intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng các lời trích dẫn hiệu quả

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

97
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những lời trích dẫn cũng làm cho câu chuyện thêm đa dạng và tăng nhịp độ câu chuyện. Người đọc không chỉ đọc hết dòng nọ sang dòng kia về thông tin trong câu chuyện. Một câu chuyện không có lời trích dẫn rất nhàm chán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng các lời trích dẫn hiệu quả

  1. Sử dụng lời trích dẫn hiệu quả Những lời trích dẫn cũng làm cho câu chuyện thêm đa dạng và tăng nhịp độ câu chuyện. Người đọc không chỉ đọc hết dòng nọ sang dòng kia về thông tin trong câu chuyện. Một câu chuyện không có lời trích dẫn rất nhàm chán. Khi nào nên trích, khi nào không Chỉ nên dùng những lời trích dẫn có khả năng tóm tắt hay về một tình huống nào đó, chứa đựng những cảm giác hoặc hình ảnh mạnh, hoặc cho thấy tính tình của một người nào đó. Đây là lời một ngư dân Campuchia được trích trên tờ Phnompenh Post, tóm tắt cách nhìn đời giản dị của ông."Tôi biết làm hai việc trong
  2. đời: đánh bắt cá và ăn cá. Cha tôi và các con tôi cũng vậy." Bộ trưởng nội vụ Thái Lan, được trích trên tờ Bangkok Post, nói với băng đảng mafia địa phương rằng ông sẽ tiếp tục diệt trừ tội ác, ma túy và cờ bạc: "Bây giờ, hãy nghe tôi cảnh cáo đây: tôi sẽ làm cho Bangkok và các tỉnh lân cận trở nên sạch sẽ. Vì vậy những ai làm bậy hãy sửa sai, và đừng bảo rằng tôi đã không cảnh báo." Lời trích dẫn này cho thấy quyết tâm của vị bộ trưởng đó mạnh đến đâu. Sau đây là lời của một người Mỹ đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam, nói về cuộc gặp gỡ sau này tại vùng nông thôn Việt Nam với một người đã từng đối đầu bên kia chiến tuyến. Lời trích dẫn này được đăng trong một bài của hãng thông tấn AP, đưa
  3. độc giả vào ngay quang cảnh tại chỗ và những xúc động của người trong cuộc: "Lúc đó, ông ta chồm qua chiếc xe đạp của tôi, kéo tay tôi và ôm chầm lấy tôi, tựa như một người cha ôm con. Cử chỉ đó thật nồng ấm, tôi cảm nhận được hơi ấm đó. Trong 5 phút đồng hồ, ông đã làm tôi mất hết tự chủ." Nhiều phóng viên chỉ đơn giản đưa vào bài của mình hết lời trích dẫn này đến lời trích dẫn khác. Họ thường làm thế
  4. Đặt các lời trích dẫn hay lên gần đầu bài viết khi viết về những để lôi cuốn độc giả đọc tiếp câu chuyện. bản tuyên bố, Bạn cũng có thể đặt những lời trích hay ở những bài diễn cuối bài, làm như vậy sẽ tạo được ấn tượng văn hoặc họp báo. mạnh cho người đọc. Khi dùng một lời trích Đó là phong cách để bổ sung cho đoạn mở đầu, bạn nên chắc báo chí lười biếng chắn rằng lời trích đó sẽ thêm vào bài một và phong cách đó dữ kiện mới mẻ. Đừng dùng những lời trích khiến câu chuyện dẫn chỉ nhắc lại cùng một dữ kiện đã nói khó hiểu và chán đến trong đoạn mở đầu (hay ở chỗ khác phèo. trong bài) như trong bài viết sau: PHNOMPENH, Campuchia - Hôm qua Campuchia loan báo đã loại trừ được bệnh bại liệt ở trẻ em, trở thành quốc gia cuối cùng
  5. tại Tây Thái Bình Dương tiêu diệt được căn bệnh này. Thủ tướng Hun Sen nói ông hãnh diện để "loan báo cho toàn thế giới biết rằng lần đầu tiên trong lịch sử Campuchia, bệnh bại liệt trẻ em đã được loại trừ trong nước." Đừng dùng những lời trích nhàm chán, khó hiểu hay lặp lại những gì đã rõ ràng quá rồi. Trong những trường hợp như vậy, chỉ nên dùng lời của bạn để viết lại là đủ. Nhiều phóng viên dùng lời trích dẫn chỉ vì họ có sẵn trong sổ tay. Họ muốn chứng tỏ cho độc giả thấy rằng họ đã phỏng vấn các nguồn tin của câu chuyện. Tránh làm như vậy. Hãy xem xét các thí dụ sau đây cho thấy cách dùng các câu trích rất dở đăng trên nhiều ấn phẩm.
  6. Sau đây là trích lời một bộ trưởng của Việt Nam: "Chế biến gạo, hoa màu, cà phê và trà cũng như gỗ và các lâm sản khác sẽ được coi là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động hứa hẹn nhất." Đây là cách nói khó hiểu mà các nhân viên quan chức thường hay dùng. Bạn nên dùng lời của mình để viết lại một cách rõ ràng và dễ hiểu - nhưng trước tiên bạn phải tìm hiểu xem bộ trưởng này muốn nói gì. Một lời trích từ một viên chức Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh: "Tôi rất hy vọng sẽ tăng cường hợp tác và viện trợ giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Quỹ Môi trường Thế giới." Câu đó rất khô khan và mơ hồ.
  7. Câu sau đây chỉ là dữ kiện về bối cảnh, không phải là những lời nên trích dẫn: "Giá của mỗi lần dùng thức ăn nhanh là 40-50 baht, so với 7 USD tại Singapore và 12 USD tại Hoa Kỳ." Tệ hơn nữa, tin này lại được gán cho một nguồn tin vô danh. Qua kinh nghiệm, bạn có thể tự biết khi nào nên trích và khi nào không. Đừng bắt đầu bằng một lời trích dẫn. Nói chung, không nên bắt đầu bài viết bằng một lời trích dẫn bởi vì nếu bạn làm như vậy, độc giả có thể bị lẫn lộn. Có thể họ không biết rằng ai đó nói hay câu chuyện trong bài là gì. Sau đây là đoạn mở đầu của một bài viết đăng trên một nhật báo tiếng Anh tại Lào:
  8. “Điều làm cho tôi khó chịu là một số các báo nước ngoài luôn luôn tìm cách chỉ trích Lào mà không đếm xỉa gì đến sự thật, họ chỉ viết theo những điều tưởng tượng mà thôi,” Tỉnh trưởng Champasak, ông Oneneua Phommachanh, nói trong buổi khai mạc một khóa học về báo chí tại Pakse, vào buổi sáng mà một số băng đảng ăn cướp len lỏi vào Lào qua đèo Vangtao-Chongmek tại biên giới Thái-Lào. Mãi đến cuối câu dài dằng dặc này chúng ta mới biết được rằng lời tuyên bố của tỉnh trưởng này có liên quan tới băng đảng ăn cướp tại biên giới. Dù vậy, chúng ta cũng vẫn không biết rõ đã xảy ra những gì. Những ‘sự thật’ nào, những ‘tưởng tượng’ nào? Lời trích được rõ ràng hơn nếu bạn giải thích trước toàn cảnh của các câu trích dẫn.
  9. Viết lại câu trích trên sẽ như thế này: "Tỉnh trưởng Champasak Onenueua Phommachanh hôm qua đã chỉ trích các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về một vụ tấn công vào một đồn biên giới ở Nam Lào. Vị tỉnh trưởng này nói các phóng viên nước ngoài tả sự kiện đó như là một vụ tấn công của phiến quân nhắm vào chính phủ, nhưng ông nhất mực cho rằng đó chỉ là một vụ cướp bóc mà thôi. ‘Điều đó làm cho tôi khó chịu,' ông nói." Ai nói? Nếu bạn có những lời trích dẫn của nhiều người khác nhau, đừng để chồng chất những lời này cùng một chỗ. Người đọc sẽ bị lẫn lộn không biết ai nói gì. Trước tiên, bạn nên giới thiệu lời người
  10. vừa nói để độc giả biết rằng lời kế tiếp là của người thứ hai. Sai: ‘Tôi không hài lòng với ngân sách mới vì nó sẽ làm hại đến người nghèo.’ Tỉnh trưởng nói. ‘Ngân sách này chung cuộc sẽ buộc chính phủ phải tăng thuế’ Chủ tịch Thượng Viện nói. Đúng: ‘Tôi không hài lòng với ngân sách mới vì nó sẽ làm hại đến người nghèo.’ Tỉnh trưởng nói. Còn Chủ tịch Thượng Viện thì cho rằng ‘ngân sách này chung cuộc sẽ buộc chính phủ phải tăng thuế’. ‘Nói’ là đủ rồi
  11. Trong hầu hết mọi trường hợp, dùng những lời trích dẫn với từ ‘nói’. Đây là một từ đơn giản, rõ ràng và trung lập. Đừng ngại rằng bạn lập lại từ ‘nói’ nhiều lần quá; độc giả không để ý đến điều này. Những từ như ‘nhận rằng’, ‘tuyên bố’, ‘khẳng định’, v.v. mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, khi bạn nói có ai đó "thừa nhận rằng" có nghĩa là bạn tỏ ý nghi ngờ về những gì người này nói. Đừng thay đổi lời trích dẫn! Các dấu ngoặc đánh dấu lời trích dẫn có nghĩa là tất cả những gì ở giữa là nguyên văn lời nguồn tin nói. Đừng bao giờ thay đổi lời trích dẫn, cho dù bạn muốn làm cho những lời này rõ nghĩa hơn. (Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cắt bỏ những chữ ‘ậm ờ’ và những
  12. tiếng vô nghĩa người ta thường dùng trong văn nói. Có một số phóng viên còn tin rằng, sửa văn phạm của người nói cũng được). Nếu bạn dùng lời trích dẫn, hãy dùng nguyên văn. Nếu không, chỉ nên dùng một phần lời nói đó. Hoặc viết lại ý của lời nói bằng chính lời của bạn và không dùng các dấu ngoặc. Đừng trích lời mà không lưu ý đến toàn cảnh Có nghĩa là bạn cho độc giả biết chính xác nguồn tin muốn nói gì khi họ nói như vậy. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với bạn, nguồn tin có thể thêm những lời giải thích để câu bạn trích dẫn rõ nghĩa thêm. Hoặc họ có thể nói rộng thêm về vấn đề đó, hoặc họ chỉ nói như vậy là để nói đùa mà thôi. Bạn phải cho độc giả biết toàn cảnh của câu nói.
  13. Thí dụ, bạn phỏng vấn một cầu thủ bóng đá. Anh ta nói về các cầu thủ trên 35 tuổi, và nói: ‘Tôi giỏi nhất’. Bạn có thể trích lời anh. Nhưng bạn phải nói rõ với độc giả về toàn thể ý nghĩa của câu nói. Anh ta nói về khả năng chơi bóng của anh chứ không phải là về điều gì khác. Anh so sánh chính mình với các cầu thủ trên 35 tuổi khác, không phải với mọi cầu thủ. Để ý đến một loạt những lời trích dẫn liền nhau Nếu những lời trích dẫn được sử dụng hợp lý, chúng sẽ làm cho bài của bạn mạnh mẽ hơn. Song rất nhiều phóng viên chỉ đơn giản đưa vào bài của mình hết lời trích dẫn này đến lời trích dẫn khác. Họ thường làm thế khi viết về những bản tuyên bố, những
  14. bài diễn văn hoặc họp báo. Đó là phong cách báo chí lười biếng và phong cách đó khiến câu chuyện khó hiểu và chán phèo. Bạn cần biết cách dẫn dắt độc giả hiểu được câu trích nào là quan trọng và trong bối cảnh như thế nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2