Sự biểu lộ của HER2 trong ung thư biểu mô tuyến dạ dày
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này đánh giá sự biểu hiện của dấu ấn HER2 và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện K từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự biểu lộ của HER2 trong ung thư biểu mô tuyến dạ dày
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 HER2 EXPRESSION IN GASTRIC ADENOCARCINOMA Tran Ngoc Thuy1*, Nguyen Phu Hung2, Duong Hong Thai1 1TNU - University of Medicine and Pharmacy, 2TNU - University of Sciences ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 26/9/2023 This study evaluated the level of HER2 expression and its relationship with the endoscopic and histopathological features of patients with Revised: 30/10/2023 gastric adenocarcinoma. The cross-sectional descriptive research method Published: 07/11/2023 was performed on 150 patients with a confirmed diagnosis of gastric adenocarcinoma at K Hospital from January 2018 to December 2019. KEYWORDS The study results showed that the rate of HER2 positive in 28.7% of gastric adenocarcinoma cases. According to the Borrmann classification, Gastric adenocarcinoma the rate of HER2 is positive in ulcerater (32.5%), fungating (27.8%), HER2 infiltrates (16.7%) and polyp (0%), (p > 0.05). According to Lauren's Endoscopy histopathological classification, the rate of HER2 positivity in the indeterminate type (42.9%) is higher than that of the intestinal type Tubular adenocarcinoma (33%) and diffuse type (11.8%), (p < 0.05). According to the histological Immunohistochemistry classification of the World Health Organization, the rate of HER2 positivity is in papillary (66.7%), mixed (42.9%), mucinous (38.9%), tubular (30.7%) and signet-ring cell (11.8%) with p < 0.05. Rate of HER2 positivity according to differentiation: Well-differentiated tumors (51.7%), moderately differentiated tumorrs (30.4%) and poorly differentiated tumors (16,9%) with p < 0.05. HER2 expression in patients with gastric adenocarcinoma is associated with histopathological characteristics according to the classification of Lauren and the World Health Organization. SỰ BIỂU LỘ CỦA HER2 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY Trần Ngọc Thụy1*, Nguyễn Phú Hùng2, Dương Hồng Thái1 1Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 26/9/2023 Nghiên cứu này đánh giá sự biểu hiện của dấu ấn HER2 và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh Ngày hoàn thiện: 30/10/2023 nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Phương pháp nghiên cứu mô tả Ngày đăng: 07/11/2023 cắt ngang được thực hiện trên 150 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện K từ tháng 01 năm 2018 đến TỪ KHÓA tháng 12 năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HER2 dương tính trong 28,7% trường hợp ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Theo phân Ung thư biểu mô tuyến dạ dày loại Borrmann, tỷ lệ HER2 dương tính ở các thể loét (32,5%), thể nấm HER2 (27,8%), thể thâm nhiễm (16,7%) và thể polyp (0%), (p > 0,05). Theo phân loại mô bệnh học của Lauren, tỷ lệ HER2 dương tính trong typ Nội soi không xác định (42,9%) cao hơn so với typ ruột (33%) và typ lan tỏa Thể ống (11,8%), (p < 0,05). Theo phân loại mô bệnh học của Tổ chức Y tế Hóa mô miễn dịch Thế giới, tỷ lệ HER2 dương tính trong thể nhú (66,7%), thể hỗn hợp (42,9%) thể nhày (38,9%), thể ống (30,7%) và thể tế bào nhẫn (11,8%) với p < 0,05. Tỷ lệ HER2 dương tính theo độ biệt hóa: Biệt hóa tốt (51,7%), biệt hóa vừa (30,4%), biệt hóa kém (16,9%) với p < 0,05. Sự biểu lộ của HER2 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày có liên quan với đặc điểm mô bệnh học theo phân loại của Lauren và Tổ chức Y tế Thế giới. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8835 * Corresponding author. Email: tranngocthuyk7@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 251 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 1. Giới thiệu Theo thống kê từ Globocan năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày (UTDD) cao nhất trên toàn cầu, với hơn 18.0000 trường hợp mắc mới và hơn 11.000 trường hợp tử vong. UTDD xếp thứ năm về tỷ lệ mắc và thứ tư về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu do ung thư [1]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên tiên lượng của bệnh UTDD hiện tại vẫn là không mấy khả quan, đặc biệt là khi bệnh UTDD bước vào giai đoạn tiến triển. Tỷ lệ sống sót trung bình chỉ khoảng 10% sau 5 năm [2]. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân đến khám khi UTDD đã ở giai đoạn muộn, không thể thực hiện phẫu thuật. Hóa trị UTDD di căn xa có thể kéo dài thời gian sống thêm mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [3], [4]. Tỷ lệ đáp ứng khách quan dao động từ 10-30% đối với liệu pháp đơn chất và 30-60% đối với liệu pháp đa hóa trị, dù vậy vẫn còn nhiều hạn chế [3], [4]. Hiện nay ở Việt nam đã có một số nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử ở trên các bệnh nhân UTDD, như vai trò của Acetylcholin kích thích sự phân chia và tăng cường sự biểu hiện các marker tế bào gốc ung thư [5], hay sự biểu lộ của ALDH và Kras trong UTDD [6]. Qua đó các nghiên cứu đã mang lại sự hiểu biết và phân loại chính xác hơn, đồng thời mang lại cơ hội cải thiện tiên lượng và điều trị với bệnh nhân UTDD. Một trong những biện pháp điều trị ung thư được chú ý hiện nay là điều trị nhắm đích các phân tử liên quan đến cơ chế phát sinh của bệnh ung thư [7]. Điển hình là HER2 (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người 2) đã được chỉ ra là có biểu lộ quá mức cũng như liên quan đến tiên lượng xấu trong nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có UTDD [8]. Cho tới nay, đánh giá sự biểu lộ của HER2 là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị nhắm đích ở bệnh nhân UTDD [9]. Tuy nhiên, tỷ lệ HER2 dương tính ở UTDD chỉ khoảng 10-20% và còn có nhiều sự khác biệt về sự biểu hiện của HER2 trong các nghiên cứu trên thế giới [10]. Tại Việt Nam vẫn còn có nhiều sự bất đồng về biểu hiện của HER2 trong các nghiên cứu dẫn đến sự không nhất quán về mối liên quan của nó với các đặc điểm nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân UTDD. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích sự biểu lộ HER2 và mối liên quan với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày (UTBMTDD). 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 150 bệnh nhân UTBMTDD tại Bệnh viện K (Cơ sở Quán Sứ), từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTDD dựa trên kết quả mô bệnh học bằng nhuộm HE Hematoxylin - Eosin (HE). 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân UTDD đã được điều trị (hoá trị, xạ trị). UTDD di căn từ nơi khác. Bệnh phẩm sau mổ không đạt yêu cầu khi xử lý và khi nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD). 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2022. - Địa điểm thu thập bệnh nhân tại Bệnh viện K. 2.3. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. * Các bước tiến hành: Bệnh nhân đến khám bệnh sẽ được hỏi bệnh, tiền sử, khám lâm sàng và được chỉ định nội soi dạ dày tại Khoa thăm dò chức năng Bệnh viện K. Khi có tổn thương nghi ngờ UTDD sẽ được đánh giá chi tiết về vị trí, đặc điểm tổn thương trên hình ảnh nội soi. Sau đó tổn thương nghi UTDD sẽ được sinh thiết qua nội soi để chẩn đoán xác định UTDD. Bệnh nhân khi có chỉ định phẫu thuật sẽ được chuyển sang khoa Ngoại, bệnh viện K để phẫu thuật cắt dạ http://jst.tnu.edu.vn 252 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 dày. Sau khi phẫu thuật cắt dạ dày, mẫu bệnh phẩm UTDD sẽ được xét nghiệm giải phẫu bệnh và xét nghiệm hóa mô miễn dịch. Phương pháp nhuộm và đọc HMMD: - Nơi thực hiện: Phòng thí nghiệm Inserm U1035, Viện Sức khỏe và Nghiên cứu y học Quốc gia, Thành phố Bordeaux, Cộng hòa Pháp. - Kháng thể trong nghiên cứu: Kháng thể đơn dòng; HER2 c-erbB-2 (DAKO, code A0485). Quy trình nhuộm HMMD cho HER2 theo phương pháp tiêu chuẩn [11]. * Chỉ tiêu nghiên cứu - Tỷ lệ mắc UTDD trong nghiên cứu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi: + Giới tính: Nam, nữ. + Nhóm tuổi: Dưới 50, từ 50-59, từ 60-69 và từ 70 trở lên. Độ tuổi trung bình. - Đặc điểm khối u theo phân loại Borrmann: Type I (Dạng polyp), Type II (dạng nấm), Type III (dạng loét), Type IV (dạng thâm nhiễm) [12]. - Đặc điểm mô bệnh học (MBH): + Phân loại MBH theo Lauren: Typ ruột, typ lan tỏa, typ không xác định. + Phân loại MBH theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2020: Ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) thể nhú, UTBMT thể ống nhỏ, UTBMT nhầy, Ung thư biểu mô (UTBM) tế bào nhẫn, UTBM hỗn hợp [13]. + Phân loại mức độ biệt hóa theo WHO 2020: Biệt hóa thấp, biệt hóa vừa, biệt hóa cao [13]. - Chẩn đoán giai đoạn UTDD (TNM): Theo Hiệp hội ung thư Mỹ (AJCC) lần thứ 8 năm 2017 [14]. - Đánh giá sự biểu hiện của HER2 trong mẫu mô ung thư theo các mức độ [11]: 0: = 70 27 18 Tổng 150 100 Tuổi trung bình 59,4 ± 11,7 Phân bố theo giới Nam 99 66 Nữ 51 34 Tổng 150 100 http://jst.tnu.edu.vn 253 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy, độ tuổi trung bình của bệnh nhân UTBMTDD trong nghiên cứu là 59,4 ± 11,7. Tỷ lệ cao nhất trong nhóm tuổi từ 60 đến 69 là 34,7%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,94/1. Bảng 2. Sự biểu lộ của HER2 trong ung thư dạ dày Biểu lộ HER2 Số lượng (n=150) Tỷ lệ % Mức biểu lộ HER2 0+ 86 57,3 Âm tính 1+ 21 14 (71,3%) 2+ 29 19,3 Dương tính 3+ 14 9,3 (28,7%) Nhận xét: Từ bảng 2 cho thấy, trong số 150 bệnh nhân trong nghiên cứu có 21 bệnh nhân biểu lộ HER2 mức 1+, 29 bệnh nhân biểu lộ HER2 mức 2+ và 14 bệnh nhân biểu lộ HER2 mức 3+. Tỷ lệ HER2 dương tính là 28,7%. a b c Hình 1. Sự biểu hiện HER2 trên mẫu bệnh phẩm UTDD: (a) HER2 1+ (b) HER2 2+ (c) HER2 3+ Nhận xét: Hình 1 cho ta thấy sự biểu hiện của HER2 trên các mẫu mô UTDD nhuộm bằng HMMD ở các mức độ khác nhau, tăng dần từ trái qua phải. Bảng 3. Mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với phân loại Borrmann Biểu lộ HER2 Phân loại Borrmann p Âm tính Dương tính Typ I (Dạng polyp) 4 (100%) 0 (0%) Typ II (Dạng nấm) 39 (72,2%) 15 (27,8%) p >0,05* Typ III (Dạng loét) 54 (67,5%) 26 (32,5%) Typ IV (Dạng thâm nhiễm) 10 (83,3%) 2 (16,7%) Ghi chú: * Kiểm định Fisher's exact test Nhận xét: Qua bảng 3 nhận thấy không có mối liên quan giữa sự biểu lộ của HER2 với đặc điểm hình ảnh đại thể khối u theo phân loại của Borrmann. Trong đó, tỷ lệ HER2 dương tính ở các dạng loét (32,5%), dạng nấm (27,8%), dạng thâm nhiễm (16,7%) và dạng polyp (0%), (p > 0,05). Bảng 4. Mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với đặc điểm mô bệnh học theo phân loại Lauren Biểu lộ HER2 Phân loại MBH của Lauren p Âm tính Dương tính Typ ruột 73 (67%) 36 (33%) Typ lan tỏa 30 (88,2%) 4 (11,8%) p
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 UTBMT nhầy 11 (61,1%) 7 (38,9%) UTBM tế bào nhẫn 30 (88,2%) 4 (11,8%) UTBM hỗn hợp 4 (57,1%) 3 (42,9%) Ghi chú: * Kiểm định Fisher's exact test Nhận xét: Qua bảng 5 nhận thấy có mối liên quan giữa sự biểu lộ của HER2 với đặc điểm mô bệnh học theo phân loại của WHO. Trong đó, tỷ lệ HER2 dương tính trong thể nhú (66,7%), thể hỗn hợp (42,9%), thể nhày (38,9%), thể ống (30,7%) và thể tế bào nhẫn (11,8%), với p < 0,05. Bảng 6. Mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với độ biệt hóa UTDD Biểu lộ HER2 Phân loại độ biệt hóa theo WHO 2010 p Âm tính Dương tính Cao 14 (48,3%) 15 (51,7%) Vừa 39 (69,6%) 17 (30,4%) p 0,05* Giai đoạn III 78 (74,3%) 27 (25,7%) Giai đoạn IV 1 (33,3%) 2 (66,7%) Ghi chú: * Kiểm định Fisher's exact test Nhận xét: Qua bảng 7 không thấy mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với giai đoạn của bệnh nhân UTDD (p > 0,05). 4. Bàn luận UTBMTDD thường được xác định là phổ biến hơn ở nhóm tuổi trên 50 so với các nhóm tuổi thấp hơn. Điều này cũng tương ứng với cơ chế bệnh sinh của nhiều loại ung thư theo sự lão hóa của cơ thể. Bảng 1 trình bày phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính trong nghiên cứu, với tuổi trung bình của các bệnh nhân UTDD vùng hang vị là 59,4 ± 11,7. Nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,7%). Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong nước liên quan đến tuổi trung bình của các trường hợp UTDD dao động xung quanh mức 60 [15], [16]. Tỷ lệ nam/nữ trong UTDD là 1,94/1. Có giả thuyết cho rằng, hormone sinh dục nữ có vai trò bảo vệ đối với nguy cơ mắc UTDD, điều này dẫn đến nguy cơ mắc UTDD của phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Vì thế, tỷ lệ nam/nữ trong UTDD thông thường cao hơn 1. Trong nghiên cứu này có 28,7% bệnh nhân nhuộm HER2 dương tính. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu về sự biểu lộ của HER2 ở bệnh nhân UTDD, như trong nghiên cứu của Yu cho biết tỷ lệ HER2 dương tính là 28% và tỷ lệ này trong nghiên cứu của Lee là 27,4% [17], [18]. Sự biểu hiện của HER2 trong UTDD còn có nhiều sự khác biệt trong các nghiên cứu trên thế giới [10]. Kháng thể được sử dụng, cách đánh giá và tính điểm là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nhuộm HMMD của HER2. Kết quả nhuộm HER2 khác nhau tùy thuộc vào kháng thể được sử dụng trong nghiên cứu vì độ nhạy, độ đặc hiệu của chúng khác nhau. Nguyên tắc tính điểm và đánh giá kết quả nhuộm HMMD trong các nghiên cứu sự biểu lộ HER2 cũng khác nhau đáng kể, đặc biệt là các nghiên cứu thực hiện trước đây [10]. Khi xem xét sự liên quan giữa đặc điểm đại thể trên nội soi với sự biểu lộ HER2 ở bảng 3, chúng tôi thấy rằng sự biểu lộ HER2 trong các khối u dạng loét là cao nhất (31%), dạng nấm và dạng thâm nhiễm lần lượt là 27,9% và 16,7%. Không có trường hợp nào thuộc dạng polyp. Tuy http://jst.tnu.edu.vn 255 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 vậy sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (p >0,05). Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận kết quả tương tự như: Allgayer không nhận thấy sự khác biệt về mức độ biểu hiện của HER2 với hình ảnh khối u theo phân loại Borrmann [19]. Phạm Minh Anh không thấy có mối liên quan giữa các đặc điểm về đại thể tổn thương UTDD với sự biểu lộ quá mức HER2 [16]. Tuy vậy, trên thế giới hiện nay khi đánh giá mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với phân loại Borrmann vẫn còn nhiều sự chưa đồng nhất. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện quá mức HER2 trong UTDD theo phân loại của Borrmann còn phức tạp, cần phải có các nghiên cứu chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng này như phương pháp xử lý mẫu, loại kháng thể được sử dụng… để có được câu trả lời chính xác nhất. Trong nghiên cứu này, theo phân loại mô học của Lauren, tỷ lệ biểu lộ HER2 trong typ không xác định cao hơn so với typ ruột và typ lan tỏa, đạt 42,9%, 33% và 11,8% tương ứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều có kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi khi xác định có mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với đặc điểm mô bệnh học theo phân loại Lauren. Nghiên cứu của Lê Viết Nho nhận thấy rằng biểu hiện của HER2 có mối liên quan với phân loại mô bệnh học lauren [15]. Yan thấy sự biểu lộ của HER2 có tương quan với phân loại mô bệnh học của ung thư dạ dày (p 0,05). Kết quả này cũng giống với nhiều nghiên cứu khác. Lê Viết Nho nhận thấy, không thấy có sự liên quan giữa biểu hiện HER2 với giai đoạn T, giai đoạn N. Sự biểu lộ HER2 tăng dần theo giai đoạn của UTDD nhưng không xác định được mối liên quan [15]. Kataoka khi so sánh thời gian sống thêm của hai nhóm bệnh nhân UTDD HER2 dương tính và HER2 âm tính thấy rằng các bệnh nhân có HER2 dương tính có thời gian sống thêm ngắn hơn nhiều so với các bệnh nhân có HER2 âm tính (p = 0,0149) [21]. Như vậy điều này dự đoán rằng sự biểu lộ HER2 là yếu tố http://jst.tnu.edu.vn 256 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 tiên lượng độc lập với giai đoạn của UTDD. Điều này có thể giúp giải thích cho kết quả của nhiều nghiên cứu thấy rằng bệnh nhân UTDD có cùng một giai đoạn TNM nhưng diễn biến lâm sàng khác nhau và đáp ứng với hóa trị liệu cũng khác nhau. Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên một lượng mẫu giới hạn. Nên có những nghiên cứu trên những cỡ mẫu lớn hơn để có thể đại diện cho sự biểu lộ của HER2 và các đặc điểm liên quan trên bệnh nhân UTDD Việt Nam. 5. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên 150 bệnh nhân UTBMTDD trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2022, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ dương tính của HER2 trong UTBMTDD là 28,7%. Sự biểu lộ của HER2 ở bệnh nhân UTBMTDD không có liên quan với đặc điểm hình ảnh đại thể khối u theo phân loại Borrmann (p > 0,05), nhưng có liên quan với thể mô bệnh học theo phân loại Lauren, phân loại mô bệnh học và độ biệt hóa của WHO (p < 0,05). Tình trạng HER2 dương tính không có liên quan với giai đoạn TNM của UTBMTDD (p > 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] H. Sung, J. Ferlay, and R. L. Siegel, "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries," CA Cancer J Clin, vol. 71, no. 3, pp. 209-249, 2021. [2] Y. Li, A. Feng, S. Zheng, C. Chen, and J. Lyu, "Recent Estimates and Predictions of 5-Year Survival in Patients with Gastric Cancer: A Model-Based Period Analysis," Cancer Control, vol. 29, 2022, Art. no. 10732748221099227. [3] J. Sastre, J. A. Garcia-Saenz, and E. Diaz-Rubio, "Chemotherapy for gastric cancer," World journal of gastroenterology, vol. 12, no. 2, pp. 204-213, 2006. [4] K. Yamashita, K. Hosoda, M. Niihara, and N. Hiki, "History and emerging trends in chemotherapy for gastric cancer," Annals of gastroenterological surgery, vol. 5, no. 4, pp. 446-456, 2021. [5] P. H. Nguyen and T. T. .H. Le, "Acetylcholine stimulates the cell proliferation and increases the expression of cancer stem cell markers in the gastric cancer cell line mkn74," TNU Journal of Science and Technology, vol. 226, no. 10, pp. 255-260, 2021. [6] V. A. Le, H. T. Duong, and P. H. Nguyen, "Relationship between simultaneous expression of aldh and kras with histopathological features in gastric cancer," TNU Journal of Science and Technology, vol. 228, no. 9, pp. 465-470, 2023. [7] A. Pellino, E. Riello, F. Nappo, S. Brignola, S. Murgioni, S. A. Djaballah et al., "Targeted therapies in metastatic gastric cancer: Current knowledge and future perspectives," World J Gastroenterol, vol. 25, no. 38, pp. 5773-5788, 2019. [8] J. T. Jorgensen and M. Hersom, "HER2 as a Prognostic Marker in Gastric Cancer - A Systematic Analysis of Data from the Literature," J Cancer, vol. 3, no. 1, pp. 137-144, 2012. [9] C. Ma, X. Wang, J. Guo, B. Yang, and Y. Li, "Challenges and future of HER2-positive gastric cancer therapy," Frontiers in oncology, vol. 13, 2023, Art. no. 1080990. [10] A. Pous, L. Notario, C. Hierro, L. Layos, and C. Buges, "HER2-Positive Gastric Cancer: The Role of Immunotherapy and Novel Therapeutic Strategies," International journal of molecular sciences, vol. 24, no. 14, 2023, Art. no. 11403. [11] N. Boku, "HER2-positive gastric cancer," Gastric Cancer, vol. 17, no. 1, pp. 1-12, 2014. [12] C. Díaz Del Arco, L. Ortega Medina, L. Estrada Munoz, E. Molina Roldán, M. Cerón Nieto, S. García Gómez de Las Heras et al., "Are Borrmann's Types of Advanced Gastric Cancer Distinct Clinicopathological and Molecular Entities? A Western Study," Cancers Basel, vol. 13, no. 12, 2021, Art. no. 3081. [13] I. D. Nagtegaal, R. D. Odze, D. Klimstra, V. Paradis, M. Rugge, P. Schirmacher et al., "The 2019 WHO classification of tumours of the digestive system," Histopathology, vol. 76, no. 2, pp. 182-188, 2019. [14] M. B. Amin, F. L. Greene, S. B. Edge, C. C. Compton, J. E. Gershenwald, R. K. Brookland et al., "The Eighth Edition AJCC Cancer Staging Manual: Continuing to build a bridge from a population- based to a more personalized," CA Cancer J Clin, vol. 67, no. 2, pp. 93-99, 2017. http://jst.tnu.edu.vn 257 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 251 - 258 [15] V. N. Le, "Studying the expression of egfr, her2 and their relationship with clinical, endoscopic, histopathological characteristics in patients with gastric adenocarcinoma," PhD. Thesis, Hue University Medicine and Pharmacy, Hue, 2014. [16] M. A. Pham and T. T. Le, "Study status of the human epidermal growth factor receptor 2 overexpression with histopathology of gastric cancer," Vietnam medical journal, vol. 516, no. 1, pp. 147-152, 2022. [17] G. Z. Yu, Y. Chen, and J. J. Wang, "Overexpression of Grb2/HER2 signaling in Chinese gastric cancer: their relationship with clinicopathological parameters and prognostic significance," J Cancer Res Clin Oncol, vol. 135, no. 10, pp. 1331-1339, 2009. [18] H. R. Lee, J. H. Kim, H. D. Uhm, J. B. Ahn, S. Y. Rha, J. Y. Cho et al., "Overexpression of c-ErbB-2 protein in gastric cancer by immunohistochemical stain," Oncology, vol. 53, no. 3, pp. 192-197, 1996. [19] H. Allgayer, R. Babic, K. U. Gruetzner, A. Tarabichi, F. W. Schildberg, and M. M. Heiss, "C-erbB-2 is of independent prognostic relevance in gastric cancer and is associated with the expression of tumor- associated protease systems," J Clin Oncol, vol. 18, no. 11, pp. 2201-2209, 2000. [20] S. Y. Yan, Y. Hu, J. G. Fan, G. Q. Tao, Y. M. Lu, X. Cai et al., "Clinicopathologic significance of HER-2/neu protein expression and gene amplification in gastric carcinoma," World J Gastroenterol, vol. 17, no. 11, pp. 1501-1506, 2011. [21] Y. Kataoka, H. Okabe, A. Yoshizawa, S. Minamiguchi, K. Yoshimura, H. Haga et al., "HER2 expression and its clinicopathological features in resectable gastric cancer," Gastric Cancer, vol. 16, no. 1, pp. 84-93, 2013. [22] R. I. Nicholson, J. M. Gee, and M. E. Harper, "EGFR and cancer prognosis," Eur J Cancer, vol. 4, no. 1, pp. 9-15, 2001. http://jst.tnu.edu.vn 258 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu sự bộc lộ ER, PR, HER2 và nồng độ CA15-3 trong ung thư biểu mô vú xâm nhập
7 p | 46 | 4
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng kinh điển với tình trạng thụ thể nội tiết, Ki-67 và HER2 trong ung thư vú xâm nhập
7 p | 68 | 3
-
Nghiên cứu sự biểu lộ HER2 ở bệnh nhân ung thư dạ dày
7 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn