HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
TREND OF GENDER DIFFERENCES IN POPULATION, EDUCATION AND<br />
EMPLOYMENT IN VIETNAM LOOKED FROM RESULTS OF POPULATION<br />
CENSUS 1989, 1999, 2009<br />
TIẾN TRIỂN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI<br />
(MỘT PHÂN TÍCH TỪ CÁC SỐ LIỆU TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1989, 1999,<br />
2009)<br />
TS. Lưu Bích Ngọc1<br />
Abstract<br />
Gender equality is considered as a priority target in the development of contemporary society.<br />
It is one of 10 Millennium Development Goals (MDGs) which international community, including<br />
Vietnam has commitmented to reach. In Vietnam, gender equality is set out right from the socialist<br />
regime was established (1946 Constitution). After 25 years of Doi Moi policy, Vietnam’s economy,<br />
society has made many positive changes. Gender equality has also achieved much progress. Women<br />
increasingly have the opportunities to develop the capability themselves, participate in the decision<br />
making process in the family and in society. Overall, the gender differences in economic and social<br />
areas trends are narrowing, particularly in the fields of education and employment. The results came<br />
from the Population Census in Vietnam during the past 20 years shows that girls' educational<br />
opportunities have been similar to boys. Women are more and more equal to men in higher education.<br />
That women increasingly active, involved in the process of migration and in the social labor force is<br />
similar to men. Life expectancy of women is increasingly dominant than that of men. However, in the<br />
context of implementation on Family Planning policy to go along with strong economic development,<br />
tend to unbalance in sex ratio at birth of the child reappeared in Vietnam's population. This could be<br />
considered a "negative" result coming from positive policies which have been actively implemented in<br />
recent years. This paper aims to clarify the trend of gender differences in the field of population,<br />
education and employment in Vietnam after 25 years of Doi Moi by analysing data obtained from the<br />
Population Census in 1989, 1999, 2009.<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bình đẳng giới được đánh giá là một chỉ tiêu ưu tiên trong phát triển xã hội hiện nay. Nó là một<br />
trong mười Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt<br />
Nam đã cam kết thực hiện. Ở Việt Nam, bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa<br />
được thiết lập, khi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên năm 1946. Sau<br />
hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.<br />
Bình đẳng giới cũng đã đạt được nhiều tiến bộ.<br />
<br />
<br />
1<br />
Viện Dân số & CVĐXH - Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
401 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp mang bản chất văn hoá Á Đông truyền thống, dưới<br />
ảnh hưởng mạnh của Nho giáo (tính gia trưởng và phụ quyền), người phụ nữ Việt Nam trước kia luôn<br />
có địa vị thấp kém hơn người đàn ông trong gia đình lẫn ngoài xã hội (Đỗ Thái Đồng, 1991; Pham<br />
Van Bich, 1999; Belanger et al, 2003). Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã kết luận Đổi Mới đã<br />
có những tác động mạnh mẽ đến vị thế của người phụ nữ (Volkmann, 2005). Việc sinh ít con đã trở nên<br />
phổ biến trong các gia đình Việt Nam ở cả nông thôn, thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều thời<br />
gian và cơ hội tham gia vào các công việc xã hội, có điều kiện học tập để nâng cao trình độ (Lê Ngọc<br />
Anh, 2000). Với những thay đổi dần theo chiều hướng tích cực trong các định kiến giới, phụ nữ ngày<br />
càng có cơ hội phát triển các năng lực bản thân, tham gia vào các quá trình ra quyết định trong gia<br />
đình và ngoài xã hội (John Knodel et al, 2005; Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Bài tham luận<br />
này có mục đích chỉ ra những tiến triển về bình đẳng giới được thể hiện trong lĩnh vực dân số, giáo<br />
dục và việc làm ở Việt Nam qua 20 năm Đổi Mới bằng các phân tích thu nhận được từ kết quả các<br />
Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 (TĐT 1989; TĐT 1999; TĐT 2009).<br />
1. Tiến triển về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số<br />
Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á về quy mô<br />
dân số với 85,7 triệu ngƣời tính tại thời điểm Tổng điều tra dân số ngày 1.4.2009. Bình đẳng giới trong<br />
lĩnh vực dân số có thể đo lƣờng bằng một số chỉ báo cụ thể nhƣ sự cân đối của cơ cấu dân số theo giới<br />
tính; mức độ tƣơng đồng về tuổi kết hôn, về triển vọng sống bình quân của nam giới và phụ nữ; mức<br />
sinh của ngƣời phụ nữ. Phân tích kết quả các các Tổng điều tra dân số năm 1989,1999,2009 đã cho<br />
thấy một số khác biệt về giới trong lĩnh vực dân số nhƣ sau:<br />
+ Cơ cấu dân số theo giới tính đã cân bằng song tình trạng mất cân bằng cơ cấu giới tính<br />
của trẻ em khi sinh lại gia tăng<br />
Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân thành số nam và số nữ. Cơ cấu dân số<br />
theo giới tính thƣờng đƣợc biểu diễn bằng thƣớc đo Tỷ lệ nam (nữ) trong tổng số dân. Ví dụ, năm<br />
2009, tỷ lệ nữ trong dân số Việt Nam là 50,5% (tức là cứ 1.000 ngƣời dân thì có 505 phụ nữ), tỷ lệ này<br />
thể hiện cơ cấu dân số theo giới tính tƣơng đối cân bằng. Thƣớc đo thứ hai thƣờng đƣợc dùng để biểu<br />
diễn cơ cấu dân số theo giới tính là Tỷ số giới tính, đó là số nam tƣơng ứng 100 nữ. Biểu 1 dƣới đây<br />
cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu dân số theo giới tính trong những năm Chiến tranh đã dần bị thu<br />
hẹp lại để nhƣờng chỗ cho sự cân đối giữa số lƣợng nam giới và phụ nữ trong dân số ở giai đoạn sau<br />
Đổi Mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 1. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam qua các Điều tra và Tổng điều tra<br />
<br />
402 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
99<br />
98.1<br />
98<br />
<br />
97 96.4<br />
95.9<br />
96<br />
<br />
95 94.7 94.7<br />
94.2<br />
94<br />
<br />
93<br />
<br />
92<br />
Năm 1960 Năm 1970 Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009<br />
<br />
<br />
<br />
Thực tế, tỷ số giới tính của Việt Nam thấp trong những năm 1960-1979 do bị ảnh hƣởng bởi<br />
chiến tranh, nhiều nam thanh niên ra trận và hy sinh. Những năm sau này tỷ số giới tính của dân số<br />
Việt Nam bắt đầu tăng dần lên. Trong TĐT 1989, tuơng ứng với 100 phụ nữ có 94 nam giới. Đến TĐT<br />
1999, tỷ số giới tính đạt mức 96,4 và đến TĐT 2009, tƣơng ứng với 100 nữ thì có 98 nam. Với chỉ báo<br />
này, dân số Việt Nam đƣợc coi là có cơ cấu theo giới tính tƣơng đối hợp lý.<br />
Tuy nhiên, một nguy cơ đối với cơ cấu dân số theo giới tính của Việt Nam trong tƣơng lai chính<br />
là sự mất cân đối về cơ cấu giới tính của trẻ sơ sinh hiện mang những dấu hiệu rất nghiêm trọng. Một<br />
cách tự nhiên, không phân biệt chủng tộc, nguồn gen, xác suất sinh con gái luôn ở khoảng 0,488 so với<br />
xác suất sinh con trai là 0,512. Quy luật này giúp tạo ra tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh ở mọi nhóm<br />
dân số luôn nằm trong khoảng 105-107 (105-107 bé trai đƣợc sinh ra tƣơng ứng với 100 bé gái đƣợc<br />
sinh ra). Vậy mà, tỷ số giới tính của trẻ em Việt Nam khi sinh liên tục tăng trong những năm qua và đã<br />
đến ngƣỡng báo động. Tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh tại TĐT 1979 là 105, tại TĐT 1989 là 106, tại<br />
TĐT 1999 là 107 và tại TĐT 2009, nó đã tăng tới ngƣỡng “bất thƣờng” – 110,6. Cũng theo kết quả xử<br />
lý số liệu mẫu của TĐT 2009, tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh ở nhiều tỉnh rất cao, nhƣ: Hƣng Yên<br />
130,7; Hải Dƣơng: 120,2; Bắc Ninh: 119,4; Nam Định: 116,4; Hải Phòng: 115,3…<br />
Sự mất cân bằng cơ cấu giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của<br />
sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn tới nhiều hậu quả. Với chế độ hôn nhân<br />
“một vợ, một chồng”, trong dân số, số lƣợng nam giới nhiều hơn phụ nữ, việc kết hôn của cả 2 giới đều<br />
bị ảnh hƣởng. Tình trạng “tranh giành” trong hôn nhân, kết hôn muộn hoặc thậm chí không thể kết hôn<br />
hay phải ra nƣớc ngoài để kết hôn sẽ diễn ra. Các nguy cơ quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nguy cơ<br />
lây nhiễm các bệnh qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS tăng lên. Do khan hiếm phụ nữ nên các loại tội<br />
phạm buôn bán trẻ em gái và phụ nữ, tệ nạn mại dâm có thể tăng lên (Nguyễn Đình Cử, 2010). Kinh<br />
nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã cho thấy, tỷ số giới tính trẻ em khi sinh vƣợt quá 113<br />
trong những năm trƣớc đây đã để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng ngày nay. Năm 2020, khoảng<br />
30 triệu đàn ông Trung Quốc bƣớc vào tuổi kết hôn mà không thể lấy đƣợc vợ vì đây là số lƣợng bé trai<br />
đƣợc sinh ra chênh lệch so với số bé gái đƣợc sinh ra trong những năm trƣớc đây (VnEpress ngày<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
403 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
9.4.2009 2). Chỉ trong 10 năm từ 1/1995 – 10/2004, Đài Loan đã cấp 84.479 visa cho các cô dâu Việt<br />
Nam và hàng chục nghìn visa cho cô dâu các nƣớc Đông Nam Á khác (Nguyễn Đình Cử, 2010).<br />
Phân tích tỷ số giới tính của các nhóm tuổi trong dân số Việt Nam tại TĐT 1999 và TĐT 2009<br />
cho thấy tỷ số giới tính của các nhóm 0-4, 5-9, 10-14 tăng cao từ TĐT 1999 và tiếp tục tăng trong TĐT<br />
2009. Tỷ số giới tính của nhóm tuổi 15-19, 20-24 trong TĐT 2009 lại cao hơn nhiều tỷ số giới tính của<br />
những nhóm này đo tại thời điểm TĐT 1999 (Biểu 2). Điều này cho thấy rất có thể lựa chọn giới tính<br />
của trẻ khi sinh con đã xuất hiện ngay từ những năm 90, khi bắt đầu có chính sách dân số - KHHGĐ<br />
(Nghị quyết 4 – TW Đảng khoá 7 năm 1993) nhằm hạn chế quy mô gia đình nhỏ chỉ với 1-2 con.<br />
<br />
<br />
Biểu 2. Tỷ số giới tính của các nhóm tuổi trong dân số Việt Nam TĐT 1999, 2009<br />
120.0<br />
<br />
<br />
100.0<br />
<br />
80.0<br />
<br />
<br />
60.0<br />
<br />
<br />
40.0<br />
<br />
<br />
20.0<br />
<br />
0.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+<br />
4<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
65<br />
0-<br />
<br />
5-<br />
<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-2<br />
<br />
<br />
-2<br />
<br />
-3<br />
<br />
-3<br />
<br />
-4<br />
<br />
<br />
-4<br />
<br />
-5<br />
<br />
-5<br />
<br />
-6<br />
10<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
<br />
25<br />
<br />
30<br />
<br />
35<br />
<br />
40<br />
<br />
<br />
45<br />
<br />
50<br />
<br />
55<br />
<br />
60<br />
SR 1999 SR 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 2 còn cho thấy tỷ số giới tính ở những nhóm tuổi ngoài 40 tại TĐT 2009 cao hơn tại TĐT<br />
1999. Điều này dễ hiểu vì do ảnh hƣởng của chiến tranh, dân số nam bị mất đi nhiều hơn dân số nữ.<br />
Đối với nhóm tuổi 65 trở lên, tỷ số giới tính tại TĐT 2009 nhỏ hơn tại TĐT 1999 đã chứng tỏ rằng<br />
khoảng cách chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ đang ngày càng giãn rộng hơn.<br />
Phân tích sự biến đổi tỷ số giới tính theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam cũng cho thấy một số<br />
dấu hiệu khác về bình đẳng giới trong phát triển. So sánh tỷ số giới tính của dân số các vùng miền giữa<br />
TĐT 1999 và TĐT 2009, biểu 3 cho thấy chỉ có Tây Nguyên là tỷ số giới tính không thay đổi, còn tất<br />
cả các vùng khác đều có sự biến đổi. Đông Nam bộ là vùng duy nhất có tỷ số giới tính giảm. Nguyên<br />
nhân của thực trạng này đƣợc giải thích bằng việc nhập cƣ ngày càng nhiều của các lao động nữ đến<br />
vùng này để làm việc trong các khu công nghiệp. Các vùng còn lại, tỷ số giới tính chung của dân số có<br />
xu hƣớng tăng. Điểm chênh lệch lớn nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (3,4 điểm), Bắc trung bộ (2,3<br />
điểm) và Đồng bằng sông Hồng (2,2 điểm). Khảo sát số liệu di dân cho thấy đây cũng là 3 vùng có<br />
<br />
<br />
2<br />
Truy cập tại http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/vnexpress.net/Pha-thai-chon-loc-khien-Trung-Quoc-thua-<br />
32-trieu-dan-ong/2622731.epi).<br />
<br />
404 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
mức độ xuất cƣ lớn (Nguyễn Đình Cử, 2010). Nhƣ vậy, có 2 khả năng đã xảy ra ở những vùng địa lý<br />
này : Thứ nhất, phụ nữ đã ngày một năng động và xuất cƣ đi các vùng khác nhiều, đặc biệt là xuất cƣ<br />
đến Đông Nam bộ để làm việc; Thứ hai, mất cân đối tỷ số giới tính khi sinh của trẻ em ở những vùng<br />
này đã diễn ra từ khoảng 10 năm trƣớc. Nhiều trẻ em nam đƣợc sinh ra trong thập niên trƣớc khiến cho<br />
số lƣợng nam giới trong dân số ở 3 vùng lãnh thổ nói trên tăng lên.<br />
<br />
<br />
Biểu 3. Tỷ số giới tính của dân số các vùng của Việt Nam qua TĐT 1999, 2009<br />
<br />
Đồng bằng sông Cửu 99.0<br />
Long 95.6<br />
<br />
<br />
95.3<br />
Đông Nam Bộ<br />
96.0<br />
<br />
<br />
102.4<br />
Tây Nguyên<br />
102.4<br />
<br />
<br />
Bắc Trung bộ và 98.2<br />
duyên hải miền Trung 95.9<br />
<br />
<br />
97.2<br />
Đồng bằng sông Hồng<br />
95.0<br />
<br />
<br />
Trung du và miền núi 99.9<br />
phía Bắc 99.1<br />
<br />
<br />
90.0 92.0 94.0 96.0 98.0 100.0 102.0 104.0<br />
<br />
Tỷ số giới tính 1999 Tỷ số giới tính 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nữ giới kết hôn sớm hơn nam giới song tỷ lệ sống độc thân3 lại cao hơn<br />
Ở Việt Nam, hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tự quyết định đã dần thay thế cho<br />
hôn nhân theo kiểu “môn đăng hộ đối” và “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp<br />
đã trở thành môi trƣờng thuận lợi để đi tới quan hệ hôn nhân chung cho cả nam và nữ thanh niên trong<br />
khi quan hệ gia đình, họ hàng không còn đóng vai trò là môi trƣờng quan trọng (Vũ Tuấn Huy,1996;<br />
Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Theo kết quả TĐT 2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ<br />
thấp hơn của nam 3,4 năm (22,8 tuổi so với 26,2 tuổi). Tuy nhiên, qua các TĐT 1989, 1999, 2009, tuổi<br />
kết kôn trung bình lần đầu của nữ có xu hƣớng giảm chút ít (tƣơng ứng là 23,2 – 22,8 – 22,8 tuổi),<br />
ngƣợc lại tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới có xu hƣớng tăng lên (tƣơng ứng là 24,4 – 25,4<br />
– 26,2 tuổi). Vì vậy, trong hơn 20 năm qua, khoảng cách chênh lệch tuổi kết hôn giữa nam giới và phụ<br />
nữ cho xu hƣớng giãn rộng hơn (1,2 – 2,6 – 3,4 năm).<br />
Tại thời điểm TĐT 2009, đến nhóm tuổi 50-54, chỉ có 1% nam giới chƣa từng kết hôn trong khi<br />
đó 6% nữ giới ở nhóm tuổi này chƣa từng kết hôn. Tỷ trọng nữ trƣởng thành ly hôn cao hơn so với nam<br />
giới (1,4% so với 0,6%). Nhiều phụ nữ phải sống trong cảnh goá bụa hơn nam giới (10,8% so với<br />
<br />
<br />
3<br />
Sống độc thân bao gồm những ngƣời chƣa từng kết hôn, những ngƣời ly hôn và những ngƣời goá chồng<br />
<br />
405 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
1,8%), phụ nữ chịu cảnh goá bụa ở độ tuổi thấp hơn nhiều so với nam giới (17% nam giới trên 55 tuổi<br />
goá vợ nhƣng có tới 73% phụ nữ trên 55 tuổi đã goá chồng). Các dẫn chứng này cho thấy tỷ lệ phụ nữ<br />
hiện sống độc thân cao hơn nhiều so với nam giới.<br />
+ Mức sinh giảm thấp thể hiện vị thế của phụ nữ đƣợc cải thiện<br />
Sinh ít con là một trong những điều kiện tiên quyết để “giải phóng” phụ nữ. Khi đó, phụ nữ có<br />
nhiều thời gian và cơ hội tham gia vào các công việc xã hội. Quy mô gia đình nhỏ, trẻ em gái, phụ nữ<br />
có điều kiện học tập để nâng cao trình độ, bình đẳng hơn với nam giới. Số con mà trung bình một phụ<br />
nữ có đƣợc trong suốt cuộc đời sinh sản của mình thể hiện mức sinh của dân số. Nó đƣợc biểu diễn<br />
bằng thƣớc đo Tổng tỷ suất sinh (TFR). Kết quả từ các Tổng điều tra dân số qua các năm cho thấy,<br />
mức sinh của phụ nữ Việt Nam đã giảm mạnh và thậm chí đã xuống thấp hơn ngƣỡng “mức sinh thay<br />
thế”4 vào TĐT 2009. Tại TĐT 1989, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) có<br />
3,8 con nhƣng đến TĐT 1999, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có 2,3 con, và đến TĐT<br />
2009, chỉ còn 2,03 con. Các thống kê dân số hàng năm cho thấy mức sinh thay thế của phụ nữ Việt<br />
Nam (2,1 con/ phụ nữ) đã đạt đƣợc vào năm 2005 (Biểu 4).<br />
<br />
<br />
Biểu 4. Tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm 1999-2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc xem xét mức sinh theo từng khoảng tuổi của ngƣời phụ nữ cũng giúp đánh giá thêm những<br />
cơ hội về bình đẳng giới cho phụ nữ. Biểu 5 biểu diễn mức sinh đặt trƣng theo nhóm tuổi 5 của phụ nữ<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Trung bình mỗi ngƣời phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh đẻ của mình có 2,1 con, có nghĩa là có thể có 1 ngƣời con<br />
gái sẽ thay thế bà mẹ tham gia vào quá trình tái sản xuất dân số.<br />
5<br />
Số trẻ đƣợc sinh ra bởi những phụ nữ thuộc nhóm tuổi x – x+n tính trên 1000 phụ nữ trong nhóm tuổi đó<br />
<br />
406 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Việt Nam đo tại các thời điểm Tổng điều tra dân số. Một nhận xét chung đƣợc rút ra là mức sinh đặc<br />
trƣng theo nhóm tuổi của mọi nhóm tuổi của phụ nữ giảm qua các lần Tổng điều tra.<br />
Biểu 5 cũng cho thấy ở TĐT 1989, mức sinh theo nhóm tuổi của ngƣời phụ nữ cao nhất rơi vào<br />
nhóm tuổi 25-29. Điều này thể hiện ngƣời phụ nữ thƣờng sinh con sớm, có nhiều con (>2 con) và<br />
khoảng cách giữa các lần sinh ngắn (thể hiện chất lƣợng thấp). Tại TĐT 1999, mức sinh theo nhóm<br />
tuổi của ngƣời phụ nữ cao nhất rơi vào nhóm tuổi 20-24. Điều này cho thấy tuy đã sinh ít con hơn so<br />
với năm 1989, khoảng cách giữa các lần sinh đã dài hơn song còn nhiều phụ nữ sinh con ở độ tuổi sớm.<br />
Ở TĐT 2009, mức sinh rất thấp, đỉnh cao nhất rơi vào nhóm tuổi 25-29, chứng tỏ phụ nữ kết hôn muộn<br />
hơn, sinh ít con hơn và khoảng cách sinh có thể dài hơn (thể hiện chất lƣợng cao). Nói cách khác, phụ<br />
nữ đã chuyển từ mô hình sinh SỚM sang mô hình sinh MUỘN (Tổng cục thống kê, 2010, tr 57).<br />
Những biến chuyển trong mức sinh đƣợc phân tích cho thấy vị thế của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc<br />
cải thiện cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội.<br />
<br />
<br />
Biểu 5. Tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi qua các TĐT 1989, 1999, 2009<br />
250<br />
<br />
<br />
<br />
200<br />
<br />
<br />
150<br />
<br />
<br />
100<br />
<br />
<br />
<br />
50<br />
<br />
<br />
0<br />
15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49<br />
<br />
TĐT 1989 TĐT 1999 TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Triển vọng sống trung bình của phụ nữ tiếp tục được cải thiện<br />
Triển vọng sống trung bình là một chỉ báo mang đặc tính hiển thị tổng hợp. Nó là thƣớc đo liên<br />
quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức độ chết của dân cƣ. Nếu tỷ suất chết, đặc biệt tỷ suất chết của trẻ<br />
em càng thấp thì triển vọng sống trung bình càng cao và ngƣợc lại. Nó là một trong những chỉ tiêu cơ<br />
bản phản ánh mức độ chết của dân cƣ đi kèm với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các thành tựu y<br />
học, mức sống của ngƣời dân và hiệu quả của các chính sách của Nhà nƣớc. Vì vậy, triển vọng sống<br />
trung bình đƣợc chọn làm một trong ba chỉ báo thành phần trong tính toán chỉ số phát triển con ngƣời<br />
(HDI). Sự khác biệt giữa triển vọng sống trung bình của nam giới và phụ nữ cũng là một chỉ báo đánh<br />
giá mức độ bình đẳng giới mang tính tổng hợp.<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Triển vọng sống của nam giới và phụ nữ Việt Nam qua các năm<br />
<br />
407 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
<br />
Năm Nam Nữ Chung Chênh lệch nam/nữ<br />
1970 50,0 50,3 50,2 0,3 năm<br />
TĐT 1989 63,0 67,5 64,6 4,5 năm<br />
TĐT 1999 66,5 70,1 68,2 4,6 năm<br />
TĐT 2009 70,2 75,6 72,8 5,4 năm<br />
<br />
<br />
<br />
Mặc dù thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, song nhờ những tiến bộ trong chăm sóc y tế,<br />
triển vọng sống của ngƣời dân Việt Nam vẫn luôn đƣợc cải thiện qua các năm (xem Bảng 1). Vào năm<br />
1970, một ngƣời dân Việt Nam trung bình có thể sống đƣợc 50,2 năm. Con số này đã tăng thành 64,6<br />
năm trong TĐT 1989, thành 68,2 năm trong TĐT 1999 và thành 72,8 năm trong TĐT 2009. Đặc biệt,<br />
triển vọng sống trung bình của phụ nữ đƣợc cải thiện mạnh mẽ hơn so với của nam giới. Khoảng cách<br />
chênh lệch giữa chỉ số này của phụ nữ và nam giới ngày càng giãn ra (0,3 năm vào 1970; 4,5 năm vào<br />
TĐT 1989; 4,6 năm vào TĐT 1999 và 5,4 năm vào TĐT 2009). Nói cách khác, triển vọng sống trung<br />
bình của nam giới đang ngày một yếu thế so với của phụ nữ.<br />
Triển vọng sống trung bình của phụ nữ cao hơn của nam giới đồng nghĩa với mức chết của nam<br />
giới cao hơn của phụ nữ. Tính yếu thế ở đây thể hiện ở chỗ hiện nam giới có nhiều nguy cơ chết trong<br />
các tai nạn cao hơn, đặc biệt là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Kết quả TĐT 2009 cho thấy<br />
6,5% các trƣờng hợp chết của nam giới trong năm trƣớc điều tra là do tai nạn giao thông so với 2,1%<br />
các trƣờng hợp chết của phụ nữ. Tỷ lệ chết do tai nạn lao động ở nam giới và phụ nữ tƣơng ứng là<br />
1,6% so với 0,3% (Tổng cục thống kê, 2010). Mặt khác, triển vọng sống của phụ nữ ngày đƣợc cải<br />
thiện là do tỷ lệ phụ nữ chết do nguyên nhân mang thai, sinh đẻ đã giảm mạnh so với trƣớc đây. Tỷ số<br />
chết mẹ đã giảm từ 233/100.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ sinh sống năm 2009<br />
nhờ vào trình độ phát triển của y tế và giảm sinh (Tổng cục thống kê, 2010).<br />
<br />
<br />
1. Tiến triển về bình đẳng giới trong giáo dục<br />
Tình trạng đi học và trình độ học vấn của trẻ em nói chung và trẻ em nữ nói riêng chịu ảnh<br />
hƣởng mạnh từ những yếu tố nhƣ mức sống của hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng, các chính<br />
sách xã hội và các yếu tố hạ tầng khác (Vũ Hoàng Linh và cộng sự, 2010). Bên cạnh những đổi mới<br />
trong phát triển kinh tế, những đổi mới trong hệ thống giáo dục cũng đang diễn ra. Mức sinh giảm, mức<br />
sống liên tục đƣợc cải thiện trong những năm qua là những tiền đề giúp cải thiện tình trạng học vấn của<br />
ngƣời dân Việt Nam. Chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 liên tục đƣợc cải thiện từ<br />
0,682 lên 0,725 (UNDP, 2000; UNDP, 2010) một phần nhờ vào sự tiến bộ của chỉ số về giáo dục (tỷ lệ<br />
dân số trên 5 tuổi biết đọc, biết viết và tỷ lệ nhập học bình quân của dân số trong khoảng 5-24 tuổi).<br />
<br />
<br />
<br />
408 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Phân tích kết quả thu đƣợc từ Tổng điều tra dân số 2009 đã có thể thấy đƣợc những tiến bộ về bình<br />
đẳng giới trong giáo dục:<br />
+ Khác biệt về giới trong giáo dục đang ngày càng thu hẹp<br />
Phân tích tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chƣa bao giờ đến trƣờng và tỷ lệ biết chữ của dân số<br />
nam và nữ từ 15 tuổi trở lên trong TĐT 2009 khẳng định tình hình đi học trong quá khứ kém hơn nhiều<br />
so với những năm gần đây. Tình hình đi học của nữ kém hơn của nam. Điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ<br />
phụ nữ thất học trong những đoàn hệ sinh trƣớc đây rất cao. Khoảng cách giữa tỷ lệ nam và nữ không<br />
đƣợc đi học rất lớn ở những nhóm tuổi lớn và thu hẹp dần ở những nhóm tuổi nhỏ (Biểu 6). Tuy vậy,<br />
tại TĐT 2009, tỷ lệ nữ trên 5 tuổi chƣa từng đến trƣờng vẫn lớn gấp đôi nam giới, dù tính chung cả<br />
nƣớc hay cho thành thị và nông thôn (tƣơng ứng là 6,7% so với 3,5%; 3,3% so với 1,8%; 8,1% so với<br />
4,2%).<br />
Ngƣợc lại với tình trạng không đi học, tỷ lệ biết chữ trong những đoàn hệ cao tuổi (trên 60) thấp<br />
hơn nhiều so với những đoàn hệ đƣợc sinh ra sau này. Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của<br />
dân số nam và nữ trên 15 tuổi ngày càng đƣợc thu hẹp. Với những thế hệ sinh ra trong những năm<br />
1990, việc tiếp cận giáo dục và tỷ lệ đã từng đến trƣờng của nam và nữ đã gần nhƣ không có sự khác<br />
biệt (Biểu 7).<br />
Biểu 6. Tỷ trọng dân số nam và nữ từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường, TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 7. Tỷ lệ biết chữ của dân số nam và nữ 15 tuổi trở lên, TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
409 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các phân tích đã cho thấy hai khuynh hƣớng đồng hành của giáo dục là sự cải thiện chung về<br />
mức độ đi học và sự thu hẹp những khác biệt giới trong giáo dục. Trong báo cáo năm 2011, Cơ quan<br />
Liên hợp quốc cũng đã nhận định Việt Nam đã gần xoá bỏ đƣợc bất bình đẳng giới trong giáo dục phổ<br />
thông (United Nation, 2011).<br />
+ Ngày càng có nhiều phụ nữ vươn tới những bậc học cao<br />
Kết quả TĐT 2009 cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo chuyên môn hoàn toàn tƣơng<br />
ứng với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động của Việt Nam những năm qua. Nó đƣợc thể hiện ở<br />
chỗ trong số những ngƣời 15 tuổi trở lên đang theo học ở các trƣờng chuyên nghiệp, có tới 80% đang<br />
học cao đẳng và đại học. Điều này dẫn tới tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” (Nguyễn Thị Minh Hoà,<br />
2010). Tuy nhiên, xét ở góc độ bình đẳng giới, khác biệt giới trong đào tạo ở cấp học này hiện tại<br />
không thể hiện rõ (Biểu 8). Thậm chí ở bậc học cao đẳng, tỷ trọng nữ đi học còn cao hơn nam (26,3%<br />
so với 22,7%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 8. Tỷ trọng dân số nam và nữ trên 15 tuổi đang đi học<br />
chia theo trình độ chuyên môn, TĐT 2009<br />
410 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
60.0<br />
53.3 53.8 52.8<br />
<br />
50.0<br />
<br />
<br />
40.0<br />
<br />
<br />
30.0 26.3<br />
24.5<br />
22.7<br />
20.5 21.1 19.9<br />
20.0<br />
<br />
<br />
10.0<br />
1.7 2.4<br />
1.0<br />
0.0<br />
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên<br />
<br />
Chung Nam Nữ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Tiến triển về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm<br />
Sau Đổi mới, suốt những năm của thập kỷ 90, Việt Nam từng đƣợc đánh giá là quốc gia có tỷ lệ<br />
phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao nhất (trên 80% dân số nữ trong độ tuổi lao động) so với các<br />
quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và khoảng cách thu nhập theo giới đã giảm nhanh chóng<br />
(UN economic and social commission for Asia and Pacific, 1998; ADB, 2002; GSO, 2007). Phân tích<br />
kết quả các Tổng điều tra cho thấy một số khác biệt giới trong lĩnh vực lao động, việc làm nhƣ sau:<br />
+ Phụ nữ tham gia lực lượng lao động ít hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở miền Nam song<br />
tính năng động trong lao động xã hội của phụ nữ đang ngày một tăng<br />
Trong suốt hơn 20 năm qua, tỷ lệ nữ giới trong lực lƣợng lao động thấp hơn nam một chút (48%<br />
so với 52%) và ít biến đổi qua 3 lần Tổng điều tra. Tại TĐT 1989, 48,8% lực lƣợng lao động Việt Nam<br />
là nữ, con số này trong TĐT 1999 là 48,2% và trong TĐT 2009 là 48,0% (Biểu 9).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
411 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 9. Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động của dân số Việt Nam<br />
qua các TĐT 1989,1999,2009 và các vùng trong TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theo kết quả của TĐT 2009, tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động không chênh lệch đáng kể<br />
giữa thành thị và nông thôn (47,1% so với 48,3%) nhƣng khác biệt giữa các vùng. Trung du miền núi<br />
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng là những vùng có tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động cao nhất<br />
(tƣơng ứng là 49,9% và 50,2%). Tỷ lệ nữ trong lực lƣợng lao động thấp dần từ Bắc vào Nam. Đồng<br />
bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động thấp nhất (44,7%).<br />
Xét theo tuổi, tƣơng tự nhƣ kết quả của TĐT 1989 và TĐT 1999, tại TĐT 2009, tỷ lệ nam giới<br />
và phụ nữ tham gia vào lực lƣợng lao động tăng dần từ tuổi 15 và ổn định ở một ngƣỡng cao trong<br />
khoảng tuổi 25- 45, sau đó lại giảm dần. Ngoài 60 tuổi, vẫn còn khoảng 30% phụ nữ và hơn 40% nam<br />
giới tham gia hoạt động kinh tế. Ở mọi độ tuổi trên 15, tỷ lệ nam giới tham gia hoạt động kinh tế luôn<br />
cao hơn so với nữ giới (Biểu 7).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
412 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 7. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi, giới tính, TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả của TĐT 2009 cũng cho thấy mức độ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ nhìn<br />
chung thấp hơn so với nam giới. 71,8% tổng số phụ nữ từ 15-60 tuổi hiện đang tham gia hoạt động<br />
kinh tế trong khi tỷ lệ này lên tới 81,8% ở nam giới. Giữa các vùng địa lý khác nhau, tỷ lệ nữ giới tham<br />
gia lực lƣợng lao động luôn thấp hơn so với nam giới (Biểu 8).<br />
Biểu 8. Tỷ trọng nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, TĐT 2009<br />
<br />
85.0 85.9 86.8 87.0<br />
81.8 82.9 81.0<br />
80.1 78.9<br />
74.4 76.3 76.2<br />
71.4 71.6 72.1<br />
67.6<br />
63.9<br />
60.4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Toàn Thành Nông Trung ĐB sông M iền Tây Đông BĐ sông<br />
quốc thị thôn du và Hồng Trung Nguyên Nam Bộ Clong<br />
M N phía<br />
Bắc<br />
<br />
Nam Nữ<br />
<br />
<br />
Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giữa nam giới và phụ nữ ở thành thị<br />
lớn hơn ở nông thôn (14 điểm phần trăm so với 8,7 điểm phần trăm). Khoảng cách này cũng dãn rộng<br />
dần từ Bắc vào Nam. Mức chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giữa nữ và nam nhỏ nhất ở<br />
Trung du miền núi phía Bắc (3 điểm phần trăm), lớn dần hơn ở Đồng bằng sông Hồng (4,6 điểm phần<br />
<br />
<br />
413 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
trăm), miền Trung và Tây Nguyên (8 điểm phầm trăm), Đông Nam Bộ (17 điểm phần trăm) và lớn nhất<br />
là ở Đồng Bằng sông Cửu Long (19,4 điểm phần trăm). Phụ nữ thành thị tham gia hoạt động kinh tế ít<br />
hơn phụ nữ nông thôn (60,4% so với 76,3%). Phụ nữ ở vùng miền núi trung du phía Bắc và ở Tây<br />
Nguyên tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn hẳn những phụ nữ ở vùng khác (tƣơng ứng nhiều hơn 11<br />
điểm phần trăm và 7 điểm phần trăm so với tỷ lệ phụ nữ hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng;<br />
nhiều hơn 15 điểm phần trăm và 12 điểm phần trăm so tỷ lệ phụ nữ hoạt động kinh tế ở Đồng bằng<br />
sông Cửu Long). Phụ nữ ở Đông Nam bộ hay Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tham gia hoạt<br />
động kinh tế thấp nhất có lẽ do họ có xu hƣớng ở nhà nội trợ, không đi làm (Nguyễn Nam Phương,<br />
2000).<br />
+ Lao động nữ ít được đào tạo hơn so với lao động nam, khoảng cách chênh lệch không hề<br />
được cải thiện qua thời gian<br />
Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, có nghĩa là chất lƣợng của<br />
nguồn nhân lực đã không tƣơng xứng với số lƣợng. Điều này đã trở thành một thách thức cho sự<br />
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Trong TĐT 1999, chỉ có 7,8% lực lƣợng lao động<br />
của Việt Nam đƣợc đào tạo về chuyên môn, con số này chỉ tăng thành 14,9% vào TĐT 2009. Tốc độ<br />
tăng này chậm hơn cả tốc độ tăng của lực lƣợng lao động (1,3%/năm). Xét theo giới tính, trong TĐT<br />
1999, tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo chỉ là 9,7% so với tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo là 6,1%.<br />
Khoảng cách chênh lệch ở đây là 3,6 điểm phần trăm. Khoảng cách này đã không hề đƣợc cải thiện khi<br />
có 16,8% lao động nam so với 12,9% lao động nữ đã đƣợc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật theo thống<br />
kê tại TĐT 2009 (chênh lệch: 3,9 điểm phần trăm).<br />
Biểu 9. Tỷ trọng lao động nam và nữ đã qua đào tạo, chia theo TT-NT, TĐT 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theo kết quả TĐT 2009, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo ở thành thị lớn gấp 3-4 lần so với ở nông<br />
thôn (31,1% so với 8,8%). Mức chênh lệch giữa tỷ lệ lao động nam và tỷ lệ lao động nữ đƣợc đào tạo ở<br />
thành thị cũng lớn hơn nông thôn (5,4 điểm phần trăm so với 3 điểm phần trăm) (Biểu 9).<br />
+ Phụ nữ làm nghề giản đơn, dịch vụ nhiều hơn trong khi nam giới chiếm ưu thế trong lĩnh<br />
vực nông/lâm/ngư nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp<br />
414 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Nhìn chung, trong cả TĐT 1999 lẫn TĐT 2009, phụ nữ vẫn có xu hƣớng làm các nghề giản đơn<br />
nhiều hơn so với nam giới (tƣơng ứng 68,1% so với 61,7% và 44,1% so với 36,8%). Trong vai trò lãnh<br />
đạo, phụ nữ đặc biệt yếu thế hơn nam giới (18,5% lãnh đạo là nữ so với 81,5% là nam trong TĐT 1999<br />
và tƣơng ứng là 23% so với 77% trong TĐT 2009). Điều này thể hiện sự bất bình đẳng về giới trong<br />
việc làm và nó có liên quan tới cả bất bình đằng giới trong đào tạo nhƣ đã đề cập ở trên. Liên quan đến<br />
đặc trƣng giới, phụ nữ làm các dịch vụ cá nhân hay bán hàng nhiều hơn so với nam giới (tƣơng ứng là<br />
10,2% so với 4,4% và 16,4% so với 8,7%) và ngƣợc lại, nam giới làm các nghề trong nông, lâm, ngƣ<br />
nghiệp; làm thợ thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị nhiều hơn phụ nữ (Bảng 2).<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp, TĐT 1989, 2009<br />
<br />
TĐT 1999 TĐT 2009<br />
Nghề nghiệp<br />
Chung Nam Nữ % nữ Chung Nam Nữ % nữ<br />
<br />
1. Nhà lãnh đạo 0,6 0,9 0,2 18,5 0,9 1,3 0,4 23,0<br />
<br />
2. Chuyên môn KT bậc cao 1,8 2,1 1,4 38,2 4,4 4,3 4,6 49,4<br />
<br />
3. Chuyên môn KT bậc trung 3,3 2,6 4,1 60,0 3,6 3,0 4,1 55,8<br />
<br />
4. Nhân viên 1,2 1,4 1,1 41,7 1,3 1,3 1,3 47,4<br />
<br />
5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán 7,2 4,4 10,2 68,0 12,4 8,7 16,4 63,6<br />
hàng<br />
<br />
6. Nghề trong nông, lâm, ngƣ 8,2 9,7 6,6 38,7 18,5 20,2 16,7 43,2<br />
nghiệp<br />
<br />
7. Thợ thủ công và các thợ khác có 8,5 11,0 5,8 32,7 11,6 16,1 6,7 27,7<br />
liên quan<br />
<br />
8. Thợ lắp ráp và vận hành máy 3,5 4,5 2,4 32,7 7,0 8,2 5,7 39,3<br />
móc thiết bị<br />
<br />
9. Nghề giản đơn 64,8 61,7 68,1 50,6 40,3 36,8 44,1 52,6<br />
<br />
<br />
<br />
Theo thời gian, vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực việc làm cũng có những cải thiện nhất định.<br />
Tỷ lệ phụ nữ làm nghề giản đơn đã giảm một cách đáng kể ở TĐT 2009 so với TĐT 1999 (44,1% so<br />
với 68,1%). So sánh giữa 2 lần Tổng điều tra cho thấy ngày càng có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo (0,4%<br />
trong TĐT 2009 so với 0,2% trong TĐT 1999), làm các công việc chuyên môn kỹ thuật cao (tƣơng ứng<br />
là 4,6% so với 1,4%), làm dịch vụ, bán hàng (16,4% so với 10,2%), các nghề trong nông, lâm, ngƣ<br />
nghiệp (16,7% so với 6,6%), thậm chí ngày càng có nhiều phụ nữ làm thợ thủ công (6,7% so với 5,8%)<br />
và thợ lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị (5,7% so với 2,4%)<br />
<br />
<br />
415 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
+ Tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ ở nhóm tuổi dưới 30 tương đương nhau song lên những<br />
nhóm tuổi cao thì nam có xu hướng thất nghiệp nhiều hơn.<br />
Kết quả TĐT 1999 và TĐT 2009 đều cho thấy một xu hƣớng chung là tỷ lệ thất nghiệp trong 12<br />
tháng trƣớc điều tra của phụ nữ và nam giới dƣới 30 tuổi tƣơng đƣơng nhau. Trong số những ngƣời ở<br />
độ tuổi dƣới 30 thất nghiệp tại TĐT 1999, 45,6% là nữ còn 54,4% là nam. Tại TĐT 2009, 50,2% số<br />
ngƣời ở độ tuổi dƣới 30 thất nghiệp là nữ, 49,8% là nam (Bảng 3). Tuy nhiên, chuyển lên những nhóm<br />
tuổi cao hơn, nam giới có xu hƣớng thất nghiệp nhiều hơn. Tại TĐT 1999, khoảng 64% - 68% những<br />
ngƣời trên 30 tuổi thất nghiệp là nam giới và con số này nằm ở khoảng 53% - 65% trong TĐT 2009.<br />
Nhìn ở góc độ khác, những kết quả này cho thấy phụ nữ đã và đang tham gia hoạt động kinh tế rất tích<br />
cực. Họ sẵn sàng làm những công việc giản đơn nhất mà không chịu để “bị” thất nghiệp.<br />
<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ người thất nghiệp chia theo giới tính và nhóm tuổi, TĐT 1989, 2009<br />
<br />
<br />
TĐT 1999 TĐT 2009<br />
Nhóm tuổi<br />
Chung Nam Nữ % nữ Chung Nam Nữ % nữ<br />
<br />
Dƣới 30 72,0 68,1 77,2 45,6 49,4 45,3 54,2 50,2<br />
<br />
30 - 39 15,1 16,8 12,7 35,9 14,3 14,1 14,4 46,3<br />
<br />
40 - 49 7,7 9,2 5,7 31,4 12,9 15,5 9,9 35,0<br />
<br />
50 trở lên 5,2 5,9 4,3 34,9 23,4 25,1 21,5 41,9<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh cơ cấu phụ nữ thất nghiệp theo tuổi giữa TĐT 1999 và TĐT 2009 thấy tỷ lệ phụ nữ thất<br />
nghiệp ở độ tuổi dƣới 30 có xu hƣớng giảm xuống (54,2% so với 77,2%) song tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp<br />
ở độ tuổi trên 50 lại có xu hƣớng tăng lên (21,5% so với 4,3%). Nguyên nhân ở đây có lẽ là do trong<br />
những năm trƣớc đây, phụ nữ ở tuổi trên 50 thƣờng không đi làm vì không có nhu cầu làm việc nhƣng<br />
gần đây nhiều ngƣời trong số họ không đi làm vì họ không kiếm đƣợc việc làm trong khi lại có nhu cầu<br />
làm việc. Điều này cho thấy tính năng động của phụ nữ trong tham gia hoạt động kinh tế đã tăng lên.<br />
Kết luận<br />
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới, đi cùng với những thành tựu đạt đƣợc trong<br />
phát triển kinh tế, các khác biệt giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đang có xu hƣớng thu hẹp,<br />
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Kết quả các Tổng điều tra dân số ở Việt Nam trong 20<br />
năm qua cho thấy mức sinh giảm thấp đã chứng tỏ vị thế của phụ nữ đƣợc cải thiện, đồng thời giảm<br />
sinh cũng là yếu tố giúp tạo điều kiện nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trên nhiều mặt. Những khác<br />
biệt giới trong giáo dục đang dần thu hẹp đáng kể. Trẻ em gái dần có đƣợc cơ hội giáo dục tƣơng tự<br />
nhƣ trẻ em trai. Phụ nữ ngày càng bình đẳng với nam giới về trình độ học vấn bậc cao. Mặc dù phụ nữ<br />
<br />
416 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
còn có điểm yếu thế hơn so với nam giới trong lĩnh vực lao động, việc làm song phụ nữ ngày càng<br />
năng động, tham gia vào quá trình di cƣ và vào lực lƣợng lao động xã hội tƣơng tự nhƣ nam giới. Tuổi<br />
thọ của phụ nữ ngày càng chiếm ƣu thế so với nam giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện chính<br />
sách kế hoạch hoá gia đình đi cùng với phát triển kinh tế mạnh mẽ, xu hƣớng mất cân bằng cơ cấu giới<br />
tính của trẻ em khi sinh đã xuất hiện ở dân số Việt Nam. Đây có thể đƣợc coi là mặt “trái” của những<br />
chính sách tích cực đƣợc thực hiện trong thời gian qua.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
ĐỖ Thái Đồng (1991) “Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam bộ Việt Nam” trong<br />
Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Chủ biên: LIJESTROM R., TƢƠNG Lai. Viện xã<br />
hội học - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Khoa xã hội học - Đại học Gothenburg Thụy Điển. Nhà xuất<br />
bản khoa học xã hội, Hà nội, Việt Nam, trang 71 - 84.<br />
ĐẶNG Cảnh Khanh, NGUYỄN Thị Quý (2007). Gia đình học. Nhà xuất bản lý luận chính trị<br />
quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 687 trang.<br />
BELANGER D. et all (2003). “Are sex ratios at birth increasinh in Vietnam?”. Population, Vol<br />
58, No 2, pp: 321 – 334.<br />
VOLKMANN C.S. (2005). “30 years after the war: Children, Families, and Rights in Vietnam”.<br />
International Journal of Law, Policy and the Family, 19, pp: 23-46.<br />
KNODEL John, VU Manh Loi, JAYAKODY Rukmalie, VU Tuan Huy (2005). “Gender roles<br />
in the family : change and stability in Vietnam”. Asian Population Studies, n° 1, March, pp: 69-92.<br />
Nguyễn Đình Cử (2010). “Những xu hƣớng biến đổi cơ cấu dân số Việt Nam” trong Một số vấn<br />
đề về biến đổi cơ cấu xã hội của Việt Nam hiện nay do Tạ Ngọc Tấn chủ biên. Nhà xuất bản Chính trị<br />
quốc gia. Hà Nội, Việt Nam. Trang 324 – 337.<br />
Nguyễn Thị Minh Hoà (2010). “Thực trạng và xu hƣớng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp”<br />
trong Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội của Việt Nam hiện nay do Tạ Ngọc Tấn chủ biên. Nhà<br />
xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, Việt Nam. Trang 302 – 323.<br />
VŨ Tuấn Huy (1996). “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình” trong Những nghiên cứu xã<br />
hội học về gia đình Việt Nam. Chủ biên: TƢƠNG Lai. Nhà xuất bản khoa học xã hội, quyển 2, Hà nội,<br />
Việt Nam, trang: 132 - 153.<br />
Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009: Những kết quả chủ<br />
yếu. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. 490 trang.<br />
<br />
<br />
<br />
417 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />
HỘI THẢO QUỐC TẾ<br />
ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
Tổng cục thống kê (2001). Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.1999: Kết quả toàn bộ. Nhà<br />
xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. 646 trang.<br />
UNDP (2000). Báo cáo phát triển con người năm 2000: Của cải thực sự của các quốc gia.<br />
UNDP (2010). Báo cáo phát triển con người năm 2010: Nhân quyền và phát triển con người.<br />
Vũ Hoàng Linh và cộng sự (2010). Những vấn đề của giáo dục Việt Nam trong Thiên Niên kỷ<br />
mới: Tiếp cận, Phân hoá và Tài chính. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.<br />
UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (1998). Demographic<br />
Perspective on Women in Development in Cambodia, Lao, Myanmar and Vietnam. United Nation, New<br />
York, USA, 79 pages.<br />
Nguyễn Nam Phƣơng (2000). Lao động và việc làm ở Việt Nam qua số liệu Tổng điều tra Dân<br />
số và nhà ở ngày 1.4.1999. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
418 TÀI LIỆU HỘI THẢO<br />