Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU LỘ HER2 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY<br />
Lê Viết Nho*, Trần Văn Huy**, Đặng Công Thuận**, Tạ Văn Tờ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: HER2 là chỉ điểm tiên lượng trong ung thư dạ dày, đặc biệt là nó có thể giúp chọn lựa những<br />
bệnh nhân có lợi với điều trị đích bằng trastuzumab. Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá sự biểu lộ HER2 trong<br />
ung thư dạ dày và khảo sát mối liên quan giữa sự biểu lộ HER2 với giới, tuổi, hình ảnh nội soi và đặc điểm mô<br />
bệnh học của khối u.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 3/2010 đến 01/2011, 40 bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày<br />
được đánh giá tình trạng HER2 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch mẫu đúc nến mô sinh thiết qua nội soi.<br />
Kết quả: Biểu lộ HER2 gặp ở 9 (22,5%) trong số 40 ung thư biểu mô dạ dày, 8 bệnh nhân nam (27,6%) và<br />
1 nữ (9,1%). Biểu lộ HER2 ở bệnh nhân < 50 và ≥ 50 lần lượt là 37,5% và 18,8%. 25% u tâm vị và 22,2% u dạ<br />
dày có HER2 (+). Theo phân loại Borrmann, biểu lộ HER2 trong ung thư thể polýp, nấm, loét và thâm nhiễm lần<br />
lượt là 33,3%, 24,6%, 12,5% và 0%. 25% thể ruột và 20% thể lan tỏa biểu lộ HER2. Biểu lộ HER2 trong ung<br />
thư biểu mô tuyến ống, tuyến nhầy, tế bào nhẫn và thể không biệt hóa lần lượt là 22,2%, 20%, 14,3% và 33,3%.<br />
Thể tế bào vảy không biểu lộ HER2. 25% u biệt hóa tốt, 33% u biệt hóa vừa và 20% u biệt hóa kém biểu lộ HER2.<br />
Kết luận: Biểu lộ HER2 gặp ở 22,5% trong số 40 khối ung thư biểu mô dạ dày. Chưa thấy sự liên quan rõ<br />
giữa sự biểu lộ HER2 với giới, tuổi, hình ảnh nội soi và đặc điểm mô bệnh học của khối u.<br />
Từ khóa: HER2, ung thư dạ dày, hóa mô miễn dịch.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
HER2 EXPRESSION OF GASTRIC ADENOCARCINOMA:<br />
A STUDY IN QUANG NAM POLYCLINIC HOSPITAL<br />
Le Viet Nho, Tran Van Huy, Dang Cong Thuan, Ta Van To<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 47 - 53<br />
Objective: HER2 is a prognostic marker in gastric cancer. Test for HER2 overexpression helps to select the<br />
patients benefited from targeted therapy with trastuzumab. Our aim was to evaluate HER2 overexpression in<br />
gastric cancer and to assess the relationship between its expression and gender, age, endoscopic appearance,<br />
histopathologic tumor parameters.<br />
Materials and Methods: From 3/2010 to 01/2011, 40 patients with gastric carcinoma were tested for<br />
HER2 status by immunohistochemical staining of formalin-fixed paraffin-embedded endoscopic biopsy samples.<br />
Results: HER2 overexpression was present in 9 (22.5%) of 40 gastric carcinomas. Among them, 8 occurred<br />
in male (27.6%) and 1 in female (9.1%). HER2 overexpression in tumors of patients at age < 50 and ≥ 50 was<br />
37.5% and 18.8%, respectively. 25% cardia tumors and 22.2% gastric tumors were HER2 positive. According to<br />
Borrmann’s classification, HER2 overexpression in polypoid, fungating, ulcerated and infiltrative type cancers<br />
was 33.3%, 24.6%, 12.5% and 0%, respectively. 25% of intestinal type tumors and 20% of diffuse type tumors<br />
overexpressed HER2. HER2 overexpression in tubular adenocarcinoma, mucinous adenocarcinoma, signet-ring<br />
cell carcinoma, and undifferentiated carcinoma was 22.2%, 20%, 14.3% and 33.3%, respectively. Squamous cell<br />
*Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam<br />
**Đại học Y Dược Huế<br />
***Bệnh viện K<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Lê Viết Nho<br />
ĐT: 0905154572<br />
Email: levietnhodl@gmail.com<br />
<br />
48<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
carcinoma did not overexpress HER2. 25% of well-differentiated tumors, 33% of moderately-differentiated<br />
tumors, and 20% of poorly differentiated tumors overexpressed HER2.<br />
Conclusion: HER2 overexpression was present in 22.5% of gastric carcinomas. There is no correlation<br />
between HER2 expression and gender, age at diagnosis, tumor location, endoscopic appearance, histopathologic<br />
characteristics.<br />
Key words: HER2, gastric cancer, immunohistochemistry.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư dạ dày (UTDD) là một bệnh ung<br />
thư ống tiêu hóa rất thường gặp trên thế giới,<br />
đặc biệt là các nước Đông Á, khu vực Andean<br />
của Nam Mỹ, và Đông Âu. Việt Nam là nước có<br />
tỉ lệ mắc và tử vong tương đối cao, với khoảng<br />
15.068 - 16.114 người mắc và 11.327 - 12.098<br />
người bị tử vong do ung thư dạ dày(4). Vì vậy,<br />
cần nhiều nghiên cứu về tiên lượng và nâng cao<br />
hiệu quả điều trị. HER2 là dấn ấn phân tử thuộc<br />
họ EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor)<br />
bước đầu cho thấy có thể có vai trò tiên<br />
lượng(1,9,11) và nhất là giúp lựa chọn bệnh nhân<br />
phù hợp cho điều trị đích(2). Tại Hoa Kỳ và Châu<br />
Âu, xét nghiệm đánh giá biểu lộ quá mức HER2<br />
bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD) đã<br />
được chấp nhận như là một thực hành thường<br />
quy đối với bệnh nhân UTDD. Tại Việt Nam,<br />
chưa có các nghiên cứu về vấn đề này.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với<br />
các mục tiêu là:<br />
- Đánh giá biểu lộ quá mức HER2 trong ở<br />
bệnh nhân UTDD.<br />
- Khảo sát mối liên quan giữa biểu lộ quá<br />
mức của HER2 với đặc điểm giới tính, lứa tuổi,<br />
hình ảnh nội soi, mô bệnh học của UTDD.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân được nội soi tại Khoa nội<br />
soi - thăm dò chức năng, Bệnh viện Đại học Y<br />
Dược Huế từ tháng 3/2010-1/2011, có hình ảnh<br />
tổn thương niêm mạc dạ dày, kết quả giải phẫu<br />
bệnh mẫu mô sinh thiết qua nội soi là UTDD.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh mẫu<br />
mô sinh thiết qua nội soi nhuộm HE thường<br />
quy chẩn đoán xác định ung thư biểu mô<br />
tuyến dạ dày.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những bệnh nhân UTDD tái phát, ung thư<br />
di căn đến dạ dày hoặc phối hợp với ung thư<br />
khác được loại khỏi nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Các bước tiến hành và kỹ thuật<br />
Tất cả bệnh nhân khi nội soi có hình ảnh<br />
nghi ngờ UTDD được quan sát, mô tả đầy đủ vị<br />
trí tổn thương (tâm vị, ngoài tâm vị gồm các<br />
khối u ở thân vị và hang môn vị), phân loại hình<br />
ảnh đại thể theo Borrmann: (týp I: dạng polýp;<br />
týp II: dạng nấm; týp III: dạng loét; týp IV: dạng<br />
thâm nhiễm). Sau khi quan sát, tiến hành sinh<br />
thiết tổn thương. Sử dụng kỹ thuật sinh thiết<br />
kẹp. Mỗi bệnh nhân đều được sinh thiết ít nhất 5<br />
mẫu, kích thước mỗi mẫu khoảng 2-3mm, 4 mẫu<br />
ở bờ ổ loét, 1 mẫu ở trung tâm ổ loét. Mẫu sinh<br />
thiết được gửi đến Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh<br />
viện Đại học Y Dược Huế nhuộm HE và đúc<br />
nến lưu lại để nhuộm HE kiểm tra và nhuộm<br />
hóa mô miễn dịch tại Khoa Giải Phẫu Bệnh – tế<br />
bào, Bệnh viện K trung ương.<br />
<br />
Kỹ thuật xét nghiệm mô bệnh học và đọc<br />
kết quả mô bệnh học<br />
Kỹ thuật<br />
Các mảnh sinh thiết này được nhuộm HE<br />
thường quy, đọc kết quả dưới kính hiển vi<br />
quang học.<br />
<br />
49<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Đọc kết quả mô bệnh học<br />
- Phân loại mô bệnh học UTDD theo hai<br />
hình thức.<br />
- Phân loại mô học Lauren: thể ruột, thể lan<br />
tỏa, thể hỗn hợp.<br />
- Phân loại mô học theo Tổ chức Y tế Thế<br />
giới (WHO) năm 1990 gồm các thể sau: ung thư<br />
biểu mô tuyến nhú, ung thư biểu mô tuyến ống,<br />
ung thư biểu mô tuyến nhầy, ung thư biểu mô<br />
tuyến thể tế bào nhẫn, ung thư biểu mô tuyến<br />
vảy, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu<br />
mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô không biệt hóa,<br />
ung thư biểu mô thể khác(5).<br />
Đánh giá mức độ biệt hóa UTDD: theo<br />
cách bán định lượng, dựa vào tỷ lệ khối u<br />
chứa các ống tuyến như sau: biệt hóa tốt:<br />
>95% khối u chứa các tuyến, biệt hóa vừa: 5095% khối u chứa các tuyến, biệt hóa kém: 549% khối u chứa các tuyến, không biệt hóa:<br />
0,05). Tuy<br />
nhiên, khi đánh giá tỷ lệ biểu lộ HER2 ở các<br />
bệnh nhân ung thư tâm vị, kết quả của chúng tôi<br />
tương tự Gravalos (25%)(3), Tanner (24%)(13), song<br />
thấp hơn so với nghiên cứu ToGA (34%)(6).<br />
Riêng tỷ lệ biểu lộ HER2 ở các khối u ngoài tâm<br />
vị, kết quả của chúng tôi tương tự kết quả<br />
nghiên cứu ToGA (20%)(6) nhưng lớn hơn rất<br />
<br />
52<br />
<br />
nhiều so với nghiên cứu Gravalos (9,5%)(3),<br />
Tanner (12%)(13).<br />
Với mẫu nghiên cứu còn ít, chỉ có 4 bệnh<br />
nhân ung thư ở tâm vị, chúng tôi chưa thể kết<br />
luận về sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ HER2 giữa<br />
các khối u ở tâm vị và ngoài tâm vị.<br />
<br />
Liên quan giữa biểu lộ quá mức HER2 với hình<br />
ảnh đại thể trên nội soi<br />
Theo phân loại đại thể của Borrmann, biểu<br />
lộ quá mức của HER2 có sự khác nhau giữa hình<br />
ảnh tổn thương ung thư trên nội soi, chẳng hạn<br />
trong thể polýp là 33,3%, thể nấm là 24,6%, thể<br />
loét là 12,5%. Bệnh nhân UTDD thể thâm nhiễm<br />
không thấy biểu lộ HER2. Tuy nhiên sự khác<br />
biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Như vậy,<br />
mặc dù hình ảnh đại thể có một mối liên quan<br />
với mô bệnh học nhưng chưa thấy có liên quan<br />
rõ rệt với biểu lộ quá mức HER2.<br />
Liên quan giữa biểu lộ quá mức HER2 với thể<br />
mô học Lauren<br />
Theo phân loại mô học cổ điển của Lauren,<br />
chúng tôi gặp 20 u thể ruột (50%), 20 u thể lan<br />
tỏa: (50%), không gặp trường hợp thể hỗn hợp<br />
nào. Có 5/20 khối u thể ruột biểu lộ HER2 (25%),<br />
cao hơn các khối u thể lan tỏa (20%). Sự khác<br />
biệt này chưa có ý nghĩa thống kê và chưa có sự<br />
chênh lệch rõ như nhiều nghiên cứu.<br />
Chẳng hạn nghiên cứu của Lemoine những<br />
năm 1990 nhận thấy biểu lộ quá mức HER2 ở<br />
bệnh nhân thể ruột thường cao hơn so với thể<br />
lan tỏa (53% so với 8%)(7). Trong các nghiên cứu<br />
gần đây hơn, người ta đã xác nhận có một sự<br />
liên quan mạnh giữa biểu lộ quá mức HER2 và<br />
UTDD thể ruột(3,12,13). Các nghiên cứu này cho kết<br />
quả tỷ lệ biểu lộ quá mức HER2 của thể ruột<br />
khoảng 16% (Gravalos)(5), 33% (Raziee)(12), 21,5%<br />
(Tanner)(13). Tuy nhiên, tỷ lệ biểu lộ quá mức<br />
HER2 của thể thì rất thấp 7% (Gravalos)(5), 5%<br />
(Raziee)(12), 2% (Tanner)(13).<br />
Lý do của sự biểu lộ quá mức chọn lọc<br />
HER2 trong UTDD thể ruột rất phức tạp và<br />
cần phải nghiên cứu sâu hơn vì không phải<br />
tất cả các khối u thể ruột đều biểu lộ HER2<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />