Sử dụng đồ thị MAC nâng cao để đánh giá các phương án giảm phát thải khí nhà kính
lượt xem 3
download
Năm 2015, thỏa thuận Paris - một nỗ lực mang tính lịch sử khi có 195 quốc gia đồng thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, để giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C. Và tại Việt Nam, đã có ba mục tiêu chính của chiến lược tăng trưởng xanh là giảm thiểu phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa đời sống và tiêu dùng. Bài viết trình bày việc giới thiệu về đồ thị chi phí giảm thải cận biên, cách xây dựng đường MAC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng đồ thị MAC nâng cao để đánh giá các phương án giảm phát thải khí nhà kính
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện SỬ DỤNG ĐỒ THỊ MAC NÂNG CAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Đỗ Thị Ngọc Thúy Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Năm 2015, thỏa thuận Paris - một nỗ lực mang tính lịch sử khi có 195 quốc gia đồng thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, để giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C. Và tại Việt Nam, đã có ba mục tiêu chính của chiến lược tăng trưởng xanh là giảm thiểu phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa đời sống và tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải CO2, các nhà hoạch định chính sách luôn phải tìm ra các công cụ đạt hiệu quả về quản lý và tính kinh tế. Sử dụng đường cong MAC giúp đạt được hiệu quả về chi phí và mục tiêu giảm nhẹ tác động của Biến đổi khí hậu. Có nhiều cách để xây dựng đường cong MAC, mỗi cách thức có ưu nhược điểm riêng. Lựa chọn cách xây dựng MAC phù hợp với mục đích sử dụng và dễ dàng tìm ra câu trả lời cho các nhà hoạch định chính sách. Trong bài nghiên cứu sử dụng cách xây dựng MAC theo phương pháp chuyên gia. Từ khóa: Chi phí giảm thải cận biên; Giảm thải khí nhà kính Abstract Using MAC curves to assess of the green house gas emissions reductions strategies In 2015, The Negotitate Paris - a pull when using all 195 countries to reduce carbon emissions, to keep the temperature from rising not more than 2 degrees Celsius. In Vietnam, there are three main goals of the green growth strategy, namely, reduce greenhouse gas emissions, greening production and greening consumption. To achieve the goal of cutting CO2 emissions, policy makers must always find effective management and economic tools. Using the MAC curves achieve cost- efficiency and the mitigation target of climate change. There are many ways to build MAC curves, each with its own advantages and disadvantages. Choose how to build a MAC that matches the purpose and easily find the answer for policy makers. In the study, using the method of expert-based MAC curves. Keywords: Marginal Abatement Cost; Reduce carbon emissions. 1. Giới thiệu về đồ thị chi phí giảm thải cận biên (MAC - Marginal Abatement Cost curves) Có 6 loại khí thải gây nên sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu được quy định trong nghị định thư Kyoto là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6. Khi tính toán chi phí giảm phát thải, thường được quy về lượng CO2 tương đương, đơn vị tính là tấn. Đồ thị tập hợp các giá trị chi phí giảm thải cận biên (MAC) là một đồ thị chỉ ra chi phí biên cho các kịch bản giảm phát thải. Nó được sử dụng để minh họa cho tính khả thi về kinh tế và công nghệ của các biện pháp giảm phát thải nhằm lựa chọn các biện pháp trong hệ thống năng lượng đạt hiệu quả về chi phí và đạt được mục tiêu giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Các phương án đó có thể là phương án sử 87 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện dụng điện gió, phương án sử dụng năng lượng mặt trời, phương án quản lý trồng rừng, phương án sử dụng điện sinh khối, phương án sử dụng phương tiện xe cộ bằng điện, sử dụng thiết bị chiếu sáng đèn LED, xây dựng các tòa nhà thông minh tiết kiệm điện, …. Đường MAC minh họa được hiệu quả chi phí và thể hiện được cách tính toán lợi ích, chi phí từ việc giảm những thiệt hại từ phát thải cacbon. Đồ thị MAC cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định xem phương án đó có được thực hiện hay không. 2. Cách xây dựng đường MAC Chi phí giảm thải cận biên được hiểu chung là chi phí cho việc giảm thải 1 tấn CO2 tương đương. Đó là tổng chi phí của phương án đã tính tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền theo thời gian, để quy giá trị thành tiền tệ về hiện tại. Giá trị này có thể âm hoặc dương. Có hai cách xây dựng giá trị MAC là dựa vào chuyên gia và đường cong chi phí giảm thải cận biên dựa vào thực tiễn. Theo phương pháp dựa vào chuyên gia, để xây dựng một đồ thị tập hợp các giá trị MAC điều cần thiết là xác định cụ thể các chi phí tài chính giảm thải của mỗi phương án giảm nhẹ. Bao gồm vòng đời của phương án (dự án), tổng các chi phí bao gồm vốn đầu tư và chi phí hoạt động cho dự án, các khoản tiết kiệm được nhờ dự án giảm thải, lượng khí nhà kính phát thải giảm được trong quá trình hoạt động của dự án. - Xác định vòng đời của dự án là số năm hoạt động thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính. Các giá trị tài sản của dự án bao gồm công trình cơ sở hạ tầng, các phần tài sản vật chất như trồng cây, lắp hệ thống pin mặt trời, nâng cấp điều hòa. Riêng đối với các dự án mà không có giá trị tài sản vật chất (ví dụ như các chương trình, dự án thay đổi hành vi nhận thức) thì cách tính vòng đời dự án là sẽ bằng với khoảng thời gian đầu tư lập dự án đó. Thông thường, với các dự án này rất khó xác định vì hành vi của người dân thường liên tục thay đổi và không thống nhất trong dài hạn. Do đó, để tránh sai số nhiều, chúng ta nên chọn vòng đời dự án nhỏ và phổ biến. - Xác định các chi phí của phương án giảm nhẹ thường được chia thành 3 loại chi phí: chi phí đầu tư vốn ban đầu, chi phí tài chính như tỷ lệ lãi suất, các khoản chi phí vận hành dự án là các chi phí sản xuất trực tiếp và các chi phí quản lý nội bộ của dự án. Ngoài ra, cần có tỷ lệ chiết khấu để tính toán yếu tố thời gian của đồng tiền trong suốt khoảng thời gian của dự án. - Xác định các khoản tiết kiệm của dự án (áp dụng với các dự án giảm thải) bằng cách xác định tỷ lệ phần trăm sự thay đổi trong việc sử dụng có và không có biện pháp/ thiết bị giảm thải. Thông thường khoản tiết kiệm này được thể hiện rõ đối với dự án có vòng đời dài. Ngoài ra, còn có doanh thu của dự án (đối với các dự án bán điện đem lợi nhuận về cho nhà đầu tư), và phần giá trị tài sản thu hồi còn lại hoặc tận dụng được khi kết thúc dự án. Trong đó, giá trị NPV (giá trị hiện tại ròng) được tính là: 88 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện Giá trị NPV là giá trị của một dự án sau khi đã tính toán tất cả các chi phí bỏ ra và các khoản chi phí tiết kiệm được, rồi được điều chỉnh theo thời gian của giá trị đồng tiền. Giá trị hiện tại ròng có thể mang giá trị âm hoặc dương. Khi chi phí nhỏ hơn phần tiết kiệm được thì NPV dương, thể hiện chi phí ròng của dự án có và không có biện pháp giảm thải. Khi NPV âm tức là dự án có chi phí đầu tư lớn hơn phần giá trị lợi ích tiết kiệm được. Để tính giá trị MAC, trong công thức (1*) cần nhân với (-1) thể hiện nếu MAC âm tức là khả thi về mặt kinh tế, tiết kiệm được chi phí. Ngược lại, nếu giá trị MAC dương tức là tốn chi phí cho 1 tấn CO2 giảm thải, đồng nghĩa với giá trị NPV âm. Ngoài ra, ta có cách tính khác như sau: Trong đó: MACi là chi phí giảm thải cận biên của ngành i để giảm đi 1 tấn CO2 tương đương Cmi: chi phí phát sinh khi thực hiện biện pháp giảm nhẹ của ngành i Cb: chi phí cơ sở mà không thực hiện biện pháp giảm nhẹ CO2 bi: lượng phát thải cơ sở (quy về tấn CO2 tương đương) CO2 mi: lượng phát thải CO2 khi thực hiện biện pháp giảm nhẹ Các phương án giảm thải có giá trị MAC được trình bày chung trên một đồ thị nhằm so sánh và đưa ra lựa chọn chính sách phù hợp. Trên đồ thị, mỗi một cột là một phương án giảm phát thải, sự sắp xếp theo thứ tự chi phí tăng lên khi giảm được 1 tấn CO2, độ rộng của cột là lượng khí thải giảm được vào năm 2020, chiều cao của cột là chi phí ước tính để giảm được 1 tấn CO2. Nếu cột đó có độ rộng lớn tức là lượng khí thải giảm được nhiều. Nếu cột có chiều cao lớn thể hiện chi phí giảm thải cho 1 đơn vị tấn CO2 là cao. Giá trị chi phí giảm thải cận biên âm (nằm dưới trục hoành) có nghĩa là chi phí phát sinh khi thực hiện biện pháp giảm thải thấp hơn chi phí của năm cơ sở 2010 khi không thực hiện dự án). Diện tích của mỗi cột là tổng chi phí của phương án. 3. Thảo luận Phân tích đồ thị minh họa ở Hình 1 trang sau, nhận thấy các phương án được sắp xếp theo thứ tự tăng dần chi phí giảm thải. Chẳng hạn ở cấp độ quốc gia, khi thực hiện tính toán các phương án giảm phát thải khí nhà kính (quy về lượng tấn CO2 tương đương) chúng ta cần xem xét lượng khí thải giảm được và chi phí giảm thải đó là bao nhiêu. Các phương án về thắp sáng khu dân cư, sử dụng xăng tiết kiệm năng lượng, khai thác các tòa nhà hiệu quả và cải thiện quy trình sản xuất, sử dụng điện năng hiệu quả là những phương án có chi phí âm. Còn với các phương án như điện năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học phát thải ít cacbon nhưng chi phí đầu tư và giảm thải cũng khá cao so với việc khai thác nhiệt điện than. Nhà quản lý cần kết hợp nhiều tiêu chí để lựa chọn phương án khả thi phù hợp đảm bảo các mục tiêu về lượng khí thải giảm được hoặc đạt được hiệu quả về chi phí. 89 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện Hình 1: Đồ thị ước tính hiệu quả chi phí của các chiến lược giảm phát thải khí nhà kính tại Mỹ [McKinsey & Company, 2007] Đồ thị MAC không chỉ thể hiện được phương án đó có được thực hiện hay không mà còn cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. Trong hệ thống năng lượng Việt Nam, đồ thị tập hợp các giá trị MAC được sử dụng để lựa chọn các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Dựa trên các kết quả trên đồ thị, các nhà hoạch định chính sách năng lượng có thể xác định được rằng với chi phí nhất định phải bỏ ra trong tương lai thì chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng sẽ được tính toán bao nhiêu là phù hợp, nên áp dụng những biện pháp tiết kiệm năng lượng nào mang lại hiệu quả nhất, định lượng hóa lượng phát thải khí CO2 cần giảm và chi phí giảm phát thải trong tương lai. Trên cơ sở đó có thể đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính đã đặt ra. MAC thể hiện được chi phí giảm thải cận biên trên tổng số lượng chi phí giảm thiểu được, tính toán được tổng chi phí cần thiết để giảm thải 1 đơn vị lượng cacbon tương đương. Bên cạnh đó, có một vài nhược điểm là có nhiều giả định để đơn giản hóa các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo nên chỉ lựa chọn một thế hệ công nghệ hiện tại mà chưa xem xét đến các công nghệ hiệu quả hơn của phương án đó; hay các giả thiết về yếu tố giá năng lượng, lượng cầu về năng lượng và tỷ lệ chiết khấu cũng còn hạn chế khi tính toán chính xác. 4. Kết luận Hai lĩnh vực hiện đang ở Việt Nam đang có tỷ trọng phát thải lớn nhất là nông nghiệp và năng lượng. Ngành năng lượng là một trong những ngành phát thải khí nhà kính lớn nhất, thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng khí nhà kính khác phát thải ở các nước đang phát triển. Nhu cầu sử dụng điện năng của nước ta tăng từ 7 - 8%/ năm và đang có xu hướng tăng lên. Việc thực hiện kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính và dự báo trong tương lai đang được tính toán để lựa chọn các phương án giảm nhẹ đạt mục tiêu kỹ thuật và chi phí thấp nhất. Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam được xây dựng 90 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện trong bối cảnh thế giới đang kêu gọi các nước tự nguyện thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, đối với Việt Nam cần 30 tỷ USD để thực hiện đầu tư cho tăng trưởng xanh, trong đó hướng tới tỷ lệ nhà nước đầu tư 30% và tư nhân 70%. Để thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh mục tiêu đến năm 2020 nước ta cần giảm cường độ phát thải khí nhà kinh đi 10% so với năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng 1,5% trên GDP mỗi năm, và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đồng thời giảm việc tiêu thụ năng lượng cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng phát thải khi sản xuất, ở mức giảm 1,5%/ 1 đơn vị GDP trong giai đoạn 2016 - 2020. Các phương án giảm phát thải không những phải góp phần hỗ trợ các quốc gia đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế trong cắt giảm khí thải mà còn cần giữ vững, duy trì an ninh năng lượng, an ninh lương thực cũng như phúc lợi xã hội. Sử dụng kết quả của việc xây dựng đồ thị MAC cho biết việc đưa ra chính sách, và lựa chọn giải pháp giảm phát thải đạt hiệu quả chi phí bằng cách so sách chi phí giảm phát thải cho 1 tấn CO2. Thực hiện việc lồng ghép việc sử dụng MAC nhằm lựa chọn phương án giảm phát thải CO2 có hiệu quả về chi phí cho các ngành, địa phương, và đạt được mục tiêu Tăng trưởng xanh. Trên thực tế, việc sử dụng giá trị MAC không phổ biến tại Việt Nam ở cấp độ vĩ mô trong các ngành kinh tế. Hiện nay, Việt Nam tham gia thị trường buôn bán giấy phép phát thải hoặc tín chỉ cacbon mới chủ yếu là các dự án hợp tác. Đây là cách để cắt giảm khí thải nhà kính tự nguyện. Tại các doanh nghiệp sản xuất, việc vận dụng giá trị MAC để so sánh chi phí giảm thải với khoản phí nộp phạt khi không có thiết bị công xử lý chất thải. Đường chi phí giảm thải cận biên sẽ cung cấp thông tin về chí phí sẽ tăng lên bao nhiêu khi chủ nguồn thải giảm một đơn vị phát thải, giúp doanh nghiệp có quyết định về hành động giảm thải khi có cơ chế khuyến khích. Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô thì ngành năng lượng nước ta chưa áp dụng so sánh các phương án giảm thải để thực hiện mục tiêu giảm lượng khí của quốc gia. Trong khi đó, các chính sách về giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cần đạt mục tiêu về cắt giảm khí thải thì việc sử dụng giá trị tập hợp các phương án có MAC được biểu diễn đem lại nhiều hữu ích. Với đồ thị trên ở phần bên trái thì đây là các phương án có tiềm năng giảm phát thải, thường là thuộc lĩnh vực giao thông, quản lý sử dụng tòa nhà. Phần đồ thị bên phải thường là các phương án mang tính tiềm năng có thể nghiên cứu để đạt mục tiêu giảm thải nhưng chi phí cao. Còn với các các phương án nằm giữa được quan tâm nhiều nhất, là các giải pháp thuộc nhóm công cụ dựa vào thị trường, phản ánh được mức độ giảm thải và giá cacbon. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. UN ESCAP. Low Carbon Green Growth Roadmap for Asia and the Pacific. Website: http://www.unescap.org/resources/low-carbon-green-growth-roadmap-asia-and-pacifi... [2]. Fabian Kesicki (2014). Marginal abatement cost curves for policy making-expert- based vs. model-derived curves. ULC Energy Institute, University College London. [3]. Greensense (2014). Guidelines for Developing a Marginal Abatement Cost curve (MAC). Western Australian Local Government Association. [4]. McKinSey and Company (2009). Pathways to a lowcarbon economy. Ver 2 of the Global Greenhouse Gas Abatement Cost curve. [5]. Nhóm giảng viên Khoa Môi trường và Đô thị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016). Tài liệu khóa đào tạo về tập huấn viên về tăng trưởng xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BBT nhận bài: 12/02/2018; Phản biện xong: 06/3/2018 91 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện SINH VIÊN CẦN CHỦ ĐỘNG CHUẨN BỊ TỐT MỌI MẶT ĐỂ ĐÓN NHẬN NHỮNG THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Vũ Thị Thanh Thủy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trong thời gian qua, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Ngoài những cơ hội vàng mà nó mở ra thì mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Đây sẽ là một tác động tới đội ngũ sinh viên, một lực lượng lao động trẻ với những thách thức không hề nhỏ. Vậy đón nhận cuộc cách mạng 4.0, sinh viên nên chuẩn bị những gì? Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc cách mạng công nghiệp chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên diễn ra ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hoá, thay thế lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc bằng cách sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX, diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã bắt đầu được nhắc đến trong vài năm trở lại đây, với tên thường gọi là Cách mạng 4.0 hay Industry 4.0. Khái niệm “công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất của nhiều loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot, IoT (Internet vạn vật). Nếu so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đang phát triển với tốc độ cấp số mũ. Nó sẽ làm thay đổi triệt để về cách sống, làm việc và quan hệ của con người. GS. Phùng Quốc Định - Đại học Deakin, Ôx-trây-li-a cho biết: “Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số. Nó đang là xu thế lớn trên toàn cầu. Mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và học theo cách mình mong muốn. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi lực lượng lao động trong tương lai”. Chưa bao giờ con người một lúc đứng giữa những cơ hội và thách thức lớn đến vậy. Tác động rõ rệt nhất của cách mạng 4.0 là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với những tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, cùng sức lao động bền bỉ, năng suất cao. Như vậy, trong một thị trường việc làm vốn đã rất gay gắt bởi những cuộc cạnh tranh giữa người với người, bây giờ người ta còn phải cạnh tranh thêm với cả robot. Có thể hình dung, cách mạng 4.0 sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng máy móc. Nhưng đồng thời, nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc lại tăng lên. Cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ tác động trực tiếp tới nguồn lao động trong vài năm tới - chính là những sinh viên đang học tập hôm nay. Chúng ta sẽ chiến thắng 92 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện và làm chủ robot, hay thất bại và bị chúng đào thải điều đó phụ thuộc vào sự chuẩn bị ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế Nhà trường. Cũng như 3 cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đây thì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội khổng lồ nếu chúng ta biết tận dụng nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn nếu ta không có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chủ động về mọi mặt thì sớm hay muộn chúng ta sẽ bị tụt hậu và loại bỏ. Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục dự đoán, trong thời đại mới, thì việc anh có một tấm bằng mang tính hình thức hay những mối quan hệ thân quen không còn quan trọng mà trong tương lai, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực thực sự, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội hơn thì người đó thắng. Còn nếu cứ giữ mãi lối tư duy thụ động, ỷ lại thì sinh viên đã tự loại mình trước cuộc cạnh tranh khốc liệt về việc làm. Dự đoán trong thời gian không xa, máy tính sẽ thay thế con người ở những công việc tưởng chừng chỉ có con người mới làm được, còn con người sẽ làm những công việc mà bây giờ họ thậm chí còn chưa biết chúng là gì. Nếu bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, về kiến thức bạn phụ thuộc hoàn toàn vào những cuốn giáo trình được soạn cách đây hàng thập kỉ; về kỹ năng bạn không có vốn tiếng anh, tin học và không có các kỹ năng mềm khác; về thái độ thì tự kiêu, tự mãn, và ỷ lại vào những gì mình đang có thì các bạn sẽ là ai khi bước ra thế giới đang không ngừng biến đổi ngoài kia? Thế giới năng động, con người càng phải năng động hơn. Phải chủ động học hỏi và không ngừng sáng tạo, đón đầu xu hướng, thậm chí sáng tạo ra xu hướng thay vì chờ đợi kiến thức được “rót” vào mình một cách thụ động. Cách tốt nhất để không bị thế giới bỏ lại phía sau chính là hòa nhập vào cái thế giới đó. “Công dân toàn cầu” đang là từ khóa đi đôi với “Cách mạng 4.0”. Ngày nay, cả Thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Vì vậy, để có thể chủ động đón các cơ hội và có thể đương đầu với thách thức các bạn sinh viên phải chuẩn bị thật tốt cho mình những điều cơ bản sau đây: Thứ nhất, phải ra sức học tập, tích lũy tri thức để ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin (CNTT) và Internet kết nối vạn vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, các bạn sinh viên muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Thứ hai, phải tích cực trau dồi vốn ngoại ngữ, hòa nhập với thế giới để mở rộng cơ hội nghề nghiệp Trau dồi vốn ngoại ngữ vừa là yêu cầu cần và đủ nếu các bạn sinh viên muốn phấn đấu trở thành “công dân toàn cầu”. Chính khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho các bạn tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Giữa xu thế “toàn cầu hóa” hiện nay, việc các công ty xuyên quốc gia đã trở nên phổ biến, thì việc biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển 93 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn. Học ngoại ngữ không chỉ đơn thuần chỉ biết giao tiếp tốt mà người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi và hiểu biết về văn hóa các nước để có cách diễn đạt phù hợp. Cũng như vậy, việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh. Thứ ba, phải rèn luyện các kỹ năng mềm thành thạo để có lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học đại học gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn và ngày càng được đẩy mạnh. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng mềm, nó sẽ có vai trò quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, và trở thành thước đo hiệu quả cao trong công việc. Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học và tự học, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng tổ chức họp,… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp các bạn sinh viên không sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất. Trong quá tình học tập bạn cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. Hãy tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học,... là nơi bạn có thể rèn luyện kĩ năng mềm. Ngoài ra, sinh viên cũng cần tham gia vào công tác xã hội để biết chia sẻ năng lực và của cải với xã hội. Mối quan hệ là điều quan trọng, nó như một thư viện lớn. Khi cần việc gì sẽ tìm đến ngăn thư viện đó và mở nó ra, sẽ tìm được cách giải quyết khó khăn, thắc mắc của mình. Vì thế, xây dựng mối quan hệ từ thời sinh viên bằng cách tham gia các hoạt động xã hội của câu lạc bộ hay hội nhóm,...là cách tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng là những mối quan hệ tốt đẹp. Thứ 4, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế đây chính là bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển dụng Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều sinh viên mới ra trường nhưng đã có bản CV đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo đó, kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp bạn học hỏi nhiều điều bởi trong quá trình làm việc không tránh được những “va chạm” bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng. Cả thế giới đang có những sự chuẩn bị ráo riết để bước vào một kỉ nguyên mới. Là những công dân trẻ và nguồn lao động tương lai, đừng để mình đứng ngoài làn sóng với những cơ hội ngàn vàng - làn sóng mang tên 4.0. 94 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2018 Nguyễn Đức Mạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2018 đã diễn ra từ 07h00 đến 17h00 ngày 11/3/2018 tại khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên và là một trong những hoạt động thiết thực, bổ ích cho học sinh. Giúp các bạn học sinh có được những thông tin bổ ích, góp phần ra quyết định chọn trường, chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của từng học sinh. Các vị đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2018 Trong khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có gần 150 gian tư vấn của khoảng 100 trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm tư vấn du học, trung tâm đào tạo quốc tế đã kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn cho thí sinh về chọn ngành, trường trước mùa tuyển sinh 2018. Tham gia Ngày hội, học sinh đã được tiếp cận, hiểu rõ các quy định về kỳ thi THPT quốc gia 2018, tìm hiểu ngành nghề đào tạo cũng như trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chuẩn bị lựa chọn ngành nghề đăng ký vào trường đại học, cao đẳng. Thầy Phó Hiệu trưởng Trần Duy Kiều tham gia cùng Ban tư vấn cung cấp thông tin và tư vấn đến các phụ huynh, học sinh quan tâm đến các ngành tuyển sinh của Trường 95 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Trao đổi, Tin tức & Sự kiện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã công bố phương thức tuyển sinh đại học năm 2018 qua hai hình thức xét tuyển phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo, gồm: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở lớp 12 THPT với điểm trung bình từng môn học theo tổ hợp môn dùng để xét không nhỏ hơn 6,0 (theo thang điểm 10). Nhà trường có sử dụng ưu tiên xét tuyển thẳng đối với học sinh chuyên THPT. Thí sinh học chương trình đại học ngành 1 sau năm thứ nhất, nếu có nguyện vọng có thể học chương trình đại học chính quy ngành thứ 2 theo quy định của Trường. Năm 2018 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển sinh trình độ Đại học với 16 chuyên ngành, với tổng chỉ tiêu là 2500. Tuyển sinh trình độ Sau đại học với 06 ngành: Khoa học Môi trường; Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ; Thuỷ văn học, Quản lý Đất đai; Khí tượng và khí hậu học; Quản lý tài nguyên và môi trường với tổng chỉ tiêu dự kiến là 205, thi tuyển tại Trường vào tháng 4 (đợt 1) và tháng 10 (đợt 2). Ngày hội đã giúp phụ huynh và học sinh THPT tự tin hơn với quyết định của mình và có cái nhìn tổng quan, tường tận về ngành đào tạo của Trường và lựa chọn đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp với khả năng của mình. Sinh viên câu lạc bộ nhảy của Trường hâm nóng không khí của Ngày hội Để tạo thuận lợi và yên tâm cho các phụ huynh và học sinh khi theo học tại Trường trong ăn ở, sinh hoạt. Nhà trường có 03 khu ký túc xá (cơ sở 1, cơ sở 2 và khu ký túc xá Mỹ Đình) có thể bố trí khoảng 2000 chỗ ở. Trong đó, ký túc xá Mỹ Đình có chỗ ở rộng rãi, hiện đại, có nhà ăn phục vụ sinh viên, có phòng tự học, nhà tập đa năng, thuận tiện giao thông. Mọi thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, học sinh và phụ huynh có thể tham khảo mọi thông tin trên trang: http://hunre.edu.vn 96 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công nghệ biogas quy mô gia đình cải tiến
3 p | 269 | 57
-
Giáo trình hình thành tổng thể ứng dụng cấu tạo trong giao thức kết tuyến chuẩn OSPF p4
10 p | 51 | 9
-
Xúc tác mới thay thế Platin trong công nghệ kiểm soát khí thải
2 p | 96 | 7
-
HÓA TRỊ TRONG PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1
8 p | 104 | 5
-
Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để tổ chức dạy học phần sinh học tế bào, trung học phổ thông
4 p | 52 | 2
-
Tìm hiểu khả năng gây bệnh ung thư do sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm kim loại nặng ở một vài khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao thuộc Hà Nội, Hà Nam và Bắc Ninh
5 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn