Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
TIÊN LƯỢNG KINH ĐIỂN VỚI TÌNH TRẠNG THỤ THỂ NỘI TIẾT,<br />
Ki-67 VÀ HER2 TRONG UNG THƯ VÚ XÂM NHẬP<br />
<br />
Đặng Công Thuận, Phan Thị Thu Thủy, Trần Nam Đông, Ngô Cao Sách, Võ Thị Hồng Vân<br />
Bộ môn Giải phẫu bệnh - Pháp Y, Trường Đại học Y Dược Huế<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu bệnh và tình trạng biểu lộ thụ thể nội tiết, Ki-67 và HER2 của<br />
các bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh<br />
giá mối liên quan giữa một số yếu tố tiên lượng kinh điển trong ung thư vú gồm kích thước u, độ mô học,<br />
tình trạng di căn hạch và giai đoạn bệnh với sự biểu lộ tình trạng thụ thể nội tiết (ER, PR), Ki-67 và HER2. Đối<br />
tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu thu thập từ 96 bệnh nhân ung thư vú từ 05/2015 đến<br />
4/2016. Các mẫu mô bệnh học được nhuộm H-E và nhuộm hóa mô miễn dịch tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh<br />
viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Bệnh nhân ung thư vú thường ở nhóm 50-59 tuổi (39,6%), ung thư<br />
biểu mô thể ống xâm nhập (82,3%), kích thước u ≤2cm (54,2%), độ mô học II (60,2%), di căn hạch (53,1%), giai<br />
đoạn bệnh II (51%); ER(+) 46,9%, PR (+) 49,0%, Ki-67(+) 77,1%, HER2(+) 30,2%. Kết luận: Có mối tương quan<br />
giữa độ mô học và sự biểu lộ HER2 (p2 - 5 cm là thường gặp nhất (35,4%). Thể ống xâm nhập là loại mô học chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (82,3%). Tỷ lệ ung thư vú di căn hạch nách cùng bên là 53,1%. Độ mô học II chiếm đa số (60,2%). Giai<br />
đoạn IIA là giai đoạn bệnh hay gặp nhất (40,6%).<br />
3.1.3. Các đặc điểm hóa mô miễn dịch<br />
* Sự biểu lộ ER và PR<br />
Bảng 3. Sự biểu lộ ER, PR<br />
Thụ thể nội tiết<br />
<br />
ER(-)<br />
ER (+)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
PR (-)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
<br />
41<br />
<br />
10<br />
<br />
51<br />
<br />
%<br />
<br />
42,7<br />
<br />
10,4<br />
<br />
53,1<br />
<br />
n<br />
<br />
8<br />
<br />
37<br />
<br />
45<br />
<br />
%<br />
<br />
8,3<br />
<br />
38,6<br />
<br />
46,9<br />
<br />
n<br />
<br />
49<br />
<br />
47<br />
<br />
96<br />
<br />
49,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
%<br />
51,0<br />
Tỷ lệ ung thư vú có ER, PR dương tính lần lượt là 46,9% và 49,0%<br />
72<br />
<br />
PR (+)<br />
<br />
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017<br />
<br />
* Sự biểu lộ Ki-67<br />
<br />
Bảng 4. Sự biểu lộ Ki-67<br />
<br />
Ki-67<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
22<br />
<br />
22,9<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
74<br />
<br />
77,1<br />
<br />
Tổng cộng<br />
96<br />
Ki-67 dương tính trong 77,1% các trường hợp.<br />
* Sự biểu lộ HER2<br />
Bảng 5. Sự biểu lộ HER2<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Thụ thể HER2<br />
Âm tính<br />
Dương tính<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
0<br />
<br />
65<br />
<br />
67,7<br />
<br />
1+<br />
<br />
2<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2+<br />
<br />
18<br />
<br />
18,8<br />
<br />
3+<br />
<br />
11<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Tổng cộng<br />
96<br />
100,0<br />
HER2 dương tính trong 30,2% các trường hợp ung thư vú.<br />
3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng kinh điển và các dấu ấn miễn dịch<br />
3.2.1. Mối liên quan giữa các dấu ấn miễn dịch<br />
Bảng 6. Mối liên quan giữa các dấu ấn miễn dịch<br />
ER<br />
ER<br />
PR<br />
<br />
_<br />
r = 0,605<br />
p < 0,0001<br />
<br />
69,8<br />
30,2<br />
100,0<br />
<br />
PR<br />
<br />
HER2<br />
<br />
Ki-67<br />
<br />
r = 0,605<br />
<br />
r = - 0,059<br />
<br />
r = 0,054<br />
<br />
p < 0,0001<br />
_<br />
<br />
p = 0,569<br />
<br />
p = 0,602<br />
<br />
r = - 0,191<br />
<br />
r = - 0,061<br />
<br />
p = 0,063<br />
<br />
p = 0,555<br />
<br />
r = - 0,059<br />
<br />
r = - 0,191<br />
<br />
p = 0,569<br />
<br />
p = 0,063<br />
<br />
r = 0,054<br />
<br />
r = - 0,061<br />
<br />
r = 0,089<br />
<br />
ER<br />
<br />
PR<br />
<br />
HER2<br />
<br />
Ki-67<br />
<br />
Kích thước u<br />
<br />
p = 0,219<br />
<br />
p = 0,761<br />
<br />
p = 0,615<br />
<br />
p = 0,460<br />
<br />
Độ mô học<br />
<br />
p = 0,281<br />
<br />
p = 0,366<br />
<br />
p = 0,015<br />
<br />
p = 0,809<br />
<br />
Di căn hạch<br />
<br />
p = 0,51<br />
<br />
p = 0,426<br />
<br />
p = 0,794<br />
<br />
p = 0,528<br />
<br />
Giai đoạn bệnh<br />
<br />
p = 0,457<br />
<br />
p = 0,453<br />
<br />
p = 0,819<br />
<br />
p = 0,935<br />
<br />
HER2<br />
Ki-67<br />
<br />
_<br />
<br />
r = 0,089<br />
p = 0,389<br />
<br />
_<br />
p = 0,602<br />
p = 0,555<br />
p = 0,389<br />
ER và PR có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p2-5cm, 10,4% u > 5cm.<br />
Kích thước u nhỏ nhất đo được khi phẫu tích là 0,6<br />
cm, lớn nhất là 14 cm. Kích thước u trung bình là<br />
3,02 cm. So sánh kết quả của Đặng Công Thuận [7]<br />
và Nguyễn Phúc Duy Quang [5] cho thấy nhóm u<br />
có kích thước từ >2 -5 cm chiếm đa số. Tuy nhiên,<br />
kết quả nghiên cứu của các tác giả Adedayo [12] và<br />
Spitale [19] thì tỷ lệ u ≤ 2cm chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
tương tự nghiên cứu này.<br />
Kích thước u có ý nghĩa quan trọng để đánh giá<br />
giai đoạn bệnh, liên quan đến di căn hạch nách và<br />
là một yếu tố tiên lượng độc lập quan trọng. Kích<br />
thước u nguyên phát càng lớn, nguy cơ di căn hạch<br />
càng cao, đặc biệt là dễ cho di căn xa.<br />
4.1.3. Loại mô học<br />
Ung thư biểu mô ống xâm nhập kinh điển chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất là 82,3%, sau đó là ung thư biểu mô<br />
thể tiểu thùy xâm nhập (12,5%). Các loại khác chiếm<br />
tỷ lệ thấp. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả khác trong nước [5], [6], [8].<br />
4.1.4. Tình trạng di căn hạch nách<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ di căn hạch nách<br />
chiếm 53,1%. Tỷ lệ di căn hạch nách trong nghiên<br />
cứu của tôi ctương tự kết quả nghiên cứu của các<br />
tác giả trong nước như Tạ Văn Tờ (52,8%) [8], Đoàn<br />
Thị Phương Thảo (43,3%) [6], Hứa Chí Minh (55,7%)<br />
[4] và Đặng Công Thuận (59,1%) [7]. Tuy nhiên, tỷ lệ<br />
này cao hơn nhiều so với của các tác giả nước ngoài<br />
như Jos A van der Hage (37%) [17], Spitale (37,1%)<br />
[19], Adedayo (33,5%) [12]. Điều này có thể được<br />
giải thích qua việc tầm soát phát hiện ung thư vú<br />
giai đoạn sớm ở các nước Châu Âu có hiệu quả hơn<br />
ở nước ta.<br />
74<br />
<br />
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
Việc ghi nhận tình trạng di căn hạch là một trong<br />
những tiêu chí quan trọng hàng đầu bởi vì nó là yếu<br />
tố tiên lượng có ý nghĩa nhất liên quan đến tỷ lệ tái<br />
phát và thời gian sống thêm của bệnh nhân, hơn nữa<br />
hạch di căn còn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định<br />
chọn lựa phương thức điều trị.<br />
4.1.5. Độ mô học<br />
Ung thư vú có độ mô học II trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,2%, độ mô học<br />
III chiếm 33,7%, độ mô học I thấp nhất chiếm 6,1 %.<br />
Nhìn chung, các tác giả trong nước đều đưa ra<br />
kết quả là độ mô học II chiếm đa số, phù hợp với kết<br />
quả của nghiên cứu này. Tuy nhiên, theo các tác giả<br />
nước ngoài thì độ mô học III chiếm đa số. Điều này<br />
có thể giải thích là do sự khác biệt về đặc tính sinh<br />
học của nhóm bệnh nhân được nghiên cứu và khi<br />
đánh giá các yếu tố trên tiêu bản có sự khác nhau do<br />
nhận định chủ quan của mỗi người.<br />
Dù cách chia độ như thế nào hoặc đối tượng<br />
nghiên cứu khác nhau giữa các tác giả khác nhau<br />
nhưng kết quả nghiên cứu đều thống nhất, tỷ lệ<br />
sống thêm giảm dần theo độ mô học tăng dần với<br />
sự khác biệt rất có ý nghĩa. Tầm quan trọng của độ<br />
mô học trong tiên lượng ung thư vú đã được xác<br />
định và là thành phần bắt buộc trong chẩn đoán giải<br />
phẫu bệnh.<br />
4.1.6. Giai đoạn bệnh sau phẫu thuật<br />
Giai đoạn II chiếm đa số với 51% cho cả hai nhóm<br />
II, giai đoạn IIIA chiếm 30%, giai đoạn I chỉ ghi nhận<br />
được 26% và không có giai đoạn IV. Kết quả này phù<br />
hợp với các tác giả trong nước.<br />
Nghiên cứu của Gamel [16] và cộng sự năm 1997<br />
khẳng định vai trò của việc xác định giai đoạn bệnh<br />
và loại mô học có ý nghĩa trong tiên lượng diễn biến<br />
lâm sàng bởi vì điều trị bệnh nhân ở giai đoạn càng<br />
sớm khả năng khỏi bệnh càng cao, những bệnh nhân<br />
giai đoạn I, II có thời gian sống thêm không bệnh kéo<br />
dài hơn, ít tái phát hơn sau điều trị.<br />
4.1.7. Sự biểu lộc của thụ thể Estrogen và<br />
Progesteron<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ung thư<br />
vú dương tính với ER là 46,9% và với PR là 49,0%. Kết<br />
quả này hơi thấp hơn so với đa số các tác giả trong và<br />
ngoài nước. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Tờ (2004)<br />
cho thấy có 59,1% ER(+), 51,4% PR(+) [8]; Theo<br />
Nguyễn Phúc Duy Quang (2011) có 48,6% ER(+),<br />
41,9% PR(+) [5]; Tác giả Nguyễn Thùy Linh (2015)<br />
ER(+) là 51,67% và với PR là 45% [3]. Các nghiên cứu<br />
của Nishimura (2013) cho kết quả là 74,6% ER(+) và<br />
61,7% PR(+) [18]; Engstrom (2013) tỷ lệ ER(+) lên tới<br />
82,4% và PR(+) 57,3% [15].<br />
Có sự khác biệt này là do:<br />
- Cách đánh giá kết quả phản ứng HMMD với ER<br />
và PR trong các nghiên cứu có khác nhau.<br />
<br />