intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi dưới trong phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá lợi ích của việc kết hợp điều trị co rút mi dưới và giảm áp hốc mắt trong cùng một lần phẫu thuật bằng đường mổ lật toàn bộ mi dưới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi dưới trong phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br /> <br /> SỬ DỤNG ĐƢỜNG MỔ LẬT TOÀN BỘ MI DƢỚI TRONG<br /> PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT ĐIỀU TRỊ BỆNH MẮT BASEDOW<br /> Nguyễn Chiến Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước-sau trên 47 mắt của 33 bệnh nhân (BN). Chia BN thành<br /> 2 nhóm: nhóm A (n = 27): phẫu thuật giảm áp hốc mắt kết hợp với cắt cơ co mi dưới; nhóm B<br /> (n = 20): chỉ phẫu thuật giảm áp hốc mắt theo đường mổ qua da. Đánh giá sau 6 tháng dựa trên ảnh<br /> chụp trước và sau mổ, độ cao mi dưới và mức độ co rút còn lại sau phẫu thuật mi dưới. Kết quả:<br /> nhóm A: mi dưới được nâng lên cao hơn nhóm B (1,8 ± 0,8 mm so với 1,1 ± 0,8 mm) (p = 0,042).<br /> Không có biến chứng nào trong và sau phẫu thuật.<br /> * Từ khóa: Co rút mi; Bệnh mắt Basedow.<br /> <br /> EFFICACY OF SWINGING EYELID ORBITAL<br /> DECOMPRESSION IN THYROID ORBITOPATHY<br /> SUMMARY<br /> A retrospective, comparative, non-randomized clinical trial was carried out on 47 eyes of 33<br /> patients with thyroid orbitopathy. Patients were divided into a combined orbital decompression and<br /> inferior retractor recession group (group A, n = 27) and an orbital decompression non-recession group<br /> (group B, n = 20). We reported outcomes at 6 months based on postoperative standard photographs.<br /> Lower eyelid height and lower eyelid lateral flare were recorded. The A group achieved a greater<br /> improvement in lower eyelid elevation (1.8 ± 0.8 mm) compared to the B group (1.1 ± 0.8 mm)<br /> (p = 0.042). No lower eyelid complications were occurred.<br /> * Key words: Eyelid retraction; Thyroid orbitopathy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Co rút mi là một triệu chứng thường gặp<br /> của bệnh mắt Basedow [1]. Việc điều trị<br /> co rút mi thường được tiến hành sau các<br /> phẫu thuật khác [2]. Do đó, để giảm số<br /> lần phẫu thuật và gây mê, giảm số lần BN<br /> phải nhập viện nhiều lần, chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu đánh giá lợi ích của việc<br /> kết hợp điều trị co rút mi dưới và giảm áp<br /> <br /> hốc mắt trong cùng một lần phẫu thuật<br /> bằng đường mổ lật toàn bộ mi dưới.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 47 mắt của 33 BN bị bệnh mắt Basedow,<br /> điều trị tại Khoa Mắt, Bệnh viÖn 103 trong 5<br /> năm (2007 - 2011).<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Đàm<br /> GS. TS. Lê Trung Hải<br /> <br /> TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br /> 1. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước-sau.<br /> Chia BN thành 2 nhóm, nhóm A (n = 27)<br /> được phẫu thuật giảm áp hốc mắt kết hợp<br /> với cắt cơ co mi dưới, nhóm B (n = 20)<br /> phẫu thuật giảm áp hốc mắt theo đưêng mổ<br /> qua da. Phân chia BN theo tuổi, giới, thời<br /> <br /> Co rút mi dưới nặng<br /> <br /> gian theo dõi, lượng mỡ được lấy bỏ và độ<br /> lồi sau phẫu thuật. Đánh giá sau 6 tháng<br /> dựa vào ảnh chụp trước và sau mổ, độ cao<br /> mi dưới và mức độ co rút của mi dưới. Độ<br /> cao mi tính bằng khoảng cách từ trung tâm<br /> đồng tử thẳng xuống bờ mi dưới. Mức độ<br /> co rút của mi dưới đánh giá bằng ảnh chụp<br /> trước và sau phẫu thuật.<br /> * Kỹ thuật mổ:<br /> BN được gây mê nội khí quản. Nhóm A:<br /> đường mổ đi qua kết mạc mi dưới, cắt qua<br /> cơ co mi dưới cho tới bờ dưới xương hốc<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> Co rút nhẹ<br /> <br /> H×nh 1: Ảnh chân dung trước và sau mổ được<br /> so sánh và đánh giá theo các mức: đường<br /> cong mi dưới bình thường, co rút mi dưới nhẹ<br /> phía ngoài và co rút mi dưới mức độ nặng.<br /> <br /> mắt, kéo dài từ lỗ lệ phía trong và mở rộng<br /> ra góc ngoài của mắt. Nhóm B: đường mổ<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> qua da mi dưới sát hàng chân lông mi, bóc<br /> tách da và tổ chức dưới da với cơ vòng mi<br /> và vách hốc mắt tới bờ dưới xương hốc<br /> <br /> Bảng 1: Tuổi, giới, thời gian theo dõi.<br /> NHÓM<br /> <br /> mắt (không cắt qua cơ co mi dưới). Thì tiếp<br /> theo cả 2 nhóm: cắt thành xương hốc mắt<br /> phía dưới và phía trong để giảm áp hốc mắt<br /> giống nhau. Khi đóng vết mổ, nhóm A dùng<br /> <br /> TUỔI VÀ GIỚI<br /> <br /> Tuổi (năm)<br /> <br /> NHÓM A<br /> (SD)<br /> (n = 27)<br /> <br /> 3<br /> <br /> NHÓM B<br /> (SD)<br /> (n = 20)<br /> <br /> 3<br /> <br /> p<br /> <br /> 0<br /> <br /> chỉ 6.0 khâu lại chỗ bám của nhánh dưới<br /> <br /> Giới, số lượng (%)<br /> <br /> dây chằng mi ngoài và khâu da, nhóm B<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 1<br /> <br /> 9<br /> <br /> 0<br /> <br /> khâu da bằng chỉ 6.0.<br /> * Phân tích số liệu<br /> Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm<br /> Epi.info 6.04, kiểm định Mann-Whitney và<br /> kiểm định chính xác Fisher.<br /> <br /> Thời gian theo dõi<br /> 6<br /> sau mổ (tháng)<br /> Lượng mỡ lấy (ml)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 6<br /> (<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> (<br /> <br /> 0<br /> <br /> TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br /> Bảng 2: Thay đổi độ lồi mắt trước và<br /> sau mổ.<br /> NHÓM A<br /> (SD)<br /> <br /> NHÓM B<br /> (SD)<br /> <br /> (n = 27)<br /> <br /> (n = 20)<br /> <br /> Trước mổ<br /> <br /> 23,1 (1,6)<br /> <br /> 22,0 (1,3)<br /> <br /> 0,33<br /> <br /> Sau mổ<br /> <br /> 2,2 (1,1)<br /> <br /> 2,3 (0,9)<br /> <br /> 0,72<br /> <br /> ĐỘ LỒI (mm)<br /> <br /> p<br /> <br /> Bảng 3: Thay đỏi độ co rút mi trước và<br /> sau mổ.<br /> NHÓM A<br /> (SD)<br /> (n = 27)<br /> <br /> NHÓM B<br /> (SD)<br /> (n = 20)<br /> <br /> p<br /> <br /> Trước mổ<br /> <br /> 7,4 (1,3)<br /> <br /> 7,2 (1,2)<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> Giảm<br /> sau<br /> mổ<br /> (mi được nâng lên)<br /> <br /> 1,8 (0,8)<br /> <br /> 1,1 (0,8)<br /> <br /> 0,04<br /> <br /> ĐỘ CAO MI<br /> DƯỚI (mm)<br /> <br /> đều gặp triệu chứng co rút mi với tỷ lệ rất<br /> cao (80 - 90%) [1]. Cơ chế gây co rút mi<br /> chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố<br /> tạo nên triệu chứng co rút mi [4]: co rút cơ<br /> Muller do kích thích của thần kinh giao cảm,<br /> viêm và xơ hoá cơ co mi, hiện tượng dính<br /> vào các cơ trong hốc mắt và vào vách hốc<br /> mắt của cơ co mi, lác ẩn (tạo ra từ co rút và<br /> xơ hoá cơ co mi bên kia) gây co rút mi và<br /> bản thân nhãn cầu lồi ra trước cũng gây<br /> biểu hiện co rút mi.<br /> Cho đến nay có nhiều phương pháp<br /> phẫu thuật để điều trị co rút mi dưới trong<br /> bệnh mắt Basedow. Holds và CS [5] thông<br /> báo kỹ thuật cắt cơ co mi dưới qua đường<br /> hầm phía ngoài sụn mi dưới mà không phải<br /> cắt kết mạc. Kết quả theo dõi sau 12 tháng<br /> trên 200 mắt thấy: mi dưới được nâng lên<br /> “ít nhất 1 mm”.<br /> Việc dùng mảnh ghép để nâng mi dưới<br /> cũng là một kỹ thuật phổ biến. Vật liệu mảnh<br /> ghép có thể là mảnh cân phía sau tai, mảnh<br /> sụn khẩu cái, vạt bì mỡ, củng mạc của người<br /> cho và các vật liệu nhân tạo (như Mersilene<br /> mesh, porous polyethylene và alloderm) với<br /> kết quả mi dưới được nâng lên từ 1,15 2,38 mm [6].<br /> <br /> Hình 2: BN Nguyễn Văn T, 37 tuổi, phẫu thuật<br /> kết hợp theo đường mổ lật toàn bộ mi dưới.<br /> Thông thường, BN bị bệnh mắt Basedow<br /> phải trải qua 4 lần phẫu thuật [3]. Đầu tiên<br /> là phẫu thuật giảm áp hốc mắt, tiếp theo là<br /> phẫu thuật chỉnh lác, phẫu thuật điều trị co<br /> rút mi và cuối cùng là phẫu thuật tạo hình mi.<br /> Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh<br /> mắt Basedow là co rút mi. Các nghiên cứu<br /> <br /> Chúng tôi dùng đường mổ lật toàn bộ mi<br /> dưới, đường mổ này đi qua kết mạc, cắt cơ<br /> co mi dưới để đi xuống bờ dưới xương hốc<br /> mắt. Sau khi kết thúc cuộc mổ, khâu phần<br /> ngoài sụn mi dưới vào bờ trên của gân góc<br /> mắt ngoài cũng giúp nâng mi dưới lên trên.<br /> Mặc dù, 1 BN nhóm A, mi dưới chỉ lên cao<br /> thêm được 1 mm, nhưng không có biến chứng<br /> nào liên quan đến việc cắt cơ co mi dưới.<br /> Chúng tôi thấy rằng co rút mi dưới sẽ<br /> được cải thiện sau phẫu thuật giảm áp hốc<br /> mắt, vì độ lồi của mắt giảm làm cho co rút<br /> mi dưới giảm. Kết quả độ lồi mắt sau phẫu<br /> thuật của nghiên cứu này tương tự các tác<br /> <br /> TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br /> giả khác [7]. Baldeschi và CS [7] phẫu thuật<br /> giảm áp cho 125 BN thấy: 55% BN có giảm<br /> co rút mi dưới. KÕt qu¶ của chúng t«i: 48%<br /> BN nhóm B có độ cao mi dưới giảm ≥ 1 mm,<br /> nhưng trong nhóm A, nhóm có kết hợp hai<br /> phẫu thuật, tỷ lệ giảm co rút mi dưới là 58%.<br /> Ở một số BN phẫu thuật kết hợp cùng<br /> một lúc điều trị giảm áp hốc mắt và co rút<br /> mi không hoàn toàn giải quyết được toàn<br /> bộ co rút mi. Trong nghiên cứu này, 2 BN<br /> vẫn phải phẫu thuật mi dưới lần nữa. Dù<br /> sao số liệu của chúng tôi cho thấy kết quả<br /> điều trị co rút mi tương đương với nghiên<br /> cứu của các tác giả khác khi thực hiện<br /> phẫu thuật điều trị co rút mi ở lần sau [6, 8].<br /> KẾT LUẬN<br /> Đường mổ lật toàn bộ mi dưới trong<br /> phẫu thuật giảm áp hốc mắt để điều trị kết<br /> hợp co rút mi dưới trong cùng một thì an<br /> toàn và giúp nâng độ cao mi dưới tốt hơn<br /> so với nhóm không điều trị kết hợp.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Wiersinga W. M. Graves’ ophthalmopathy.<br /> Thyroid International. 1997, 3, pp.1-15.<br /> 2. Shorr N, Seiff SR. The four stages of surgical<br /> rehabilitation of the patient with dysthyroid orbitopathy.<br /> Ophthalmalogy. 1986, 93, pp.476-483.<br /> <br /> 3. Liao SL, Shih MJ, Lin LL. A procedure to<br /> minimize lower lid retraction during large inferior<br /> rectus recession in graves ophthalmopathy. Am<br /> J Ophthalmol. 2006, 141, pp.340-345.<br /> 4. Feldon S. E., Levin L. Graves´ ophthalmopathy<br /> actiology of upper eyelid retraction in graves<br /> ophthalmopathy. Br J Ophthalmol. 1990, 74,<br /> pp.884-885.<br /> 5. Holds JB, Anderson RL, Thiese SM. Lower<br /> eyelid retraction: a minimal incision surgical approach<br /> to retractor lysis. Ophthalmic Surg. 1990, 21,<br /> pp.767-671.<br /> 6. Feldman KA, Putterman AM, Farber MD.<br /> Surgical treatment of thyroid-related lower eyelid<br /> retraction: a modified approach. Ophthal Plast<br /> Reconstr Surg. 1992, 8, pp.278-286.<br /> 7. Baldeschi L, Wakelkamp IM, Lindeboom<br /> R, Prummel MF & Wiersinga WM. Early<br /> versus late orbital decompression in Graves'<br /> orbitopathy: a retrospective study in 125 patients.<br /> Ophthalmology. 2006, 113, pp.874-878.<br /> 8. Bartalena L., Baldeschi L., Dickinson A, et al.<br /> Consensus statement of the European Group on<br /> graves’orbitopathy (EUGOGO) on management<br /> of GO. European Journal of Endocrinology. 2008,<br /> 158, pp.273-285.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 13/12/2012<br /> Ngày giao phản biện: 7/1/2013<br /> Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2