Sự chuyển biến của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương thời kỳ đầu tách tỉnh (1997-2006)
lượt xem 3
download
Bài viết "Sự chuyển biến của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương thời kỳ đầu tách tỉnh (1997-2006)" bàn về hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng có những vấn đề bất cập trong sự chuyển đổi để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới của dân tộc và thời đại biểu hiện như sự xác định về hình thức đào tạo, nội dung dạy học, sách giáo khoa, tổ chức dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự chuyển biến của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương thời kỳ đầu tách tỉnh (1997-2006)
- SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ ĐẦU TÁCH TỈNH (1997 - 2006) Phạm Thị Thanh Nga1, Lê Thị Cẩm Nhung2 1. Trường THCS Lai Uyên. Email: thanhnga2051991@gmail.com 2. Trường THCS Tân Phước Khánh. Email: 2028140114011@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Trong thời gian đầu sau khi tách tỉnh (1997), mặc dù còn bộn bề với nhiều việc phải làm nhưng được sự quan tâm và đầu tư thích hợp của các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương nên giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong 10 năm đầu của thời kỳ đã đạt được nhiều thành tựu cả về quy mô, chất lượng, đội ngũ cũng như cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Những thành tựu đó góp phần không nhỏ và đặt nền tảng cho sự phát triển giáo dục và đào tạo của Bình Dương sau này. Từ khóa: Giáo dục Trung học phổ thông, giáo viên, học sinh… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc bao giờ cũng đề cập tới giáo dục phổ thông bởi giáo dục phổ thông có vị trí hết sức quan trọng, là cầu nối, nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục THPT là bậc học cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông (Giáo dục phổ thông bao gồm cấp tiểu học, THCS và THPT). Mục tiêu của cấp học này là “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS và có hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề đi vào cuộc sống lao động” (Luật giáo dục, 1998). Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, giáo dục THPT cung cấp cho xã hội nhiều thế hệ trẻ, thông minh, sáng tạo, có tri thức, giàu lòng nhân ái, có niềm tự hào và tự tôn dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc...Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng có những vấn đề bất cập trong sự chuyển đổi để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới của dân tộc và thời đại biểu hiện như sự xác định về hình thức đào tạo, nội dung dạy học, sách giáo khoa, tổ chức dạy và học... Cũng giống như các địa phương khác trong cả nước những năm đầu của thời kỳ đổi mới giáo dục phổ thông của tỉnh Bình Dương nói chung, giáo dục THPT nói riêng trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đó là sự phát triển mạnh quy mô, mạng lưới trường lớp, số lượng và chất lượng giáo viên, học sinh, ngày càng tăng nhanh, số học sinh giỏi cấp tỉnh, cũng như tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Bên cạnh, những chuyển biến tích cực đó, giáo dục THPT tỉnh Bình Dương còn có những bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong giới hạn tham luận này tác giả chỉ xin trình bày những chuyển biến cơ bản của giáo dục Trung học Phổ thông tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đầu tách tỉnh. 35
- 2. VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THPT BÌNH DƯƠNG TRƯỚC 1997 Theo Nghị quyết của kỳ họp Quốc hội nước CHXHCNVN ngày 02/7/1976, tỉnh Sông Bé được thành lập và chính thức hoạt động. Tỉnh Sông Bé được hợp nhất từ hai tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước, tỉnh Sông Bé có 1 thị xã; 7 huyện và 134 xã phường với số dân 937.000 người (01/4/1989). Sự nghiệp phát triển GD&ĐT giai đoạn 1986 - 1996 cũng gặp những khó khăn và hạn chế khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới với biến động. Là tỉnh bị tàn phá nặng nề sau 2 cuộc chiến tranh với đế quốc, nền kinh tế - xã hội chậm phát triển. Cơ sở vật chất nghèo nàn và xuống cấp nghiêm trọng, mạng lưới trường lớp hạn chế, mất cân đối và thiếu đồng bộ. Năm 1986, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 3080 phòng học, chủ yếu là phòng học tạm thời, vách ván, mái tôn, nền đất hoặc xi măng, phòng tranh tre để đáp ứng yêu cầu học sinh hàng năm (Sở GD&ĐT Bình Dương, 1996). Cùng với địa bàn rộng lớn có nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học lớn đã gây sức ép lớn đối với sự phát triển giáo dục, cơ sở vật chất, qui mô đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, trình độ và năng lực còn hạn chế, đời sống CBGV thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như sau: Năm học 1986 - 1987 là 348 giáo viên; năm 1990 - 1991 là 445 giáo viên; năm 1995 - 1996 là 445 giáo viên. Như vậy trong 10 năm đầu sau đổi mới, đội ngũ giáo viên có nhiều biến động và nghỉ bỏ việc hoặc chuyển ngành. Về hệ thống trường lớp giai đoạn đổi mới toàn tỉnh có 22 trường THPT. Về mạng lưới trường học chỉ tập trung ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi, những vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển trường lớp không đồng bộ của các ngành và cấp học. Sách, thư viện và trang thiết bị. Về sách năm 1985 - 1986 phát hành 917.156 bản sách, năm 1985 chỉ có 54 trường có thư viện, về kinh phí đầu tư thiết bị trường học giai đoạn 1986 là 5.713 triệu đồng. Như vậy, trong thời kỳ đầu khi bước vào thời kỳ đổi mới tình hình giáo dục THPT đã có những chuyển biến, tuy nhiên về cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như quy mô về giáo dục còn nhiều hạn chế. 3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC THPT BÌNH DƯƠNG TRONG 10 NĂM ĐẦU TÁCH TỈNH Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, khi tỉnh Bình Dương chưa tách khỏi tỉnh Sông Bé thì giáo dục THPT chưa có những chuyển biến lớn, nhưng từ sau khi được tách tỉnh - sau năm 1997 được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương thực sự đã có những chuyển biến cơ bản, cụ thể ở các mặt sau đây: Về quy mô phát triển giáo dục THPT Bình Dương: Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh (Bình Dương và Bình Phước). Cũng như các ngành kinh tế - xã hội khác, ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương phát triển dựa trên nền tảng của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ Dầu Một và Sông Bé trước đây. Những ngày đầu mới tái lập, tỉnh Bình Dương đã xác định “Phát triển giáo dục - đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Đồng thời với nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mục tiêu nâng cao dân trí trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương và ngành GD&ĐT. Sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích và có bước phát triển về nhiều mặt. Năm học 1975-1976 toàn tỉnh Sông Bé có 4 trường 36
- phổ thông cấp 3 và 8 trường phổ thông cấp 2-3 với 103 lớp và 3996 học sinh. Đến năm học 1997-1998 toàn tỉnh có 28 lớp (Sở GD&ĐT Bình Dương, 1996), trường trung học phổ thông với 12.310 học sinh tăng gấp 3 lần với ngày giải phóng. Về quy mô phát triển giáo dục trung học phổ thông không ngừng gia tăng về số lượng học sinh và lớp học cho thấy sự chuyển biến tích cực trong giai đoạn tái thành lập tỉnh. Quy mô phát triển giáo dục sau 4 năm 1997 - 2001, học sinh trung học phổ thông tăng 87,02%. Số trường lớp tăng 8 trường Phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm 2000 đến năm 2003 số lượng học sinh tiếp tục tăng, nhưng đến năm học 2005 số học sinh đã tăng lên nhanh chóng với số lượng 28.962/28.800 đạt 100,56% tăng 2.200 học sinh (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2005). Về mạng lưới trường lớp đã phát triển hoàn chỉnh ở 100% xã phường trong toàn tỉnh. 100% huyện, thị có trường THPT, mỗi huyện có từ 2-5 trường THPT. Đặc biệt huyện Phú Giáo trong 4 năm đã thành lập thêm 2 trường THPT ở địa bàn xa xôi (THPT: Nguyễn Huệ, Tây Sơn), các trường THPT: Lai Uyên, Tây Nam (huyện Bến Cát), Thường Tân (huyện Tân Uyên) cũng được thành lập sau khi thành lập tỉnh. Về tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học đã có tiến bộ rõ rệt, năm học 1997 tỷ lệ lưu ban bỏ học là 5,3% ở bậc Trung học, đến năm 2000 tỷ lệ học sinh bỏ học ở bậc THPT là 1,5%. Theo báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2003 thì số học sinh nghỉ, bỏ học bậc THPT là 499 học sinh, tỉ lệ 2%. (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2003) Như vậy, trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới quy mô trường lớp và sĩ số học sinh của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành GD&ĐT Bình Dương đã đạt được những thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển nhanh chóng về quy mô giáo dục và chất lượng giáo dục có những chuyển biến rõ rệt. Khắp các địa bàn của tỉnh mạng lưới trường học phát triển rộng khắp đến các huyện xã vùng sâu, vùng xa. Về chất lượng giáo dục THPT Bình Dương: Triển khai các nghị quyết của của Trung ương, tại Đại hội Đảng bộ Bình Dương lần thứ VI cũng đã xác định rõ: “Coi phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân”. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ CBGV nhưng nghành đã vượt khó và đã thu được những kết quả to lớn về chất lượng giáo dục. Về chất lượng bậc THPT có chuyển biến tích cực: Xếp loại học lực học sinh THPT năm 1996 - 1997 đạt giỏi 1,7%; khá 22,6%; trung bình 53%; yếu - kém 22,7%. Xếp loại học lực học sinh THPT năm 2003 - 2004 đạt giỏi 5,0%; khá 29,3%; trung bình 47,6% và yếu - kém 18% (Sở GD&ĐT Bình Dương, 1997). So với năm học 1996 - 1997: Học sinh THPT tỷ lệ yếu kém giảm từ 22,7% xuống 18% (Sở GD&ĐT Bình Dương, 1996). Như vậy, chất lượng giáo dục có chuyển biến tiến bộ rõ rệt, hằng năm học sinh đạt học lực khá giỏi tăng lên. Nguyên nhân những tiến bộ về chất lượng giáo dục bảo đảm việc thực hiện chương trình bậc học ngày thêm hoàn chỉnh, ổn định và áp dụng đổi mới về phương pháp giáo dục, tăng thêm được những thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học cho các trường, trường lớp được nâng cấp, kỷ cương nề nếp tổ chức quản lý nhà trường có tiến bộ. Số học sinh tốt nghiệp THPT tăng nhanh: Năm 1997 toàn tỉnh có 1.697 học sinh tốt nghiệp THPT (tỷ lệ 86,7%). Đến năm 2003 có 6.641 học sinh tốt nghiệp THPT (tỷ lệ 90,7%). Như vậy trong vòng 7 năm số học sinh tốt nghiệp THPT của tỉnh Bình Dương tăng gấp 3 lần (291,5%). Có 79/6.641 học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi đạt tỉ lệ 1,17%, tiêu biểu có 1 học sinh đạt điểm thủ khoa: Học sinh Bùi Thị Kim Ánh, trường THPT Dĩ An, tốt nghiệp THPT đạt 57,50 điểm. 37
- Ngoài ra học sinh Bùi Thị Kim Ánh cũng đạt giải ba môn Hóa ở kỳ thi chọn lọc học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT (Sở GD&ĐT Bình Dương, 1997, 2003). Từ năm 1997 đến năm 2002 đã có 144 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia bậc THPT. Năm học 2002 - 2003, qua kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp Quốc Gia, tỉnh Bình Dương đạt 18 giải gồm: 05 giải ba và 13 giải khuyến khích. Năm học 2005 - 2006 thi học sinh giỏi vòng tỉnh bậc THPT có 198/598 thí sinh đạt giải (02 giải nhất, 23 giải nhì, 63 giải ba và 110 giải khuyến khích); thi học sinh giỏi vòng toàn quốc bậc THPT đạt 14 giải (01 giải nhì, 07 giải ba và 06 giải khuyến khích); tham dự học sinh giải toán trên máy tính Casio cấp khu vực Cần Thơ đạt 03 giải khuyến khích; tham gia học sinh giỏi toán trên máy tính Casio cấp tỉnh đạt 30 giải (03 giải nhất, 06 giải nhì, 15 giải ba, 06 giải khuyến khích). Trong kỳ thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc năm 2003. Kết quả đội tuyển tỉnh Bình Dương dự thi Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ IX - năm 2003 đạt 3 giải gồm: 1 giải nhì bậc tiểu học, 1 giải ba bậc THCS và 1 giải ba bậc THPT. Đặc biệt, đội tuyển Tin học không chuyên tỉnh Bình Dương lần đầu xuất sắc đạt giải nhất đồng đội (trên 50 tỉnh thành và ngành tham gia) và đạt giải dành cho đơn vị tổ chức tốt hội thi tại cơ sở. Tiếp nối truyền thống dạy tốt, học tốt, ở các năm học tiếp theo tỉnh Bình Dương tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong các công tác đào tạo mũi nhọn. Số học sinh thi đỗ vào đại học và cao đẳng không ngừng gia tăng: Năm 1997 là 1.284 học sinh; năm 1999 là 1.827 học sinh; năm 2001 là 1.961 học sinh; năm 2003 đối với bậc đại học không tính cao đẳng đỗ 650 học sinh. (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2003) Như vậy với thành tích trên đã khẳng định chất lượng của học sinh thể hiện qua kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc Gia. Qua đó, nhận thấy năng lực, lòng say mê, kiên trì, tận tụy liên tục với nghề của đội ngũ thầy cô giáo, không quản ngày đêm, miệt mài chăm chỉ thu hút sự say mê của học sinh để khẳng định mình và đã thành công của 11 thầy cô có công tác bồi dưỡng giỏi. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục THPT và đào tạo bồi dưỡng lực lượng học sinh giỏi cho tỉnh Bình Dương, từ năm học 1996 - 1997 trường THPT chuyên Hùng Vương được xây dựng và đi vào hoạt động. Năm học 2002 - 2003 trường có 24 lớp với tổng 745 học sinh, cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng với 42 phòng học và trang thiết bị khá đồng bộ, gồm các phòng lab, vi tính, phòng thí nghiệm thực hành và phòng học, sân tập các bộ môn. Về phát triển đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Mặc dù Bình Dương mới mới được tách tỉnh, các cấp chính quyền còn bộn bề nhiều việc phải làm, tuy nhiên được sự coi trọng đầu tư, chăm lo cho đúng mức cho giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng của các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương. Tỉnh đã dành nguồn kinh phí lớn cho giáo dục trong đó có giáo dục THPT cụ thể: Kinh phí năm 1995 là 30,5 tỷ đồng; năm 1996 là 28,9 tỷ đồng; năm 1997 là 28,875 tỷ đồng; năm 1998 là 46,948 tỷ đồng; năm 1999 là 76,366 tỷ đồng; năm 2000 là 85,9 tỷ đồng; năm 2001 là 115,6 tỷ đồng; năm 2003 tăng lên 162,1 tỷ đồng; năm 2004 là 198,735 tỷ đồng; năm 2005 là 240,600 tỷ đồng (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2005). Như vậy, kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục từ khi tái lập tỉnh đến 2005 tăng vọt là minh chứng cho những cố gắng của toàn Đảng toàn dân trong công cuộc khắc phục khó khăn và đưa nền giáo dục tỉnh nhà phát triển không ngừng. Từ sự quan tâm và đầu tư thích hợp nên số lượng và chất lượng giáo viên ngày càng tăng vọt, năm học 1996 - 1997 đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục - đào tạo Bình Dương là 11.441 thầy cô, trong đó trực tiếp giảng dạy là 8.155 thầy cô. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Bình 38
- Dương có 7.020 CB-NV, trong đó trực tiếp giảng dạy là 5.196 thầy cô. Đến năm học 2006, tổng số CBGVNV toàn ngành có 11.305 thầy cô, trong đó bậc THCS (Kể cả giáo viên cấp 2 trong trường cấp 2-3 số đạt chuẩn trở lên có 2700/2735 cán bộ - giáo viên, đạt 98,72%, trên chuẩn có 1050/2735 chiếm 38,39%, trong đó có 01 Thạc sĩ. Đối với bậc THPT số đạt chuẩn trở lên có 1110/1224 cán bộ - giáo viên, đạt 90% chiếm 68%, trong đó số trên chuẩn 11 người chiếm 0,90%. (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2006) Tất cả các thầy cô đều được đào tạo cơ bản theo chuyên ngành sư phạm. Bên cạnh đó, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên là mối quan tâm thường xuyên của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho qui mô giáo dục phát triển hằng năm tăng nhanh. Đội ngũ của ngành tuy chưa thoát khỏi tình trạng thiếu giáo viên, song tình hình đội ngũ của ngành có chiều hướng ngày thêm tốt hơn. Công tác đào tạo, đào tạo lại để chuẩn hóa đội ngũ và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên của ngành được triển khai thực hiện đã đạt kết quả khá tốt, đối với bậc THPT đạt 80,5%, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao. Năm học 2003 có 63 giáo viên THPT thi đạt giáo viên giỏi. Trường THCS Chu Văn An (Thị xã Thủ Dầu Một) là trường đầu tiên của bậc THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường THPT Bình Phú, Huỳnh Văn Nghệ, Võ Minh Đức, Dĩ An, Dầu Tiếng và trường THCS Phước Hòa (Phú Giáo) được tặng Huân chương lao động hạng III. Trường THCS Chu Văn An (Thị xã TDM) được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng II. Cùng với sự phát triển về quy mô số lượng, chất lượng giáo viên và CSVC được duy trì và nâng cao. Năm 2005 tổng số CBQL trong ngành hiện có 773 trong đó bậc THPT có 97 người, đa số các đơn vị trường THPT, trường trực thuộc, các trung tâm có đủ số cán bộ quản lý theo phân hạng trường, còn 02 đơn vị thiếu cán bộ quản lý (THPT bán công Dĩ An, THPT Tân Bình). Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý hầu hết đều đạt chuẩn của cấp học, tỉ lệ cán bộ quản lý có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt tỷ lệ cao nhất THCS cấp 2-3 (78 người chiếm 3%). (Sở GD&ĐT Bình Dương, 2005) Đi đôi với xây dựng thêm trường lớp, thư viện và thiết bị dạy học cũng được quan tâm đầu tư. Theo thời gian, thư viện trường học được củng cố và phát triển, hàng năm có nhiều thư viện đạt chuẩn. Thiết bị dạy học được đầu tư kinh phí mua sắm thường xuyên. Các trường THCS, THPT được trang bị đồng bộ thí nghiệm lý, hóa, sinh. Giai đoạn này, phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học trong các ngành học được duy trì, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 4. KẾT LUẬN Thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn 10 năm tái thành lập tỉnh là sự phát triển nhanh chóng về quy mô và chất lượng giáo dục có những chuyển biến rõ rệt. Trên khắp các địa bàn tỉnh mạng lưới trường học phát triển rộng khắp đến các xã vùng sâu, vùng xa. Từ khi tái lập tỉnh đến 2006 đã xây dựng 42 đơn vị trường học mới, trong đó bậc THPT xây mới 8 trường chiếm tỷ lệ 40%. Đầu tư cho GD&ĐT của tỉnh Bình Dương hàng năm luôn vượt chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao, đặc biệt Bình Dương là một trong những tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đến cuối năm 1997 trên địa bàn tỉnh đã xóa lớp học ca 3, phòng học tranh tre, phòng tạm lớp mượn, như vậy bước đầu đáp ứng quy mô phát triển giáo dục với toàn bộ 100% trường lớp của tỉnh kể cả vùng nông thôn đều là nhà cấp 4 trở lên. 39
- Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng nhanh về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Từ chỗ còn thiếu giáo viên nghiêm trọng, trong 10 năm qua số lượng giáo viên tăng thêm hơn 3.000 người, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu giáo viên và đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà. Về chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ học sinh lưu ban và nghỉ bỏ học hàng năm giảm đáng kể, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm từ 22,7% xuống 18%. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi tăng mạnh từ 1,7% lên 5,0%; học sinh khá tăng từ 22,6% lên 29,3%, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà trong 10 năm đầu tách tỉnh; về số lượng học sinh tốt nghiệp THPT tăng đáng kể cụ thể: Trước năm 1997 toàn tỉnh có 1.697 học sinh đến 2003 có 6.641 học sinh. Như vậy, trong vòng 7 năm số học sinh tốt nghiệp THPT của tỉnh tăng gấp 3 lần. Chuyển biến về chất lượng, công tác giáo dục toàn diện được chú trọng, tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng, đạo đức, nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, giáo dục thể chất quốc phòng. Có thể khẳng định rằng, Sự chuyển biến giáo dục THPT tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đầu tách tỉnh (1997 - 2006) cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập ngày càng tăng của tỉnh nhà, chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được khẳng định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng với sự góp sức của nhân dân, các thế hệ thầy và trò của ngành giáo dục Bình Dương đã nổ lực phấn đấu “dạy tốt” và “học tốt”; đào tạo nên nhiều con ngoan, trò giỏi, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của tỉnh nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, luận án tiến sĩ Đại học Quốc gia Tp. HCM. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương (1995-2006), Báo cáo tổng kết năm học (1995; 1996 - 1997; 1997 - 1998; 1998 - 1999; 1999 - 2000; 2001 - 2002; 2002 - 2003; 2003 - 2004; 2005 - 2006). 3. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết 4 năm, thực hiện Nghị quyết Trung Ương khóa 8. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh năm 1998 5. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Đánh giá tình hình giáo dục tỉnh Bình Dương (Từ khi có Luật giáo dục 1998 đến nay). 6. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Báo cáo kết quả học sinh giỏi năm học 2002 - 2003. 7. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Báo cáo về tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm học 1998 - 1999 tại kỳ họp lần thứ 7 - HĐND tỉnh khóa 5. 8. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình xây dựng trường học 2001 - 2004. Định hướng sắp xếp mạng lưới trường lớp và dự kiến kế hoạch đầu tư xây dựng CSVC trường học 2004 - 2005 - 2006 - 2010 sự nghiệp giáo dục tỉnh Bình Dương. 9. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương (2004), Lịch sử giáo dục Bình Dương (Từ đầu thế kỷ XX đến 2003). 40
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng việc tự học các môn lí thuyết chuyên ngành của sinh viên khoa giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 89 | 6
-
Những nguồn lực cần có cho giáo dục đại học Việt Nam thời công nghệ số
8 p | 58 | 6
-
Tứ đức của Nho giáo và ý nghĩa tham chiếu của nó đối với sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện nay
10 p | 46 | 6
-
Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm
10 p | 44 | 5
-
Lí niệm giáo dục thời Minh Trị (1868-1912)
9 p | 68 | 5
-
Đa dạng hóa tổ chức chuyên đề, hoạt động ngoại khóa nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trung học cơ sở
7 p | 31 | 4
-
Tác động của giáo dục tới sự hài lòng công việc của lao động trẻ ở Việt Nam
10 p | 47 | 4
-
Sự chuyển biến của Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay
18 p | 10 | 4
-
Sự chuyển biến trong quan niệm đạo đức của Phan Bội Châu đầu thế kỷ xx
8 p | 72 | 4
-
Sự chuyển biến mô hình giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam (1956-1975)
11 p | 64 | 3
-
Đạo đức nhà giáo trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam
12 p | 40 | 3
-
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành Giáo dục thể chất
4 p | 65 | 2
-
Sự chuyển biến mới trong việc giáo dục Đảng viên nông thôn ở Hải Hưng
7 p | 25 | 2
-
Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT miền núi Tây Bắc
8 p | 31 | 2
-
Những chuyển biến trong giáo dục nhà chùa ở Miến Điện dưới thời vua Mindon (1853-1878)
9 p | 51 | 2
-
Đổi mới nhận thức về sứ mạng của giáo dục đại học
5 p | 34 | 2
-
Lập chỉ mục cho nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER)
7 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn