intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng cắt xương thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt điều trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày quy trình sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi dưới đi vào hốc mắt, cắt thành trong và thành dưới hốc mắt, để lại cầu xương giữa hai thành và kết hợp với lấy bớt mỡ để giảm áp hốc mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng cắt xương thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt điều trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br /> <br /> PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT BẰNG CẮT XƢƠNG<br /> THÀNH TRONG VÀ THÀNH DƢỚI HỐC MẮT KẾT HỢP VỚI<br /> LẤY MỠ HỐC MẮT ĐIỀU TRỊ BỆNH MẮT LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP<br /> Nguyễn Chiến Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu trên 47 mắt của 32 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật giảm áp bằng cắt thành xương<br /> hốc mắt kết hợp với lấy mỡ tổ chức hốc mắt từ tháng 4 - 2007 đến 10 - 2011 tại Khoa Mắt. Bệnh<br /> viện 103. Khám mắt bao gồm: đo độ lồi trước và sau mổ bằng thước đo độ lồi Hertel, khám vận<br /> động của nhãn cầu và nhìn đôi, đo thị lực bằng bảng Snellen (chuyển đổi sang đơn vị LogMAR<br /> để phân tích). Kết quả sau 6 tháng: độ lồi mắt giảm nhiều nhất 4 mm, độ giảm trung bình 2,47 mm<br /> (± 1,02 mm) (p < 0,001). 29 BN (90,6%) có độ lồi giữa hai mắt sau khi phẫu thuật chênh nhau không<br /> quá 2 mm. 27 BN (84%) tình trạng nhìn đôi không thay đổi trước và sau phẫu thuật. 6 BN (16%) nhìn<br /> đôi tăng lên sau phẫu thuật. Thị lực tính theo logMAR tăng trung bình -0,11 (p = 0,007).<br /> * Từ khóa: Bệnh mắt liên quan tuyến giáp; Giảm áp hốc mắt.<br /> <br /> A combined lateral canthal and inferior fornix<br /> incision for removal of medial wall, orbital<br /> floor and fat removal in treatment of<br /> Graves’ orbitopathy<br /> SUMMARY<br /> Retrospective, noncomparative case series study was carried out on 47 orbits in 32 patients who<br /> underwent orbital decompression. A combined lateral canthal and inferior fornix incision (swinging<br /> eyelid approach) were used for removal of the medial wall, the orbital floor and fat removal .<br /> Preoperative and postoperative exophthalmos, diplopia, logMAR visual acuity, and orbital symmetry<br /> were measured.<br /> Results: Reduction in exophthalmos up to 4 mm with a mean of 2.47 mm (± 1.02 mm) was<br /> achieved for decompressed orbits (p < 0.001). Postoperative symmetry within 2 mm was achieved in<br /> 29 patients (90.6%). Diplopia was unchanged in 27 patients (84%), and worse in 6 (16%). Mean<br /> logMAR visual acuity improved -0.11 units ( p = 0.007).<br /> * Key words: Thyroid-associated eye disease; Orbital decompression.<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Đàm<br /> GS. TS. Lê Trung Hải<br /> <br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh mắt liên quan tuyến giáp là<br /> nguyên nhân thường gặp nhất gây lồi mắt<br /> ở người trưởng thành. Với những BN bị lồi<br /> mắt nặng hoặc có chèn ép thị thần kinh<br /> gây nên giảm thị lực, phẫu thuật giảm áp<br /> hốc mắt cho tới nay vẫn là cách điều trị có<br /> hiệu quả nhất [1, 6]. Trong phẫu thuật<br /> giảm áp hốc mắt, kỹ thuật cắt thành xương<br /> để giảm áp thường được nhiều phẫu thuật<br /> viên lựa chọn. Đường phẫu thuật đi qua<br /> xoang hàm trên vào hốc mắt để cắt thành<br /> trong và thành dưới hốc mắt đươc áp<br /> dụng, nhưng sau mổ tỷ lệ BN bị nhìn đôi<br /> cao (60%) [1, 2, 3]. Những kỹ thuật gần<br /> đây dùng đường mổ đi vào hốc mắt qua<br /> kết mạc mi dưới hoặc qua đường sát hàng<br /> chân lông mi dưới và bảo tồn cầu xương<br /> giữa thành trong và thành dưới hốc mắt,<br /> giúp giảm tỷ lệ nhìn đôi sau mổ. Trong<br /> nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng đường<br /> mổ lật toàn bộ mi dưới đi vào hốc mắt, cắt<br /> thành trong và thành dưới hốc mắt, để lại<br /> cầu xương giữa hai thành và kết hợp với<br /> lấy bớt mỡ để giảm áp hốc mắt.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 47 mắt của 32 BN được phẫu thuật<br /> giảm áp bằng cắt thành xương hốc mắt<br /> kết hợp với lấy mỡ tổ chức hốc mắt từ<br /> tháng 4 - 2007 đến 10 - 2011 tại Khoa<br /> Mắt, Bệnh viện 103.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Hồi cứu, không đối chứng.<br /> Ghi lại tất cả các thông tin về BN<br /> trong nghiên cứu như: tuổi, giới, thời<br /> gian bị bệnh bướu giáp từ khi được<br /> chẩn đoán (tháng), đã từng được điều<br /> trị bướu giáp bằng iod phóng xạ, thuốc<br /> <br /> kháng giáp hay phẫu thuật bướu giáp,<br /> có hay không hút thuốc lá và có hay<br /> không dùng corticoid. Khám mắt bao<br /> gồm: đo độ lồi trước và sau mổ bằng<br /> thước đo độ lồi Hertel, khám vận động<br /> của nhãn cầu và nhìn đôi, đo thị lực bằng<br /> bảng Snellen (chuyển đổi sang đơn vị<br /> LogMAR để phân tích). Ghi lại số liệu<br /> ngay trước khi BN được phẫu thuật và<br /> sau phẫu thuật 6 tháng. Sử dụng<br /> student t-test để so sánh kết quả trước<br /> và sau phẫu thuật, với p < 0,05 được<br /> coi có ý nghĩa thống kê.<br /> * Phương pháp phẫu thuật: BN được gây<br /> mê nội khí quản, tiêm 3 ml thuốc tê lidocain<br /> 2% với epinephrine 1:100.000 vào cùng đồ<br /> dưới và góc ngoài của mắt được phẫu thuật.<br /> Đường mổ đi qua kết mạc tương ứng với<br /> bờ dưới sụn mi dưới, từ sát điểm lệ ở phía<br /> trong kéo dài ra góc ngoài của mắt, cắt phần<br /> dưới dây chằng góc mắt ngoài và lật mi<br /> dưới xuống dưới. Bộc lộ tổ chức mỡ hốc<br /> mắt bằng dao diện. Sau khi lấy mỡ hốc mắt,<br /> tiến hành cắt thành xương, các bước cắt<br /> thành xương như sau: dùng dao diện cắt cốt<br /> mạc dọc theo bờ dưới xương hốc mắt, dùng<br /> lóc xương đầu tù tách và nâng cốt mạc lên<br /> bộc lộ thành dưới và thành trong hốc mắt.<br /> Xác định bó mạch thần kinh dưới ổ mắt để<br /> tránh làm tổn thương trong quá trình phẫu<br /> thuật. Tiếp theo, cắt thành dưới hốc mắt<br /> bằng kìm Kerrison và phá thành trong bằng<br /> lóc xương đầu tù, để lại cầu xương giữa<br /> thành trong và thành dưới hốc mắt. Đóng<br /> vết mổ bằng chỉ 6,0, cắt chỉ sau 5 ngày.<br /> * Chăm sóc sau phẫu thuật: theo dõi<br /> BN tại bệnh viên trong 5 ngày sau mổ.<br /> Dùng kháng sinh uống 7 ngày, dặn<br /> tránh ho, khạc mạnh 2 tuần sau mổ.<br /> Nếu BN đang được dùng prednisolone<br /> điều trị chèn ép thị thần kinh, vẫn tiếp<br /> tục dùng sau mổ và giảm dần liều. Tái<br /> khám sau ra viện 1 tuần, 1 tháng và 6<br /> tháng.<br /> 132<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm lâm sàng.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, 32<br /> BN (20 nữ và 12 nam), 30 người (94%)<br /> không hút thuốc và 2 người (6%) có hút<br /> thuốc lá. 8 BN (25%) đã phẫu thuật<br /> bướu giáp và 24 BN (75%) đã điều trị<br /> bằng iod phóng xạ trước phẫu thuật<br /> giảm áp. Thời gian mắc bệnh bướu cổ<br /> trung bình 36 tháng (± 14 tháng). Thời<br /> gian bệnh mắt liên quan tuyến giáp hết<br /> giai đoạn viêm trước mổ trung bình 3<br /> tháng (± 2 tháng). 15 BN (47%) có chỉ<br /> định phẫu thuật do có chèn ép thị thần<br /> kinh (những BN này có giảm thị lực). 2<br /> BN được chỉ đinh do hở mi gây tổn<br /> thương giác mạc, những BN còn lại do<br /> lồi mắt mức độ nặng.<br /> 2. Thay đổi thị lực trƣớc và sau mổ.<br /> Thị lực trung bình trước mổ tính theo<br /> logMAR 0,31 và thị lực trung bình sau<br /> mổ 0,15 logMAR. Thị lực sau mổ so với<br /> trước mổ tăng trung bình -0,16 logMAR (p<br /> < 0,05). Trong số 15 BN chỉ định trước<br /> mổ do chèn ép thị thần kinh, 14 BN<br /> (93%) thị lực tăng sau mổ, 1 BN thị lực<br /> không tăng (20/200 trước và sau mổ). 1<br /> BN có thị lực tăng nhiều nhất với thị lực<br /> mắt trước mổ đếm ngón tay (ĐNT)<br /> (20/800) và sau mổ 6 tháng là 20/50.<br /> <br /> TM: trước mổ SM: sau mổ<br /> <br /> Hình 1: So sánh thị lực trước và sau mổ<br /> 6 tháng<br /> <br /> TM: trước mổ SM: sau mổ<br /> <br /> Hình 2: So sánh độ lồi trước và sau mổ 6<br /> tháng<br /> 2. Thay đổi chứng nhìn đôi trƣớc<br /> và sau mổ.<br /> Trong nghiên cứu 10 BN nhìn đôi<br /> trước mổ, nhưng sau mổ, mức độ nhìn<br /> đôi không bị nặng lên, 17 BN không có<br /> nhìn đôi trước mổ, sau mổ cũng không<br /> xuất hiện nhìn đôi. Như vậy, tổng số 27<br /> BN (84%) phẫu thuật không làm nặng<br /> thêm hoặc gây biến chứng nhìn đôi. 5<br /> BN (16%) nhìn đôi nặng lên sau mổ.<br /> 3. Thay đổi về độ lồi.<br /> Độ lồi trung bình đo bằng thước<br /> Hertel trước mổ 21,85 ± 2,39 mm và<br /> sau mổ giảm áp 19,38 ± 2,59 mm. Mức<br /> độ giảm trung bình 2,47 ± 1,02 mm (p <<br /> 0,001). Độ lồi giảm nhiều nhất 4 mm. 29<br /> BN (96%) có mức độ cân bằng giữa hai<br /> mắt sau mổ tốt (chênh lệch độ lồi giữa<br /> hai mắt < 2 mm). Chúng tôi so sánh<br /> mức độ giảm độ lồi của nhóm BN được<br /> chỉ định phẫu thuật giảm áp do chèn ép<br /> thị thần kinh và nhóm được chỉ định do<br /> lồi mắt mức độ nặng. Độ lồi trung bình<br /> trước mổ của nhóm bị chèn ép thị thần<br /> kinh là 21,74 ± 2,75 mm và nhóm không<br /> bị chèn ép thị thần kinh là 21,63 ± 2,39<br /> mm. Độ lồi sau mổ của nhóm bị chèn ép<br /> thị thần kinh: 20,1 ± 2,39 mm so với<br /> 18,58 ± 2,75 mm của nhóm không bị<br /> chèn ép thị thần kinh. Độ lồi giảm trung<br /> bình ở nhóm bị chèn ép thị thần kinh<br /> 1,87 mm (từ 1 - 4 mm) và 3,04 mm (từ 2<br /> 133<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br /> - 4 mm) ở nhóm không bị chèn ép thị<br /> thần kinh.<br /> Mức giảm độ lồi ở nhóm có chỉ định<br /> phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh thấp<br /> hơn nhóm không có chèn ép thị thần<br /> kinh. Ở nhóm có chèn ép thị thần kinh,<br /> tổn thương chủ yếu do cơ vận nhãn bị<br /> xơ hóa, phì đại chèn ép thị thần kinh tại<br /> đỉnh hốc mắt chứ không phải do phì đại<br /> tổ chức mỡ hốc mắt.<br /> 5. Về phƣơng pháp mổ và biến<br /> chứng.<br /> Chúng tôi không gặp biến chứng nào<br /> trong phẫu thuật như y văn đã nêu như:<br /> mất thị lực sau phẫu thuật, chảy nhiều<br /> máu và phải truyền máu, nhiễm trùng,<br /> rò dịch não tủy. BN thường có ra một<br /> chút máu mũi thấm băng những ngày<br /> đầu sau mổ, nhưng không cần phải<br /> băng chèn mũi hay phải dùng biện pháp<br /> nào khác. Tất cả BN đều hài lòng với<br /> kết quả sau mổ.<br /> <br /> BN Nguyễn Tuấn S, 37 tuổi trước và<br /> sau mổ 6 tháng.<br /> Phẫu thuật giảm áp hốc mắt ngày<br /> càng được sử dụng rộng rãi trong điều<br /> trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp trong<br /> thập kỷ qua. Mục đích của phẫu thuật<br /> giảm áp là đưa nhãn cầu trở về vị trí<br /> bình thường và hạn chế tối đa biến<br /> chứng có thể gặp trong phẫu thuật như<br /> tổn thương thị thần kinh, nhìn đôi và rò<br /> dịch não tủy. Có nhiều phương pháp<br /> phẫu thuật giảm áp như đã mô tả trong<br /> y văn. Phương pháp phẫu thuật đi qua<br /> xoang hàm của Walsh và Ogura [3]<br /> được sử dụng phổ biến trước đây,<br /> nhưng tỷ lệ nhìn đôi sau mổ > 60% [1,<br /> 3]. Phẫu thuật nội soi cắt thành trong<br /> hốc mắt qua đường mũi có được những<br /> thành công đáng khích lệ, nhưng cũng<br /> gặp phải trở ngại như giá thành dụng cụ<br /> nội soi, phẫu thuật viên cần có thời gian<br /> được đào tạo và vẫn có nhìn đôi sau<br /> phẫu thuật [4, 7]. Phẫu thuật giảm áp<br /> hốc mắt qua đường sát hàng chân lông<br /> mi đi vào thành dưới và thành trong hốc<br /> mắt cho một trường mổ đủ rộng để cắt<br /> thành này, mở thông ổ mắt vào xoang<br /> hàm trên và xoang sàng [8]. Việc bảo<br /> tồn cầu xương giữa thành trong và<br /> thành dưới hốc mắt nhằm giảm tỷ lệ<br /> nhìn đôi sau mổ.<br /> Phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng<br /> cách chỉ lấy mỡ hốc mắt mà không cắt<br /> thành xương được Olivary áp dụng đầu<br /> tiên [9]. Nhưng gần đây, Kazim cho rằng<br /> nếu chỉ lấy mỡ thì có thể giảm được độ<br /> lồi của mắt, nhưng không giảm được<br /> chèn ép thị thần kinh tại đỉnh hốc mắt<br /> [10]. Nghiên cứu này dùng đường mổ<br /> lật toàn bộ mi dưới (vào hốc mắt qua<br /> kết mạc cùng đồ mi dưới kết hợp với<br /> cắt phần dưới dây chằng góc mắt ngoài<br /> để lật mi dưới xuống dưới). Qua đường<br /> mổ này, lấy tổ chức mỡ hốc mắt để<br /> 134<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br /> giảm áp, đồng thời tạo điều kiện mở<br /> rộng trường mổ tiếp cận thành trong và<br /> thành dưới hốc mắt. Trong quá trình<br /> phẫu thuật, chúng tôi chú ý tránh bó<br /> mạch thần kinh dưới hốc mắt và bảo tồn<br /> cầu xương giữa thành trong và thành<br /> dưới hốc mắt. Thời gian phẫu thuật<br /> giảm áp hốc mắt kéo dài trung bình<br /> khoảng 1 giờ.<br /> Mức độ giảm độ lồi trung bình sau<br /> phẫu thuật của 47 mắt trong nghiên cứu<br /> này là 2,47 mm, trong đó, mắt giảm độ<br /> lồi nhiều nhất 4 mm. Tất cả BN được<br /> phẫu thuật sau mổ thị lực đều tăng hoặc<br /> giữ được mức ổn định như trước mổ. 6<br /> BN (16%) nhìn đôi tăng lên sau mổ.<br /> KẾT LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br /> cho thấy phẫu thuật giảm áp hốc mắt<br /> dùng đường mổ lật toàn bộ mi dưới vào<br /> cắt thành trong và thành dưới hốc mắt<br /> kết hợp với lấy mỡ hốc mắt cho hiệu<br /> quả điều trị tốt, hạn chế được biến<br /> chứng sau mổ.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Liao SL, Chang TC, Lin LL.<br /> Transcaruncular orbital decompression: an<br /> alternative<br /> procedure<br /> for<br /> Graves<br /> ophthalmopathy with compressive optic<br /> neuropathy. Am J Ophthalmol. 2006, 141,<br /> pp.810-818.<br /> <br /> 2. Garrity JA, Fatourechi V, Bergstralh EJ,<br /> et al. Results of transantral orbital<br /> decompression in 428 patients with severe<br /> Graves’ophthalmopathy. Am J Ophthalmol.<br /> 1993, 116, pp.533-547.<br /> 3. Walsh TE, Ogura JH. Transantral orbital<br /> decompression for malignant exophthalmos.<br /> Laryngoscope. 1957, 67, pp.544-568.<br /> 4. Metson R, Samaha M. Reduction of<br /> diplopia<br /> following<br /> endoscopic<br /> orbital<br /> decompression: the orbital sling technique.<br /> Laryngoscope. 2002, 112, pp.1753-1757.<br /> 5. Graham SM, Brown CL, Carter KD, et al.<br /> Medial and lateral orbital wall surgery for<br /> balanced decompression in thyroid eye<br /> disease. Laryngoscope. 2003,113,1206-1209.<br /> 6. Warren JD, Spector JG, Burde R. Longterm follow up and recent observations on 305<br /> cases of orbital decompression for dysthyroid<br /> orbitopathy. Laryngoscope. 1989, 99, pp.3540.<br /> 7. Huang CM, Meyer DR, Patrinely JR, et<br /> al. Medial rectus muscle injuries associated<br /> with functional endoscopic sinus surgery:<br /> Characterization and management. Ophthal<br /> Plast Reconstr Surg. 2003, 19, pp.25-37.<br /> 8. Anderson RL, Linberg JV. Transorbital<br /> approach to decompression in Graves’<br /> disease. Arch Ophthalmol. 1981, 99, pp.120124.<br /> 9. Olivari N. Transpalpebral decompression<br /> of<br /> endocrine<br /> ophthalmopathy<br /> (Graves’<br /> disease) by removal of intraorbital fat:<br /> experience with 147 operations over 5 years.<br /> Plast Reconstr Surg. 1991, 87, pp.627-643.<br /> 10. Kazim M, Trokel SL, Acaroglu G, Elliott<br /> A. Reversal of dysthyroid optic neuropathy<br /> following orbital fat decompression. Br J<br /> Ophthalmol. 2000, 84, pp.600-605.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 19/12/2012<br /> Ngày giao phản biện: 20/2/2013<br /> Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013<br /> <br /> 135<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2