc của TCS là một thứ triết luận về cái chết về cuộc đời, về lẽ vô thường và hằng hà sa số những ám ảnh khác trong ca từ của ông. Nói về cái chết TCS nói nhiều đến xác thân, đến hồn. Mối quan hệ giữa xác thân và hồn là một phạm trù triết học luôn là nỗi trăn trở và tranh biện của muôn ngàn các bậc đại trí. TCS không viết về mối quan hệ ấy trong chiều kích triết học mà ông nói về phần hồn với những buốt xót, tả tơi, không vẹn nguyên, trong trẻo; còn phần xác thân thì bình thản đến lạ lùng. Rất ít các tính từ được sử dụng để miêu tả thân xác, thân thể nhưng lại có hàng loạt các tính từ mang ý nghĩa âm tính được sử dụng để miêu tả hồn. Phải chăng thông điệp sâu xa chính là sự khao khát cứu rỗi linh hồn khỏi những điêu linh, buốt xót, lẻ loi. Ngoài ra, hình ảnh tóc bạc, tóc trắng, tóc úa... cũng xuất hiện dày đặc trong ca từ TCS để biểu thị cái chết. Điều này có lẽ xuất phát từ quan niệm của người Á Đông coi “cái răng cái tóc là góc con người”. Xuất phát từ truyền thống văn hoá coi tóc bạc da mồi, đầu bạc răng long là tượng trưng cho tuổi trời. Tóc trong ca từ TCS là tóc của thời gian phôi pha, tóc úa, tóc bạc, tóc trắng như vôi... Con người không phải là sự vật duy nhất chịu sự băng hoại nghiệt ngã bởi thời gian mà vạn vật trong vũ trụ mênh mang đều không thoát khỏi móng vuốt thời gian: hoa lá, chim muông và ngay cả sóng nước cũng phải là “chim xanh bạc đầu”, “cây xanh bạc đầu”, “sóng bạc đầu”. Cả thiên nhiên cũng không thoát khỏi thời điểm tàn phai: tiếng hót dù có thánh thót đến đâu cũng đến lúc lặng im, bóng mát có vươn xa đến đâu cũng phải thu về, sóng dù có dâng cũng phải trả lại sự tĩnh lặng cho mặt biển. Nếu vạn vật cũng phải lụi tàn vậy cớ gì con người lại mong muốn trường tồn. Có đi ắt phải có về, đời sống hữu hạn vì đời sống chỉ là kiếp “ở trọ trần gian”, thân xác con người cũng chỉ là tạm thời. Phải kết thúc kiếp ở trọ, kiếp “lưu đày” để về với nơi con người thuộc về - cõi vĩnh hằng. Song song với những hoán dụ lấy các bộ phận trên cơ thể người, TCS còn lựa chọn các sự vật chứa dấu hiệu của cái chết như nấm mộ, ngọn nến, điệu kèn, lời kinh, khăn tang trắng, hương trầm, cánh vạc... để biểu thị cái chết. Trong đó, hình ảnh nấm mộ, ngọn nến xuất hiện với tấn số lớn nhất. Nấm mộ biểu trưng cho cái chết không phải là điều xa lạ đối với người Việt. Nhưng điều khác biệt ở TCS là ông luôn nhìn cái chết trong sự nảy sinh, nảy mầm manh nha 387
  9. và bắt rễ ngay khi sự sống vừa được khởi tạo. Cái chết được nhìn là hình ảnh phản chiếu miên viễn của sự sống, dưới vành nôi mọc từng nấm mộ, dưới chân người cỏ xót xa đưa. Đó chính là cội rễ sâu xa của tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người. 4. KẾT LUẬN TCS là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi của nền âm nhạc Việt Nam tạo được dòng nhạc cho riêng mình không trộn lẫn hoà tan với bất kì thể loại âm nhạc nào của nền nhạc Việt. Sức sống của nhạc Trịnh đến từ nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến ca từ. Mỗi lời ca của mỗi nhạc phẩm đẹp như một bài thơ. Vẻ đẹp của ca từ TCS đã được khẳng định và ngâm vọng trong suốt cả thể kỉ qua. Sự thành công trong ca từ của ông chính là tạo ra sự mới mẻ trong việc sử dụng tiếng Việt quen mà lạ, lạ mà quen. Âm nhạc của TCS như một vỉa ngầm vô tận mà khám phá ở tầng nào cũng có giá trị và thu được nhiều thành quả. Mỗi bài ca là một áng thơ, là một triết luận về cuộc đời, về tình yêu, về thân phận, là một tuyên ngôn tôn giáo... Trong những ám ảnh nghệ thuật thường hằng trong âm nhạc TCS, ám ảnh về thân phận, về lẽ vô thường là mạch ngầm sâu vọng . Chính vì thế, cái chết xuất hiện dày đặc trong các ca khúc của ông. TCS dùng cái chết để nói về lẽ sống, nói về thân phận, nói về triết lí vô thường, nói về tuổi trẻ... nói về ngàn vạn điều mà trong chừng mực hiểu biết thiển cận chúng tôi chưa tiệm cận được. Sự biểu đạt về cái chết trong ca từ của TCS cũng thật đặc biệt: cái chết có thể biểu thị bằng hình thức dung dị trung tính, thông thường như chết như qua đời; cái chết cũng có khi được biểu thị bằng những ẩn dụ đặc biệt. Đó là về, là ra đi, là về đi, là ở trọ...Chết là sự trở về . Chết đặt trong sự đăng đối giữa đến và đi, giữa đến và về nên cuộc đời là hình trình sống động trải dài theo thời gian và lan toả trong nhiều miền không gian.Cuộc sống là hình trình không phải là mộng ảo. Nhân sinh là vô thường. Tất cả là nương náu là ở trọ. Cái chết còn được biểu đạt bằng những hoán dụ giàu tính biểu trưng. Đó là hình ảnh của linh hồn, của xác thân, của tóc bạc, tóc úa, của nấm mộ của ngọn nến. Những hình ảnh ấy, những cách biểu đạt ấy vừa quen vừa lạ. Lạ ở sự sánh đôi, lạ ở những định tố miêu tả. Nói tóm lại, để biểu đạt cái chết TCS đã lựa chọn rất nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Mỗi phương thức đều có những nét độc đáo riêng. Nhưng tất cả đều nhằm chuyển tải những thông điệp của người nghệ sĩ về những ám gợi nghệ thuật của ông trong suốt những tháng năm “nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời”./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Tuấn tổng hợp (2014). Trịnh Công Sơn tuyển tập những bài ca không năm tháng. Hà Nội: NXB Âm nhạc. 2. Dương Viết Á (2005). Ca từ trong âm nhạc Việt Nam. Hà Nội: NXB Âm nhạc. 3. Ban Mai (2008). Trịnh Công Sơn – Vết chân dã tràng. Hà Nội: NXB Lao động. 4. Bùi Vĩnh Phúc (2008). Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật. Tp Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa Sài Gòn. 5. Hoàng Tá Thích (2007). Như những dòng sông. Tp Hồ Chí Minh: NXB Văn nghệ. 388
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2