JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0231<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 116-124<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SỰ ĐA DẠNG CỦA TRẺ TỰ KỈ THEO HỌC THUYẾT “BÁT SA LÁT HOA QUẢ”<br />
VÀ MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÁO DỤC HIỆU QUẢ CHO TRẺ TỰ KỈ<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP ƯU TIÊN CÁ NHÂN TẠI ÚC<br />
<br />
Trần Thị Bích Ngọc<br />
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Tôn trọng sự đa dạng và ưu tiên cá nhân là một xu hướng tiếp cận hiện đại hướng<br />
tới việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỉ. Mô hình ví hội chứng tự kỉ như “Bát sa lát<br />
hoa quả” hay học thuyết “Hệ thần kinh đa dạng” là những phương pháp tiếp cận mới phù<br />
hợp với xu hướng trên đây. Bài viết này giới thiệu phương pháp tiếp cận tự kỉ giống như<br />
"bát sa lát hoa quả" và đưa ra 6 kĩ năng làm việc với trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá<br />
nhân dựa vào học thuyết “hệ thần kinh đa dạng”. Hi vọng rằng mô hình cùng sáu kĩ năng<br />
này sẽ giúp cho các nhà quản lí, các nhà giáo dục, gia đình và cộng đồng xây dựng một tầm<br />
nhìn và thực hiện công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ một cách có hiệu quả nhất.<br />
Từ khóa: Trẻ tự kỉ, sự đa dạng của học sinh, ưu tiên cá nhân, hệ thần kinh đa dạng, phong<br />
trào quyền của người tự kỉ.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Tự kỉ hiểu theo góc độ là cá nhân đó có ảnh hưởng khi liên hệ với môi trường và tương tác<br />
với những người khác. Cụ thể hơn, những người tự kỉ bị hạn chế giao tiếp và tương tác xã hội; có<br />
nhiều hành vi, sở thích hoặc hoạt động rập khuôn và lặp lại. Mục tiêu của Khóa học trực tuyến<br />
mở về Tự kỉ (Autism Massive Open Online Course) của trường Đại học Công nghệ Swinburne<br />
(Swinburne University of Technology) - Úc là nhằm mở rộng tầm hiểu biết về tự kỉ cho những học<br />
viên tham gia, bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các kiến thức của cộng đồng và sự kết<br />
nối giữa các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên (GV) làm việc với trẻ tự kỉ, các nhân viên công<br />
tác xã hội, cha mẹ học sinh (CMHS). . . . Khóa học này đã cung cấp cho người học rất nhiều vấn<br />
đề về người tự kỉ. Trong số đó, Donna Williams - tác giả, chuyên gia tự kỉ, chuyên gia tư vấn, nhà<br />
biên kịch, nhạc sĩ - một chuyên gia tham gia giảng dạy khóa học đã đưa ra phương pháp tiếp cận<br />
ba chiều (3D) về tự kỉ đó là “bát sa lát hoa quả tự kỉ” [9]. Thêm vào đó, khóa học cũng cung cấp<br />
6 kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá nhân (person-first approach)<br />
từ phong trào Quyền của người tự kỉ (the autism right movement) tại Úc và dựa trên học thuyết<br />
“Hệ thần kinh đa dạng” (neurodiversity) đang bùng nổ trên thế giới. Học thuyết này đưa ra việc<br />
xem xét một người mắc hội chứng tự kỉ tức là họ có những cấu tạo về mặt gen và nơ ron thần kinh<br />
<br />
Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 27/9/2015.<br />
Tác giả liên lạc: Trần Thị Bích Ngọc, địa chỉ e-mail: Ngoctransta@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
116<br />
Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “Bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục...<br />
<br />
<br />
đa dạng [2]. Phong trào Quyền của người khuyết tật kêu gọi mọi người không nên ép buộc người<br />
tự kỉ thực hiện mọi việc theo tiến trình giống chúng ta mà hãy để họ được thoải mái tiếp cận cuộc<br />
đời theo con đường riêng bởi lẽ họ cũng là những con người, có quyền và muốn được sống, tồn tại<br />
và yêu thương [6].<br />
Dựa trên các thông tin được cung cấp trong Khóa học trực tuyến của Đại học Công nghệ<br />
Swinburne - Úc, bài viết này giới thiệu khái quát về phương pháp tiếp cận “bát sa lát hoa quả” về<br />
tự kỉ nhằm mục đích cung cấp cho người đọc cái nhìn mới hơn và hướng đến nhìn nhận sự đa dạng<br />
của những người tự kỉ đặc biệt là trẻ tự kỉ. Đồng thời bài viết sẽ cung cấp thông tin về sáu kĩ năng<br />
trong phương pháp ưu tiên cá nhân theo phong trào quyền của người tự kỉ dựa trên học thuyết “Hệ<br />
thần kinh đa dạng”, và ứng dụng các kĩ năng nhằm giải thích cho một số các hành vi không mong<br />
đợi. Hi vọng rằng với những thông tin đúc rút lại từ khóa học, những nhà quản lí giáo dục, GV,<br />
CMHS, nhân viên CTXH, cộng đồng sẽ có cái nhìn rộng mở hơn về người tự kỉ, chấp nhận quan<br />
điểm về sự đa dạng của trẻ tự kỉ để sau đó tìm ra những phương pháp phù hợp và hiệu quả hơn<br />
trong việc chăm sóc, giao tiếp và giáo dục trẻ tự kỉ.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp tiếp cận sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo mô hình "Bát sa lát<br />
hoa quả"<br />
Donna Williams trong rất nhiều những tác phẩm của mình (như Autism: An inside out<br />
approach (1996), The Jumbled Jigsaw (2005)) đã ví hội chứng “tự kỉ” giống một “bát sa lát hoa<br />
quả”. Mô hình này được bà đưa ra trong quá trình thực hiện công việc là người tư vấn về tự kỉ từ<br />
những năm 1995 đến năm 2011. Trong suốt 6 năm bà đã làm việc với hơn 1000 người với nhiều độ<br />
tuổi khác nhau được chẩn đoán là có rối loạn phổ tự kỉ, để giải quyết được triệt để nhất các nhu cầu<br />
của họ, bà đã phải thăm dò xem “tự kỉ” của họ có thể được gọi là gì, nó như thế nào và tìm ra cơ<br />
chế ẩn sâu bên trong đó. Kể từ đó bà sử dụng mô hình “tự kỉ giống như bát sa lát hoa quả” (autism<br />
as the fruit salad) khi viết và nói về sự đa dạng của người tự kỉ trong đó có trẻ tự kỉ. Phương pháp<br />
tiếp cận “Tự kỉ giống như bát sa lát hoa quả” không phải là một mô hình tĩnh, hẹp như một mô<br />
hình 2 chiều (2D). Nó không chỉ cho ta thấy rằng: Đây là Asperger, đây là tự kỉ điển hình; đây là<br />
tự kỉ chức năng cao, đây là tự kỉ chức năng thấp; đây là tự kỉ vừa, đây là tự kỉ nặng; đây là danh<br />
sách các dấu hiệu nhận biết tự kỉ theo DSM 5, đây là các phương pháp tiếp cận chính cho người tự<br />
kỉ. . . Mô hình "bát sa lát hoa quả" tự kỉ là mô hình xem xét tự kỉ dưới góc độ ba chiều (3D) năng<br />
động và ẩn chứa nhiều tầng. Khi hình dung một bát sa lát hoa quả, chúng ta biết rằng trong đó có<br />
nhiều loại hoa quả khác nhau. Tương tự với bát sa lát hoa quả tự kỉ, chúng ta có thể thấy trẻ tự kỉ<br />
có những rối loạn với những kiểu rất khác nhau, và mỗi loại tự kỉ trong những loại này lại có cách<br />
tiếp cận riêng. Do vậy, việc xem xét tự kỉ giống như bát sa lát hoa quả sẽ giúp chúng ta xác định<br />
phương pháp để sử dụng đem lại sự thành công và một sự chuyển tiếp dễ dàng hơn trong việc giao<br />
tiếp, chăm sóc và giáo dục với trẻ tự kỉ.<br />
Tại sao lại gọi tự kỉ là "bát sa lát hoa quả"? Vì trong bát sa lát hoa quả này có nhiều loại<br />
hoa quả với mùi vị khác nhau cũng giống như việc một trẻ tự kỉ có nhiều các rối loạn khác nhau<br />
và trẻ tự kỉ này lại là một cá nhân khác biệt so với những trẻ tự kỉ khác. Có nhiều loại tự kỉ và<br />
có nhiều những rối loạn kết hợp trong một trẻ tự kỉ, đó là: Mất nhận thức về hình ảnh, lời nói và<br />
cảm nhận (Visual, verbal and proprioperceptive Agnosia) như mù nghĩa (meaning blindness), điếc<br />
<br />
117<br />
Trần Thị Bích Ngọc<br />
<br />
<br />
nghĩa (meaning deafness), sự không liên kết được của các bộ phận cơ thể. “Mù nghĩa” là quá trình<br />
trẻ tự kỉ không xử lí được thông tin qua hình thức thu thập thông tin bằng hình ảnh như đọc, viết,<br />
gặp khó khăn trong quá trình xử lí thông tin thông qua những quan sát tổng thể, trẻ sẽ nhìn mọi thứ<br />
giống như những mảnh vỡ không hoàn chỉnh. “Điếc nghĩa” là quá trình trẻ tự kỉ không xử lí thông<br />
tin thu thập được thông qua giao tiếp, đó có thể là giao tiếp bằng lời hoặc phi lời nói như nét mặt,<br />
ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu (thanh dấu). Rối loạn về giao tiếp đi kèm với hàng loạt những thứ khác<br />
như: chứng mất ngôn ngữ (aphasias), rối loạn ngôn ngữ ứng dụng ngữ nghĩa (semantic pragmatic<br />
language disorder), im lặng có chọn lọc (selective mutism). . . Những nhà giáo dục cần biết đặc<br />
điểm này của trẻ tự kỉ để có thể đưa ra được phương pháp dạy học thay thế phù hợp với phong<br />
cách học tập của học sinh. Ví dụ như với một học sinh nào đó gặp chứng mất nhận thức hình ảnh<br />
- lời nói có thể gặp vấn đề trong việc suy nghĩ hoặc học tập bằng hình ảnh hoặc lời nói, tuy nhiên<br />
các em vẫn có thể học tập rất tốt bằng âm nhạc, vận động hoặc thực hành. Và như vậy, người GV<br />
đôi khi có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của việc mất nhận thức khi chúng ta hiểu và điều<br />
chỉnh việc dạy học.<br />
Những rối loạn khác mà những trẻ tự kỉ có thể gặp phải đó là các rối loạn hệ miễn dịch<br />
hoặc trao đổi chất, rối loạn đường ruột dẫn đến sự thay dổi về tâm trạng, sự lo âu, kiểm soát sự tức<br />
giận, sự nhận thức, sự hiểu, sự chú ý, suy giảm sức lực và quá trình xử lí thông tin chung; Tất cả<br />
các hoạt động cần sự kết nối về mặt thần kinh (sự kết nối trong các khu vực chức năng khác nhau<br />
trong não bộ) như việc gây ra sự rối loạn về phát âm và chuyển dộng của hội chứng trẻ vụng về<br />
(Dyspraxia), rối loạn trương lực cơ như hội chứng trẻ mềm dẻo (Dystonia), các vấn đề điều hòa<br />
giác quan, quá nhạy cảm hoặc không có cảm giác, và quá trình chậm xử lí thông tin; Các tâm tính<br />
không lành mạnh, sự lo âu, sự giận dữ hoặc các rối loạn bắt buộc và/hoặc giảm chú ý; . . . Như vậy<br />
có thể thấy, hội chứng tự kỉ giống "bát sa lát hoa quả" có thể có rất nhiều thứ ở trong đó và không<br />
phải “một cỡ có thể vừa cho tất cả”. Theo phương pháp tiếp cận này cũng giống như từng bát sa lát<br />
hoa quả được trộn các loại gia vị khác nhau, chúng ta lại cần phải có các phương pháp khác nhau<br />
trong việc chăm sóc và giáo dục cho mỗi loại rối loạn nào đó của trẻ tự kỉ [9].<br />
Donna Williams cũng cho rằng các vấn đề về nhà ở, học tập, việc làm và môi trường xã hội<br />
trở thành các phần của "bát sa lát tự kỉ" khi người tự kỉ có ít hơn hoặc nhiều hơn các vấn đề về<br />
vượt ngưỡng cảm giác - cảm xúc, được điều chỉnh và thích nghi các khác biệt về mặt học tập, nhân<br />
cách, tri giác - giác quan và vận động, được trao quyền và kiên nhẫn, được khỏe mạnh về mặt dinh<br />
dưỡng và thể chất, được thông tin mở rộng tầm mắt hoặc được chở che, ủng hộ cho sự đa dạng<br />
của mình, nhận được hỗ trợ thích hợp từ các chuyên gia và xã hội đối với các nhu cầu của mình<br />
như một thành viên trong gia đình và được trở thành một con người trong "bát sa lát" vốn có. Điều<br />
quyết định khả năng và tiến bộ của mỗi trẻ tự kỉ đó là làm thế nào để "bát sa lát hoa quả" này được<br />
quản lí một cách tôn trọng dựa trên sự hiểu biết về các thành phần bên trong nó. Đó có thể là có<br />
những khía cạnh trong "bát sa lát hoa quả" ở một số người nào đó cần được chữa trị, một số khác<br />
được quản lí, một số khác được điều chỉnh và một số khác chỉ cần sự thấu hiểu, tôn trọng và chấp<br />
nhận [9]. Và mọi thứ sẽ tiến triển khác nhau phụ thuộc vào sự tác động qua lại giữa sự tồn tại tự<br />
nhiên vốn có và các điều kiện của môi trường.<br />
Như vậy, việc tiếp cận tự kỉ giống như “bát sa lát hoa quả” sẽ cho chúng ta có cái nhìn mới<br />
mẻ về sự đa dạng của mỗi trẻ tự kỉ để từ đó tìm cách hiểu và giải quyết các nhu cầu về chăm sóc<br />
và giáo dục của các em.<br />
<br />
<br />
118<br />
Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “Bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục...<br />
<br />
<br />
2.2. Sáu kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ theo phương pháp ưu tiên cá<br />
nhân/con người tại Úc dựa trên học thuyết “Hệ thần kinh đa dạng”<br />
* Học thuyết “Hệ thần kinh đa dạng” (neurodiversity) và phong trào Quyền của người<br />
tự kỉ là gì?<br />
Phương pháp ưu tiên cá nhân (person-first approach) là một phương pháp được Khóa học<br />
Tự kỉ của Đại học Công nghệ Swinburne giới thiệu như một phương pháp làm việc hiệu quả với trẻ<br />
tự kỉ. Phương pháp này được bắt nguồn từ một học thuyết “Hệ thần kinh đa dạng” (neurodiversity),<br />
thuật ngữ này được một người phụ nữ tự kỉ của Úc có tên là Judy Singer đặt tên trong Luận văn tốt<br />
nghiệp khóa thạc sĩ của cô năm 1998. Từ này gợi ý cho bài báo của một nhà báo có tên là Blume<br />
Harvey (1997) đăng tải trên báo NewYork Times [3]. Sau đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã có<br />
những công trình nghiên cứu về vấn đề này đó là Thomas Amstrong (2010-2012) [1], Jaarsma và<br />
Welin (2011) [4], Walker, Nick (2012). Theo Jaarsma và Welin (2011), thuật ngữ “Hệ thần kinh<br />
đa dạng” được phát triển vào những năm 1990 bởi những nhóm người tự kỉ trên mạng. Hiện nay<br />
nó đi kèm với việc đấu tranh cho quyền công dân của tất cả những người có rối loạn thuộc về hệ<br />
thần kinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Thuật ngữ “hệ thần kinh đa dạng” cũng là một thuật<br />
ngữ chống lại các lí thuyết “người mẹ tủ lạnh” hoặc “đổ lỗi cho người mẹ” trong thế kỉ 20 [4].<br />
Theo một Hội nghị chuyên đề Quốc gia về hệ thần kinh đa dạng được tổ chức tại trường Đại học<br />
Syracuse - Mỹ, sự đa dạng về hệ thần kinh đó là một khái niệm để công nhận và tôn trọng sự<br />
khác biệt thuộc về hệ thần kinh của mỗi cá nhân cũng giống như bất kì những khác biệt nào thuộc<br />
về thể chất của con người. Những khác biệt này có thể bao gồm những hội chứng được gán mác<br />
như chứng Khó phối hợp vận động (Dyspraxia), Khó đọc (Dyslexia), Rối loạn tăng động giảm chú<br />
ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder), Rối loạn phổ tự kỉ (Autistic Spectrum), . . . [7]. Tuy<br />
nhiên đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi cho đến bây giờ, vì một bên theo mô hình y tế cho rằng sự<br />
khác biệt về thần kinh đó chính là “sự rối loạn, sự thiếu hụt và sai chức năng”, vì vậy cần phải được<br />
chữa trị. Có quan điểm lại cho rằng “hệ thần kinh đa dạng” là một thuật ngữ hòa nhập đề cập đến<br />
sự bình đẳng cho tất cả những người có thể có những tình trạng về một số vấn đề thần kinh.<br />
Phong trào quyền của người tự kỉ là một phong trào xã hội của Úc dựa trên học thuyết "Hệ<br />
thần kinh đa dạng". Phong trào này khuyến khích những người tự kỉ, những người chăm sóc họ và<br />
xã hội chấp nhận một vị trí của những khác biệt về thần kinh, chấp nhận tự kỉ như một sự đa dạng<br />
về chức năng hơn là sự rối loạn về thần kinh cần được chữa trị [6]. Những người ủng hộ phong<br />
trào này đều tin rằng phổ tự kỉ là do gen và nên được chấp nhận như sự thể hiện tự nhiên về bộ gen<br />
của con người và phong trào quyền của người tự kỉ với suy nghĩ ưu tiên cá nhân/con người bùng<br />
nổ mạnh mẽ trên các diễn đàn mạng. Phong trào cũng ủng hộ việc thúc đẩy hệ thống hỗ trợ như<br />
các dịch vụ tập trung hòa nhập, sự thích nghi, giao tiếp và công nghệ hỗ trợ, đào tạo nghề và hỗ<br />
trợ sống độc lập [2] để họ được sống cuộc sống của chính họ [7].<br />
* Sáu kĩ năng chăm sóc và giáo dục hiệu quả cho trẻ tự kỉ theo thuyết hệ thần kinh<br />
đa dạng<br />
Khóa học về tự kỉ của Đại học công nghệ Swinburne trong sáu tuần đã cung cấp cho người<br />
học các kĩ năng theo phương pháp “ưu tiên cá nhân/con người” (person-first approach). Đó là suy<br />
nghĩ như chủ thể (thinking of person-first), xác định (define), giả định điều sẽ xảy ra nếu (what if),<br />
lựa chọn phương án phù hợp nhất, lập kế hoạch (make a plan), thử nghiệm (test), thay đổi và phát<br />
<br />
<br />
119<br />
Trần Thị Bích Ngọc<br />
<br />
<br />
triển (resilience) [12]. Phương pháp này được áp dụng rất phổ biến ở Úc nhằm giúp những người<br />
sống và làm việc với người tự kỉ có thể đặt mình vào vị trí là những người tự kỉ suy nghĩ về hành<br />
vi mà họ thực hiện, từ đó đưa ra các phán đoán và cách giải quyết các hành vi và vấn đề của người<br />
tự kỉ.<br />
Kĩ năng thứ nhất trong phương pháp “ưu tiên cá nhân/con người” là kĩ năng “suy nghĩ như<br />
chủ thể”, yêu cầu chúng ta đặt bản thân vào vị trí của cá nhân người tự kỉ để chúng ta có thể suy<br />
nghĩ và nhận ra được những khó khăn, thách thức theo quan điểm của chính những người tự kỉ.<br />
Đây là một quá trình tưởng tượng rằng chúng ta đặt bàn chân mình vào đôi giày của người tự kỉ<br />
và đi bộ bằng đôi giày của những người người có suy nghĩ khác chúng ta. Chẳng hạn, có một học<br />
sinh tự kỉ ngày nào cũng được mẹ chuẩn bị cho một hộp cơm để ăn trưa, tuy nhiên ngày này qua<br />
ngày khác em học sinh đó đều mang hộp cơm hầu như còn nguyên về nhà. Áp dụng kĩ năng này,<br />
ta có thể suy nghĩ rằng đứa trẻ đó không thích những thức ăn trong hộp cơm hoặc em đó không có<br />
kĩ năng xúc cơm ăn, hoặc đơn giản là em đó không thích ăn cơm bằng chiếc hộp đó. . . .<br />
Kĩ năng thứ hai là kĩ năng “xác định”. Kĩ năng này yêu cầu chúng ta lựa chọn từ tất cả các<br />
lí do có thể mà chúng ta có thể nghĩ rằng đó là điều dẫn đến các hành vi nào đó. Sử dụng các<br />
kĩ năng suy nghĩ như chủ thể và xác định giúp chúng ta trước hết phải suy nghĩ cẩn thận về các<br />
nguyên nhân có thể dẫn đến các hành vi nào đó hơn là việc ngay lập tức tìm kiếm phương pháp<br />
giải quyết các hành vi đó. Kĩ năng “xác định” là một cơ hội để giúp chúng ta xem xét tất cả mọi<br />
lí do dựa trên việc giải thích các hành vi theo phương pháp ưu tiên cá nhân mà chúng ta đã thực<br />
hiện. Sau đó, căn cứ trên những lí do đã xác định được, chúng ta sẽ lựa chọn một trong số những<br />
lí giải có thể là phương án đúng nhất với cách suy nghĩ và cảm nhận của người tự kỉ. Chúng ta<br />
có thể đưa ra những lựa chọn dựa vào những kiến thức vốn có của bản thân và dựa trên tình hình<br />
thực tế xung quanh hành vi đó. Quay trở về hộp cơm trưa đã đề cập đến ở trên, sử dụng kĩ năng<br />
thứ hai chúng ta sẽ thấy có nhiều lí do để em HS đó không ăn bữa trưa. Đó có thể là em HS này<br />
không thích những loại thức ăn này hoặc HS đó thấy hộp cơm của mình khác với những hộp cơm<br />
của các bạn khác, hoặc em thấy cơm của mình nguội quá (nhiệt độ của cơm không phù hợp). Và<br />
sử dụng kĩ năng “xác định”, chúng ta lựa chọn một trong những lí do phù hợp nhất, trong trường<br />
hợp này đó là chúng ta biết HS này quá nhạy cảm với nhiệt độ và chúng ta sẽ lựa chọn việc đựng<br />
cơm không đúng nhiệt độ như trẻ mong muốn là cách giải thích hợp lí nhất. Việc quyết định một<br />
cách giải thích hợp lí nhất yêu cầu chúng ta cần phải suy nghĩ một cách có chiến lược và sẽ là cơ<br />
hội để cho phép chúng ta tập trung thử nghiệm chỉ một giải pháp phù hợp nhất.<br />
Kĩ năng thứ ba là kĩ năng “phán đoán điều gì sẽ xảy ra nếu” (what if). Kĩ năng này cho phép<br />
chúng ta lấy những nguyên nhân đã được “xác định” (kĩ năng 2) cho hành vi đó, và sau đó xem<br />
xét đưa ra các giải pháp có thể giải quyết được hành vi không mong đợi đó. Kĩ năng này yêu cầu<br />
chúng ta xem xét các kết quả có thể xảy ra như là một kết quả của việc thử nghiệm các cách giải<br />
quyết. Ví dụ với vấn đề về hộp cơm trưa và để giải thích tại sao HS đó không ăn trưa, chúng ta đã<br />
tập trung vào nhiệt độ của thức ăn trong hộp cơm vì biết HS đó nhạy cảm với nhiệt độ. Sử dụng kĩ<br />
năng “phán đoán điều gì sẽ xảy ra nếu”, chúng ta có thể tưởng tượng những điều có thể sẽ xảy ra<br />
nếu chúng ta bỏ chai nước lạnh ra khỏi hộp cơm và để không làm lạnh cơm và thức ăn trong hộp?<br />
Chúng ta giải thích điều này với em HS đó như thế nào và cuối cùng là HS đó có thể sẽ cảm thấy<br />
như thế nào nếu chúng ta làm vậy? HS đó có buồn không nếu chai nước lạnh bị để ra chỗ khác?.<br />
Kĩ năng này giúp chúng ta xem xét mọi điều có thể xảy ra trước khi thực hiện bất cứ một chiến<br />
<br />
<br />
120<br />
Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “Bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục...<br />
<br />
<br />
lược hoặc biện pháp giải quyết nào.<br />
Kĩ năng thứ tư là kĩ năng “lập kế hoạch” cho phép chúng ta suy nghĩ và lên kế hoạch thực<br />
hiện một biện pháp phù hợp nhất. Làm như thế nào sau khi chúng ta xác định được các giải pháp<br />
và xem xét tất cả các lựa chọn bằng các kĩ năng 1, 2 và 3. Sẽ không có một công thức chung cho<br />
loại kế hoạch này, nhưng chúng ta nên lập kế hoạch dựa trên các thông tin chúng ta thu thập được<br />
từ việc suy nghĩ theo các kĩ năng trên. Cần đảm bảo rằng khi chúng ta lập kế hoạch, phải xem xét<br />
tất cả các phương án và các bước chi tiết trước khi chúng ta tiến hành thực hiện kế hoạch. Khi xem<br />
xét vấn đề hộp cơm với nhiệt độ không thích hợp của em HS tự kỉ ở trên, giả sử chúng ta dự định<br />
sẽ nói với HS về việc bỏ chai nước lạnh ra khỏi hộp cơm. Việc lập kế hoạch sẽ bao gồm các phần<br />
sau: chúng ta sẽ làm gì với hộp cơm nếu bỏ chai nước lạnh ra khỏi hộp cơm và chúng ta sẽ lập<br />
kế hoạch về hậu quả có thể xảy ra của sự thay đổi trong trường hợp HS là người không thích nghi<br />
được với những thay đổi hoặc HS tự kỉ đó có sở thích với những chai, lọ vv. . .<br />
Kĩ năng thứ năm là kĩ năng “thử nghiệm”. Kĩ năng này cho phép chúng ta thực hiện theo<br />
kế hoạch đã được xây dựng và sau đó đánh giá kết quả đã thực hiện tốt hay chưa tốt. Ví dụ với<br />
tình huống hộp cơm trưa như trên, đây là lúc chúng ta sẽ gói hộp cơm trưa ở một chỗ và đặt chai<br />
nước lạnh vào một nơi khác ở trong cặp của HS sau khi đã giải thích với HS về sự thay đổi. Sau<br />
đó, chúng ta sẽ xem xét phản ứng và hành vi của HS này thông qua quan sát. Nếu không có hành<br />
vi không mong đợi diễn ra và sau bữa trưa hộp cơm này đã được ăn thì việc thử nghiệm đã thành<br />
công, còn nếu ngược lại nếu tiếp tục có những hành vi không mong đợi và hộp cơm vẫn không<br />
được đụng tới thì sẽ phải sử dụng kĩ năng tiếp theo.<br />
Kĩ năng thứ sáu là “thay đổi và phát triển” và đây là kĩ năng chủ chốt và cần thiết tạo cơ<br />
hội cho những nhà giáo dục, cha mẹ của trẻ tự kỉ và cộng đồng quản lí được những khó khăn,<br />
thách thức trong cuộc sống của những người tự kỉ một cách có hiệu quả và mang lại ý nghĩa tích<br />
cực. Điều đó có nghĩa rằng, nếu chúng ta đã thực hiện năm kĩ năng theo phương pháp ưu tiên cá<br />
nhân/con người nhưng vẫn không thành công, còn hạn chế hoặc không có hiệu quả, chúng ta sẽ<br />
phải quay trở lại việc suy nghĩ như chủ thể, xác định để tìm kiếm giải thích phù hợp nhất, đặt câu<br />
hỏi giả định về điều có thể xảy ra, lập kế hoạch cho giải pháp phù hợp khác và tiếp tục thử nghiệm<br />
xem biện pháp nào được thực hiện thành công.<br />
Sáu kĩ năng này cần phải được xem xét một cách cẩn trọng và suy nghĩ hợp lí dựa trên việc<br />
nhìn nhận đến từng cá nhân trẻ tự kỉ, bởi không phải trẻ tự kỉ nào cũng giống trẻ tự kỉ nào và không<br />
phải cứ trẻ tự kỉ nào có rối loạn giống nhau là sẽ có những hành vi giống nhau.<br />
<br />
2.3. Vận dụng phương pháp “ưu tiên cá nhân/con người” để giải thích, phân<br />
tích một số hành vi<br />
Tình huống 1: Sophia 3 tuổi và có khó khăn về giao tiếp<br />
Đây là một tình huống yêu cầu học viên của khóa học tự kỉ tại Đại học công nghệ<br />
Swinburne, Úc vận dụng phương pháp “ưu tiên cá nhân/con người” để sử dụng kĩ năng thứ nhất<br />
“suy nghĩ như chủ thể” đặt mình vào tình huống của cá nhân đó và xem xét mọi tình huống có thể<br />
xảy ra, từ đó xác định một lí giải phù hợp nhất với trường hợp này.<br />
Sophia sử dụng Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh (PECS) để giao tiếp. Một ngày trong lớp<br />
mầm non, Sophia muốn một đồ chơi mà bạn khác đang cầm. Sau một thời gian cố gắng lấy đồ chơi<br />
<br />
<br />
121<br />
Trần Thị Bích Ngọc<br />
<br />
<br />
đó từ bạn của mình không thành công, cô bé đã đánh cậu bạn đó. Sophia đã bị nhân viên hỗ trợ<br />
nhu cầu đặc biệt của mình phạt vì đã đánh bạn và bị ngồi một mình trong một khoảng thời gian.<br />
Khi mẹ Sophia đến đón em ở trường, mẹ Sophia nhận thấy cô bé không vui. Ngay sau khi<br />
về đến nhà, Sophia đã có một sự “bùng nổ về cảm xúc” và chạy la hét xung quanh phía trước cửa<br />
nhà. Sau đó, Sophia đã nằm trên mặt đất khóc lóc và giãy giụa ăn vạ cho đến khi bố cô bé bế lên<br />
cô bé vẫn tiếp tục giãy giụa trên tay bố.<br />
Sau này bố mẹ của Sophia phát hiện ra rằng cô bé cũng đã đánh người khác.<br />
Suy nghĩ theo phương pháp ưu tiên cá nhân/con người, chúng ta thấy: Sự tập trung của<br />
Sophia vào bát đồ chơi đã dẫn đến hành động đánh bạn: tôi muốn đồ chơi đó, tại sao cậu ta lại<br />
không đưa đồ chơi cho tôi, tôi sẽ làm cậu ấy phải đưa đồ chơi cho tôi. Việc bị trừng phạt đã gây ra<br />
sự khó hiểu, đau đớn và tức giận - Tại sao tôi lại gặp rắc rối như vậy, tôi đã không muốn đánh bạn<br />
ấy. Cậu ấy là người ích ích kỉ vì đã không đưa đồ chơi cho tôi. Tại sao tôi không thể chơi đồ chơi<br />
đó giống như những người khác?.<br />
Trạng thái cảm xúc của cô bé bị như vậy suốt cả ngày hôm đó và cô bé không thể kiểm soát<br />
nổi khi về đến nhà.<br />
Sử dụng kĩ năng thứ hai là kĩ năng xác định (Define) chúng ta có thể lí giải việc dẫn đến<br />
hành vi của cô bé đó là không thể thể hiện những nhu cầu của mình/những gì mình muốn. Hoặc<br />
trong hệ thống PECS của cô bé không có hình ảnh đồ chơi đó, hoặc cô bé không biết cách sử dụng<br />
tranh để yêu cầu, hoặc cậu bé không hiểu cô bé muốn gì. Việc không thể giao tiếp với bạn để lấy<br />
đồ mình muốn đã dẫn đến việc cô bé tức giận và đánh cậu bé.<br />
Tình huống 2: James với sở thích đặc biệt về nước<br />
Đây là một tình huống của một GV được đưa ra trong khóa học nhằm yêu cầu tất cả các học<br />
viên sử dụng phương pháp “ưu tiên cá nhân/con người” để đặt mình vào tình huống của cá nhân<br />
đó và xem xét mọi tình huống có thể xảy ra, từ đó đưa ra một số “phán đoán điều có thể xảy ra”.<br />
Tôi sẽ không bao giờ quên khi tôi dạy một lớp học nhỏ tuổi và chúng tôi sẽ có những ngày<br />
chuyển tiếp cho HS chuyển từ lớp học đặc biệt sang lớp học bình thường. Theo thời khóa biểu<br />
của chúng tôi được thể hiện trên bảng, cứ sau 45 phút học trên lớp vào buổi sáng, chúng tôi sẽ di<br />
chuyển đến sân chơi. Vào ngày đó, James đã cùng tham gia với chúng tôi với một nụ cười rất tươi.<br />
James có hạn chế với kĩ năng nói tuy nhiên đã có những tiến bộ đáng kể trong hai tuần được trị<br />
liệu ngôn ngữ và lời nói. Cậu là một cậu bé sẵn sàng để chuyển tiếp và là người biết chắc mình<br />
thích gì và không thích gì. Khi tôi dạy Jeremy, cậu ta thường xuyên sử dụng chuyển động cơ thể<br />
và cử chỉ bằng tay để thể hiện những nhu cầu của mình và đáp lại chỉ dẫn của GV.<br />
Để đến được sân chơi, chúng tôi đều phải rất cẩn thận đi bộ qua bãi đậu xe, vượt qua khu<br />
chơi lướt ván, vượt qua bể bơi. Theo một trật tự nhất định, chúng tôi vượt qua bãi đậu xe, khu chơi<br />
lướt ván và tất cả HS đều vào khu sân chơi rất an toàn ngoại trừ James. Cậu bé đã chạy khỏi nhóm<br />
rất nhanh và “cảm thấy” an toàn trong hồ bơi bằng một cú bơi ngửa rất sáng tạo trong khi vẫn còn<br />
mặc nguyên quần áo, và chuyển động này nhanh giống như chuyển động của thiên thần tuyết vậy.<br />
Hóa ra là sở thích đặc biệt của James đó là nước và không thể nào bảo cậu bé tránh xa khỏi<br />
sự quyến rũ của hồ bơi được. Vì vậy, trong những lần kế tiếp đến sân chơi, tôi đều đưa cho James<br />
một chai nước để cho cậu bé chơi và để cố gắng làm James xao nhãng khỏi hồ bơi.<br />
Áp dụng kĩ năng "phán đoán điều sẽ xảy ra" trong trường hợp này đó là: nếu James uống<br />
<br />
122<br />
Sự đa dạng của trẻ tự kỉ theo học thuyết “Bát sa lát hoa quả” và một số kĩ năng giáo dục...<br />
<br />
<br />
hết nước trước khi đi đến sân chơi hoặc nếu James thích thú đổ nước và quan sát nước bị đổ; hoặc<br />
nếu cậu bé thích ném chai nước đi và nhặt lên nhiều lần; hoặc nếu cậu bé có thể đổ nước lên đầu<br />
mình và các bạn khác; nếu cậu có thể vứt bỏ chai nước khi đi qua hồ bơi và nhảy vào đó lần nữa<br />
thì điều gì có thể sẽ xảy ra.<br />
Việc áp dụng một số kĩ năng trong phương pháp tiếp cận ưu tiên cá nhân/con người vào<br />
một số các trường hợp có hành vi không mong đợi sẽ giúp chúng ta có thể giải quyết các trường<br />
hợp có hành vi như trên theo một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất, tuy nhiên cần lưu ý đến sự đa<br />
dạng của cá nhân người tự kỉ.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Hai phương pháp nói trên đều có một quan điểm chung: đó là xem xét đến sự đa dạng và<br />
ưu tiên cá nhân của người tự kỉ. Mô hình sự da dạng của tự kỉ ví như "bát sa lát hoa quả" cung<br />
cấp một cách tiếp cận giúp những người xung quanh trẻ tự kỉ xem xét tự kỉ dưới góc độ đa dạng<br />
về các rối loạn, về hành vi, giao tiếp và cá nhân trẻ tự kỉ này khác với trẻ tự kỉ kia kể cả khi các<br />
em có cùng một loại tự kỉ. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu môi trường học tập có phù hợp với<br />
trẻ tự kỉ, có đáp ứng được những nhu cầu, khả năng và phong cách học tập khác biệt và đa dạng<br />
của các em. Sau khi đã có cái nhìn đúng và tổng quát về trẻ tự kỉ, sáu kĩ năng của phương pháp<br />
“Ưu tiên cá nhân/con người” theo học thuyết "Hệ thần kinh đa dạng" sẽ cho phép những giáo viên,<br />
hoặc những người làm việc với người tự kỉ hay cha mẹ trẻ tự kỉ và cộng đồng cùng đặt mình vào<br />
vị trí của cá nhân của những trẻ tự kỉ, suy nghĩ thận trọng về những hành vi, sở thích đặc biệt của<br />
các em, đưa ra một số những giả định, lựa chọn một chiến lược, biện pháp phù hợp nhất để thực<br />
hiện nhằm giải quyết những hành vi đó. Và mô hình và phương pháp nêu trên hoàn toàn có thể áp<br />
dụng được ở Việt Nam, một quốc gia luôn đi đầu trong những cam kết thực hiện Quyền của trẻ<br />
em, Quyền của người khuyết tật và là một xã hội coi trọng việc chăm sóc và giáo dục cho Người<br />
khuyết tật nói chung và người tự kỉ nói riêng. Và hãy nhớ rằng dù chúng ta sử dụng phương pháp<br />
nào để nhìn nhận và thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục người tự kỉ, chúng ta vẫn phải nhớ một<br />
điều đó là người tự kỉ cũng giống những người bình thường khác, họ cũng muốn được quan tâm,<br />
được yêu thương và được tồn tại.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Amstrong, Thomas, 2012. Neurodiversity in the classroom: Strength-Based Strategies to help<br />
Students with special needs succeed in School and Life. Alexandria, VA: Association for<br />
Supervision & Curriculum Development. ISBN 978-1416614838.<br />
[2] Autism as a Natural Human Variation: Reflections on the Claims of the Neurodiversity<br />
Movement. Link¨oping University. Retrieved November 5, 2014.<br />
[3] Blume, Harvey (30-6-1997). 2007. Autistics, freed from face-to-face encounters, are<br />
communicating in cyberspac. The NewYork Times.<br />
[4] Jaarsma P, Welin S, 2011. Autism as a Natural Human Variation: Reflections<br />
on the Claims of the Neurodiversity Movement. Health Care Anal 20(1): 20–30.<br />
doi:10.1007/s10728-011-0169-9. PMID 21311979.<br />
[5] Position Statements. Autistic Self Advocacy Network. Retrieved April 21, 2013.<br />
<br />
123<br />
Trần Thị Bích Ngọc<br />
<br />
<br />
[6] Solomon, Andrew (25-05-2008). The autism rights movement. New York.<br />
[7] National Symposium on Neurodiversity at Syracuse University, 2012. What is<br />
Neurodiversity?.<br />
[8] Walker, Nick, 2012. Julia Bascom, ed. Loud Hands: Autistic People, Speaking. Washington,<br />
DC: The Autistic Press. pp. 154-162. ISBN 9781938800023.<br />
[9] Williams, Donna, 2006. The jumbled jigsaw: an insider’s approach to the treatment of<br />
autistic spectrum ’fruit salads’. Jessica Kingsley. ISBN 978-1-84310-281-6.<br />
[10] Williams, Donna, 2004. Everyday heaven: Journeys beyond the stereotypes of autism. Jessica<br />
Kingsley. ISBN 1-84310-211-0.<br />
[11] http://commons.swinburne.edu.au.<br />
[12] Massive Open Online Course: Autism https://openeducation.blackboard.com.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Diversity of autism based approach of "a fruit salad" and a set of skills of effective education<br />
for approach of the person-first in Australia<br />
Respecting diversity and a person-first approach are modern trends in caring for and<br />
educating children with autism. Both the model of autism as "a fruit salad" and neurodiversity are<br />
new approaches that follow this trend. This article introduces the model of autism as "a fruit salad"<br />
which provides a set of six skills for a person-first approach due to the neurodiversity encountered<br />
when working with autistic children. This model, together with six skills, will help administrators,<br />
educators, parents and the community work with autistic individuals in an appropriate manner.<br />
Keywords: Diversity, person-first, children with autism, autism right movement.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
124<br />